Page 158 of 471 FirstFirst ... 58108148154155156157158159160161162168208258 ... LastLast
Results 1,571 to 1,580 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1571
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Bộ Tem Việt Nam (1951 - 1975)



    Ngày 20/07/1966 phát hành bộ tem "Cứu trợ đồng bào tỵ nạn Cộng sản"








    Ngày 24/04/1966 phát hành bộ tem "Đài VIBA - SAIGON"


  2. #1572
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tigon cùng các thân hữu Saigon Thuở Ấy



  3. #1573
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432





    Ngày 03/01/1963 phát hành bộ tem "Thác Gougah"



    Ngày 07/07/1962 phát hành bộ tem "Đức mẹ La - Vang"



    Ngày 26/10/1962 phát hành bộ tem "Ấp chiến lược"

  4. #1574
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Saigon thuở ấy...



    Em viết về chuyện đàn ông v́ họ có nhiều chuyện đáng nói. Nhưng em biết chưa bao giờ em được viết dễ dàng và thoải mái như hôm nay v́ viết mà không cần phải lách, phải tránh né ǵ cả. Bọn đàn ông hết chín phần mười đọc tựa đề này xong sẽ lật qua trang khác ngay. Muốn họ đọc th́ phải viết về chuyện đàn bà, chuyện cấm đàn bà, vả lại họ có đọc đi nữa cũng có sao đâu? Ở các xứ Âu Mỹ này làm ǵ có tổ chức, có cơ quan nào bảo vệ họ đâu mà sợ.

    Trước tiên em xin thanh minh cùng các chị rằng em không có thù oán cá nhân ǵ với bọn họ. Em cũng có gia đ́nh, nghĩa là cũng có một tên nô lệ da vàng hầu hạ như ai, chớ không phải thuộc loại gái già khú đế, vất ra đường, 5, 7 ngày không ai nhặt.

    Thôi để em kể lại chuyện đời em cho các chị nghe.

    Thuở c̣n con gái, em nổi danh là người đẹp, lại c̣n được tiếng nết na đức hạnh. Ba mẹ em thuộc ḍng dơi Nho gia nên dạy dỗ em rất kỹ, nào là tam ṭng tứ đức, nào là nhân lễ nghĩa trí tín, nào là xuất giá ṭng phu, lấy chồng phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Cho nên em rất đắt mối, chưa học xong trung học mà đă đám này đám nọ, ông bà này đến coi mặt cho con, cậu mợ kia đến thăm ḍ cho cháu. Nói ra cứ tưởng em được tha hồ chọn lựa, kỳ thực quyết định chính là mẹ em, mà lựa theo tiêu chuẩn nào th́ hiện em cũng chưa rơ nữa.

    Thế rồi đến ngày đám cưới, mẹ em kêu em vào dặn ḍ. Nếu muốn không bị chồng bắt nạt th́ khi vào pḥng tân hôn, phải chạy lại ngồi ngay trên đầu giường chỗ gối chồng em nằm. Trời đất ơi! Không biết các cụ nhà ta bị đàn ông bắt nạt thế nào mà thần hồn nát thần tính, rồi đâm ra dị đoan mê tín lẩn thẩn thế. Từ ngày về làm dâu nhà họ Nguyễn, em được tiếng là vợ đảm, dâu hiền, các cụ cứ khen rối rít cả lên, đi đâu cũng đem ra khoe, làm em cũng được hănh diện, hai lỗ mũi cứ phồng lên, rồi em cật lực đem thân ra làm dâu làm vợ.

    Các chị xem, đây là thời khóa biểu mỗi ngày như mọi ngày của em: 6 giờ sáng đă rón rén thức dậy pha trà hầu bố chồng, rửa mặt rửa mũi qua loa; rồi 7 giờ sáng vào đánh thức chồng dậy, dọn điểm tâm cho chàng trước khi đi làm, xong rồi quét dọn nhà cửa; đến 9 giờ sáng xách giỏ theo mẹ chồng đi chợ, bà vừa mua vừa trả giá vừa giảng giải cho em biết lựa con cá nào ngon, con gà nào tơ, bó rau nào tươi, phải biết đối đáp thế nào với những cô hàng chua ngoa đanh đá; 11 giờ về đến nhà, nấu cơm nấu canh cho cả nhà xơi; thường th́ mọi người ăn được nửa bữa em mới có th́ giờ ngồi vào bàn ăn, ăn xong lại dọn dẹp; trưa đến giặt giũ, là ủi áo quần, chiều vừa tắt bóng lại nổi lửa nấu cơm, đến 8,9 giờ tối mới tạm xong công việc; tắm rửa xong, vào pḥng mệt muốn chết, cặp mắt muốn ríu lại, nhưng việc đă hết đâu, chàng bảo hôm nay làm việc mệt quá, ḿnh đấm bóp cho anh một chút nhé, rồi c̣n chuyện kia nữa chứ!
    Xong rồi chàng quay lưng ra ngủ kḥ.

    Cuộc đời em cứ từ từ trôi qua như thế, mà em tưởng tất cả những đàn bà trên thế giới cũng có một cuộc sống như em, như lời mẹ chồng thường nhắc nhở. Rồi cứ một năm em ṣn ṣn đẻ mắn như gà, rồi việc ơi là việc, hết chồng lại con, hết bếp lại núc, hết nhà lại cửa; thế mà lạ thật, em chả oán trách than van ǵ cả. Thỉnh thoảng về nhà cha mẹ, em thấy trong ánh mắt của mẹ em một thoáng ái ngại, c̣n các em em th́ phản đối ra mặt. Chúng nó nói xa nói gần, có khi nói thẳng, nhưng em cứ cho là quá tân thời, tiêm nhiễm theo đời sống thác loạn Âu Mỹ, nên thường không thèm chấp, có khi em thường đem dạy những bài học luân lư, đạo đức cho bọn chúng nghe nữa, chúng nó cười lắc đầu ngán ngẩm, coi trường hợp em như đă hết thuốc chữa.

    Thế rồi miền Nam thất thủ, em và gia đ́nh chồng may mắn được lên tàu đào thoát. Qua đến Montréal, em vẫn giữ vai tṛ nội trợ như trước, nhưng lần hồi rồi chồng em cũng phải để cho em đi làm; thực sự, một ḿnh chàng kham không nổi gánh nặng tài chánh của cả gia đ́nh.

    Thú thực với các chị, lần đầu tiên phải đi làm em sợ quá, nhưng rồi cũng quen đi. Mà h́nh như đàn ông bên này họ lịch sự, chiều chuộng đàn bà quá chừng. Lần hồi rồi em cũng biết ở các nước Âu Mỹ đă có cuộc giải phóng phụ nữ từ lâu, rồi em cũng nghe đến tai câu: nhất đàn bà, nh́ chó mèo, thứ ba mới đến đàn ông ǵ đó.

    Em ngẫm nghĩ đến cả mấy tuần, rồi em mới rơ. Th́ ra mười mấy năm trời nay người ta đă lừa phỉnh em, người ta bịt mắt em, người ta dụ dỗ em dựa theo những cuốn sách từ thời thượng cổ bên Tàu để bắt làm tôi mọi không công.
    Trời ơi, tức ơi là tức! Mười mấy năm của tuổi xuân th́, mười mấy năm đẹp nhất của một đời người con gái bị người ta lợi dụng mà không hưởng được chút ǵ, các chị nghĩ coi có đáng thù giận không?

    Thế rồi em sắp đặt kế trả thù, không phải để riêng cho em đâu, mà cho ṭan thể phụ nữ trên thế giới nữa đó. Em bắt đầu đọc sách, tham khảo, suy gẫm, gia nhập những hội đoàn phụ nữ để mở mắt ra. Th́ ra đến giờ em chưa hiểu chưa biết ǵ hết về cái giống đàn ông kia cả.

    Từ nay em xin gọi giống đàn ông là “bọn họ” cho tiện việc. Kể ra em đă lịch sự quá rồi. Hóa ra từ xưa đến giờ, từ Tây qua Đông, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào bọn họ cũng ăn hiếp chúng ḿnh đủ kiểu.

    Các chị coi, ở bên Tàu, bọn họ đặt ra biết bao luật lệ, bao nhiêu ràng buộc để hành hạ các cụ bà, để phục vụ họ. Nghĩ cũng quá tội cho các cụ bên Tàu, ai đời chân người ta đang đi đứng ngon lành, họ bắt bó béng nó lại. Hồi đầu em cũng tưởng bọn họ muốn cho chân các cụ bà đẹp, từng bước nở hoa sen, thôi th́ cũng được đi, bây giờ em mới biết họ bó chân các cụ với mục đích khác, họ nghĩ bó chân cho nhỏ, ít đi ít đứng th́ chổ khác nở ra to để phục vụ bọn họ, nghĩ có giận không?

    C̣n bên Tây, thời Trung cổ, bọn họ đặt ra cái khóa trinh tiết bằng sắt nặng tŕnh trịch, đi chinh chiến th́ đem ch́a khóa đi theo. Có mấy đứa mấy năm sau trở về, thấy vợ ḿnh già nua xấu xí, thế là nó giả vờ bảo ch́a khóa lạc mất đâu rồi, thế có chết con người ta không?

    C̣n ở bên Trung Phi bây giờ, ở cái xứ U-đít ǵ đó, vẫn c̣n cái tṛ cấm đoán đủ thứ. Ra đường th́ phải c̣n che mặt, mặc quần áo năm bảy lớp dù trời nắng chang chang. Lại c̣n phải sống trong cái harem nữa chứ, cứ như đàn ḅ cái, bầy gà mái.

    Hồi xưa ở xứ Chiêm Thành c̣n có luật lệ, mỗi khi chồng chết, họ đem thiêu luôn các bà vợ. Các chị c̣n nhớ Huyền Trân Công Chúa không? Cũng may có ông Ngân Uyển đi vào được chiều thứ tư, ngược ḍng thời gian, đến cứu kịp thời nếu không đă chết thiêu mất tiêu rồi c̣n ǵ.

    Hiện chừ bên Phi Châu c̣n tục lệ cắt clitoris, ai đời con gái người ta mới 6, 7 tuổi bị đè ra cắt béng đi, cho hết khoái cảm về sau, các chị nghĩ có dă man hung ác không?

    C̣n các cụ bà nhà ta, thôi em chả cần phải viết đi viết lại làm ǵ những điều các chị đă biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng càng nghĩ lại càng tức lộn ruột. Hồi c̣n là con gái, các cụ phải lo lắng cho gia đ́nh, hết bếp núc đến đồng áng, trong lúc bọn trai th́ cho đi học đi chơi tùy ư, cái ǵ mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Đến tuổi lấy chồng, các bà mối bà mai đến nắn tay nắn chân, sờ tai vạch tóc, coi có khỏe mạnh, có mắn đẻ không để đem về làm dâu, thực ra là để làm việc nhà chồng! Nói phải tội, chắc chả có cụ nào được thỏa măn sinh lư một lần trong đời. Các cụ chỉ dám than thở qua ca dao, qua câu ḥ câu hát, bạo hơn, như cụ Hồ Xuân Hương làm thơ châm biếm, thế là bọn họ ghép cho bao nhiêu là tội. Về làm vợ, các cụ phải gánh vác giang sơn nhà chồng, làm việc bất kể ngày đêm, rồi lại đẻ đái ṣn ṣn, làm sao mà không sồ sề, không già trước tuổi ra được. Thế là bọn họ lấy cớ để lấy V2, V3. Mà c̣n chưa đủ, họ lại bày đặt ra chốn kỷ viện, thanh lâu, đem chị em ta ra làm tṛ chơi giải trí.
    Hiện nay ở xứ Bắc Mỹ này, mặc dù ở thế hạ phong, bọn họ vẫn c̣n ngấm ngầm chống đối chúng ta. Các chị cứ để ư lại xem, trong các lễ lượt của chúng ta, mặc dù họ ngồi yên ra vẻ nghiêm chỉnh, nhưng em thấy trong ánh mắt họ có cái ǵ diễu cợt, khinh thường.

    C̣n chuyện khổ nhất của đàn bà con gái chúng ta là chuyện kinh kỳ, một tháng bốn năm ngày đau khổ biết chừng nào. Thế mà bọn họ cũng nỡ đem ra làm đề tài diễu cợt, nào là mang cờ Nhật, nào là Chu Du thổ huyết, thật dơ dáy quá sức.
    Đến lúc sinh nở, họ dông tuốt đi luôn để ta vượt cạn một ḿnh. Qua xứ này, theo phong tục, họ phải vào pḥng sanh để giúp đỡ vợ, thế là chín đứa trên mười xỉu tại chỗ.

    Chao ơi, càng nghĩ em càng nộ khí xung thiên! Em đă quyết rồi, em nhất định phải làm một cái ǵ đặc biệt mới hả mối giận này, mà bây giờ em cũng khôn ngoan thận trọng ra rồi, muốn trị họ cho đến nơi đến chốn, th́ phải biết ḿnh biết người, nghĩa là phải biết rơ các khuyết điểm của họ.

    Trước tiên về thân thể vóc dáng, bọn họ thường tự hào là phái khỏe, c̣n chúng ta chỉ là một cái xương sườn của họ. Quả thực bọn họ cao lớn khỏe mạnh hơn ta chút ít, có điều càng to càng khỏe th́ chức vụ cao nhất cũng chỉ làm đến cận vệ cho tổng thống là cùng. Ta tuy bé mà bé hạt tiêu, bé nhưng dẻo dai, c̣n hơn lớn mà bở rẹt.

    C̣n về sắc đẹp, chị em chúng ta có ṿng 1, ṿng 2, ṿng 3 cong cong mềm mại, c̣n bọn họ th́ thẳng đuồn đuột, ḷng tha ḷng tḥng, thật đểnh đoảng vô vị như cặp vú đàn ông. C̣n mặt mày, đứa th́ hói đầu, đứa th́ râu tóc lởm chởm, mũi miệng thô tháp, đôi mắt khi th́ liếc ngang liếc dọc, khi giận th́ đỏ kè hung hăn.

    C̣n về tính t́nh, bọ họ thường tự cao tự đại, ba hoa khoác lác, ít chịu thua ai, cho nên nếu có bị hiếp đáp cũng giả bộ ra vẻ ta đây là người lớn không thèm chấp, đó là một khuyết điểm lớn mà ta phải biết lợi dụng để khai thác.
    Ngoài ra họ c̣n ham danh ham lợi, thích làm tiền, ta phải xúi dục khích bác để bọn họ đem nhiều tiền về cho ta tiêu, lại c̣n thích ngọt, thích được nịnh nọt, ta phải biết, để dễ nắm mũi kéo đi.

    Hiện nay trên thế giới biết bao nhiêu phong trào nổi lên giành lại sự công bằng cho phụ nữ, thế mà vẫn có một số chị em sợ sệt vớ vẩn. Các chị sợ rằng bọn đàn ông bị hiếp đáp quá sẽ chủ bại, nhu nhược lờ khờ, đâm ra biếng nhác ù ĺ, rồi không chịu làm việc để phục vụ chúng ta. Các chị này bị hiếp đáp quá nhiều và quá lâu nên đâm ra lẩn thẩn, phải cần có thời gian để giải độc. Em nghĩ thật ra các phong trào phụ nữ chưa nhằm nḥ ǵ đâu các chị ạ.

    Sau mấy năm nghiền ngẫm, em đă t́m ra chân lư, t́m ra nguyên nhân chính của sự đau khổ của chúng ta, và đă t́m ra phương pháp chữa trị tận gốc. Em không nói ngoa đâu, các chị đọc tiếp sẽ rơ.

    Sự đau khổ chính của chúng ta là mang thai, sinh sản, và vấn đề kinh nguyệt, có phải không các chị? Nghĩ đi nghĩ lại, giải quyết dễ ợt hà! Thời buổi này là thời buổi văn minh, cắt chỗ này ghép chỗ kia, các bác sĩ làm như trở bàn tay. Thế rồi em nghĩ sao không cắt tử cung rồi ghép vào bọn đàn ông để chuyện bầu b́ từ nay giao khoán cho họ. C̣n chuyện thụ thai được hay không là chuyện khác, đó là chuyện của họ, họ phải tự xoay sở lấy, việc ǵ đến ta? Từ thuở tạo thiên lập địa, giống cái chúng ḿnh đă đảm trách công việc truyền giống rồi, đến nay là phiên họ, em nghĩ cũng không sớm lắm đâu. Suy nghĩ chín chắn xong em đi tham khảo ư kiến của các giới phụ nữ khắp năm châu, ai ai cũng cho là ư kiến độc đáo mới lạ từ cổ chí kim chưa ai nghĩ đến. Sau đó em xin đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ y sĩ thế giới.

    Bà gật gù đồng ư ngay trên nguyên tắc, nhưng bảo phải thử ghép các giống khỉ vượn trước, để xem kết quả ra sao? Em vội trả lời:
    - Ối dào, việc ǵ phải thử vào khỉ cho dây dưa với hội bảo vệ súc vật? Ta cứ vào các trường Đại học, tuyển một số t́nh nguyện thí nghiệm, cứ hứa với họ là sau khi thành công sẽ cho làm đàn bà luôn, em nghĩ có khối đứa t́nh nguyện xin được ghép.

    Quả nhiên khi vào các trường Đại Học tuyển người, số thí sinh xung phong t́nh nguyện đông không kể xiết, có nơi c̣n đi đến xô xát để giành chỗ.

    Rồi kết quả các cuộc cắt ghép thành công ngoài dự định của các nữ bác sĩ giải phẫu. Chỉ có vài sự trục trặc nhỏ như bọn đàn ông phút chốc lại trở thành đàn bà, mừng rỡ quá như hóa điên hóa cuồng, đi đâu cũng khoe khoang ầm ĩ cả lên, làm nhà em tràn ngập đơn xin, c̣n ông bưu điện vất vả ngày đêm để nhận, chuyển các thư từ, giây thép từ khắp năm châu gửi về xin cắt ghép.

    Rồi em lại lên gặp bà chủ tịch Hội Nữ y sĩ thế giới, bà phục em quá, xin em làm cố vấn cho hội, rồi c̣n đề nghị trao giải Nobel năm tới cho em v́ có công trong cuộc giải phóng phụ nữ. Em nhún nhường:
    - Việc đó nhằm nḥ ǵ, phụ nữ Việt Nam chúng tôi c̣n có những kế hoạch kinh thiên động địa nữa, có thể đảo lộn cả thế giới như chơi.

    Sau đó em đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ luật sư thế giới để bàn định soạn thảo một luật gia đ́nh cho toàn cầu. Điều khoản chính là trước khi thành hôn, người chồng phải được ghép tử cung của vợ. Từ nay về sau chuyện sanh sản phải do phái nam đảm trách, đàn bà chúng ta sẽ rảnh tay để làm những chuyện khác, chuyện ǵ th́ hiện giờ em chưa nghĩ đến.
    Công chuyện ghép tử cung đại khái kể cũng tạm xong.

    Chiều nay về đến nhà đă hơn 7 giờ tối, tên nô lệ da vàng đă cơm nước sẵn sàng, ân cần đưa khăn cho em lau mặt, rồi kéo ghế mời em ngồi xơi cơm, trông hắn độ này nhũn nhặn ra hẳn. Ăn xong, hắn mời em đi xem xiné, phim “Một Thế Giới Không Đàn Bà”. Phim thật hay, chuyện giả tưởng ấy mà, một thế giới mà đột nhiên đàn bà biến mất cả, bọn đàn ông sống với nhau mất thăng bằng, nổi điên nổi khùng chém giết lẫn nhau, cuối cùng cả thế giới bị tận diệt.

    Ra về, tên nô lệ da vàng của em nhẹ nhàng thú nhận:
    - Phim đó diễn tả rất đúng, một thế giới không có đàn bà là một thế giới chết, đàn ông chúng anh rất cần phái nữ, có đàn bà cuộc đời mới có ư nghĩa, đúng theo luật âm dương của tạo hóa.

    Sau khi đắp chăn cho em, hắn hôn lên trán em, chúc em ngủ ngon rồi tiếp:
    - Chúc em tối nay có một giấc mơ “Một Thế Giới Không Đàn Ông”.

    Nói xong hắn cười, em ngờ ngờ thấy trong nụ cười của hắn có một cái ǵ khó hiểu, một cái ǵ ranh mănh tinh ma.

    Thế rồi em nằm mộng thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông “ thiệt các chị ạ. Chao ơi, kinh khủng quá, một thế giới chỉ toàn đàn bà là đàn bà, càng nghĩ lại càng rùng ḿnh, mồ hôi tay mồ hôi chân cứ rịn ra, em không dám kể lại đâu, em sợ quá rồi. Thôi cái kế hoạch cắt ghép tử cung phải đem vất vào sọt rác cho rồi, c̣n cái giải Nobel nữa, em chả thèm vào đâu. Mà nghĩ cho kỹ, ḿnh c̣n đ̣i ǵ nữa, đàn ông người ta quá tốt, người ta làm việc như trâu ḅ để lo lắng cho gia đ́nh, đùm bọc che chở cho ḿnh, thế mà thấy người ta ít nói ḿnh cứ kiếm cách ăn hiếp người ta, bày đặt ra chuyện này chuyện nọ để t́m cách hạ người ta, nghĩ lại em thấy thẹn thùng quá. Thôi, em sẽ ra ṭa Đô Chánh ngay để xin lập hội bảo vệ đàn ông, kẻo không họ tuyệt chủng mất thôi.

    Chúc các chị tối nay ngủ ngon và đừng nằm mơ thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông”.

    Ngân Uyển

  5. #1575
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    T́nh nồng trên net !!!

    Anh Ba , Việt kiều đẹp giai, hào huê, phong ... thấp, dân sporty, túi đầy đô la đang ngồi trả lời emails đáp lại t́nh yêu cho các bồ nhí ở Sè-ghềnh!



    Nhớ anh! T́m em!.. T́nh nồng trên net

    Anh lên mạng "chat" với... bé nhé, nếu hợp chúng ḿnh sẽ... tiến xa hơn.


    * * *

    Yêu anh dài lâu.

    Yêu Anh đậm sâu

    Yêu anh rụng râu

    Nhớ anh, Hôn anh, Bé của anh.




  6. #1576
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    SAIGON - Le Chateau d'Eau
    Ngày nay là hồ Con Rùa



    Ngày 01/03/1963 phát hành bộ tem "Công trường Mê Linh"



    Ngày 21/03/1963 phát hành bộ tem "Chiến dịch thế giới chống nạn đói"



    Ngày 17/11/1963 phát hành bộ tem "Đệ bách chu niên hồng thập tự quốc tế"

  7. #1577
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐÊM SAIGON NGỌC NGÀ DĨ VĂNG

    Chuyển đến các khứa lăo, về Saigon một thời để nhớ.

    Hồi xửa hồi xưa… có một Sàig̣n người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. .Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy x́ thẩu Chợ Lớn th́ gọi là “cá phé”. Vậy th́ café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao th́ gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt. . . .

    TRỞ VỀ THẬP KỶ 50 : CÀ PHÊ VỚ

    Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sàig̣n chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp ṣng” của ngành kinh doanh… có khói này là do các xếnh xáng A Hoành. A Coón. chú Xường, chú Cảo… chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.




    Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là ǵ đâu ?

    Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải h́nh phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). V́ chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê này sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách.

    Chính cái “quy tŕnh” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu này mà dân ghiền cà phê c̣n gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.

    Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở Chợ Cũ có đường MacMahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuổi cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.

    Ở bùng binh Ngă Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm..


    C̣n nếu ai đi lạc vào khu Chợ lớn c̣n “đă” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn c̣n có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, ḍ-chả-quải đến tận sáng hôm sau. .


    C̣n tiếp...

  8. #1578
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trang trí chung của các tiệm cà phê hủ tíu tàu


    Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngă ba, ngă tư đường v́ dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía. A Hoành. A Koón…. th́ đều chọn các nơi này làm chỗ kinh doanh. Tuy Sàig̣n, Chợ lớn, Gia Định. Phú Nhuận, Đa Kao hàng trăm tiệm cà phê hủ tíu Tàu nhưng nh́n chung chúng đều có một “mô-típ – made in China” khá giống nhau tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.

    Bên trong quán hoặc xếp bàn tṛn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà !”




    Uống cà phê phải biết cách

    Như đă nói ớ trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. V́ thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng. Cà phê được mang ra dân “sành điệu”, hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm răi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.

    Ông Sáu “trường đua” nay đă 80 kể rằng hồi ông c̣n là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách này, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp ś sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải “, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông c̣n kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá : “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ th́ nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua th́ coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ-ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác th́ nhanh tay gở miếng giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đă có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.

    Theo ông Sáu “trường đua” th́ các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất ch́u khách. Ś sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà con hô lên “xà lẵm” là có người mang ra b́nh trà mới, uống chừng nào chán th́ đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu lại không uống bằng ly mà đi húp cà phê bằng đĩa, ông Sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệư” chơi vậy ḿnh cũng bắt chước chơi vậy thôi vậy mới là. . . sành điệu !

  9. #1579
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CÀ PHÊ PHIN

    Ḍng cà phê… với cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi ś sụp húp th́ được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.



    Một người tên ông Chín “cù lủ” một tay bạc bịp nay đă hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục thường t́nh không đáng kết giao.

    Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới … “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, v́ bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đă làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.

    Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện.văn chương và. . . rửa con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buưt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đă tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Paris (Pháp).

    Theo lư thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê đặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn c̣n những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mạn như hoa “com-phét-ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ…

    Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngă tư, tầm nh́n rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đă trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.



    Thời điểm này những nhà văn, nhà báo. các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ giao lưu cửa giới thượng lưu Sàig̣n.


    C̣n tiếp...

  10. #1580
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CÀ PHÊ TÂY

    Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghê gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nh́n ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sàig̣n. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cùng mở một không gian cà phê sang trọng ,đúng phong cách “Phăng-se”. Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nh́n ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đăng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.

    C̣n một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường này là quán cà phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thế thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.



    Có thể nói từ giai đoạn này người Việt Nam ở Sàig̣n “thức tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đă bỏ bê và đă để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác. Khi qua tay người Việt quán cà phê không c̣n luộm thuộm những cái “đuôi” ḿ, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao ... nữa mà nó thuần túy chi có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhă hơn, thu hút hơn…


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •