Page 196 of 471 FirstFirst ... 96146186192193194195196197198199200206246296 ... LastLast
Results 1,951 to 1,960 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1951
    Member
    Join Date
    17-08-2011
    Location
    Nơi có chuột nặng 60 kg
    Posts
    581
    Bị vợ bắt gặp đang ngồi ngoài quán xôi ṿ đèn mờ , không ăn , lại ngồi ṿ..xôi . Anh Tư bị vợ quăng hết quần áo ra ngoài đường , phải đi lang bang sống tạm nhà bạn bè.

    Cuối ngày anh đem quần áo ra tiệm giặt ủi gần đó có tên “ Giặt ủi 24/7 “ .

    Sau khi giải thích là anh cần gấp bộ áo vét để tiếp thân chủ ngày mai , anh nói : “ Mai tui trở lại lấy bộ vest “

    Chủ tiệm : “ Không được !!! ba ngày nữa anh lại lấy , tức là sang ngày thứ hai tuần sau “.

    Anh Tư : “ Tui tưởng là tiệm 24/7 , là phục vụ suốt bảy ngày hai mươi bốn tiếng “.

    Chủ tiệm : “ Tiệm tui đúng là 24/7 : Này nhé hôm nay thứ năm , mỗi ngày làm 8 tiếng : 8 tiếng thứ năm , 8 tiếng thứ sáu , 8 tiếng thứ bảy , th́ rơ ràng là 24 tiếng và tui mở cửa cả ngày thứ 7!!! “

  2. #1952
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mẹ tôi .

    Chiến tranh ác liệt.

    Bố ra chiến trường.

    Mẹ cô độc dắt con lánh nạn khắp nơi.

    Ḥa b́nh.

    Bố không trở về.

    Mẹ khóc hằng đêm.

    Năm năm sau mẹ mới quyết định lập bàn thờ với bức di ảnh của bố.

    Một ḿnh mẹ vất vả nuôi con. Vậy mà căn bệnh ung thư quái ác lại cướp mất mẹ.

    Hôm bức ảnh mẹ được đưa lên bàn thờ bên cạnh bố, bất ngờ bố trở về! Tất cả chợt vỡ oà...

    Bức ảnh bố được hạ xuống. Trên bàn thờ ...mẹ lại một ḿnh.



    http://tonthatphusi.centerblog.net/

  3. #1953
    Member
    Join Date
    17-08-2011
    Location
    Nơi có chuột nặng 60 kg
    Posts
    581
    Chị Tám tuy sống ở Mỹ đă lâu , nhưng vẫn thường nhớ người thân bên nhà , đặc biệt là bà ngoại người vừa mất năm ngoái .

    Chị nghe đồn có cô Sáu lên đồng , chuyên nghề gọi hồn , các hồn từ cơi dưới lên , nhập vào thân thể cô Sáu dễ dàng để nói chuyện với người nhà . Mà tiền lễ cũng rẻ hơn chỗ khác .

    Đợi tới chủ nhật , chị Tám mang tiền bạc , lễ lạc hoa quả , tới nhà cô Sáu bóng , nhờ gọi hồn bà ngoại lên , để hỏi vài chuyện ở Việt nam .

    Sau khi nhận tiền lễ và đốt vài nén nhang , cô tám đầu phủ khăn đỏ , bắt đầu nghiêng qua nghiêng lại , miệng lâm râm thốt lên : “ Con Tám đó hả !! bà đây !! “.

    Chị Tám sửng sốt khi nghe gịong bà , nên hỏi : “ Có phải đúng bà đó không ?? “.

    Giọng cô Sáu bóng : “ Phải bà đây , đúng là bà đây !! “.

    Chị Tám hỏi tiếp : “ Bà của cháu đó hả , có thật không ??? “.

    Giọng cô Sáu bóng : “ Thật!! bà của cháu đây !! “.

    Chị Tám : “ Bà thật sự là bà của cháu ?? “.

    Giọng cô Sáu bóng : “ Phải , bà đúng là bà của cháu “.

    Chị Tám : “ Thế bà học tiếng anh ở đâu và hồi nào vậy ?? “.
    Last edited by tui xạo; 05-06-2013 at 10:41 AM.

  4. #1954
    Member
    Join Date
    13-10-2010
    Posts
    211

    vùng lên!!!!!!.........

    Mặn mà nữ quân nhân Romania.





  5. #1955
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vẫn là chuyện của Saigon : Hoàng Thị – ngày xưa, ngày nay



    Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971, được nhiều ca sĩ lần lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng. Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, v́ lắm lư do, có những ngộ nhận đă xảy ra khá nực cười.

    Thơ bay bằng cánh nhạc

    Phạm Thiên Thư có họ tên Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Th́n 1940 tại Hải Pḥng trong một gia đ́nh Đông y mà cha gốc Thái B́nh, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn 1943 – 1951, Phạm Thiên Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đ́nh vào Nam, cư ngụ tại Sài G̣n từ năm 1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên Thư học trường Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với một nữ sinh gốc Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942. Phạm Thiên Thư kể:

    “Hoàng Thị Ngọ dáng người thanh mảnh, tóc thả ngang vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng cuối hàng nam. Vào lớp, nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, c̣n tôi th́ giỏi… đánh lộn. Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo đẽo theo sau.”
    Phạm Thiên Thư thi đỗ tú tài bán phần (1) rồi trở thành sinh viên phân khoa Phật học thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh (2). Từ năm 1964, Phạm Thiên Thư trở thành tu sĩ Phật giáo với pháp hiệu Thích Tuệ Không, trải qua các chùa Kỳ Quang(3), Từ Vân (4), Vạn Thọ(5).

    Mặc dầu ăn chay và khoác nâu sồng, những mỗi lần đi về khu Tân Định, Phạm Thiên Thư lại bâng khuâng luyến nhớ mối t́nh đơn phương thuở học tṛ. Xúc cảm, Phạm Thiên Thư sáng tác bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, âu yếm gọi rơ tên nàng trong khung cảnh mây đỏ, cây đỏ, hoa đỏ, bụi đỏ:


    Em tan trường về
    Cuối đường mây đỏ
    Anh t́m theo Ngọ
    Dáng lau lách buồn

    (…)
    Mười năm rồi Ngọ
    T́nh cờ qua đây
    Cây xưa vẫn gầy
    Phơi nghiêng dáng đỏ





    Phần đầu bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị trong thi tập Ngày xưa người t́nh
    của Phạm Thiên Thư (NXB Văn Chương, Sài G̣n, 1974).


    C̣n tiếp...

  6. #1956
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phạm Thiên Thư cho biết:

    “Năm 1968, tôi ấn hành cuốn sách đầu tay Thơ Phạm Thiên Thư(6) với số lượng ít ỏi, chỉ 500 bản. Lúc đó, tôi là tu sĩ, ngại bất tiện nên chỉ in bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị theo dạng trích.

    Đến năm 1971, gặp nhạc sĩ Phạm Duy, tôi trao trọn vẹn bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị.

    Ít lâu sau, Phạm Duy phổ bài thơ này thành bài hát. Năm 1974, tôi in đầy đủ bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị trong thi tập Ngày xưa người t́nh (6).”

    Phạm Duy viết trong hồi kư Nhớ (NXB Trẻ, 2005):

    “Sự gặp gỡ của tôi với Phạm Thiên Thư – mà thi sĩ gọi là của một ngọn núi với một đám mây – là do hai chúng tôi vô t́nh cùng đi thăm một người quen đang nằm trong một bệnh viện. Gặp Phạm Thiên Thư ở đó, tôi yêu mến anh ngay. Sau đó, thi sĩ luôn luôn tới nhà tôi đàm đạo. Lúc bấy giờ, tôi đang soạn những bài ca cho t́nh yêu và tuổi học tṛ như Trả lại em yêu, Con đường t́nh ta đi. Đọc được bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị mà anh bạn trao cho, tôi như bắt được viên ngọc quư và xin phổ nhạc ngay.”

    Trong “nhạc tập 2” Đưa em t́m động hoa vàng (NXB Trẻ, 2006), trước ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị, Phạm Duy ghi:

    “Sài G̣n 1971. Tôi gặp Phạm Thiên Thư vào lúc tôi đang soạn những bài ca cho t́nh yêu và tuổi học tṛ như Trả lại em yêu, Con đường t́nh ta đi. Tôi được vị tu sĩ vừa cởi áo nâu sồng đưa cho một bài thơ cũng nằm trong đề tài này để phổ nhạc, chỉ khác có một điểm là cô bé trong bài thơ không mang những cái tên diễm lệ như Tuyết Nhung hay Dạ Thảo, mà mang một cái tên rất b́nh dị là Ngọ, Hoàng Thị Ngọ. Tôi dùng một âm giai ngũ cung và một thể nhạc kể truyện để đưa ra t́nh khúc rất bụi đỏ đường mơ này.”

    Ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị được Phạm Duy soạn nhịp ¾, tiết tấu valse (7), âm giai chủ chuyển từ si thứ trưởng sang đô trưởng, tôn vinh kỷ niệm t́nh yêu học tṛ tương ứng mạch thơ của Phạm Thiên Thư. Thế nhưng, khi trở thành ca từ trong bài hát cùng nhan đề, lời thơ Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư đă được Phạm Duy linh hoạt chuyển biến khá nhiều về từ ngữ và bố cục.

    Với ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị, thoạt tiên, Phạm Duy ghi: “Allegro” (8). E rằng thuật ngữ tiếng Ư kia chưa diễn tả đủ sắc thái cần thiết, nên nhạc sĩ chua nghĩa: “Nhanh mà buồn”. Sau này, nhạc sĩ chỉnh lư: “Kể chuyện”.

    C̣n tiếp...

  7. #1957
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giữa năm 1971, nhạc phẩm Ngày xưa Hoàng Thị liền được in rời với bức ảnh Rừng thu của nhiếp ảnh gia Nguyễn Xuân Tính, rồi tái bản ngay với tranh màu nước tươi trẻ sinh động của hoạ sĩ ViVi (9). Năm 1974, Phạm Duy ấn hành tập nhạc Con đường t́nh chúng ta đi (NXB Ǵn Vàng Giữ Ngọc) gồm 16 ca khúc, trong đó có Ngày xưa Hoàng Thị.

    Cũng từ năm 1971, qua làn sóng phát thanh và truyền h́nh, đồng thời qua băng từ, ca sĩ Thái Thanh ngân vang Ngày xưa Hoàng Thị. Sau đó, trên các nền hoà âm phối khí khác nhau, Ngày xưa Hoàng Thị được lần lượt thể hiện bởi bao chất giọng: Thái Hiền, Julie Quang, Thanh Lan, Hoạ Mi, Hương Lan, Quang Linh, Đức Tuấn, Quốc Đại, Nguyễn Hoàng Nam, Thái Hạnh Quyên, Thu Hiền, Thu Thuỷ, Mai Hương, Quỳnh Hương, Đoan Trang, Phương Vy, Kim Ánh, Khánh Linh, Thuỳ Dung, Mỹ Huyền, Thanh Ngọc, Thanh Thuư, v.v.



    Phần đầu bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị, Phạm Duy phổ nhạc thơ của Phạm Thiên Thư. Tổng Phát Hành: Mỹ Hạnh, Saigon, 1971



    C̣n tiếp...

  8. #1958
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đừng đổi thay nguyên mẫu Hoàng Thị Ngọ!

    T́m hiểu về nguyên mẫu nhân vật trong các tác phẩm văn nghệ (thơ, văn, nhạc, hoạ, múa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, v.v.) là nhu cầu của đông đảo công chúng cùng các nhà nghiên cứu tự ngàn xưa đến mai sau.

    Tác phẩm càng nổi tiếng, nhu cầu đó càng cao. Bài hát phổ thơ Ngày xưa Hoàng Thị được phổ biến rộng khắp, trở thành “hiện tượng”, tất nhiên thiên hạ càng muốn biết nguyên mẫu người phụ nữ mang họ tên mộc mạc chân chất Hoàng Thị Ngọ. Tôi hỏi:

    - Hoàng Thị Ngọ đang ở đâu?
    \
    – Nàng hiện định cư tại Hoa Kỳ .

    Phạm Thiên Thư đáp thế, đoạn tiếp:

    “Báo chí miền Nam trước đây, gồm tờ Bách Khoa và tờ Sống, đă thực hiện đề tài: nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng Thị là ai? H́nh như giai đoạn đó, đồng bào quá hoang mang v́ chiến sự ác liệt nên ít đọc, hoặc đọc xong th́ quên béng, bởi thế sau này mới xảy ra những ngộ nhận nực cười.”

    Hà Đ́nh Nguyên ghi chép lời của Phạm Thiên Thư rồi đăng báo Thanh Niên 6-6-2011, sau đưa vào tập 1 Những bóng hồng trong thơ nhạc (NXB Thời Đại, 2011):

    “Sau khi bản nhạc ra đời, ca sĩ Thái Thanh là người hát đầu tiên. Không những thế, bài hát c̣n lan rộng trong quảng đại quần chúng, đi đâu cũng nghe người ta hát, nhất là trong giới sinh viên học sinh. Rồi có vài ba cô gái tự nhận ḿnh là cô Ngọ trong Ngày xưa Hoàng Thị. Nổi đ́nh nổi đám nhất là cô bạn gái của nhà thơ Du Tử Lê tên là Thảo nhưng nhất quyết “đ̣i” quyền làm… Hoàng Thị Ngọ, đến đỗi nhạc sĩ Phạm Duy phải đến gặp tôi để hỏi cho ra nhẽ.”

    Kỳ thực, Thảo chẳng phải tên thật, mà tắt hoá bút hiệu / bút danh: Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Sài G̣n Nhỏ, toà soạn đặt tại California, Hoa Kỳ. Hoàng Dược Thảo có họ tên tiếng Việt là Huỳnh Thị Châu, họ tên tiếng Pháp là Brigitte Lauré Huỳnh. Năm 1971, tại Sài G̣n, học lớp đệ nhị (tương đương lớp 11 hiện thời); Châu lấy nhà thơ Du Tử Lê (10), rồi sinh 2 con. Năm 1975, Du Tử Lê sang Hoa Kỳ. Năm 1978, nhờ có quốc tịch Pháp, Châu đi Pháp rồi qua Hoa Kỳ. Ly dị Du Tử Lê năm 1980, sau đó Huỳnh Thị Châu mấy lần tái giá. Viết văn và làm báo, Huỳnh Thị Châu kư các bút danh Hoàng Dược Thảo, Đào Nương, Thuỵ Châu, Nghé Ngọ, v.v.

    [1) Năm 1971 mới học lớp đệ nhị (lớp 11 ngày nay) th́ khó có thể là bạn cùng lớp với Phạm Thiên Thư (ông sinh năm 1940). 2) Nếu cô nữ sinh nhận là Ngọ mới học đệ nhị vào năm 1971 ắt là người lớn tuổi (đă 29) và học rất chậm v́ Ngọ sinh năm 1942. 3) Hơn nữa, Phạm Thiên Thư trong tập thơ đầu tay năm 1968 đă trích thơ Ngày xưa Hoàng Thị (sáng tác trước khi ông đi tu năm 1964), th́ cô nữ sinh đệ nhị năm 1971 mới là học tṛ lớp nhất (lớp 5) năm 1964 hẳn cũng không thể xếp hàng chung lớp với Phạm Thiên Thư để ông lấy hứng làm thơ mơ ṃng con nít. - DCVOnline.]

    Dư luận gần xa vụt râm ran khi Hoàng Dược Thảo tuyên bố rằng bản thân ḿnh chính là nguyên mẫu nhân vật Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ lẫn bài hát Ngày xưa Hoàng Thị.

    Phản ứng với vụ việc này, tuần báo Việt (11) số 24 phát hành ngày 9-7-2005 tại California, Hoa Kỳ, đăng bức thư của thi sĩ Phạm Thiên Thư do nhạc sĩ Phạm Duy chuyển. Thư nọ cho biết: Hoàng Dược Thảo tức Huỳnh Thị Châu chẳng phải là Hoàng Thị Ngọ.

    C̣n tiếp...

  9. #1959
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mọi chuyện tưởng đă hai năm rơ mười, ai ngờ vừa qua, tháng 3-2012, tập san Đồng Khánh – Hai Bà Trưng do trường trung học phổ thông cùng tên ở Huế ấn hành dịp kỷ niệm 95 năm thành lập cơ sở giáo dục này có đăng bài Ngày xưa Đồng Khánh của Bạch Lê Quang tŕnh bày những suy tư quá ư sai lệch:

    “Không hiểu sao, cứ mỗi lần nghe Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư – Phạm Duy phổ nhạc), tôi cứ nghĩ h́nh như khúc thánh ca t́nh yêu tuổi học tṛ nầy là riêng dành cho Đồng Khánh, cho Huế và cho những Áo tà nguyệt bạch của một thời niệm khúc ngày xưa. Nhưng cũng không thể nghĩ khác hơn. (…) Và nữa, ngoài cái đường mưa nho nhỏ ướt rượt cả không gian Huế, lại c̣n Áo tà nguyệt bạch / Ôm nghiêng cặp sách / Vai nhỏ tóc dài...

    Chao ơi, ai cũng có thể ôm nghiêng cặp sách nhưng với style vai nhỏ tóc dài th́ đó là hàng độc của một made in Đồng Khánh ngày xưa trong tâm thức Huế. (…) Rồi th́, sau cái vai gầy rất Đồng Khánh kia đó là dáng. Dáng Ngọ. Ngọ của Phạm Thiên Thư. Và Ngọ của Huế, của lau lách Vĩ Dạ buốt lạnh cả thơ Hàn trong một đêm trăng sông mộng mị. Anh đi t́m Ngọ / Dáng lau lách buồn / Tay nụ hoa thuôn / Vương bờ tóc suối. (…) Vâng, đường mưa nho nhỏ, áo tà nguyệt bạch, vai nhỏ, dáng gầy lau lách… là h́nh, là diện. Đồng Khánh nhất trong Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm là cái t́nh ơi, t́nh ơi. Đồng Khánh là vậy. Tan trường, biết có người theo sau vẫn Bước em thênh thang / Áo tà nguyệt bạch. Quá lắm là cả một lặng im với cái mím môi rất chi là Huế. Em tan trường về / Đường mưa nho nhỏ / Trao vội chùm hoa / Ép vào cuối vở / Thương ơi! Vạn thuở / Biết nói chi nguôi / Em mím môi cười / Anh mang nỗi nhớ.

    Biết làm sao được. Hoàng Thị là vậy. Muôn đời vẫn có một Đồng Khánh ẩn ḿnh trong tâm hồn Huế để cho đời một thứ t́nh mà Hà Huyền Chi gọi là t́nh… nấp. (…) Chàng Tư Mă họ Phạm (mà không riêng ǵ họ Phạm) trước thứ t́nh nấp đó chỉ biết Anh đi theo hoài / Gót giày thầm lặng rồi Anh đi theo Ngọ / Dáng lau lách buồn. (…) Đến đây th́ không thể nghi ngờ ǵ nữa, có một Ngày xưa Hoàng Thị dành riêng cho Huế, cho Đồng Khánh.”


    Nhắc một bài hát quen thuộc, nhưng Bạch Lê Quang không dẫn ca từ mà dẫn thơ, trong khi hai khoản này có những khác biệt nhất định. Dẫu khác biệt, song nữ nhân vật duy nhất trong thơ lẫn ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị vẫn cùng một người là Hoàng Thị Ngọ. Oái ăm thay, với lối gán ghép cực kỳ khiên cưỡng và trá mị của Bạch Lê Quang, nguyên mẫu Hoàng Thị Ngọ gốc Hải Dương ở Sài G̣n bị biến thành nữ sinh trường Đồng Khánh có liên quan hoặc cư ngụ nơi thôn Vĩ, bây giờ là phường Vĩ Dạ, thành phố Huế. Mà sao lại làng Vĩ Dạ, chứ không phải làng Nguyệt Biều, bây giờ thuộc phường Thuỷ Biều, thành phố Huế, nổi tiếng với bao giai nhân ḍng Hoàng Trọng, nhỉ?

    Cụm từ “cái vai gầy rất Đồng Khánh” thể hiện thói tật ba hoa một tấc đến trời. Vai nhỏ tóc dài há lẽ “là hàng độc của một made in Đồng Khánh ngày xưa trong tâm thức Huế”, chứ không thể mô tả phần nào vóc dáng nữ sinh của mọi trường trung học thuở trước lẫn bây giờ trên toàn đất nước Việt Nam ư? C̣n T́nh ơi! T́nh ơi! (ghi đúng theo nguyên tác của Phạm Thiên Thư) chẳng chất chứa đặc điểm ǵ “Đồng Khánh nhất”, nếu gắn chặt với bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị chắc chắn phải “Văn Lang nhất”, bằng không th́ bất kỳ nơi chốn nào trong cơi-người-ta cũng được.

    Tại quận 10, TP.HCM, đọc xong bài Ngày xưa Đồng Khánh, nhà thơ Phạm Thiên Thư bị “sốc toàn tập”. Không thể ḱm nén nổi nỗi bất b́nh nên Phạm Thiên Thư nói lớn giữa quán cà phê Hoa Vàng:

    “Tập san Đồng Khánh – Hai Bà Trưng ghi rơ rằng Bạch Lê Quang là giáo viên tổ trưởng tổ Văn trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thế th́ đáng buồn thật! Chẳng rơ kiến thức đâu, tư duy đâu mà Bạch Lê Quang đổi trắng thay đen, tán rằng Hoàng Thị Ngọ là nữ sinh trường Đồng Khánh ở Huế, lại c̣n bốc rằng Ngày xưa Hoàng Thị dành riêng cho Huế, cho trường Đồng Khánh, hả?”

    C̣n tiếp...

  10. #1960
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngày Xưa Hoàng Thị


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 9 users browsing this thread. (0 members and 9 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •