Page 20 of 471 FirstFirst ... 101617181920212223243070120 ... LastLast
Results 191 to 200 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #191
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nước Mất , Nhà Tan !

    Nghe chuyện về ông Khai Trí , thấy tội làm sao !

    Tiện đây , xin hỏi bạn The Man , nếu bạn có ghé qua thread này . Theo bạn , gia đ́nh ông Khai Trí sẽ nghĩ sao về CSVN ?

    Ngày xưa , trong giờ Việt Văn , ḿnh đă có lần bị giáo sư cho làm thuyết tŕnh về đề tài :Giải thích và cho thí dụ về câu " nước mất , nhà tan"

    Hồi đó , với tuổi c̣n nhỏ , ḿnh chỉ hiểu câu đó một cách mơ hồ . Nhưng bây giờ , người người , nhà nhà đều hiểu câu đó , trừ The Man , v́ anh chàng trẻ này :
    there is nothing personal between me and them,
    http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/4382-Sự-khác-biệt-về-hận-thù-với-CS-giữa-NVHN-và-NVTN?p=26918.

    Cái nghĩa đen và cả nghĩa bóng đều có thể hiểu rất rơ ràng .
    Gia đ́nh ly tán , kẻ đi người ở lại , sinh ly tử biệt , không thiếu ǵ thí dụ .

    Không biết The Man có ngửi thấy mùi thơm Hoa Nhài đang lan tỏa tới VN không ? , hay vẫn " nothing " ?

    Tigon

  2. #192
    Thim7CM
    Khách

    Lò luyện các Hậu Duê Yết Kiêu và Dã Tương: TTHL/HQ/VNCH

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Cám ơn Thím 7CM nhiều nhiều, lời giải thích thật hay!

    Ngày xưa khi chọn trường vào đệ thất, em đã sung sướng khi chị cả chọn trường Trưng Vương cho em, còn hai cô em sau thì lại ..lộn chuồng vào Gia Long.
    Và em rất tâm đắc với nhận xét này cuả Thím 7CM:

    Thí dụ điển hình là "đám con cháu Hai Bà " tụi em đó!
    Hai Bà thì đã lùi vào lịch sử có đến hai ngàn năm lẻ, nhưng hoc sinh trường TV chúng em thì... đi tới đâu là có "đình đám" - không tin hỏi chị Tigon đi - và rất là kiên quyết chống bọn cộng phỉ buôn dân bán nước, giữ vững truyền thống anh thư nước Việt.
    Và đây thưa quí vị và các bạn,
    Bài tâm tình của một Giáo Sư nói về Trường Hải Quân Nha Trang của VNCH dưới tưa đề
    Trường Sĩ Quan Hải Quân Và Tôi
    Tóm lược
    Tác giả : Trần B́nh Nam
    (Viết để Ôn Cố Tri Tân)

    Sau đây là câu chuyện 13 năm phục vụ tại trường Sĩ quan Hải Quân quân lực Việt Nam Cộng Ḥa trong 16 năm quân ngũ của tôi.

    "Mười ba năm" liên tục tại một đơn vị trong 16 năm quân ngũ! Đến đơn vị năm 1958 với cấp bậc Thiếu úy, rời đơn vị khi giải ngũ năm 1971 với cấp bậc Trung Tá. Tôi không biết có vị sĩ quan nào trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa có một lư lịch phục vụ như vậy?
    Đổ Tú Tài phần thứ nhất ở Huế năm 1954, tôi vào Sài G̣n vừa học cán sự Vô tuyến điện, vừa tự luyện thi Tú Tài phần hai. Xong phần hai giữa năm 1955, có thông cáo của Hải Quân Việt Nam tuyển mộ sinh viên theo học hai ngành sĩ quan tại trường Sĩ quan Hải Quân Pháp tại Brest: một ngành Pont (chữ Pháp có nghĩa là cái sàn tàu, chuyên về lái tàu) và một ngành Machine (chữ Pháp có nghĩa là máy móc, cơ khí, chuyên học về các loại máy tàu). Tôi ghi tên thi vào ngành cơ khí. Brest là thành phố biển ở cực tây tỉnh Finistere trông ra Địa Tây Dương.
    Chương tŕnh học gồm 3 năm: hai năm lư thuyết và một năm thực tập trên một chiến hạm đi ṿng quanh thế giới để các sĩ quan Hải Quân tương lai có cơ hội làm quen với thế giới quanh ḿnh.
    Khóa tôi, Khóa 4/Brest, xong phần lư thuyết cuối năm 1957 măn khóa với cấp Thiếu úy và văn bằng Kỹ Sư Cơ Khí Hải Quân do Bộ Hải Quân Pháp cấp. Lúc này quan hệ giữa Hải Quân Pháp và Hải Quân Việt Nam bắt đầu "cơm không lành canh không ngọt", Hải Quân Pháp bỏ chương tŕnh thực tập trả chúng tôi về nước. Chúng tôi gồm Hùng, Ninh, Đẩu ngành Pont, Ích và tôi ngành Cơ khí về nước trên chuyến bay DC 6 bốn cánh quạt bay từ Paris xuống Nice, qua Teheran, Bombay rồi Sài g̣n.
    Tôi được đổi xuống Hải Vận Hạm Hát Giang HQ 400. Sau đó tôi được thuyên chuyển qua Hộ Tống Hạm Đống Đa HQ 03. Thời gian phục vụ Hộ Tống Hạm Đống Đa có hai công tác đáng nhớ. Thứ nhất là mang lương thực chăn màn cho tù nhân tại Côn Đảo, thứ hai là tiếp tế cho một trung đội Thủy Quân Lục Chiến đồn trú bảo vệ đài khí tượng Hoàng Sa.

    Cuối năm 1957, HQ 03 được chuẩn bị đi Subic Bay, một căn cứ lớn của Hải Quân Hoa Kỳ tại Philippines sửa chữa đại kỳ. Bộ chỉ huy chiến hạm thay đổi gần hết. Đại úy Nguyễn Thanh Châu Hạm trưởng, Trung úy Nguyễn Phổ Hạm phó, Thiếu úy Trịnh Ḥa Hiệp Sĩ quan đệ tam, tôi Cơ khí trưởng.
    Đầu năm 1958 khi HQ 03 sửa chữa đại kỳ xong chuẩn bị về nước, tôi nhận được công điện thuyên chuyển ra TTHL/HQ/NT.
    Tôi đến TTHL/ HQ khoảng một năm sau khi Hải Quân Pháp giao TTHL/HQ/NT cho Hải Quân Việt Nam để rút về nước sau một thời gian gần 100 năm đô hộ Việt Nam, kết thúc bằng Hiệp Định Geneva năm 1954 sau một cuộc chiến dài 9 năm đẩm máu.
    Tôi tưởng ra Nha Trang vài năm rồi đi đơn vị khác. Không ngờ tôi ở đó liền 13 năm, cho đến năm 1971 tôi đắc cử dân biểu quốc hội, đại diện Thị xă Nha Trang và giải ngủ với cấp bậc Trung Tá, tham gia việc huấn luyện 15 khóa Sĩ quan Hải Quân từ khóa 8 đến khóa 22, với tổng số 2.079 sĩ quan. Các khóa sĩ quan thay đổi sĩ số và thời gian huấn luyện tùy theo nhu cầu quốc pḥng. Ít nhất là Khóa 9 gồm 38 sinh viên sĩ quan thời gian huấn luyện 2 năm. Nhiều nhất là Khóa 19 gồm 272 sinh viên
    Thiếu Tá Đặng Cao Thăng, Chỉ huy trưởng bổ nhiệm tôi vào khối giảng viên của trường Sĩ quan Hải Quân. Lúc đó khóa 8 đang thụ huấn. Từ khóa 1 đến khóa 7 Sinh viên Sĩ quan học bằng chữ Pháp, giảng viên là Sĩ quan Hải Quân Pháp. Kể từ khóa 8 tất cả giảng viên đều là sĩ quan Hải Quân Việt Nam và Bộ Tư Lệnh Hải Quân (BTL/HQ) quyết định dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ theo lệnh tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.
    Hải Quân là một quân chủng chuyên môn nên khối giáng viên chúng tôi hết sức chật vật khi t́m danh từ để dịch tài liệu giáo khoa của Hải Quân Pháp. Trung úy Đặng Đ́nh Hiệp là người đă đóng góp nhiều công sức trong việc phiên dịch này. Chúng tôi đă nhờ rất nhiều vào cuốn "Danh Từ Khoa Học" của ông Hoàng Xuân Hăn. Trung úy Lê Phụng từng nói đùa "không có cuốn danh từ khoa học này th́ tụi ḿnh cùi". Và cùi thật v́ chẳng lẽ thiếu danh từ cứ chêm bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên cuốn Danh Từ Khoa Học không đủ các danh từ chuyên nghiệp nên chúng tôi phải tạo thêm ra, vừa sọan bài vừa đánh đu với chữ nghĩa.
    Việc thi tuyển Sinh viên Sĩ quan khóa 8 đă tạo một sự hấp dẫn hiếm có cho binh chủng Hải Quân. Các sĩ quan Hải Quân trong ban giám khảo như Đại úy Đặng Cao Thăng, Đại úy Nguyễn Xuân Sơn, Trung úy Đặng Đ́nh Hiệp, Lê Triệu Đẩu, Nguyễn Tiến Ích, Lê Phụng với bộ quân phục trắng lạ mắt, đặc biệt Trung úy Lê Phụng có dáng dấp một giáo sư đại học, nghiêm chỉnh mà không tỏ ra nghiêm khắc đă là những thỏi nam châm thu hút sinh viên thanh niên đất Thần kinh yêu mộng hải hồ, và các nữ sinh Huế biết yêu màu áo trắng. (Nữ sinh Trưng Vương, và các trường khác để các đấng hạm trưởng khoe vợ sướng hơn )

    Thời gian ông Phụng làm Hiệu trưởng trường Sĩ quan Hải Quân ông đă khuyến khích truyền thống "đàn anh dạy dỗ đàn em" (tiếng Pháp: brimade) của trường Sĩ quan Hải Quân Brest. Đây là một truyền thống có mục đích lột cái vỏ dân sự và sự tự ái của các tân Sinh viên. Nhập trường, các tân Sinh viên phải hoàn toàn tuân phục khóa đàn anh, bắt chạy, bắt quỳ, bắt nói những câu nói vô nghĩa. Sau khi ông Phụng rời quân trường năm 1965, "brimade" đă thành truyền thống của trường Sĩ Quan Hải Quân.

    Ngoài ông Phụng, Đại úy Đỗ Kiểm cũng ảnh hưởng nhiều đến các sĩ quan tại quân trường. Châm ngôn của ông Kiểm là "an officer and a gentleman", nghĩa là một sĩ quan Hải Quân c̣n là một người tao nhă thuộc tầng lớp thượng lưu. Châm ngôn này ảnh hưởng tốt đến các sĩ quan tương lai. Đóng vai một "gentleman" dù có khi gượng gạo cũng tốt hơn là một kẻ chân trần. Châm ngôn của ông Kiểm đă giúp cho nhiều sĩ quan Hải Quân ṭng học tại trường Sĩ quan Hải Quân Nha Trang chinh phục được nhiều thiếu nữ đẹp, có tài thuộc các gia đ́nh phong lưu tại Nha Trang. Gia đ́nh nào lại không thích một chàng rễ "gentleman" nhất là các gentlemen làm trắng xóa thành phố Nha Trang trong những ngày cuối tuần.

    Nguyên tắc thuyên chuyển sĩ quan của BTL/HQ là sau một thời gian phục vụ tại Sài g̣n các sĩ quan phải ra phục vụ các đơn vị xa Sài g̣n và nhiều sĩ quan các Khóa Nha Trang, cũng như các Khóa Brest đă ra phục vụ tại TTHL/HQ/NT. Nhờ đó tôi có dịp làm việc chung với hầu hết sĩ quan của Hải Quân.
    Tôi nhận thấy mỗi vị có một cung cách, một tác phong, có t́nh đồng đội và tương kính lẫn nhau. Có người sau này trở thành tướng lănh như các Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng, Đặng Cao Thăng,Vũ Đ́nh Đào, Nguyễn Hữu Chí. Ông Chí là một nhà thơ, thi sĩ Hữu Phương, rất hiền lành.
    Các vị Chỉ huy Trưởng mỗi người một tư cách lănh đạo,và sau thời gian ở dưới quyền chỉ huy của các ông tôi đều mến phục và quư trọng các ông.

    Ở quân trường lâu năm tiếp xúc với mọi tầng lớp sinh viên đủ mọi thành phần trong xă hội từ nhiều địa phương khác nhau tôi thấy Sinh viên Sĩ quan Hải Quân thật đa dạng đa tài. Cả một xă hội nhỏ với mọi tài năng. Sinh viên sĩ quan Phạm Bách Phi Khóa 16 là một họa sĩ từng vẽ bức tranh "Hội Nghị Diên Hồng " được điêu khắc gia Nguyễn Sao thực hiện phù điêu (bas relief) đặt nơi cửa Thư viện nằm trên lối vào Bệnh Xá quân trường. Sau này trong Hải Quân xuất hiện những nhà thể thao nổi danh toàn quốc trong lĩnh vực bóng bàn, săn bắn dưới biển, các thi sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ như Nguyễn MinhThơ, Tôn Thất Phú Sĩ, Nguyễn Th́n (nhạc sĩ Trường Sa), Vơ Bảy (nhà văn Vơ Thất), Phan Lạc Tiếp, Trần Văn Tâm (nhà văn Trần Quán Niệm) …

    Các khóa đầu tiên trên dưới 50 Sinh viên tôi nhớ hầu hết tác phong tính t́nh cũng như khả năng học tập của mỗi Sinh viên. Sau này do nhu cầu Việt Nam hóa chiến tranh, Hải Quân cần tăng quân số từ 11.000 lên 42.000 trong ṿng 3 năm, số Sinh viên mỗi khóa có khi lên đến gần 300, tôi không thể nhớ mặt nhớ tên tất cả.

    Tại quân trường có nhiều Sinh viên Sĩ quan thuộc gia đ́nh có thế lực trong chính quyền, trong quân đội hay trong Hải Quân, nhưng trường Sĩ quan Hải Quân không bị mang tiếng dung dưỡng. Các Sinh viên này, trong đó có một người cháu gọi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bằng chú ruột, đều biết giữ ǵn kỷ luật và học hành nghiêm túc.
    Có không khí lành mạnh này nhờ ông Lê Phụng. Làm Hiệu trưởng trường Sĩ quan Hải Quân ông Phụng thường tuyên bố: "Ở đây không có 'con ông cháu cha'. Anh nào có gốc mạnh mà vô kỷ luật hay không chịu học tôi sẽ tống ra khỏi trường làm thủy thủ". Ở một quân trường khác tuyên bố kiểu "động chạm" như vậy có thể sẽ được thuyên chuyển qua đơn vị khác. Nhưng ông Phụng người nhỏ thó thư sinh, độc thân, và khí thế giang hồ từ miền biển Đại Tây Dương chưa nhụt ông không ngại phục vụ tại bất cứ nơi nào trên đất nước. Hơn nữa trường Sĩ quan Hải Quân đang cần ông. Ông Phụng ở đó cho đến lúc trường Vơ Bị Đà Lạt theo chương tŕnh 4 năm của trường Sĩ quan bộ binh West Point của Hoa Kỳ và -3 năm đầu - đào tạo căn bản văn hoá tŕnh độ Cử nhân Khoa học cho sĩ quan cả ba quân chủng Hải, Lục, Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu mới chuyển ông lên trường Vơ Bị Đà Lạt. Lúc này các ông Đặng Đ́nh Hiệp, Nguyễn Tiến Ích đều bị rút lên Đà Lạt tham gia ban giảng huấn trên đó. Tôi vẫn chôn chân tại trường Sĩ quan Hải Quân và thừa hưởng cái gia tài tốt của ông Lê Phụng để lại.

    Thời gian Hải Quân tăng quân số ban Quân huấn lo việc huấn luyện Sĩ quan Hải Quân được tổ chức thành hai bộ phận: Quân Sự Vụ lo về kỹ luật, đời sống, lănh đạo, tác phong … Văn Hóa Vụ lo về đào tạo văn hóa và hành trang nghề nghiệp. Tôi giữ chức vụ Văn Hóa Vụ trưởng trong một thời gian dài cho đến năm 1971 khi giải ngũ.
    Từ năm 1967, tại TTHL/HQ/NT có ban cố vấn. Các sĩ quan trong ban cố vấn đều xuất thân từ trường sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis. Tôi không thấy họ đề nghị một chương tŕnh ǵ đặc biệt. Chương tŕnh hai năm, 18 tháng và sau này do nhu cầu giảm xuống 12 tháng đều do Văn Hoá Vụ chúng tôi soạn thảo. Hằng tuần ông sĩ quan phụ trách cố vấn trường Sĩ Quan Hải Quân đến văn pḥng Văn Hóa Vụ nhận chương tŕnh các giờ dạy Anh Ngữ. Chương tŕnh thay đổi hằng tuần. Chưa bao giờ có sự đụng chạm giữa chúng tôi và cố vấn Hoa Kỳ . Công việc chính của ban cố vấn là liên lạc sắp xếp chương tŕnh thực tập cho các tân sĩ quan Hải Quân khi ra trường.
    Có nhiều việc tại quân trường khó quên. Mỗi khóa học Sinh viên Sĩ quan có 3 giai đoạn và có 3 kỳ thi. Mỗi kỳ thi BTL/HQ Hải Quân chỉ định một Ban giám khảo. Thời kỳ chuẩn bị 4 tháng, học về văn hóa gồm chính yếu gồm các môn Toán , Điện Lư thuyết, Thiên Văn Học, Cơ bản quân sự. Chương tŕnh Toán là một phần của chương tŕnh Toán học Đại cương. Thi đậu chính thức trở thành Sinh viên Sĩ quan Hải Quân năm thứ nhất cầu vai mang chữ alpha, hưởng lương Trung sĩ. Thi đổ năm thứ nhất được gắn lon chuẩn úy để tiếp tục học năm cuối cùng. Thi măn khóa đậu ra Thiếu úy Hải Quân. Hai năm sau tự động thăng Trung úy.

    Từ năm 1957 khi người Pháp giao lại TTHL/HQ/NT cho Hải Quân Việt Nam đến năm 1975, có tất cả 10 vị Chỉ huy trưởng. Tôi làm việc với 8 vị, ngoại trừ Thiếu Tá Chung Tấn Cang, Chỉ huy trưỏng đầu tiên và Đại Tá Nguyễn Thanh Châu, Chỉ huy trưởng sau cùng.
    Không được làm việc với ông Cang nhưng tôi có dịp tiếp cận ông qua những lần ông làm Tư lệnh Hải Quân ra thanh tra thường niên. Ông là người Tư lệnh khi thanh tra đặt những câu hỏi có ư nghĩa và đi vào trọng tâm công tác của đơn vị.
    Trong thời gian ở Quốc Hội, là ủy viên trong Ủy Ban Quốc Pḥng có một lần tôi tháp tùng tướng Trần Văn Đôn, dân biểu Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng Hạ Nghị viện đến thăm Quân Trấn Sài g̣n - Gia định do Đô đốc Cang làm Tổng Trấn để nghe thuyết tŕnh về việc bố pḥng bảo vệ thủ đô. Đích thân ông Cang thuyết tŕnh và trả lời các câu hỏi. Ông đi vào vấn đề một cách cụ thể không hoa ḥe hoa sói, không tô điểm như các cuộc thuyết tŕnh khác. Sau cuộc thăm viếng ông Đôn nhận xét - và các ủy viên trong Ủy ban Quốc pḥng đều đồng ư - người dân thủ đô có thể yên tâm với một vị Tổng Trấn như vậy.

    Thấm thoắt 13 năm qua mau. Năm 1971 tôi ứng cử Dân biểu thị xă Nha Trang và đắc cử. Theo luật tôi giải ngũ. Trong thời gian làm thủ tục giải ngũ, tiến tŕnh thăng thưởng của quân đội vẫn tiến hành, và tôi nhận được Quyết định thăng cấp Trung Tá do Thứ trưởng bộ Quốc Pḥng Châu Kim Nhân kư trước ngày có Quyết định giải ngũ. Tôi chưa có vinh dự mang lon Trung Tá Hải Quân trên vai dù chỉ một ngày.

    Nh́n lại sự vắn số của Việt Nam Cộng Ḥa và Hải Quân Việt Nam tôi thấy sinh ra trong thời chiến, thanh niên bên giới tuyến nào cũng phải nhập ngũ, tôi thật sự có may mắn phục vụ Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa mà phần lớn thời gian (13/16 năm) phục vụ tại TTHL/HQ/NT. Tại đó tôi đă gặp được những người Thầy tốt, Bạn tốt và những người Học Tṛ tuyệt vời hậu sinh khả úy.

    Tôi nghiệm ra hai điều. Tinh thần quân chủng, tinh thần đồng đội, tinh thần đồng khóa, ...là yếu tố và chất keo cần thiết nối kết con người với nhau. Nhờ tinh thần đó con người có thể cùng nhau làm việc, yêu thương nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời, ngay cả hy sinh cho nhau. Tinh thần đó tạo ra sức mạnh của từng tập thể. Và nếu sức mạnh của từng tập thể đó không dùng để đánh nhau, giết nhau tranh giành lợi lộc cho phe nhóm ḿnh mà hợp quần lại với nhau trong một tập thể lớn hơn là quốc gia dân tộc th́ quốc gia sẽ là một tảng xi măng cốt sắt không có sức mạnh nào phá vỡ được. Trong điều kiện đó chúng ta sợ ǵ xâm lăng bất cứ từ phương nào tới và lo ǵ đất nước Việt Nam không mở mày mở mặt với bốn biển năm châu.

    Điều thứ hai, trong một lĩnh vực nhỏ hơn, là Hải Quân đối với tương lai của đất nước Việt Nam. Trường Sĩ quan Hải Quân trông ra Thái B́nh Dương không khỏi nhắc nhỡ người sĩ quan Hải Quân thấy sự quan trọng của Hải lực và cũng không khỏi giật ḿnh khi nhớ rằng một dân tộc sống gần biển như Việt Nam, có một bờ biển dài hằng mấy ngàn cây số mà không có một lịch sử mạo hiểm trên biển cả.
    Cần khuyến khích tinh thần mạo hiểm và yêu biển nơi giới trẻ Việt Nam và đầu tư những ǵ cần thiết để xây dựng một hải lực hùng mạnh. Là nước nhỏ chúng ta không có khả năng tranh giành sự kiểm soát Thái B́nh Dương với Hoa Kỳ và Trung quốc. Nhưng chúng ta phải phóng tầm sức mạnh hải lực ra vùng Biển Đông để trước mắt là bảo vệ bờ cơi trong đó có việc thu hồi quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ Trường Sa và kho dầu thiên nhiên dưới đáy biển nằm trong thềm lục địa nối dài hợp pháp của chúng ta.
    Đối với Việt Nam, Bộ Binh bảo vệ Đất, Không Quân bảo vệ vùng Trời, nhưng Hải Lực là yếu tố then chốt của an ninh quốc gia và nước mạnh dân ǵàu.
    Trần B́nh Nam
    Feb. 25, 2011
    Nguồn : www.tranbinhnam.com

  3. #193
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hẹn Nhau Tại Sài G̣n

    Last edited by Tigon; 01-03-2011 at 10:42 PM.

  4. #194
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TIẾNG HÁT HỌC TR̉

    " Moi nguoi thuong co nhung ky niem rieng re cua minh, nhung cung co nhung loai ky niem ma ai ai cung co giong nhau : Do la ky niem cua thuo hoc tro. Mong rang qui than huu se tim lai duoc nhung gi than thuong nhat cua doi minh trong nhung nhac pham noi day, "

    Tran Nang Phung & Minh Ngoc




    H́nh ảnh Nữ Sinh Saigon qua bản nhạc Tiếng Hát Học Tṛ : hồn nhiên & duyên dáng .

    Tigon

  5. #195
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Hồn Đại Việt Giọng Hàn Thuyên

    Một trong những nét đẹp nhất và cũng đặc biệt nhất trong đạo Nho, không thấy trong các triết học khác là gây được cái truyền thống tiến vi quan, thoái vi sư.
    Học là để tu thân, là để giúp nước bằng “chính” và “giáo”. Gặp thời loạn không thể thi thố tài đức để cứu dân được thì trở về dạy dân. Do đó ngành giáo và các thầy đồ vẫn được ưu tiên quý trọng.

    Trong số các thày đồ , thì thi sĩ Đông Hồ được giới văn học cảm mến đặc biệt, vì ông tuy là người Minh Hương thế mà lại rất nặng lòng với tiếng Việt.

    Đông Hồ mồ côi từ nhỏ được ông bác là cụ Hữu Lân dạy dỗ. Cụ Hữu Lân văn hay chữ tốt lại rất chuộng thơ Nôm, sưu tầm được nhiều trong đó có tập Song Tinh Bất dạ mà Đông Hồ đã phiên âm. Mới 15,16 tuổi ông hâm mộ Phạm Quỳnh qua tạp chí Nam Phong và chịu ảnh hưởng của tờ báo này. Năm 20 tuổi ông làm xong bài Phú Đông Hồ được báo Nam Phong đăng và ca tụng. Từ đó ông thường xuyên góp bài, và trở thành kiện tướng trong làng báo Nam Phong. Đây là một điều hiếm thấy vì ban biên tập Nam Phong toàn là cây viết gạo cội miền Bắc.

    Ngoài ra ông cũng chịu ảnh hưởng mạnh của văn hào Ân Độ Rabindranah Tagore, người được giải Nobel văn chương. Nhờ đọc Nam Phong, ông biết được Tagore đã dùng tiếng Bengali mà sáng tác nhiều tập thơ bất hủ, trong đó Tagore phát biểu :
    “Có học tiếng mẹ đẻ thì chúng ta mới vỡ trí khôn ra được” càng làm ông vững tin chủ trương của mình.

    Ông nối chí phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, mở Trí Đức học Xá dạy Việt ngữ, có những học sinh ở xa, ông dạy hàm thụ theo lối gửi thư, mà tiêu đề in trên đầu trang là :
    Ríu rít đàn chim kêu
    Cha truyền con nối theo,
    Huống là tiếng mẹ đẻ
    Ta lẽ nào không yêu ?

    Trường bị thực dân Pháp đóng cửa ba lần, ông đã ai oán tả :

    Hội nghiên bút tao phùng đâu nữa,
    Lệ văn chương giọt ứa cảm hoài,
    Mịt mù trong cõi trần ai,
    cao sơn lưu thủy ai người tri âm,
    Thôi đành chịu người thua cảnh ngộ,
    Cảnh không may thực khó mà nên,
    Hồn Đại Việt giọng Hàn Thuyên,
    Năm năm ba bận tình duyên lỡ làng.
    …..
    Duyên gặp gỡ tương tri thủa nọ
    Khúc nam huân ngọn gió khéo đưa
    Cung đàn dìu dặt tiếng tơ.
    Hàn Thuyên Đại Việt hồn xưa bàng hoàng
    Tiếng mẹ với tiếng đàn náo nức
    Hồn thơ chung hồn nước xôn xao.
    Hồn phong nhã, tiếng thanh tao
    Nguồn thơ Quốc ngữ nao nao biển lòng.
    Vườn Trí Đức Thành Phương ngõ rộng
    Hạt Quốc văn gieo giống tinh hoa
    Trải bao gió lộng sương pha
    Tốt tươi hồng hạnh rườm ra quế lan.
    ....
    Đây thế hệ anh hoa tuấn tú
    Đêm ngày đang vui thú sách đèn
    Say sưa nghĩa lý thánh hiền
    Đông Tây kim cổ triền miên mộng vàng
    Đang đợi những huy hoàng cao cả
    Đang bắt tay luyện đá vá trời
    Một trời mực đậm son tươi
    Một trời Đại học, một trời Văn Khoa
    .

    Đúng ngày 1 thang 3, 1969, ông ngất đi trong lúc ngâm bài thơ về hai Bà Trưng, giữa giảng đường Văn Khoa , và mất đi trong cánh tay môn sinh. Đúng như câu của Lương Khải Siêu , “Chiến sĩ tử ư sa trường, học giả tử ư giảng toạ”.

    Cả Thộn
    Last edited by CảThộn; 02-03-2011 at 11:19 AM.

  6. #196
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Một Bài Thơ Rất Dễ Thương Của Thi Sĩ Đông Hồ

    Mua Áo

    Đông Hồ



    "Chiếc áo năm xưa đă cũ rồi,
    Em đâu c̣n áo mặc đi chơi.
    Bán thơ nhân dịp anh ra chợ,
    Đành gởi anh mua chiếc mới thôi!

    -- Hàng bông mai biếc màu em thích,
    Màu với hàng, em đă dặn rồi.
    C̣n thước tấc, quên! Em chửa bảo:
    Kích tùng bao rộng, vạt bao dài ?

    -- Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ!
    Thước tấc anh c̣n lựa hỏi ai
    Rộng hẹp, tay anh bồng ẵm đó,
    Ngắn dài, người mới tựa bên vai!"


    Nguồn Đặc Trưng

  7. #197
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Một Bài Thơ Cũ Của Người Saigon Xưa

    Cô Gái Xuân


    Trong xóm làng trên, cô gái thơ,
    Tuổi xuân mơn mởn vẻ đào tợ
    Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
    Ḷng gái xuân kia vẫn hững hờ.

    Lững thững lên trường buổi sớm chiều,
    Tập tành nghiên bút, học may thêụ
    Quần đen, áo trắng, khăn hồng nhẹ,
    Ngọn xơa ngang vai, tóc bỏ đềụ

    Lá rợp cành xoài bóng ngả ngang,
    Cô em dừng bước nghỉ bên đường,
    Cởi khăn phẩy giọt mồhôi trán,
    Gió mát ḷng cô cũng nhẹ nhàng.

    Đàn bướm bay qua băi cỏ xanh,
    Ḷng cô phất phới biết bao t́nh.
    Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
    Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh.

    Áo trắng khăn hồng gió phất phơ,
    Nhẹ nhàng vui vẻ nét ngây thợ
    Trông cô hớn hở như đàn bướm,
    Thong thả trời xuân mặc nhởn nhơ .

    Đàn bướm bay cao, cô trở về,
    Sửa khăn, cắp sách lại ra đi ,
    Thản nhiên, cô chẳng ḷng thương tiếc,
    V́ bướm ngày xuân chẳng thiếu chi !

    Cũng xóm làng trên cô gái thơ,
    Tuổi xuân hơn hớn vẻ đào tơ .
    Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
    Ḷng gái xuân kia náo nức chờ.

    Tưng bừng hoa nở, bóng ngày xuân,
    Rực rỡ ḷng cô, hoa ái ân.
    Như đợi, như chờ, như nhớ tưởng,
    Đợi, chờ, tưởng, nhớ bóng t́nh quân.

    T́nh quân cô; ấy sự thương yêu,
    Đằm thắm, xinh tươi, lắm mỹ miềụ
    Khao khát, đợi chờ, cô chửa gặp,
    Ḷng cô cảm thấy cảnh đ́u hiu .

    **

    Một hôm, chợt thấy bóng t́nh quân,
    Gió lộng mây đưa thoáng đến gần.
    Dang cánh tay t́nh, cô đón bắt,
    Vô t́nh mây gió cuốn xa dần.

    Gót ngọc phăng phăng cô đuổi theo :
    “T́nh quân anh hỡi ! Hỡi người yêu !
    “Gió mây xin để t́nh quân lại;
    “Chậm chậm cho em nói ít điềụ..”
    Than ôi ! Mây gió vẫn vô t́nh,
    Cuồn cuộn bay trên ngọn núi xanh.
    Nh́n ngọi núi xanh, mây khói tỏa,
    Mắt cô, đôi giọt lệ long lanh.

    Lá rợp cành xoài bóng ngả ngang,
    Cô em dừng bước nghỉ bên dường.
    Cởi khăn phẩy gió mồ hôi trán,
    Gió mát, ḷng cô những cảm thương.

    Lủi thủi bên đường, cô ngẩn ngơ
    Chốn này, đuổi bắt bướm ngày xưa,
    Cô buồn, cô tiếc, cô ngui ngậm,
    Cô nhớ ngày xuân, nhớ tuổi thơ :

    “Đàn bướm bay qua băi cỏ xanh,
    “Ḷng cô phất phới biết bao t́nh.
    “Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
    “Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh ...

    “Đàn bướm bay cao, cô trở về,
    “Sửa khăn cắp sách lại ra đị
    “Thản nhiên, cô chẳng ḷng thương tiếc,
    “V́ bướm ngày xuân chẳng thiếu chi !....”

    Ái t́nh nào phải bướm ngày xuân,
    T́nh ái ngày xuân chỉ một lần.
    Một thoáng bay qua không trở lại,
    Gái xuân rỏ lệ khóc t́nh quân !


    Cô Gái Xuân, 1935


    Đông Hồ

    (1906-1969)

  8. #198
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TRỜI VẪN C̉N XANH

    Chuyện là chuyện xưa mà vẫn như mới, dù tất cả đă nằm yên trong dĩ văng, khi ngồi viết lại câu chuyện cũ, nước mắt cứ chảy ṛng ṛng. Thời gian lặng lẽ trôi qua, mấy chục năm rồi mà tưởng như mới hôm qua khi t́nh cờ nhận được khuôn mặt anh bạn cũ, trong những tấm h́nh xưa của một người nào đó c̣n giữ được, in trên Đặc San Trường cũ. Thế là trong phút chốc, những bóng h́nh bạn bè năm xưa bỗng lần lượt trở về.




    Kỷ niệm thời học tṛ không bao giờ phai mờ v́ đó là quăng đời đẹp nhất, trong sáng nhất.



    Trong óc tôi lại quay về những mùa hè năm cũ thời đi học, con đường ven sông nghiêng nghiêng những cây hoa phượng đỏ, in bóng xuống ḍng sông một mùa hè rực rỡ.

    Năm tháng đă theo nhau bước vội, vẫn để lại trong ḷng những kỷ niệm dễ thương một thời mắt biếc, môi tươi, tà áo trắng, chiếc nón lá che nghiêng trên mái tóc. Nếu có lần trở về con đường xưa, đúng vào mùa hè hoa phượng trổ, mới cảm hết được cái buồn ngất ngây xen lẫn nỗi ngậm ngùi. Cơn mưa vào buổi chiều cuốn theo những chiếc lá phượng bé li ti rơi xuống mặt đường ướt sũng. Phượng và mưa, muôn đời vẫn là những nỗi buồn ray rứt khi nhớ lại. Năm ba mươi tuổi tôi vẫn mang nỗi buồn ray rứt ấy, khi một lần trú mưa bên hàng hiên căn phố cũ, trước mặt tôi là hàng phượng rưng rưng màu đỏ thắm rũ rượi, ướt sũng trong màn mưa trắng xoá. Năm nào phượng cũng trở về như năm nào mùa mưa cũng tới, vẫn một màu đỏ thắm của mùa hè xưa riêng cuộc đời th́ đă quá nhiều thay đổi...

    Em đến rồi đây em lại đi,
    Như những hạt mưa đầu mùa năm ấy
    Mỗi một mùa hè em trở về lộng lẫy
    Ḷng ta buồn theo những lá phượng bay.

    Bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa khuây
    Sao vẫn nhớ những nẻo đường tuổi mộng
    Sao vẫn nhớ những chiều xưa gió lộng
    Phượng rơi buồn trên áo trắng thơ ngây.

    Ôi nhớ quá cỏ non sân trường vắng
    Ta thả hồn theo những sợi mưa bay
    Ta thấy em cười trên những tà áo trắng
    Em gọi mùa hè về rực rỡ trên cây.

    Năm nay em về cũng như mọi năm
    Với những hạt mưa đầu mùa năm cũ
    Sao ta thấy ḷng bỗng rưng héo rũ
    Em c̣n tươi mà ta đă già nua

    Đời mỏi ṃn trôi theo những đêm mưa
    Những chiếc lá cuốn theo ḍng nước lũ
    Đi về đâu những hồn muôn năm cũ
    Khi sang hè phượng thắm có c̣n không?

    Đến bạc đầu đôi lúc vẫn bâng khuâng
    Ôi những mảnh trời xanh ngày tháng cũ...
    (Nguyên Nhung)

    Một mảng trời xanh thấp thoáng sau tàn cây râm mát, in những bóng mây xuống ḍng sông trôi lờ lững. Một tối mùa hè cơn mưa đêm chợt đến, từ trong nhà nh́n những giọt mưa rớt trên mặt sông sao nghe mang mang một nỗi buồn. Những buổi tối nh́n ánh hoả châu bừng sáng ṿm trời đêm, tuổi trẻ lại cảm nhận thêm nỗi buồn chiến tranh, khi nửa đêm thức giấc, nghe tiếng đại bác vọng về thành phố, những chiếc xe nhà binh chở quân ra mặt trận. Bây giờ, lại thêm những người bạn trẻ chung trường sắp lên đường nhập ngũ...

    Cuốn Lưu Bút Ngày Xanh có lẽ là kỷ niệm cuối cùng trong đời học sinh của một người bạn. Chỉ măi đến sau này, khi tất cả chỉ c̣n lại một mảng trời xanh, tôi mới ân hận là không tặng cho người bạn chân t́nh ấy tấm ảnh chân dung "xấu xí" của ḿnh bên ḍng chữ ngắn ngủi ghi trong lưu bút. Được ít lâu bạn nhập ngũ, con đường đi học đă vắng đi một người, lúc bấy giờ tôi mơ hồ nhớ câu bạn nói:

    "Mai sau chừng nào ḿnh lớn, sẽ hiểu ra điều đó."

    Cuộc sống vội vă để tôi không c̣n thơ thẩn đi về những con đường thơ mộng ven bờ sông như thuở c̣n đi học, tôi đă quên rồi người bạn cũ...

    Không biết trời xui đất khiến chi đây, vài năm sau chiến tranh, t́nh cờ tôi lại gặp anh bạn cũ, bên hè đường với mấy thứ đồ nghề sửa xe đạp. Tôi đâu hơn ǵ bạn, tấm ny lông trải trên vỉa hè khu chợ làm kế sinh nhai, một lũ đàn bà c̣n xuân sắc ngồi chùm nhum với nhau trên vỉa hè "ngóc mỏ chờ xương", hay văn hoa chút xíu th́ "con c̣ lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”…

    Thấy anh tả tơi, tôi ngó lại ḿnh cũng không hơn ǵ. Chiếc áo bà ba bạc màu, cái nón lá tươm vành thật thảm thương. Trong cảnh ngộ này, hai đứa chỉ biết nh́n nhau cười thông cảm. Dường như tôi lại nh́n thấy một mảng trời xanh thuở học tṛ trở về trong đôi mắt anh...

    Bao nhiêu hoa mộng của cuộc đời, bây giờ chỉ c̣n lại được có mảng trời xanh kia làm niềm hy vọng. Chúng tôi kể cho nhau nghe nhiều nỗi đắng cay của đời sống, ước ǵ có đôi cánh để bay đi một phương trời xa, t́m một tương lai sáng sủa hơn cho cuộc đời đỡ khổ.

    Rồi tôi không bao giờ gặp lại anh. Có người nói anh đă thoát được tới bờ bên kia, có người lại nói tàu bị băo tố nhận ch́m ngoài biển khơi. Mỗi lần đi ngang chỗ anh vẫn ngồi vá xe bên lề đường, nay đă trống trải, chỉ c̣n lại một mảng tường vôi loang lổ, tôi nghe ḷng buồn ray rứt. Thời gian thấm thoắt qua đi có đến hơn hai mươi năm, lâu lâu tôi vẫn băn khoăn nhớ người bạn cũ.

    T́nh cờ đọc được trong cuốn Đặc San của Trường, tôi bắt gặp lại những tấm ảnh cũ. Có ai đó đă giữ lại được những tấm h́nh với bạn cùng lớp năm xưa. Tôi vui mừng nh́n ra khuôn mặt anh lẫn lộn trong đám bạn bè thời Trung học. Nhưng, đời sao lại có những chữ "nhưng" trớ trêu...

    Vâng, lần này th́ hết thật rồi, những chữ in nghiêng chú thích dưới tấm h́nh với hai chữ "đă chết" khiến tôi bùi ngùi măi. Mảng trời xanh trong đôi mắt người bạn đồng môn năm cũ đă thực sự không c̣n, đă đi về cơi thiên thu để ch́m vào không gian vô tận.

    Không biết anh đă đi về cơi bên kia bằng con đường nào? Đôi khi tôi nghĩ nếu được chọn lựa, có lẽ anh sẽ trở về đi lại con đường loang hoa nắng thời đi học, v́ con đường đó là con đường b́nh yên nhất trong cuộc đời anh. Dưới những bóng cây râm mát che suốt con đường ven sông, có thể anh vẫn nh́n thấy một mảng trời xanh đầy thơ mộng khuất sau tàn lá biếc, từng đợt sóng nhỏ lao xao vỗ vào bờ, vẫn là những âm thanh tuyệt vời như tiếng đàn vương trên lối cũ. Mấy mươi năm rồi, bây giờ nh́n lên mảng trời xanh, tôi vẫn hay nghĩ tới người bạn đồng môn năm cũ. Ở khoảnh trời b́nh yên đó, biết đâu chả có lúc gặp lại...

    Anh trở lại con đường lên núi biếc
    Thương mây bay từ đó vẫn cô đơn
    Những bông hoa c̣n có nửa linh hồn
    Những lá cỏ nghiêng vai t́m mộng ảo
    Ôi nắng cũ, nhạt mùi hương dă thảo
    Lạnh màu rêu, tảng đá nhớ chân đi
    Những cánh chim từ quá khứ bay về
    Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm…

    Nguyên Nhung
    VOA
    Last edited by Tigon; 04-03-2011 at 03:45 AM.

  9. #199
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Nhà văn Nguyên Nhung và Không Quân

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Chuyện là chuyện xưa mà vẫn như mới, dù tất cả đă nằm yên trong dĩ văng, khi ngồi viết lại câu chuyện cũ, nước mắt cứ chảy ṛng ṛng. Thời gian lặng lẽ trôi qua, mấy chục năm rồi mà tưởng như mới hôm qua khi t́nh cờ nhận được khuôn mặt anh bạn cũ, trong những tấm h́nh xưa của một người nào đó c̣n giữ được, in trên Đặc San Trường cũ. Thế là trong phút chốc, những bóng h́nh bạn bè năm xưa bỗng lần lượt trở về.




    Kỷ niệm thời học tṛ không bao giờ phai mờ v́ đó là quăng đời đẹp nhất, trong sáng nhất.



    Trong óc tôi lại quay về những mùa hè năm cũ thời đi học, con đường ven sông nghiêng nghiêng những cây hoa phượng đỏ, in bóng xuống ḍng sông một mùa hè rực rỡ.

    Năm tháng đă theo nhau bước vội, vẫn để lại trong ḷng những kỷ niệm dễ thương một thời mắt biếc, môi tươi, tà áo trắng, chiếc nón lá che nghiêng trên mái tóc. Nếu có lần trở về con đường xưa, đúng vào mùa hè hoa phượng trổ, mới cảm hết được cái buồn ngất ngây xen lẫn nỗi ngậm ngùi. Cơn mưa vào buổi chiều cuốn theo những chiếc lá phượng bé li ti rơi xuống mặt đường ướt sũng. Phượng và mưa, muôn đời vẫn là những nỗi buồn ray rứt khi nhớ lại. Năm ba mươi tuổi tôi vẫn mang nỗi buồn ray rứt ấy, khi một lần trú mưa bên hàng hiên căn phố cũ, trước mặt tôi là hàng phượng rưng rưng màu đỏ thắm rũ rượi, ướt sũng trong màn mưa trắng xoá. Năm nào phượng cũng trở về như năm nào mùa mưa cũng tới, vẫn một màu đỏ thắm của mùa hè xưa riêng cuộc đời th́ đă quá nhiều thay đổi...

    Em đến rồi đây em lại đi,
    Như những hạt mưa đầu mùa năm ấy
    Mỗi một mùa hè em trở về lộng lẫy
    Ḷng ta buồn theo những lá phượng bay.

    Bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa khuây
    Sao vẫn nhớ những nẻo đường tuổi mộng
    Sao vẫn nhớ những chiều xưa gió lộng
    Phượng rơi buồn trên áo trắng thơ ngây.

    Ôi nhớ quá cỏ non sân trường vắng
    Ta thả hồn theo những sợi mưa bay
    Ta thấy em cười trên những tà áo trắng
    Em gọi mùa hè về rực rỡ trên cây.

    Năm nay em về cũng như mọi năm
    Với những hạt mưa đầu mùa năm cũ
    Sao ta thấy ḷng bỗng rưng héo rũ
    Em c̣n tươi mà ta đă già nua

    Đời mỏi ṃn trôi theo những đêm mưa
    Những chiếc lá cuốn theo ḍng nước lũ
    Đi về đâu những hồn muôn năm cũ
    Khi sang hè phượng thắm có c̣n không?

    Đến bạc đầu đôi lúc vẫn bâng khuâng
    Ôi những mảnh trời xanh ngày tháng cũ...
    (Nguyên Nhung)

    Một mảng trời xanh thấp thoáng sau tàn cây râm mát, in những bóng mây xuống ḍng sông trôi lờ lững. Một tối mùa hè cơn mưa đêm chợt đến, từ trong nhà nh́n những giọt mưa rớt trên mặt sông sao nghe mang mang một nỗi buồn. Những buổi tối nh́n ánh hoả châu bừng sáng ṿm trời đêm, tuổi trẻ lại cảm nhận thêm nỗi buồn chiến tranh, khi nửa đêm thức giấc, nghe tiếng đại bác vọng về thành phố, những chiếc xe nhà binh chở quân ra mặt trận. Bây giờ, lại thêm những người bạn trẻ chung trường sắp lên đường nhập ngũ...

    Cuốn Lưu Bút Ngày Xanh có lẽ là kỷ niệm cuối cùng trong đời học sinh của một người bạn. Chỉ măi đến sau này, khi tất cả chỉ c̣n lại một mảng trời xanh, tôi mới ân hận là không tặng cho người bạn chân t́nh ấy tấm ảnh chân dung "xấu xí" của ḿnh bên ḍng chữ ngắn ngủi ghi trong lưu bút. Được ít lâu bạn nhập ngũ, con đường đi học đă vắng đi một người, lúc bấy giờ tôi mơ hồ nhớ câu bạn nói:

    "Mai sau chừng nào ḿnh lớn, sẽ hiểu ra điều đó."

    Cuộc sống vội vă để tôi không c̣n thơ thẩn đi về những con đường thơ mộng ven bờ sông như thuở c̣n đi học, tôi đă quên rồi người bạn cũ...

    Không biết trời xui đất khiến chi đây, vài năm sau chiến tranh, t́nh cờ tôi lại gặp anh bạn cũ, bên hè đường với mấy thứ đồ nghề sửa xe đạp. Tôi đâu hơn ǵ bạn, tấm ny lông trải trên vỉa hè khu chợ làm kế sinh nhai, một lũ đàn bà c̣n xuân sắc ngồi chùm nhum với nhau trên vỉa hè "ngóc mỏ chờ xương", hay văn hoa chút xíu th́ "con c̣ lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”…

    Thấy anh tả tơi, tôi ngó lại ḿnh cũng không hơn ǵ. Chiếc áo bà ba bạc màu, cái nón lá tươm vành thật thảm thương. Trong cảnh ngộ này, hai đứa chỉ biết nh́n nhau cười thông cảm. Dường như tôi lại nh́n thấy một mảng trời xanh thuở học tṛ trở về trong đôi mắt anh...

    Bao nhiêu hoa mộng của cuộc đời, bây giờ chỉ c̣n lại được có mảng trời xanh kia làm niềm hy vọng. Chúng tôi kể cho nhau nghe nhiều nỗi đắng cay của đời sống, ước ǵ có đôi cánh để bay đi một phương trời xa, t́m một tương lai sáng sủa hơn cho cuộc đời đỡ khổ.

    Rồi tôi không bao giờ gặp lại anh. Có người nói anh đă thoát được tới bờ bên kia, có người lại nói tàu bị băo tố nhận ch́m ngoài biển khơi. Mỗi lần đi ngang chỗ anh vẫn ngồi vá xe bên lề đường, nay đă trống trải, chỉ c̣n lại một mảng tường vôi loang lổ, tôi nghe ḷng buồn ray rứt. Thời gian thấm thoắt qua đi có đến hơn hai mươi năm, lâu lâu tôi vẫn băn khoăn nhớ người bạn cũ.

    T́nh cờ đọc được trong cuốn Đặc San của Trường, tôi bắt gặp lại những tấm ảnh cũ. Có ai đó đă giữ lại được những tấm h́nh với bạn cùng lớp năm xưa. Tôi vui mừng nh́n ra khuôn mặt anh lẫn lộn trong đám bạn bè thời Trung học. Nhưng, đời sao lại có những chữ "nhưng" trớ trêu...

    Vâng, lần này th́ hết thật rồi, những chữ in nghiêng chú thích dưới tấm h́nh với hai chữ "đă chết" khiến tôi bùi ngùi măi. Mảng trời xanh trong đôi mắt người bạn đồng môn năm cũ đă thực sự không c̣n, đă đi về cơi thiên thu để ch́m vào không gian vô tận.

    Không biết anh đă đi về cơi bên kia bằng con đường nào? Đôi khi tôi nghĩ nếu được chọn lựa, có lẽ anh sẽ trở về đi lại con đường loang hoa nắng thời đi học, v́ con đường đó là con đường b́nh yên nhất trong cuộc đời anh. Dưới những bóng cây râm mát che suốt con đường ven sông, có thể anh vẫn nh́n thấy một mảng trời xanh đầy thơ mộng khuất sau tàn lá biếc, từng đợt sóng nhỏ lao xao vỗ vào bờ, vẫn là những âm thanh tuyệt vời như tiếng đàn vương trên lối cũ. Mấy mươi năm rồi, bây giờ nh́n lên mảng trời xanh, tôi vẫn hay nghĩ tới người bạn đồng môn năm cũ. Ở khoảnh trời b́nh yên đó, biết đâu chả có lúc gặp lại...

    Anh trở lại con đường lên núi biếc
    Thương mây bay từ đó vẫn cô đơn
    Những bông hoa c̣n có nửa linh hồn
    Những lá cỏ nghiêng vai t́m mộng ảo
    Ôi nắng cũ, nhạt mùi hương dă thảo
    Lạnh màu rêu, tảng đá nhớ chân đi
    Những cánh chim từ quá khứ bay về
    Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm…

    Nguyên Nhung
    VOA
    Trong khi Chị Tigon ca tụng các chàng sói biển thì Nguyên Nhung lại tả "miệt Vườn" hay các chàng cưỡi mây lướt gió của Không Quân VNCH một thủa xa xưa. Bút pháp có nam châm quyến rũ̉.

  10. #200
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Chợ An Đông và tiệm cơm gà Siu-Siu

    Nguyễn Tường Thiết
    Căn nhà An Đông của mẹ tôi
    PHẦN I

    Chợ An Đông và khu chung cư chung quanh chợ được xây cất vào năm 1954, năm đất nước chia đôi, trên một khu đất trống và rộng thuộc Quận 5 Chợ Lớn. Toàn bộ khu vực này nằm ở giữa hai đại lộ Hùng Vương có con đường sắt chạy song song ở phía bắc và đại lộ Hồng Bàng ở phía nam; tiếp giáp hai mạn đông, tây là hai con đường nhỏ Yết Kiêu và Nguyễn Duy Dương. Chung cư An Đông gồm bốn khu ba từng, mỗi khu h́nh chữ L, bao quây lấy chợ nằm ở chính giữa, tổng cộng gồm khoảng bốn năm trăm đơn vị gia cư.

    Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đă theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài G̣n trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn c̣n ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đ́nh người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài G̣n. Thời gian chúng tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó chúng tôi gọi là “đi pít-xin”. Hồ bơi ở xa lắm, măi tuốt trong Chợ Lớn. Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường sắt, rồi lại phải băng qua một băi đất trống rất rộng mấp mô đầy những mồ mả.

    Năm di cư mẹ và các anh chị tôi kẻ trước người sau lục tục vô Nam. Mẹ tôi mua một đơn vị trong chung cư chợ An Đông để ở và lấy chỗ buôn bán. Đơn vị ấy hai từng, từng dưới mẹ tôi mở tiệm bán cau khô, tên hiệu là Cẩm Lợi, từng trên mẹ con chúng tôi ở khá chen chúc v́ diện tích căn nhà không rộng bao nhiêu. Bố tôi chê nhà vừa chật lại vừa gần chợ ồn nên không ở, chỉ thỉnh thoảng lắm mới tạt về. Trên đầu chúng tôi là lầu ba. Lầu ba thuộc một đơn vị gia cư khác. Tất cả những đơn vị ở trên lầu ba đều đi chung một cầu thang riêng, nằm bên hông đường Nguyễn Duy Dương. Căn nhà chúng tôi ở một góc trông ra hai mặt đường nên rất thuận tiện cho việc buôn bán của mẹ tôi.

    Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 th́ chắc chẳng một ai h́nh dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Đông. Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu th́ có thể nhiều người h́nh dung ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đă thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền. Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà Siu Siu th́ ngon quái ǵ mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều từ trên ban công nh́n xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tựï hỏi trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là ḿnh ngồi ăn ở ngay trước cửa căn nhà của mẹ tôi, bà Nhất Linh.

    Năm 1954 khi chúng tôi dọn đến ở th́ khu chung cư An Đông này chưa hoàn toàn xây xong. Chúng tôi là một trong số rất ít những người đầu tiên đến cư ngụ. Tôi khám phá ra là cả cái chợ này lẫn khu chung cư được xây ngay trên cái băi đất tha ma rộng mênh mông mà mấy năm trước tôi đă phải dắt xe đạp đi ngang qua mỗi lần tắm “pít-xin”. Bây giờ th́ cái hồ tắm ấy gọi là hồ tắm An Đông nằm ngay cạnh chung cư chúng tôi ở cách con đường nhỏ Yết Kiêu.

    Năm đó tôi được mười bốn tuổi. Kỷ niệm của tôi về những ngày đầu tiên đến ở căn nhà ấy là một trận ốm kịch liệt khiến tôi phải nằm bẹp trên giường tới hơn một tuần lễ. Căn nhà mới tinh, pḥng ốc c̣n trống trơn v́ chưa có nhiều đồ đạc. Tôi ngửi thấy từ nhừng bức tường cái mùi nồng nồng của nước vôi mới quét. Những ngày ốm tôi nằm hầu như một ḿnh trong căn gác trống trải, tai nghe từ một cái máy phóng thanh đặt trên nóc chợ phát ra những bài hát cổ trong một tuồng tích Tàu, chắc hẳn là để quảng cáo cho cái chợ và khu chung cư mới xây cất. Tiếng phèng la inh ỏi xen lẫn tiếng hát giọng Quảng Đông léo nhéo nghe chua như tiếng mèo gào động đực. Cheng hoèng... e... ếng, e… ê... pẩy... coong... Trong cơn mê bệnh tôi thấy ḿnh nằm trên một băi tha ma (mà quả là tôi đang nằm trên băi tha ma thật) có tiếng kèn nhăo nhoét và tiếng hát ỉ ôi vẳng lại nghe hệt như từ một đám ma Tàu tôi vẫn thường thấy ở trong Chợ Lớn.

    Thời gian ấy bố tôi ở bên Pháp. Bố tôi ở Paris sáu tháng. Có anh cả tôi là anh Việt đang du học bên đó. Đầu năm 1955 khi bố tôi trở về Sài G̣n ở căn nhà chung cư th́ khu vực này đă tấp nập, chợ An Đông ồn ào tiếng người mua bán và tất cả cả đơn vị gia cư đă kín người ở. Đa số người ở chung cư An Đông là người Việt gốc Hoa và người Bắc di cư.

    Bố tôi về nước mang theo cây kèn clarinet ông mua ở bên Pháp. Thỉnh thoảng ông lấy kèn ra thổi dăm ba bản nhạc Tây. Tiếng hắc tiêu của ông được đệm bởi tiếng chợ búa ồn ào ở dưới nhà, lâu lâu lại phụ họa những tiếng chửi nhau rất là thô tục của đám người trong chợ đang giành nhau một cái sạp hàng. Tôi không ngạc nhiên khi thấy chỉ ít lâu sau bố tôi giă từ đám thính giả ở chợ An Đông và xách kèn lên Đà Lạt ở liền trên đó mấy năm. Tôi cũng được gửi lên đó sống bên cạnh bố. Ở trên Đà Lạt quả nhiên tiếng kèn của ông được lắng nghe. Mỗi buổi chiều thứ Bẩy bố tôi tổ chức ḥa nhạc tại gia, ngoài tiếng hắc tiêu của ông lại có sự phụ họa tiếng đàn lục huyền cầm của giáo sư Vĩnh Tường. Khách đi đường, người ghếch xe đạp kẻ ngừng chân bước, lắng nghe tiếng nhạc ḥa tấu vẳng ra từ trên lầu căn nhà chúng tôi ở trên đường Yersin trong bầu không khí êm ả của buổi chiều Đà Lạt.

    Năm 1958 bố tôi trở về Sài G̣n làm báo Văn Hóa Ngày Nay. Cố nhiên là bố tôi không ở căn chung cư của mẹ tôi. Ông thuê một căn gác trên đường Trương Minh Giảng để ở và lấy chỗ làm việc. C̣n tôi th́ dính liền với chợ An Đông và căn nhà của mẹ tôi cho đến ngày di tản qua Mỹ. Tính ra tôi đă căn nhà đó tṛn hai mươi năm, giữa hai cuộc di cư, từ cuộc di cư năm 1954 cho đến cuộc di tản năm 1975.

    Hai mươi năm sống dưới một mái nhà thật ra chẳng lâu ǵ cho lắm, c̣n thua cả thời gian chúng tôi từng sống ở một ngôi nhà trên đất Mỹ. Nhưng không hiểu sao mỗi lần nhớ về quá khứ tôi có cảm tưởng như thời gian ở đấy dài lắm, dài nhất trong đời tôi. Sao lạ thế nhỉ? Phải chăng v́ thời gian ấy tôi ở Việt Nam và trải qua nhiều biến động nhất trong đời? Hay chỉ v́ đó là thời gian tôi ở giữa lứa tuổi từ 14 đến 35, tức là lứa tuổi mà có lẽ ở bất cứ người nào cũng đều cho là đẹp và đáng ghi nhớ nhất?

    Chợ An Đông mỗi sáng họp rất sớm. Mới ba bốn giờ trời c̣n tối người ta đă sửa soạn họp chợ. Từ dưới nhà vẳng lên gác tiếng động lạch cạch của những người phu khuân vác đóng xếp những sạp hàng bầy trên mặt đường quanh chợ. Trong bao nhiêu năm tiếng lạch cạch đều đặn ấy đă thấm sâu vào trong giấc ngủ của chúng tôi. Đến khi tỉnh giấc th́ tiếng ồn ào của chợ đă ̣a vỡ ở bên ngoài. Từ ban công lầu hai nh́n xuống dưới đường những chiếc bạt vải che mưa nắng dựng lên chi chít; qua những khoảng hở giữa hai cánh bạt là đầu và vai của những người đi chợ chen nhau qua lại giữa những sạp hàng. Đến trưa th́ tiếng ồn tắt. Chợ văn. Bạt che, sạp hàng thoắt cái biến mất, mặt đường quanh chợ bỗng vắng te, một vài con chó sục sạo trong đống rác. Trong cơn nóng hực của thành phố Sài G̣n chợ An Đông cũng theo người lịm vào giấc nghỉ trưa. Trôi đi trong giấc ngủ nặng nề tôi nghe có tiếng chổi quét uể oải “lẹt xẹt lẹt xẹt” của mấy người phu quét đường. Cho đến năm giờ th́ chợ lại thức dậy bởi tiếng động lạch cạch bầy bàn của quán cơm gà Siu Siu.

    Chiều đến khi cơn nắng đă dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên một tấm lưới sắt thưa. Điếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nh́n qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ văn từ trên cao. Phía bên kia đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia “33”, những đĩa thịt gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đăi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu Siu đích thân bưng cơm và thịt gaø vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ư mẹ tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa ḷng gà gồm gan, mề, ḷng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy.

    Khách đến chơi nhà mẹ tôi vào buổi sáng nếu đi xe hai bánh th́ phải dắt xe luồn lách giữa những sạp hàng trước khi có thể tách lên lề dựng xe trước cửa. V́ ở vị trí góc trông ra hai mặt đường nên nhà có hai cánh cửa lớn, loại cửa kéo ra kéo vào bằng sắt, cửa trông ra phía chợ thường xuyên đóng, chỉ mở cửa sắt bên hông phía cơm gà Siu Siu. Nếu khách đến vào buổi chiều hay tối th́ có thể đậu xe sát lề đường rồi đi qua bàn của quán cơm gà để vào nhà. Một tấm bảng đề hiệu “CẨM LỢI chuyên bán sỉ cau khô” gắn trên cánh cửa sắt, ngay phía dưới ban công.

    Những bồ cau khô chất cao gần đụng trần chiếm nửa diện tích căn nhà dưới của mẹ tôi, một cái cân khá lớn đặt ngay cửa, một cái sập gỗ thấp và một cái két sắt nặng nề. Phần c̣n lại để trống chừa lối đi vào nhà trong. Nhà trong là một khoảng hẹp dùng laøm bếp, cạnh có cầu thang bậc cao, hẹp, gấp khúc ở giữa để lên gác. Dưới ḷng cầu thang là cầu tiêu pḥng tắm. Đấy, hiệu cau Cẩm Lợi của mẹ tôi như thế đấy. Nó bé và chật chội lắm, không thể nào sánh được với hiệu cau khá rộng của bà ở số 15 hàng Bè Hà Nội trước ngày di cư.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •