Page 207 of 471 FirstFirst ... 107157197203204205206207208209210211217257307 ... LastLast
Results 2,061 to 2,070 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2061
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Tiếp Theo....

    THANH TUYỀN 4
    Trước ngày Đại Đội Dù lên phi cơ năm hôm, Đại Tá Nghĩa đến gặp Đại Tá Chung , Tham Mưu trưởng Sư Đoàn TQLC để mượn một tiểu đoàn trong hai ngày và trả lại 48 giờ trước ngày N. Đại Tá Nghĩa đă tŕnh bày như đă tŕnh bày với Đại Tá Bảo bên Sư Đoàn Dù. Có lẽ hôm nay ông ta thuyết tŕnh dở nên đưa lư do ǵ ra cũng bị Đại Tá Chung bác cùng một lư do như Đại Tá Bảo đă nói. Hết thuyết tŕnh rồi năn nỉ nhưng chẳng ăn thua ǵ. Cuối cùng Đại Tá Nghĩa đứng dậy từ giă chủ nhà với bộ mặt thiểu năo của kẻ đi mượn tiền bị ông chủ từ chối mặc dù đă nói đến khô cổ. Dọc đường, Đại Tá Nghĩa lầm bầm: ” thật khổ cho thân bầu gánh của ḿnh. Muốn hát mà không có một anh kép, một cô đào, toàn là đi mượn, phiền toái làm sao!” Ông ta trách Đại Tá Chung ích kỷ, nhưng sau cùng ông ta thấy “Đại Tá Chung có lư, ḿnh ở địa vị ông ta chắc ḿnh cũng làm như vậy.”

    Đang than thở một ḿnh trên xe, đột nhiên Đại Tá Nghĩa vỗ đùi cái bép làm chú tài xế giật ḿnh. Một ư nghĩ hay hay vừa thoáng qua trong óc. Ông ta tự nói với ḿnh: “Sao ḿnh ngu thế, để mất th́ giờ năn nỉ Đại Tá Chung. TQLC cũng rằn ri, BĐQ cũng rằn ri, cả hai đều đội mũ sắt ra trận. Đây là đóng kịch, cần ǵ TQLC thật. Ḿnh cứ mượn một tiểu đoàn BĐQ rồi phao ra tiểu đoàn nầy là TQLC bận đồ BĐQ để đánh lạc hướng địch, hư hư thực thực mà!”

    Sở dĩ Đại Tá Nghĩa nghĩ đến mượn BĐQ v́ chỉ huy trưởng BĐQ/QĐ1, Đại Tá Khoái là bạn cùng khóa Thủ Đức với ông ta. Trong loại chiến tranh ngoại lệ nầy, trong tay không có một tấc sắt trừ khẩu súng lục bên hông, ông ta phải đánh giặc bằng bộ óc và cái mồm. Phương tiện ǵ cũng mượn của người thành ra ông ta lại kiêm luôn nghề ngoại giao. Nơi nào cần nói cứng th́ nói cứng, nơi nào sử dụng sự quen biết th́ sử dụng. Ông ta tự nhủ ḿnh lo chuyện chung chớ đâu phải lo riêng chuyện nhà ḿnh đâu mà ngại.

    Đại Tá Nghĩa chạy thẳng đến BCH của Đại Tá Khoái. May quá ông Khoái ở nhà.

    “Cơn gió nào đưa cậu đến đây? Mọi người làm việc hộc máu mồm để chuẩn bị cho màn hát tới. Chỉ có cậu là có vẻ nhàn nhă . Một thằng đệ tử của tớ đă nói thấy cậu sáng nào cũng ngồi nhẩm cà-phê ở nhà Thủy Tạ, có khi cậu hẹn đào ở đó. Sung sướng nhỉ!” – Đại Tá Khoái thân mật hỏi.

    Đại Tá Nghĩa làm mặt nghiêm trả lời:

    “Đào kép ở đâu mà hẹn! Này cho biết, “moi” được ông Tướng gởi đến gặp “toi” có chút chuyện đấy.”

    Ở QĐ1, tất cả sĩ quan đều ngán sự nghiêm khắc, kỷ luật của Trung Tướng Trưởng . Khi nghe ông hỏi thăm, ai cũng ngán. Đại Tá Khoái đă đau khổ với ông ta v́ một số BĐQ từ Quảng Trị chạy về Huế cướp bóc phá phách. Lần nầy, ông ta nghi lại một vụ kỷ luật nữa trong BĐQ. Vẻ mặt hơi bối rối, Đại Tá Khoái hỏi có vẻ dồn dập:

    - Chuyện lành hay dữ?

    Đại Tá Nghĩa nghe giọng hỏi đă biết tâm trạng ông bạn đồng khoá. Với giọng nghiêm nghị từ đầu:

    - Trung Tướng Trưởng bảo “toi” cho “moi” mượn một tiểu đoàn để thi hành một công tác đặc biệt của ông ta. Sau 48 tiếng “moi” sẽ hoàn trả lại “toi”, cam kết không một thằng mũ nâu nào mất một sợi lông chân. Chuyện chỉ giản dị vậy thôi. “Toi” nên nhớ ổng chiếu cố đến “toi” nên bảo “moi” đến vay mượn “toi”. Ở quân đoàn nầy khối thằng muốn “moi” mượn mà mà “moi” đâu thèm mượn!

    Đại Tá Nghĩa nhủ thầm: “mới có vài tháng chiến tranh ngoại lệ mà bây giờ ḿnh nói láo trơn tru nhưVẹm!”

    Đại Tá Khoái cũng ở trong t́nh trạng như Đại Tá Bảo, Đại Tá Chung nên ngồi thừ ra có vẻ khó nghĩ.

    Thừa thế xông lên, Đại Tá Nghĩa cầm mũ đứng lên nói:

    - Thôi, để “moi” về báo cáo với ông Tướng là “toi” verry sorry, không thể ch́u ư ông ta được.

    Đại Tá Khoái bước đến đè vai Đại Tá Nghĩa ngồi xuống:

    - Thôi thằng ông mănh . Tớ thừa biết không có ông Tướng nào mượn hết, chỉ có cậu vẽ chuyện. Nhưng không cho cậu mượn th́ sau nầy biết chuyện, anh em khoá 2 Thủ Đức sẽ chưởi tớ. Cho biết mượn ngày nào, đi đâu, ai lo chuyên chở, ai lo ăn và ngày trở lại.

    Đại Tá Nghĩa thuyết cho Đại Tá Khoái biết sơ về mục tiêu và diễn biến Thanh Tuyền 4. Sau đó ông thêm:

    -”Toi” bảo tiểu đoàn trưởng đến gặp “moi” gấp tại Bộ Tư Lệnh/TP. “Moi” sẽ thuyết tŕnh thêm nhiệm vụ chi tiết cho hắn. Chuyên chở, ăn uống “moi” lo hết. Ngày N-4 đại đội quân vận của Quân Đoàn đến trại bốc mấy đứa con của “toi”. Nhớ đến giờ bốc, tụi nó sẵn sàng ở trong tư thế tác chiến từ quần áo đến súng đạn. Trước khi chia tay, cho phép “moi” cám ơn ḷng hào hiệp của “toi” đối với anh em. “Moi” căn dặn “toi” đây là công tác tối mật, “toi” và đàn em phải triệt để thi hành. Thằng nào bép xép bị cắt lưỡi ráng chịu.

    Một hành quân đổ bộ, thực hay giả, đ̣i hỏi nhiều phương tiện và một công tác thiết kế tỉ mỉ. Đó là tàu chuyên chở, tàu đổ bộ, yểm trợ hải pháo và không quân. Những thứ nầy Hải Quân Vùng 1 của Đại Tá Thoại không có khả năng cung cấp, nhất là trong thời gian ngắn. Cũng may cho Đại Tá Nghĩa là Hải Quân Mỹ, có lẽ là do lệnh từ Hoa Thịnh Đốn, sẵn sàng cung cấp những ǵ ông ta đ̣i hỏi.

    Sau một buổi hội với vị đại tá đại diện Đệ Thất Hạm Đội, Đại Tá Nghĩa và phía Mỹ thoả thuận như sau:

    Cuộc hành quân sẽ do Mỹ điều khiển từ A đến Z với phương tiện của Hạm Đội Mỹ. Tiểu đoàn đổ bộ sẽ lên tàu Mỹ ở bến Tàu Mỹ Thủy phía đông của Huế độ 10 cây số vào buổi chiểu ngày N-4. Trước khi lên tàu, tiểu đoàn sẽ dàn binh tại cầu tàu cho Đại Tá Nghĩa và một ông tướng Mỹ duyệt binh.

    Cuộc duyệt binh nầy sẽ được nhiều phóng viên truyền h́nh Mỹ và Tây Phương quay phim. Tiểu hạm đội gồm có các tàu chuyên chở và một số Khu Trục Hạm di chuyển đến ngoài khơi Cửa Việt và dừng lại cách bờ độ 5 cây số, ở đấy đợi trời sáng tức là sáng ngày N-3. Sáng hôm nay cũng là ngày Đại Đội Dù cất cánh ở Phú Bài. Thời gian ba ngày trước tấn công là thời gian được tính toán đủ cho t́nh báo viên BV trà trộn bên khu vực ta thông báo tin tức về đến tướng CS Chu Huy Mân và đủ cho viên tướng nầy rút bớt quân ở tiền tuyến Quảng Trị nếu ông ta chịu nhấp chén thuốc độc mà bao nhiêu người ở MN góp công dâng cho ông ta. Tiểu đoàn sẽ xuống các xuồng đổ bộ từng trung đội từ trong bụng các thuyền mẹ chạy ra ngoài phía lái chớ không leo lên thang dây xuống xuồng đổ bộ như xưa. Trước đó trên mười Khu Trục Hạm sẽ pháo lên các đường tiến sát dẫn đến băi đổ bộ và các công sự pḥng thủ trên bờ. Khi hải pháo ngưng th́ phi cơ khu trục oanh tạc tiếp theo. Các xuồng đổ bộ chạy vào bờ dưới sự yểm trợ của trực thăng vơ trang. C̣n cách bờ 200 mét các xuồng sẽ quay mũi trở về tàu mẹ. Tiểu đoàn trưởng khi lên tàu sẽ được thuyết tŕnh chi tiết về những phần vụ tiểu đoàn trưởng phải làm. Phía Mỹ sẽ cung cấp bữa ăn chiều khi tiểu đoàn lên tàu ở Mỹ Thủy và các bữa ăn kế tiếp cho đến khi tàu trở về lại Mỹ Thủy.

    Đại Tá Nghĩa hẹn gặp Thiếu Tá Khoa, Tiểu Đoàn trưởng BĐQ. Khi gặp Đại Tá Nghĩa nói liền:

    - Đây là một cuộc thực tập rút kinh nghiệm để vài hôm sau sẽ có một cuộc đổ bộ lớn. Thiếu Tá đă biết từ ngữ plastron khi đi tập tác chiến ở quân trường. Đơn vị của Thiếu Tá làm plastron trong trận diễn tập nầy.

    Sau đó ông ta thuyết tŕnh về diễn tiến cuộc hành quân. Sau cùng ông ta lưu ư Thiếu Tá Khoa về những điểm sau:

    - Thứ nhất, không bao giờ nói cho thuộc cấp trong tiểu đoàn biết đây là diễn tập. Nếu nói trước binh sĩ sẽ lơ là, đóng vai plastron không đúng. Chỉ nói ư nghĩa cuộc thực tập sau khi tiểu đoàn trở lại tàu mẹ.

    - Thứ nh́, tuyệt đối giữ kỷ luật và vệ sinh trên tàu Mỹ. Nên nhớ cho rằng tư cách binh sĩ nói lên giá trị của quân đội ta trước mặt ngoại quốc.

    - Thứ ba, phải thi hành đúng đắn lệnh của chỉ huy trưởng hành quân là một sĩ quan Mỹ.

    Sau hết ông ta hỏi Thiếu Tá Khoa có ǵ thắc mắc không?

    Thiếu Tá Khoa nói liền:

    - Thưa Đại Tá, tuy là thực tập, nhưng đây là một cuộc hành quân đổ bộ. Đơn vị tôi chưa bao giờ được huấn luyện đổ bộ, tôi sợ sẽ có sai sót ở điểm nầy.

    Đại Tá Nghĩa trả lời:

    - Khi xưa trong một cuộc hành quân đổ bộ, nội chuyện từ tàu mẹ xuống xuồng đổ bộ là một vấn đề lớn, nhất là khi biển không êm. Phải xuống bằng thang dây trong cái rập ŕnh giữa thuyền mẹ và thuyền con. Lực lượng đổ bộ dầu đă được huấn luyện kỹ thế nào cũng bị thiệt hại: một số người bị găy tay, găy chân. Ở đây không có vấn đề đó v́ các anh lên xuống xuồng đổ bộ theo thứ tự từng trung đội trong ḷng tàu mẹ. Sau đó, nó hả đít ra cho thuyền con chạy ra. Ngoài chuyện đó ra không đ̣i hỏi ǵ khác ở các anh. Mấy anh chỉ là khán giả ở hàng ghế đầu xem một màn chớp bóng thú vị thế thôi.

    Chiều ngày N-4, tại bến tàu Mỹ Thủy, màn đầu duyệt binh diễn ra hoàn hảo. Các phóng viên báo chí, đài phát thanh, đài truyền h́nh thi nhau chụp h́nh và quay phim. Viên đại tá Mỹ bày ra tṛ diễn binh nầy thật là tinh quái. Là sĩ quan trong quân đội một nước dân chủ như Mỹ, ông ta nhiều lúc khốn khổ với đám phóng viên chiến trường. Hôm nay ông ta mượn đám nầy chuyển tin miễn phí đến tướng Chu Huy Mân, tư lệnh lực lượng phía bên kia.

    Đại Tá Nghĩa lên một chiếc Dương Vận Hạm của HQ Việt Nam, trên đó có Đại Tá Thoại- Tư Lệnh HQ Vùng 1, Đại Tá Xuân – Tham Mưu trưởng của ông ta.

    Sau gần một tháng mất ăn mất ngủ, thần kinh căng thẳng, chuyến đi nầy thực là một chuyến du ngoạn trên biển vô cùng thú vị. Đại Tá Nghĩa bây giờ là một khán giả thư nhàn, nh́n đào kép diễn màn chót vở tuồng mà ông ta khổ công viết ra và làm đạo diễn. Đây là 1/4 của chén thuốc độc mà ông hy vọng thân tặng tướng Chu Huy Mân.

    Sáng hôm nay, ở ngoài khơi Cửa Việt, trời đẹp quá. Trời trong, gió nhẹ, sóng nhẹ thật là lư tưởng cho một cuộc đổ bộ. Ông ta đang thưởng thức tách cà-phê của Hải Quân trong pḥng sĩ quan bỗng nghe tiếng đại bác nổ, bay vèo trên đầu. Ông ta lật đật chạy lên pḥng chỉ huy nơi đây đă có mặt Hạm Trưởng, Đại Tá Thoại, Đại Tá Xuân. Đại Tá Thoại đưa cho ông ta một ống ḍm và chỉ vào bờ. Trên mười chiếc Khu Trục Hạm đă đồng loạt nhả đạn vào các điểm đă ấn định trước. Phải nh́n nhận về mặt hành quân đổ bộ, người Mỹ là bậc thầy. Các quân binh chủng phối hợp hết sức nhịp nhàng như một dàn nhạc hoà tấu dưới chiếc đũa điêu luyện của một nhạc trưởng. Khi hải pháo vừa im tiếng th́ các chiến đấu cơ không biết từ đâu ra rít lên âm thanh ghê rợn của bộ máy mang sự chết chóc, chúi mũi xuống đất rồi cất đầu vọt lên kéo theo một tiếng ầm vang dội với một cột khói. Không biết tất cả là mấy chục chiếc. Ở phía xa hơn h́nh như có thêm B52 tham dự vào tṛ chơi chết người nầy với tiếng nổ kéo thành một dây dài. Cuộc nhào lộn hết sức ngoạn mục và thú vị gấp mười coi truyền h́nh hay chớp bóng v́ đây là máy bay thật, đánh bom thật. Chỉ oái oăm là những cái thật đó để phục vụ cho một câu chuyện giả tưởng.

    Lạy Trời cho không có người thường dân vô tội nào dưới cơn lửa đạn kinh khủng ấy!

    Các phi cơ trút hết bom bay vụt ra biển.

    Lúc đó mấy chiếc tàu mẹ mở đít ra, từ đó các xuồng đổ bộ đầy nhóc các TQLC giả chạy ra. Chắc các bạn mũ nậu lúc nầy căng thẳng thần kinh ghê gớm. Có quân nhân nào không căng thần kinh trong giờ phút một chiếc xuồng đổ bộ sắp cặp vào bờ địch trên đó đủ thứ chết đang chờ đợi. Lần nầy, thật kỳ diệu, lại xuất hiện đúng lúc một lô trực thăng vơ trang từ ngoài khơi bay vào. Một phần trực thăng bay quần trên đầu lực lượng đổ bộ trong khi phần khác bay vào bờ bắn hoả tiển vào các mục tiêu sát bờ biển. Ngoài hoả tiển, lại có tiếng đại liên phụ vào dàn hoà tấu.

    Đúng theo kế hoạch, c̣n 200 mét cách bờ, các xuồng đổ bộ quay về. Trong màn kịch chót tuy ngắn ngủi nhưng đầy tṛ chơi chết chóc nầy, không một tai nạn, không một người chết. Phải chấm một điểm son cho Hải Quân và Không Quân Mỹ!

    Trên đường về bến Mỹ Thủy, đầu óc Đại Tá Nghĩa không c̣n thanh thản như lúc đi. Một câu hỏi lúc nào cũng lởn vởn trong đầu ông ta:

    - Ḿnh đă phí bao nhiêu tâm lực, bao nhiêu con người tài giỏi, bao nhiêu phương tiện tham gia hành quân lừa địch mà chúng có bị lừa không?

    Tàu cập bến Mỹ Thủy buổi chiều. Ông ta đến ngay Bộ Tư Lệnh báo cáo diễn tiến hai cuộc hành quân Thanh Tuyền 3 và 4 với Trung Tướng Trưởng.

    Sáng hôm sau, tức là ngày N-2, trong buổi thuyết tŕnh t́nh h́nh địch trong 24 giờ qua của Pḥng 2 BTL/TP, Đại Tá Nghĩa h́nh như nghe mang máng một câu:

    “Không ảnh và không thám cho thấy địch rút bớt lực lượng ở tiền tuyến Quảng Trị, lực lượng rút đi ước lượng một sư đoàn.

    NGÀY N MỞ MÀN

    Chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam, suốt 50 năm chiến tranh trên một chiến trường nhỏ hẹp mà có một trận chiến dữ dội như thế. Với số lượng hoả lực của đại bác dưới đất, dưới tàu bắn lên, số bom từ phi cơ rót vào một khu vực nhỏ hẹp như tỉnh lỵ Quảng Trị, tánh chất ác liệt của trận đánh không thua một trận ác liệt nào trong Thế Chiến II, chỉ có qui mô nhỏ hơn.

    Nhiều đêm trong giấc mơ, Đại Tá Nghĩa không biết chuyện ḿnh làm có giảm bớt sự thiệt hại cho bạn không? Tội nghiệp cho thắc mắc của một người lương thiện. Tuy nhiên một bản điện báo của một thông tín viên chiến trường Tây Phương, không nhớ tên và quốc tịch, đánh đi sau khi quân ta tái chiếm Quảng Trị, có một câu làm cho Đại Tá Nghĩa bớt thắc mắc:

    “Đây là lần đầu tiên một viên tướng Việt Nam (chỉ Trung Tướng Trưởng) biết sử dụng đ̣n C&D trong cuộc chiến tại Việt Nam và đ̣n đó tỏ ra có hiệu quả.”

    Sau khi quân ta tái chiếm Quảng Trị, một ngày tháng 9, một buổi lễ nhỏ gắn huy chương cho một người sắp rời Bộ Tư Lệnh/TP diễn ra tại pḥng hành quân của Bộ Tư Lệnh. Khách tham dự rất ít. Chỉ có Tư Lệnh, Phó Tư Lệnh, Tham Mưu trưởng, các Trưởng pḥng Bộ Tham Mưu.

    Có buổi lễ nầy v́ Đại Tá Nghĩa sẽ rời BTL/TP để lănh một nhiệm vụ khác trong QK1. Chiến tranh ngoại lệ với lối đánh nghệ sĩ của viên Đại Tá nầy không c̣n cần thiết sau khi mặt trận đă ổn định tại tuyến Thạch Hăn.

    Một sĩ quan Pḥng Tổng Quản Trị đọc bản tuyên dương công trạng trước Quân Đoàn số 201 do Trung Trướng Ngô Quang Trưởng, thừa lệnh Đại Tướng Cao Văn Viên – Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, kư ngày 15-9-1972. Trong bản tuyên dương có câu:

    “…Sĩ quan cấp tá ưu hạng, giàu kinh nghiệm chuyên môn và chiến trường. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 72 tại Quảng Trị với chức vụ phụ tá đặc biệt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Tiền Phương, Đại Tá Nghĩa luôn luôn biểu dương tinh thần phục vụ cao để khắc phục mọi gian lao để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó một cách tốt đẹp” (1)

    Sau đó Trung Tướng Trưởng gắn vào ngực Đại Tá Nghĩa một Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng, bắt tay ông ta và ngỏ lời cám ơn sự đóng góp của ông ta vào hành quân Lam Sơn 72.

    Trước khi rời Bộ Tư Lệnh Tiền Phưong, một viên tướng Mỹ, h́nh như măn nhiệm kỳ cố vấn cho tư lệnh Quân Đoàn 1, sắp về Mỹ, đến gặp Đại Tá Nghĩa lúc ông nầy giữ một nhiệm vụ mới tại Đà Nẵn.. Viên tướng bắt tay Đại Tá Nghĩa với lời chúc tụng nồng nhiệt về hành quân Thanh Tuyền. Ông ta xin Đại Tá Nghĩa vui ḷng cho một bản sao phụ bản G của hành quân Lam Sơn 72 tức là bản sao hành quân Thanh Tuyền để đem về Mỹ cho các quân trường nghiên cứu .

    o O o

    Trên đây là câu chuyện của một người say kể cho người say khác nghe trong một căn pḥng nhỏ ấm cúng vào một đêm mùa Đông ngoài trời tuyết phủ trắng xoá vạn vật tại một tiểu bang Đông Bắc nước Mỹ.

    Tôi là bạn thâm giao với Đại Tá Nghĩa từ lúc biết nhau ở quân trường. Chúng tôi không gặp nhau từ lúc Đại Tá Nghĩa đổi ra Vùng 1 Chiến Thuật năm 1972. Đến nay, gần một phần tư thế kỷ, chúng tôi t́nh cờ gặp lại nhau tại hải ngoại. Một bữa cơm thân mật là một truyền thống của đôi bạn xa xưa. Trong bữa cơm tay đôi nầy, tôi đă chứng kiến lần đầu tiên Đại Tá Nghĩa phá lệ xưa:

    - Phá lệ thứ nhất là ông ta chịu uống rượu mạnh mà lại uống nhiều, nói rằng để ch́u tôi. Ngày xưa ông không hề uống rượu mạnh bao giờ. Ông ta không biết chữ Nho nhiều nhưng lại có cái tật thích ngâm nga thơ Đường. Lần nầy thấy tôi đem chai Cognac Hennessy để trên bàn, với giọng châm biếm quen thuộc, ông ta cất lên: ” tửu phùng tri kỷ tam bôi thiểu” .

    - Phá lệ thứ nh́ là ông ta nó nhiều suốt buổi cơm. Ngày xưa ông ta là một người ít nói.

    Cũng con người nầy, nét mặt, vóc dáng gần như cũ chỉ già hơn đôi chút với nếp nhăn trên trán và mái tóc bạc. Tuy nhiên trong ánh mắt của con người yêu đời ngày xưa, ẩn chứa một nỗi buồn khó tả. Cũng giọng pha tṛ vui nhộn khi có tiệc giữa bạn thân, những câu pha tṛ ngày nay nhuốm một hơi hướng cay đắng thế nào!

    Trước mắt tôi là một con người mà đời binh nghiệp đă trải qua nhiều sóng gió và chắc là cũng đă nếm quá nhiều mùi đau khổ vật chất và tinh thần trong hai mươi năm nay.

    Khi nghe Đại Tá Nghĩa dứt câu chuyện, tôi không dằn được câu hỏi có lẽ làm phật ḷng ông ta:

    - Câu chuyện anh kể nghe thú vị lắm, ly kỳ lắm. Nhưng này ông bạn già của tôi ơi, tôi có cảm giác nghe một câu chuyện trong tiểu thuyết loại Z28 tại Sài G̣n trước năm 1975. Giữa chúng ḿnh, anh cứ nói thực, đây là câu chuyện phịa cho buổi nhậu có ư nhị hơn hay là chuyện có thực?

    Đại Tá Nghĩa trầm ngâm một chút, như có vẻ t́m ư hay t́m chữ, sau đó mới trả lời:

    - Trước khi trả lời trực tiếp câu hỏi của anh, tôi xin nói một vấn đề riêng của tôi. Tôi là một người biết suy nghĩ nhưng không có khả năng viết lách. Sẵn bữa nay gặp anh, tôi nhờ ng̣i bút của anh, một nhà văn, nói lên sự tri ân của tôi với tất cả chiến sĩ VNCH, quân hay dân đă cộng tác với tôi để hoàn thành tốt đẹp kịch bản nầy. Đây chỉ là một màn kịch không hơn không kém.

    Tôi cũng nhờ anh tri ân tất cả các bạn Mỹ trong Hải Quân và Không Quân đă triệt để giúp tôi. Dù hậu ư của chánh phủ họ có thế nào chăng nữa, đây là sự sát cánh chiến đấu lần chót của những chiến hữu Mỹ-Việt trong trận chiến bất hạnh nầy.

    Tôi cũng muốn nhờ anh nói lên sự ăn năn và cầu xin sự tha thứ của tôi đối với gia đ́nh người anh hùng vô danh trong QLVNCH. Gia đ́nh đau khổ này đă không có được nấm mồ của người thân để ra thắp nén hương tưởng niệm.

    Tôi hỏi lại:

    - Thế c̣n trả lời câu hỏi của tôi?

    - Có thực hay không chỉ có người trong cuộc biết v́ đây là cuộc chiến tranh bí mật. Ngay như Đại Tá Dương phụ trách viết quân sử của QLVNCH tại Bộ TTM, ông ta cũng chưa bao giờ nghe nói đến một cuộc hành quân nào mang tên Thanh Tuyền trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị năm 1972.

    Tôi là người viết kịch bản nên tôi biết toàn bộ. Những người khác chỉ biết một phần. Anh đă nghe rồi, kịch bản nầy có bốn màn riêng biệt với các diễn viên riêng biệt nhưng nhắm vào một mục tiêu chung.

    Theo chỗ tôi biết trong màn 1, người bác sĩ giúp tôi xin xác chết tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, y sĩ Trung Tá Phát hiện đang định cư ở Connecticut. Người phụ tá quư báu của tôi, người đă tự tay đẩy xác chết xuống khu vực địch, Trung Tá Phan Trọng Sinh không biết trôi dạt vào đâu. Ông nầy là em ruột Trung Tướng Phan Trọng Chinh.

    Trong màn 2, thật là đau ḷng mà tôi được biết hai vai chánh đều chết cả. Đại Tá Dương Quang Tiếp chết trong một trại cải tạo ở BV. Đại Úy Trung bị bắn chết trong một cuộc vượt ngục.

    Trong màn 3, Đại Tá Bảo đă chết v́ trực thăng rớt tại mặt trận Quảng Trị. Vị sĩ quan đại đội trưởng Dù không biết sống chết.

    Trong màn 4, nhân chứng rất nhiều. Đại Tá Khoái và Thiếu Tá tiểu đoàn trưởng BĐQ không biết thất lạc nơi đâu. Hai vị sĩ quan Hải Quân đứng cạnh bên tôi nh́n lại diễn biến cuộc đổ bộ giả hiện đang c̣n sống. Phó Đề Đồ Hồ Văn Kỳ Thoại hiện đang định cư ở một tiểu bang miền Đông nước Mỹ. Đại Tá Xuân định cư tại Nam Cali.

    Ngoài ra trong văn khố của Đệ Thất Hạm Đội thế nào cũng có lệnh hành quân vào Cửa Việt ngày hôm đó. Nhiều sĩ quan thuộc Hải Quân và Không Quân tham gia hành quân, cũng như viên tướng xin tôi lệnh hành quân Thanh Tuyền chắc c̣n sống và đang sống cuộc đời êm đềm của quân nhân hưu trí ở đâu đó trong các tiểu bang Mỹ.

    Ngoài những nhân vật kể trên, hai sĩ quan cộng tác viên trong bộ tham mưu nhỏ của tôi, những người có công rất lớn trong hành quân Thanh Tuyền là Đại Úy Vệ và Trung Úy Trúc hiện đang định cư ở Nam Cali. Trung Uư Trúc là người tự tay đánh lệnh hành quân Thanh Tuyền, đă tuyệt đối tôn trọng lệnh bảo mật cho đến ngày hôm nay.

    Anh cứ t́m những nhân chứng tôi vừa kể tên th́ biết câu chuyện trong bữa rượu hôm nay có thực hay giả.

    Tôi liên tưởng đến các bí mật trong Đệ Nhị Thế Chiến được phanh phui khi chiến tranh chấm dứt lâu, các hồ sơ mật được giải toả nên hỏi thêm:

    - Có khi nào anh nghe phía BV đề cập đến vụ nầy?

    Nở nụ cười châm biếm, Đại Tá Nghĩa trả lời:

    - Nếu hỏi như thế có khác nào anh hỏi một tay thẩy bài ba lá ở đường Hàm Nghi Sài G̣n một câu như sau: “Này người anh em, h́nh như ngày hôm qua, người anh em đă thua tức tối trong canh phé bịp ở Cầu Ông Lănh phải không?”

    Người CS nếu bị cú nầy, thế nào họ cũng giữ kín đời nào x́ ra sự thực. Chắc chắn, những tài liệu về vụ nầy, nếu có, đă bị thủ tiêu từ khuya. Đỉnh cao trí tuệ loài người mà lị!!

    Câu hỏi của anh làm tôi liên tưởng đến một câu hỏi tương tự mới xảy ra gần đây làm hao tốn giấy mực của báo chí trên thế giới. Một vị tai to mắt lớn trong nội các của Tổng Thống Johnson, người đă lănh đạo và điều khiển luôn cuộc chiến tranh Việt Nam trong một thời gian khá dài, đă khổ công t́m gặp cho được đại tướng Vơ Nguyên Giáp tại Hà Nội để chỉ hỏi một câu: “Này, trong đêm oan nghiệt tháng 8 năm 1964 đó, tàu chiến các hạ có bắn vào tàu của tại hạ không? Phe tại hạ quả quyết các hạ cho lệnh bắn nên vị chưởng môn của tại hạ đă nổi trận lôi đ́nh cho phi cơ oanh tạc lia chia gây thành chiến tranh Việt-Mỹ. Bây giờ trước khi về theo ông bà, tại hạ c̣n ấm ức nếu không nghe được câu trả lời đích xác từ cửa miệng của các hạ.”

    Sẵn đây, trong hơi men tối nay, tôi bàn thêm vài câu theo thông lệ của Mao Tôn Cương.

    H́nh chụp ngài Mac Namara tươi cười bắt tay ngài Vơ Nguyên Giáp, lon lá đầy ngực, cũng tươi cười không kém tại Hà Nội ngày 9 tháng 11 năm 1995. Nh́n tấm h́nh tôi tự hỏi sao tướng nhà ḿnh đă trên 80 tuổi rồi, đáng lẽ phải có dáng dấp phúc hậu mới phải v́ người già nào cũng có vẻ phúc hậu nhiều ít, đàng nầy ngài đại tướng vẫn c̣n nguyên đôi mắt xảo trá, gian ác của ông tổng trưởng nội vụ của bác Hồ năm 1946, lúc ngài lạnh lùng cho lệnh đàn em trói nhà văn Khái Hưng liệng xuống sông và làm cỏ sạch bách bọn quốc gia phản động. Đi hỏi sự thực với một người như thế có vẻ giống như một nhà báo Mỹ, nhờ một phép lạ nào đó, t́m gặp ngài Hitler đang vui thú cảnh già tại một nông trại hẻo lánh ở Á Căn Đ́nh. Nhà báo Mỹ mừng húm chỉ hỏi một câu cho đáng đồng tiền bát gạo: “Nầy ông bạn vàng Hitler ơi, trong cái đêm mùa thu năm 1939, trên biên giới Đức – Ba Lan, lính Ba Lan thực hay là bọn mật vụ của ông bạn giả làm lính Ba Lan kéo qua biên giới tấn công đài phát thanh Đức ở sát biên giới vài cây số. Cuộc tấn công đó đă làm cho ông bạn nổi trận lôi đ́nh cho rằng đám Ba Lan hỗn láo đám vuốt râu hùm nên xua quân đánh Ba Lan gây thành Thế Chiến II.” (2)

    Thông thường các nhà khoa bảng hoặc chánh khứa hay ngây thơ nhưng khi người ta đẩy sự ngây thơ đến mức lố bịch th́ thối đếch chịu nổi, giống như một tuồng diễu vô duyên đến nỗi khán giả phải bịt mũi kêu lên: “Thối quá!” thay v́ cười thoải mái.

    Ở trên cơi đời ô trọc nầy, tôi thấy con người chỉ có hai giai cấp. Ở đây, xin cụ Marx thứ lỗi cho tôi chen vào bảo vật giai cấp của cụ. Phải, chỉ có hai giai cấp thôi! Giai cấp thứ nhất gồm có những người phi thường trong tư cách sống. Những hạng người nầy rất ít nhưng họ đă giúp cho loài người tiến bộ. Giai cấp thứ nh́ gồm đa số phần c̣n lại của nhân loại. Những người nầy có tư cách tầm thường, ích kỷ, tham lam và nịnh bợ. Ông Tàu ngày xưa đă phê cho hai giai cấp đó những nhăn hiệu hơi nặng. Người phi thường Tàu gọi là trượng phu. Những người tầm thường là thất phu.

    Trên đời nầy, anh thất phu nào cũng phù thịnh chớ không phù suy. Khi chúng ta thua trận, đám tầm thường nói trên, khoa bảng danh nhân có khi học giả nữa không tiếc lời sỉ vả chế độ, chánh phủ, nhân dân và quân đội Miền Nam. Đối với quân đội, họ không ngần ngại tặng cho những danh từ đẹp đẽ như “nhát như thỏ”, “không đánh đă chạy”, “không dám đánh giặc chỉ lo đớp hít” v.v… Đă đành quân đội nào trên thế giới cũng có một vài phần tử xấu, đào binh, nhát gan, bán nước.Nhưng từ những trường hợp lẻ tẻ của một thiểu số xấu để đại thể hoá gán cho một quân đội đă hy sinh trên dưới 30 vạn người, hơn nửa triệu bị thương th́ đúng là …thối đếch chịu được.

    Nếu Mỹ và VNCH đă thắng trận, tôi đoan chắc với anh, th́ câu chuyện tôi kể anh nghe đây, người ta cũng cho là thực nếu tôi phịa ra. Người ta sẽ năn nỉ tác giả viết thành sách, chắc chắn là sẽ được biến thành bestseller, làm phim cho màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ hốt bạc. Quân Lực VNCH rủi ro ở trong cảnh thua trận, tôi xin nhất mạnh TẠM THUA, th́ những ǵ xuất phát từ một tên quân nhân của đạo quân thua trận đó đều được đánh giá là bá láp. Đây là quy luật sống của thế giới văn minh, anh nhớ cho.

    Tôi bật mí chuyện bí mật nầy không là để thanh minh thanh nga với đám người tầm thường nói trên. Chúng ḿnh thua trận, mất tất cả, nhưng có một cái chưa hề mất từ ngày dân ta lập quốc là HĂNH DIỆN DÂN TỘC. Sự hănh diện đó không cho phép tôi đi tranh căi với đám người phù thịnh không phù suy.

    Tôi chỉ muốn cho thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài nước, những người sẽ nắm vận mạng Việt Nam trong tương lại biết rằng thế hệ cha anh của họ đă chiến đấu thế nào cho tự do của dân tộc. Họ chiến đấu không phải v́ những danh từ trừu tượng đao to búa lớn như “tổ quốc”, “yêu nước”, “độc lập”, “tự do”, “hạnh phúc”, “dân chủ đa nguyên” v.v… Họ chiến đấu cho những ǵ thiết thực hơn, thấy được trước mắt. Đó là làm sao cho con người Việt Nam được sống xứng đáng với thân phận con người chớ không phải kiếp sống con thú nhốt trong chuồng, dầu chuồng bằng vàng ṛng, mất hết tự do. Đó là làm sao trên đất nước Việt Nam thân yêu không c̣n cảnh thằng mạnh hiếp thằng yếu, thằng giàu hiếp thằng nghèo, thằng làm hộc máu mồm mà không đủ cơm ăn no, làm sao không c̣n cảnh một con người quảy đôi gióng gánh trên vai với đôi mắt tuyệt vọng đi thất thểu không biết về đâu dẫn theo những đứa trẻ, đôi mắt nai vàng ngơ ngác, không hiểu tại sao người lớn lại hung dữ quá, ác quá như thế nầy!

    Tôi muốn cho loài người gọi là văn minh biết rằng, dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hoà b́nh nhất thế giới v́ chưa có dân tộc nào chịu đau khổ v́ chiến tranh bằng dân tộc nầy. Tuy nhiên đừng đem thảm hoạ chiến tranh tṛng lên đầu họ. Khi bị bắt buộc chiến đấu, dân Việt Nam dám chiến đấu và biết chiến đấu. Mong các ông phù thịnh mà không phù suy nhớ cho câu nầy.

    Tiệc rượu chấm dứt ở đây.

    NGŨ LANG

  2. #2062
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Cảnh lều chơng đi thi thời Nhà Nguyễn

    Nho sinh phải mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan. Cực khổ nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chơng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành.

    Giáo dục khoa cử ở Việt Nam có từ thời nhà Lư, ḱ thi đầu tiên vào năm 1075 dưới thời vua Lư Nhân Tông. Đến năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn, dù là một triều đại trong thời ḱ cận đại nhưng nhà Nguyễn vẫn duy tŕ Nho học bởi tư tưởng Nho giáo vẫn c̣n là công cụ cai trị hữu hiệu cho một triều đ́nh phong kiến.

    Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị băi bỏ vào đầu thế kỷ 20 đều có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học.




    Thầy đồ làng.
    Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ư mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng ngh́n học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học tṛ giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán tràng và giám tràng hiệp lực.

    Trẻ con muốn nhập học th́ thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.

    Ở những làng giàu có th́ một phần công điền gọi là “học điền” có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng, c̣n ở những làng không có phương tiện th́ chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.

    Ngoài ra c̣n có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học tṛ để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.

    Triều đ́nh th́ ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ th́ quan Giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi Đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi.

    Kể từ năm 1803 th́ ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu và tư nghiệp


    Trường Quốc học Huế.
    Về tổ chức khoa thi, đời vua Gia Long chỉ tổ chức thi Hương, nhưng đến đời vua Minh Mạng khoa cử được chỉnh đốn lại và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đ́nh để chọn tiến sĩ.

    Vua Minh Mạng cũng ra thêm học vị Phó bảng năm 1829 để chọn đỗ thêm người. Đặc biệt, việc thay đổi thời này là việc bỏ Đệ nhất giáp, học vị Trạng Nguyên, Bảng nhăn không c̣n trên khoa bảng nữa. Những thay đổi ở đời Minh Mạng kéo dài măi đến năm 1919, thể chế khoa bảng chính thức bị băi bỏ.

    Năm 1887, thực dân Pháp xâm lược ở nước ta, người Pháp đă tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương, cách tổ chức thi cử,giáo dục từ đó cũng thay đổi theo. Trong giai đoạn đầu (1862-1917) ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có sự tồn tại song song giữa một chế độ khoa cử kiểu Nho giáo, và chế độ giáo dục của Pháp ở Nam Kỳ.

    Như vậy, nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng áp dụng h́nh thức thi cử theo lối nho giáo tồn tại cả ngàn năm. Cùng nh́n lại khoa cử, giáo dục thời Nguyễn.


    Nho sĩ thời Nguyễn.


    Trường thi Nam Định năm 1897.




    Cảnh lều chơng đi thi.


    (C̣n Tiếp)

  3. #2063
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Tiếp theo....


    Giám khảo coi thi.


    Bảng vàng


    Sĩ tử và thân nhân nghe xướng danh.


    Tổng đốc thay mặt nhà vua ban yến tiệc cho các tân khoa.


    Tân khoa dự tiệc.


    Tân khoa dạo phố.

  4. #2064
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương


    Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ số 1 bắc qua sông Bến Hải, nơi sông rộng hơn 150m, lui một ít về phía nam vĩ tuyến 17, thuộc quản hạt quận Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay đă có nhiều lần cấu trúc chiếc cầu bắc qua sông Bến Hải thay đổi, nhưng cây cầu lịch sử vẫn là cây cầu từ 1952 đên 1967. Cầu bắt đầu xây dựng bằng gỗ thô sơ năm 1922 dành cho người đi bộ, thay đổi nhiều lần đến khi xây lại năm 2003 tất cả là 8 lần.




    Cây cầu đó do người Pháp xây dựng năm 1952 bằng bê tông cốt sắt dài 178m, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải tối đa 18 tấn, gồm 7 nhịp, mặt cầu lát bằng 894 tấm ván gỗ thông, chia ra miền bắc một nửa, miền nam một nửa, mỗi bên 89m. Ở giữa cầu ngăn ra bằng hai vạch song song, trừ cảnh sát hai bên có thể đi qua hết chiều dài của cầu, người khác chỉ được đứng trong phạm vi giới hạn nam bắc của ḿnh. Cây cầu này tồn tại 15 năm từ 1952 cho đến 1967 khi máy bay Mỹ phá sập.


    Mỗi đầu cầu có một đồn cảnh sát 16 người (phía bắc gọi là đồn công an) thường xuyên cử hai nhân viên tuần tiễu an ninh trên cầu. Nghe nói ở Cửa Tùng cũng có một đồn cảnh sát ở bờ bắc thuộc xă Vinh Quang và một đồn ở phía nam thuộc xă Cát Sơn. Sau năm 1965, khi chiến tranh leo thang th́ hệ thống đồn bót dọc hai bên sông Bến Hải đều ngưng hoạt động.


    Hiệp định Genève 20-7-1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới đ́nh chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.


    Quang cảnh Hội nghị Geneva


    Đại tướng Pháp Deltheil (trái) và Thứ trưởng Việt Minh Tạ quang Bửu (phai) kư Hiệp Định chia đôi đất nước VN ngày 20 tháng Bảy năm 1954 tại Geneva . AFP / Getty Images.

    Ai Vi Phạm Hiệp Định Geneve?
    Khi Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đ́nh Diệm lập nội các, ra mắt ngày 7 tháng 7 năm 1954, Bác Sĩ Trần Văn Đổ đảm nhận chức Ngoại Trưởng và làm trưởng đoàn Việt Nam đi dự hội nghị Genève. BS Đổ cũng cực lực chống lại đề nghị chia cắt lănh thổ dù chỉ là tạm thời của Phạm văn Đồng. Ông nói:

    "Dù sự chia cắt nầy chỉ tạm thời, chắc chắn nó sẽ tạo cho Việt Nam những hậu quả tương tự như ở Đức, Áo và Triều Tiên"

    Phạm văn Đồng lúc đầu đ̣i chia cắt từ vĩ tuyến 13, tức đất Quốc Gia chỉ có phần nhỏ từ Tuy Ḥa trở vào Nam mà thôi. Rồi sau cả tháng trời kèn cựa, ngày 19 tháng 7, 1954, Phạm văn Đồng tuyên bố chỉ rút lui thêm về phía Bắc 100 cây số trên vĩ tuyến 16. Vậy tại sao lịch sử lại ghi Việt Nam ta bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 mà không 13 hay 16 như Phạm văn Đồng đề nghị?

    Hăy nghe sử gia Pháp Jean Lacouture, người đă có công thổi phồng thần tượng Hồ Chí Minh trong chính giới Tây Phương, ghi lại diễn biến lịch sử đó trong quyển "La fin d'une guerre, Indochine 1954", trang 311, được dẫn lại trong "Việt Sử Khảo Luận" tr. 2638 của Hoàng Cơ Thụy, về ngày 20 tháng 7, một ngày trước khi kư Hiệp Định chia xẻ đất mẹ:
    “Sáng đó, Phạm Văn Đồng, Eden (Ngoại trưởng Anh) và Molotov gặp nhau. Buổi trưa Mendès France (Pháp) gặp Chu Ân Lai rồi cả hai đi tới Bocage để gặp Đồng, Eden và Molotov.
    Jean Lacouture viết :

    "Chung quanh một chiếc bàn lớn, ghế xô đẩy ngổn ngang, người ta thấy bốn ông Eden và P.M.F (ghi chú riêng: chử tắc của Pièrre Mendès France); Molotov và Châu Ân Lai bao quanh Phạm Văn Đồng, ông nầy mồ hôi nhễ nhại trước mặt một bản đồ Đông Dương, mặt hốc hác hầu như đau đớn: bởi địa thế của phần Việt Nam Cộng Sản cứ phải bị đẩy lui dần từng cây số một về phía Bắc.

    "Đến khoảng 17 giờ, Molotov nói như truyền lệnh: bằng ḷng nhau về vĩ tuyến 17 đi... (entendons-nous sur le 17è parallèle...)

    Eden và P.M.F vội liếc nh́n nhau: Vĩ tuyến 17 chỉ c̣n cách đường phân ranh của Anh-Mỹ có chừng hai chục cây số, vậy xin chấp nhận!"

    Đến đây đă quá rơ ai là tác giả của con số 17. Nhưng ông Khrouchtchev, Tổng Bí Thư của Đảng CS đệ tam quốc tế, người kế vị Satlin, c̣n xác nhận minh thị trong hồi kư của ông:

    "Chúng tôi có chỉ thị cho nhân viên ngoại giao (tức Molotov, trưởng phái đoàn Nga trong hội nghị Genève) rằng lúc đầu phải cứng rắn, phải đ̣i giới tuyến tối đa là vĩ tuyến 17. Bất ngờ đối phương nhận ngay, tin đó làm chúng tôi há miệng v́ ngạc nhiên và khoái lạc" (bouchée de stupéfaction et de plaisir).

    Câu tuyên bố nầy trả lời rơ là tổ tiên của Cộng Sản, đă ra lệnh cho Hồ Chí Minh và đồng đảng banh xé mẹ Việt Nam. Nhưng nó cũng bóp méo sự thật khi bảo rằng "đối phương nhận ngay". V́ từ h́nh thức đi vào pḥng khai mạc hội nghị Genève theo đuôi hai ông chủ Nga Hoa ngày 8 tháng 5 năm 1954, cho tới một ngày trước khi kư việc chia cắt, Phạm Văn Đồng bị bao quanh bởi Nga Sô, Tàu Cộng và Anh Quốc, không hề có mặt Việt Nam Quốc Gia và đồng minh là Hoa Kỳ?

    Theo chính sử gia thiên tả Lacouture ghi chép như trên th́ quả thật Phạm văn Đồng rất trung thành rao bán đấu giá ép cho Quốc Gia VN, từ 13 rồi đi đến chỉ thị 17 của chủ đă dạy sẳn, chứ phe Quốc Gia và và Hoa Kỳ làm ǵ có sự chấp nhận ngay?

    Chẳng những không hề "chấp nhận ngay", mà 3 ngày trước ngày 21 là ngày Phạm Văn Đồng kư xẻ chặt đất nước theo chỉ thị của Nga như trên, BS Trần văn Đổ của phe Quốc Gia c̣n lên tiếng cực lực chống đối việc chia cắt nầy trước hội nghị Genève.

    Nhà sử học thiên tả của Pháp, Jean Lacouture là nhân chứng của phút giâỳ lịch sử đó. Trong quyển "La fin d'une guerre, Indochine 1954" tr.338) ông viết về ngày 18 tháng 7 lịch sử đó:

    "Bỗng nhiên, người mà không ai đợi chờ, ông Tổng Trưởng Việt Nam Trần Văn Đổ đứng lên và với một giọng nghẹn ngào, một tiếng nói khô khan v́ cảm động, nêu ra lời phản kháng việc chia đôi đất nước của ông và cách thức người ta định đoạt số phận của người Việt Nam. Nhưng trước đó, bài diễn văn bả lả (discours palatin) của ông Molotov đă làm mọi người hết sức hể hả nên ít ai để ư tới sự can thiệp đáng thương của ông Tổng trưởng vua Bảo Đại".

    Luật sư Trần Văn Tuyên, một thành viên của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, cũng kể lại giây phút cảm xúc của BS Trần Văn Đổ:"Bổng nhiên Trưởng phái đoàn Việt Nam Quốc Gia đứng lên, nghẹn ngào, cất tiếng phản đối việc chia xẻ non sông Việt Nam. Pḥng họp im phăng phắc, kể cả bên phía cộng sản, như người ta truy điệu một người vừa khuất...Không ai nghĩ tới bản tuyên ngôn, nhưng người tin rằng Ngoại trưởng Trần Văn Đổ đă ứa lệ mặc dù ông không hề khóc".

    Đó, các em tuổi trẻ trong nước hẳn đă bị bắt học những cái báo cáo láo khoét của CS, hăy biết rằng trước các em, người Việt Quốc Gia đă khóc cho số phận của giống ṇi.
    Hăy đọc kỷ lại và so sánh với tài liệu lịch sử trên đây để biết tội ác “ngậm máu phun người” của VC đă đưa dân tộc vào hai cuộc chiến “đánh Tây đuổi Mỹ” đẩm máu, để có một Việt Nam CS "thống nhất !!!", nghèo hèn nhất thế giới như ngày nay.

  5. #2065
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    BỨC ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ ĐỜI LƯU HẬU THẾ
    TT Ngô đ́nh Diệm


    May-1956
    South Vietnam's President Ngo Dinh Diem sleeping under the trees during his trip to visit refugee settlements
    Một tấm ảnh thôi đủ nói lên tất cả.
    Vị lănh tụ Anh Minh, Yêu Nước, Liêm Chính như cố Tổng Thống cuả Việt Nam đệ nhất Cộng Hoà.
    Hăy nh́n đôi giày cuả ông mà đau ḷng !
    Hăy xem cuộc sống thanh đạm của Ngô Tổng Thống khi đi kinh lư thăm dân. Vị lănh đạo quốc gia VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. Ai nh́n thấy cũng rưng rưng nước mắt..

    NỖI L̉NG
    Gươm đàn nửa gánh quảy sang sông,
    Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không.
    Xe muối nặng nề thương vó kư,
    Đường mây rộng răi tiếc chim hồng.
    Vá trời lấp biển, người đâu tá?
    Bán lợi mua danh, chợ vẫn đông!
    Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế,
    Cắm sào đợi nước, thuở nào trong?

    Ngô Đ́nh Diệm
    (1953)


    Họa 1
    Tiết thắm ḷng son rạng núi sông,
    Quyền cao lộc trọng vẫn coi không.
    Thương nhà vững dạ trông mây trắng,
    Cứu nước bền gan chặn sóng Hồng.
    Lẫm liệt xua Gà ch́m biển Bắc,
    Hiên ngang đuổi Ó tếch trời Đông.
    Quốc gia chính nghĩa ghi công lớn,
    Vằng vặc muôn đời gương sáng trong.
    Lê Bạch Lựu
    (1993)


    Họa 2
    Gan vàng đem trải khắp non sông,
    Quyền rộng chẳng màng, lợi cũng không.
    Chí muốn dẹp tan quân cướp nước,
    Ḷng mong quét sạch lũ cờ hồng.
    Tâm hư chói rạng vùng trời Bắc,
    Tiết trực sáng ngời chốn biển Đông.
    Một bọn phản thần mưu giết Chúa,
    Tham tiền nào biết đục hay trong.
    Lệ Khanh
    (2003)


    Họa 3
    Sống thác đành theo vận núi sông,
    Bao nhiêu tâm huyết hóa thành không.
    Tài năng nguyền hiến quê Nam Việt,
    Tiết tháo thề dâng giống Lạc Hồng.
    Quân tử trung kiên chừng thấy ít,
    Tiểu nhân loạn tặc quả rằng đông.
    Danh thơm muôn thuở ngời thanh sử,
    Hậu thế ngh́n sau rơ đục trong.
    Tôn Thất Tuệ
    (2007)


    Họa 4
    Phận sự nam nhi với núi sông
    Nh́n cơn quốc biến lẽ nào không
    Can qua dẫu phải phơi xương trắng
    Lửa loạn đành cam nhuộm máu hồng
    Khí phách hiên ngang ngời đất Á
    Oai phong lẫm liệt rạng trời đông
    Anh hùng gặp bọn loài lang sói
    Lịch sử danh người ai rửa trong . ?
    Lê bá Lộc
    PineHill,NJ.Nov 02-10
    Kính họa bài NỖI L̉NG


    Họa 5
    Hai vai mang nặng gánh non sông
    Khởi sự bước đầu chỉ số không
    Chước khéo ra tay trừ giặc Bắc
    Mưu cao điệu vơ chặn quân Hồng
    Xây nền Dân Chủ trên trời Á
    Thiết kế Tự Do giữa cơi Đông
    Công ấy sử vàng ghi rơ nét
    Ngàn sau danh tiếng vẫn c̣n trong.
    Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
    Ca, USA, Nov -01-10.


    Họa 6
    Từ quan trả ấn, biệt non sông
    Danh lợi trong ḷng đă trống không
    Hăi ngoại tha hương mờ bóng nhạn
    Cố đô cung điện bặt tăm hồng
    Chết v́ triều đại trung thần hiếm
    Mê mẩn vinh hoa nịnh tặc đông
    Giết chúa phản vua ṿng luẫn quẫn
    Lạm bàn gạn đục với khơi trong
    Lư Hiểu
    11/2010


    Họa 7
    Kính Đấng anh tài dậy núi sông
    Hỏi Người đă chết? Đáp rằng không
    Kiên trung giữ nước ngời thanh sử
    Bền bĩ giúp dân rạng cánh hồng
    Sau trước đồng tâm nhân sĩ ít
    Xung quanh phản tặc đảng bè đông
    Sen thơm mọc phải hồ dơ bẩn
    Xác hóa bùn phân gột nước trong
    Nguyễn Tường,
    Saigon Feb 06, 2011


    Họa 8
    Những mộng hợp đoàn để lấp sông
    Nối liền nam bắc dẫu tay không
    Đồng tâm kết hiệp t́nh huynh đệ
    Nhất chí nêu cao giống Lạc Hồng
    Trông cậy tín trung giao trọng trách.
    Cùng chung kiến quốc rạng trời đông
    Khôn ngờ nô bộc gian tà phản
    Gia súc đâu rành đục với trong!

    Gia súc đâu rành sạch với trong
    Chim c̣ kéo đến lại thêm đông
    Tràn lan đất nước càng mau đục
    Hết cả giang sơn bị nhuộm hồng
    Những tưởng xong rồi thăng tước lớn
    Nào ngờ sớm chạy cũng tay không
    Khỉ vào đánh cướp dân tiêu tán
    Nô bộc bỏ nhà bỏ núi sông…!

    Hoài Việt - Nguyễn Vĩnh Tường
    Last edited by Pleiku; 11-08-2013 at 08:10 AM.

  6. #2066
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Thưa các bạn , cô Tigon nhờ tôi nhắn tin rằng , v́ trở ngại internet nên cô ấy chỉ có thể trở về VL khoảng hai tuần nửa .

  7. #2067
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Sự thật về Thác Bản Giốc

    Tác giả : Mai Thái Lĩnh


    Toàn cảnh Thác Bản Giốc vào mùa nước cạn. Bờ nam (hữu ngạn) của sông Quây Sơn là lănh thổ của Việt Nam.
    Bờ bắc (tả ngạn) ngày nay thuộc lănh thổ của Trung Quốc.

    Vào những tháng cuối năm 2011, “Thác Bản Giốc” bỗng nhiên lại trở thành đề tài hàng đầu của báo chí trong nước. Điều khiến cho các nhà báo cảm thấy bức xúc là t́nh trạng mất cân đối giữa hai bên: trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này th́ về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn. Nhiều lư do đă được nêu ra để lư giải: do cơ sở hạ tầng c̣n yếu kém, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do “Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc” chưa được kư kết, v.v… Thậm chí, trên báo Thanh Niên, các phóng viên c̣n biểu lộ ḷng yêu nước bằng cách phê phán các báo phương Tây (như trang mạng News.com.au của Úc hay tạp chí Life của Mỹ) đă “xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lănh thổ Việt Nam” khi chú thích ảnh chụp Thác Bản Giốc là “Detian Falls, China” (Thác Đức Thiên, Trung Quốc).

    Vấn đề đặt ra là: tại sao trong khi chưa kư kết “hiệp định hợp tác”, phía Trung Quốc vẫn có thể tiến hành khai thác du lịch một cách có hiệu quả không cần đến sự hỗ trợ của phía Việt Nam? Ngược lại, tại sao phải cần đến một “hiệp định hợp tác” th́ Thác Bản Giốc của nước ta mới có thể “cất cánh”? Hơn thế nữa, tại sao Thác Bản Giốc lại trở thành Thác Đức Thiên, tại sao một thác nước trước đây được coi là của riêng Việt Nam nay lại trở thành “thác nước chung” của hai quốc gia? Trên báo chí hợp pháp (thường được gọi là báo chí “lề phải”), chưa thấy ai đặt ra những câu hỏi tương tự. Nhưng đó lại là những câu hỏi quan trọng cần được giải đáp nghiêm túc trước khi trả lời câu hỏi “ai mới thật sự là kẻ xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lănh thổ Việt Nam?”.

    1. Thác Bản Giốc có ǵ lạ?


    Bản đồ huyện Thượng Lang – Cao Bằng thời Pháp thuộc.
    Hai chữ Ban Gioc trên bản đồ là “làng” Bản Giốc ở gần thác nước.

    Thác Bản Giốc là một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta ở vùng biên giới Việt – Trung. Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, thác này nằm trong địa phận của huyện Thượng Lang, ngày nay thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên các bản đồ của vùng này, vị trí của thác nước thường không được ghi rơ; hai chữ “Bản Giốc” được nh́n thấy trên bản đồ thật ra nhằm để chỉ một bản (làng) của người Tày ở gần thác nước chứ không nhằm chỉ vị trí của thác nước (ảnh 2).

    Điều ǵ làm cho Thác Bản Giốc trở thành đặc sắc so với tất cả các thác nước trên toàn cơi Việt Nam? Trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam (ấn bản năm 1977), nhà địa lư học Lê Bá Thảo đă miêu tả Thác Bản Giốc như sau:

    “Sông Quây Sơn ở phía bắc Thượng Lang sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc th́ đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9), nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xóa, làm đoạn thung lũng ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên băi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng bị vây quanh bởi những bức tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề gây cho chúng ta cảm giác sợ hăi. Trái lại, phong cảnh lại cực kỳ đẹp đẽ và b́nh dị.”[2] “Ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m” chính là vẻ đẹp cốt lơi của Thác Bản Giốc, làm cho nó khác hẳn tất cả các thác nước khác ở nước ta.

    Nếu nh́n một cách toàn diện, Thác Bản Giốc bao gồm hai phần. Phần thác chính ở phía bắc là “ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m” như trên vừa nói - tạm gọi là “thác ba tầng”; phần thác phụ ở phía nam là “ba ḍng thác” đổ từ trên cao xuống tương tự những thác thường thấy trong khắp cả nước, không có ǵ đặc sắc. Vào mùa nước lớn, khi nước chảy tràn trề, người ta có thể nh́n thấy rơ ba ḍng thác làm nên thác phụ; nhưng đến mùa khô, nơi đây chỉ c̣n các ḍng nước teo tóp đổ vào một vũng nước hẹp. V́ thế có thể nói phần thác chính mới là “linh hồn” của Thác Bản Giốc. Những h́nh ảnh ngày xưa thường thấy trên các sách ảnh hay lịch treo tường thường là ảnh của phần thác chính. Do đó trước đây mỗi khi nghe nói đến Thác Bản Giốc, ít ai biết đến phần thác phụ. Điều đáng nói hơn cả là: vẻ đẹp của Thác Bản Giốc – dù là thác chính nói riêng hay toàn bộ hai phần của thác, chỉ thể hiện một cách trọn vẹn khi được nh́n ngắm từ chính diện hay từ phía “bờ bên kia”, tức là bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Từ bờ Nam (hữu ngạn), chúng ta không thể nh́n thấy toàn cảnh của hai phần thác. Nếu chịu khó đi ra tận doi đất ven sông ở hạ lưu, chúng ta vẫn có thể nh́n thấy “thác ba tầng”, nhưng chỉ có thể nh́n nghiêng chứ không thể nh́n được chính diện (ảnh 3).


    Ḍng chính của Thác Bản Giốc nh́n từ doi đất ở hữu ngạn thuộc lănh thổ Việt Nam

    Như vậy, không cần phải là chuyên gia về du lịch, chúng ta cũng có thể thấy ngay được sự thật: ai sở hữu được bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) sẽ nắm được thế thượng phong trong khai thác du lịch v́ từ phía này, người ta có thể nh́n thấy toàn cảnh của thác (kể cả hai phần chính và phụ), có thể đi ngược ḍng sông bằng thuyền bè đến tận chân thác, thậm chí có thể trèo lên tận đỉnh thác để ngắm cảnh, chụp ảnh, ... Trong khi đó, người nắm giữ bờ phía nam không thể giúp du khách nh́n ngắm tất cả các vẻ đẹp của thác – trừ khi phải nhờ cậy phía bên kia.

    Kể từ khi sở hữu được bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đă đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天, Detian). Theo lộ tŕnh thông thường, các du khách đi từ phía Trung Quốc sẽ được chở bằng xe ca đến một địa điểm ở phía đông-nam của thác. Sau đó du khách sẽ đi bộ một quăng đường và trên đường đi, họ có thể chụp được các tấm ảnh toàn cảnh đẹp như tranh vẽ – kể cả phần thác phụ nằm trên lănh thổ Việt Nam. Du khách cũng có thể dùng bè để đi đến chân thác.


    H́nh ảnh thơ mộng chụp từ phía Trung Quốc

    Du khách dùng bè để đi đến chân thác

    Một lợi thế khác của bờ bắc là du khách có thể trèo lên thượng nguồn, mua sắm ở chợ trời biên giới để rồi sau đó trở lại phía hạ lưu, không cần phải sang bờ phía nam.

    Tóm lại, phía Trung Quốc có thể tự ḿnh khai thác du lịch ở thắng cảnh này. Ngược lại, nếu muốn khai thác du lịch có hiệu quả, lôi kéo được khách quốc tế, phía Việt Nam buộc phải nhờ vả ông bạn “16 chữ vàng”, mà đă nhờ vả th́ đương nhiên phải chấp nhận các điều kiện do phía bên kia đặt ra.


    Thác Bản Giốc: đường lên thượng nguồn từ bờ bắc.

    Việc Trung Quốc nắm được ưu thế trong kinh doanh du lịch ở khu vực Thác Bản Giốc không cần đến Việt Nam đă mặc nhiên bác bỏ luận điệu của các nhà ngoại giao khi cho rằng “trong việc phân chia, ta vẫn được phần nhiều hơn v́ được toàn bộ phần thác phụ cộng với một nửa phần thác chính”. Thật ra, cách lập luận này của ông Vũ Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) vào năm 2009 chỉ là một sản phẩm của thuật ngụy biện nhằm lừa dối dư luận. Nếu xem xét Thác Bản Giốc như một thắng cảnh đẹp, một tài nguyên thiên nhiên th́ vấn đề chính không phải là giữ được phần nhiều hơn (toàn bộ thác phụ cộng với một nửa của thác chính), bởi v́ phần bị mất đi (nửa thác chính) tuy ít hơn, nhưng cộng với toàn bộ bờ bên trái sông Quây Sơn lại chính là phần đẹp nhất, phần quan trọng nhất của thắng cảnh. Bài toán chủ quyền không chỉ đơn thuần là một bài toán cộng trừ như ông Vũ Dũng (và những người lănh đạo ở phía sau) đă “tính toán”. Đó là chưa kể đến giá trị của bờ bắc (tả ngạn) sông Quây Sơn xét về mặt quốc pḥng, giá trị mà không có bài toán số học nào có thể lấp liếm được, như chúng ta sẽ t́m hiểu ở phần sau.

    (C̣n Tiếp)

  8. #2068
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Sự thật về Thác Bản Giốc
    (Tiếp Theo)

    2. Tại sao phải chia một phần Thác Bản Giốc cho Trung Quốc?
    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Thu Uyên (phóng viên của trang mạng VASC Orient)[3] vào đầu năm 2002, ông Lê Công Phụng (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) đă phát biểu như sau:

    “Ông LCP: Về thác Bản Giốc, th́ đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. C̣n đối với chúng ta, thác này đă đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng. Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, th́ chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.
    VASC Orient: Tức là cột mốc đang tồn tại đă được cắm từ thời Thanh?

    Ông LCP: Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đă được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc th́ thác được coi như một ḍng sông, một ḍng suối. Đă là sông suối th́ đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. C̣n đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, th́ đường biên giới phải đi theo rănh sâu nhất.

    VASC Orient: Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?

    Ông LCP: Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát th́ mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm thước. V́ vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.

    Trước t́nh h́nh như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lư, thỏa đáng phù hợp với mặt pháp lư. Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lư Thanh - Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng, lănh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đ̣i hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được. Lẽ ra theo thực tiễn th́ chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đă thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả 2 bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên ḿnh.

    Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất th́ hoàn toàn vô lư. Pháp lư lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.”

    Tóm lại, theo ông Lê Công Phụng, do phát hiện một cột mốc “nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối” cách Thác Bản Giốc “khoảng mấy trăm thước”, cho nên đoàn đàm phán của Việt Nam mới phải tính toán lại chủ quyền đối với Thác Bản Giốc.


    Bản đồ khu vực 186 C (vùng tranh chấp ở Cồn P̣ Thoong)

    Tấm bản đồ 186 C về khu vực tranh chấp cồn P̣ Thoong được công bố trên báo Diễn Đàn của Việt kiều tại Pháp vào năm 2002 . Được giới thiệu là “tài liệu mật” ṛ rỉ từ Thường trực Bộ Chính trị ĐCSVN, tài liệu này nhằm giải thích lư do tranh chấp giữa hai bên. V́ “phát hiện” ra cột mốc 53 cho nên dựa theo “luật pháp quốc tế”, đường biên giới phải chạy ở phía nam cồn P̣ Thoong dựa vào trung tuyến của ḍng chảy chính và như thế, toàn bộ cồn P̣ Thoong phải thuộc về Trung Quốc; phía Việt Nam chỉ được 1 phần 3 của thác chính.

    Theo giải thích chính thức đăng trên Tạp chí Cộng sản th́ sau nhiều lần đàm phán gay go, hai bên đă đạt thỏa thuận: “Đường biên giới đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn P̣ Thoong rồi đến điểm giữa của mặt thác chính. Như vậy, toàn bộ thác phụ và 1/2 thác chính quy thuộc Việt Nam. Hai bên cũng thoả thuận sẽ bàn bạc việc hợp tác phát triển tiềm năng du lịch tại Thác Bản Giốc."

    Nh́n vào tấm bản đồ do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố (ảnh 8), chúng ta thấy đường biên giới được vạch từ cột mốc số 835 (là cột mốc mới thay cho cột mốc 53 trước đây) đi qua cồn P̣ Thoong (trong ảnh ghi là cồn P̣ Đon) đến điểm giữa của thác chính (thác ba tầng) và sau đó đường biên giới chạy theo trung tuyến của ḍng sông Quây Sơn. Để giải quyết tranh chấp theo cách phân chia phức tạp đó, từ cột mốc 835 c̣n sinh ra thêm nhiều cột mốc phụ: cột mốc phụ 835/1 nằm sát bờ sông, cột mốc phụ 835/2 nằm trên cồn P̣ Thoong và hai cột mốc phụ ở hạ lưu: 836 nằm ở tả ngạn trên lănh thổ Trung Quốc và 836(2) nằm trên doi đất thuộc lănh thổ Việt Nam (giữa thác chính và thác phụ).


    Sơ đồ Thác Bản Giốc và đường biên giới mới

    Nhưng tại sao cồn P̣ Thoong lại bị chia cắt theo công thức “1 phần 4 thuộc về Việt Nam, 3 phần 4 thuộc về Trung Quốc”? Ông Nguyễn Hồng Thao, Phó giáo sư Tiến sĩ, thành viên đoàn đàm phán, giải thích như sau:

    “Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế, đường biên giới đi theo trung tuyến ḍng chảy phía Nam cồn P̣ Thoong, hai bên đă điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn P̣ Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam.”

    Điều đó có nghĩa là: đáng lẽ “theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế” th́ cồn P̣ Thoong (rộng khoảng 2,6 hec-ta) hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, nhưng do “ta đă đấu tranh quyết liệt và bạn đă nhân nhượng”, cho nên hai bên mới điều chỉnh đường biên giới để Việt Nam c̣n sở hữu được 1 phần 4 cồn. Nhưng điều kỳ lạ là trên cồn P̣ Thong c̣n có “dấu tích Trạm thủy văn xây dựng vào những năm 1960”. Trạm thủy văn này do ai xây dựng; kẻ xây dựng đó là kẻ lấn chiếm hay là kẻ sở hữu cồn P̣ Thong? Không thấy ai giải thích rơ điều này.


    Cách phân chia lại Thác Bản Giốc

    Có một chi tiết cho thấy cách tư duy và lập luận rất kỳ lạ của các nhà ngoại giao Việt Nam: phần thác chính (ba tầng) được gọi là “thác thấp”, phần thác phụ (ba ḍng) lại được gọi là “thác cao”. Độc giả có thể nh́n vào ảnh để thấy giữa “thác cao” ở phía trái và “thác thấp” ở phía bên phải, bên nào cao hơn bên nào?

    3. Ai là chủ nhân thật sự của Thác Bản Giốc?

    Như trên đă dẫn, ngay cả ông Lê Công Phụng cũng cảm thấy khó hiểu: “Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc.” Điều làm chúng ta ngạc nhiên là nếu thật sự cảm thấy “khó hiểu”, tại sao các nhà ngoại giao lại không tham khảo ư kiến của giới trí thức?

    Nếu xét về tài liệu th́ chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh toàn bộ Thác Bản Giốc là của Việt Nam. Chỉ xin dẫn chứng một số tài liệu sau đây:

    1) Trước hết là tài liệu của nhà địa lư học Lê Bá Thảo. Trong cuốn sách Thiên nhiên Việt Nam đă dẫn (ấn bản 1977), tại trang 78, có đăng tấm ảnh chụp cảnh Thác Bản Giốc nhưng chỉ chụp thác chính, tức thác ba tầng.


    Ảnh Thác Bản Giốc in trong sách của ông Lê Bá Thảo

    Điều đáng chú ư là ḍng ghi chú bên dưới: “Trên sông Quây Sơn ở ngay biên giới”. Nh́n vào tấm ảnh, chúng ta thấy ảnh được chụp từ một doi đất nằm ở hạ lưu của thác chính phía bên bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Đây chính là bằng chứng cho thấy ở tả ngạn của ḍng sông phía dưới chân thác chính vẫn có một phần đất thuộc lănh thổ Việt Nam. Ngày nay phần đất này đă chính thức bị cắt cho phía Trung Quốc cho nên người Việt không c̣n có thể đứng trên lănh thổ của ḿnh để chụp những tấm ảnh tương tự.

    Cũng trong cuốn sách nói trên, có một bản đồ “Miền Đông - Bắc” đăng ở trang 41. Nh́n vào tấm bản đồ này, chúng ta thấy địa điểm Thác Bản Giốc nằm trong nội địa nước ta. Mặc dù đây chỉ là một tấm bản đồ vẽ tay, nhưng một khi tác giả (vốn là một nhà địa lư học nổi tiếng của miền Bắc) đă dám ghi vị trí của thác nước như thế, chắc hẳn ông phải dựa vào tài liệu địa lư chính xác cùng với sự kiểm tra thực địa. V́ vậy, có thể coi đây là một tài liệu đáng tin cậy.

    2) Tác giả Trương Nhân Tuấn ở hải ngoại t́m được một cuốn sách xuất bản năm 1895 có tên là Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si (Ở Bắc Kỳ và trên vùng biên giới Quảng Tây) của Thiếu tá Famin - Phó Chủ nhiệm Ủy ban cắm mốc biên giới Trung-Việt năm 1894. Tại trang 12 và 13 có đoạn viết về Thác Bản Giốc:

    “Trong phần phía Bắc (của khu quân sự thứ hai, Deuxième Territoire), ḍng sông xinh đẹp mang tên Qui-Thuận chảy ngang qua đó theo hướng Phủ Trùng Khánh. Đây là một phụ lưu trực tiếp của sông Tây Giang (Si-Kiang). Ḍng sông này rộng 60 m, đi vào đất Bắc Kỳ bằng cửa Ai Lung và ra khỏi nơi đây (để vào đất Trung Hoa) tại một điểm gần đồn Trung Hoa có tên Nam-Ton, sau khi đă tưới một thung lũng rộng lớn cực kỳ ph́ nhiêu.
    Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, ḍng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m. Cột nước khổng lồ rơi ầm ầm xuống một bồn nước thứ nhất, từ đó nó nảy lên thành những chùm tia nước sủi bọt trên những bậc thang đá vôi nhẵn bóng. Vào mùa mưa, thác nước này trưng ra một dáng vẻ tuyệt vời, tiếng động của thác nước có thể nghe được từ xa và dội vào những vách núi nghe như tiếng sấm, trong khi những đám mây hơi nước h́nh thành ở vùng lân cận và tan ra thành một đám mưa nhỏ thật sự.”


    Trích đoạn trang 12 – sách của Famin: sông Quây Sơn được ghi là Qui-Thuan

    Trong đoạn văn này, cần chú ư đến câu: “Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, ḍng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m”. Câu này cho thấy “thác nước tuyệt đẹp” (tức Thác Bản Giốc) cách điểm ḍng sông Qui Thuận (tức sông Quây Sơn) rời lănh thổ Việt Nam khoảng 2 km. Nói cách khác, ở bờ trái (tả ngạn) của sông, có một dải đất dài khoảng 2 km thuộc lănh thổ Việt Nam. Như thế trong khoảng 2km tính từ Thác Bản Giốc, đường biên giới không thể là trung tuyến của ḍng sông như “cách thức phân giới” mà các nhà ngoại giao của hai nước đă “sáng tạo” ra dựa theo Hiệp ước 1999.

    Một điều đáng chú ư khác trong đoạn văn này: tên sông được ghi là Qui-Thuan (Qui-Thuận). Trong bài viết “Biên Giới Việt Nam: vùng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây”, dựa trên tài liệu của nhà Thanh, ông Trương Nhân Tuấn cho biết sông Long (tức Tả Giang) có một phụ lưu tên là sông Qui Thuận và ở sát biên giới Việt Nam có một châu tên là Châu Qui Thuận 歸順州. Điều này phù hợp với Đại Nam Nhất Thống Chí, v́ sách này cho biết giáp với Phủ Trùng Khánh về phía bắc là “châu Qui Thuận thuộc phủ Trấn Yên nước Thanh”. Chúng ta có thể phỏng đoán: tên của ḍng sông bắt nguồn từ tên của địa phương (châu Qui Thuận) – nơi phát nguyên của sông. Trong các bản đồ cũ, tên phiên âm la-tinh của sông Quây Sơn là Kouei Chouan; nhưng trong các tài liệu của Trung Quốc ngày nay, tên của ḍng sông Quây Sơn là Guichun, 歸春河, đọc theo âm Hán-Việt là "Qui Xuân hà".

    3) Trong số các bưu ảnh do nhà nhiếp ảnh Pierre Dieulefils chụp, chúng ta t́m thấy tấm ảnh mang số 832. Tấm ảnh này được ghi chú như sau: “TONKIN - Région de Cao-Bang – Cascade de Ban-Giot – Passage du gué par une compaghie de tirailleurs tonkinois” (BẮC KỲ - Vùng Cao Bằng - Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông).

    Bưu ảnh 832 của Pierre Dieulefils:
    Thác Bản Giốc - Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông.

    Nh́n vào tấm bưu ảnh (ảnh 13), chúng ta thấy những người lính Việt dưới sự chỉ huy của một người Pháp đang lội qua sông từ phía bên kia (tả ngạn) vào mùa nước cạn. Thác trong ảnh là thác chính ba tầng chứ không phải thác phụ ba ḍng. Điều này chứng minh bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) ngay dưới chân thác là đất của Bắc Kỳ (Việt Nam) chứ không phải đất của Trung Quốc, v́ thế chỉ huy người Pháp và binh lính người bản xứ mới có thể đi tuần tra bên kia bờ sông và từ bên đó trở về.

    4) Trong bài viết “Tấc đất tấc vàng” được công bố vào năm 2005[11], ông Hàn Vĩnh Diệp – một đảng viên ĐCS, cán bộ hưu trí, người đă từng nhiều năm công tác ở vùng Cao Bằng trước năm 1975, kể lại:

    “Năm 1965 chúng tôi được tham gia đoàn khảo sát thực tế để biên soạn sách giáo khoa - Tập đọc cấp I của Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc. Hai khu giáo dục ngoài nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa vở ḷng - cấp I tiếng Thái, Mèo, Tày - Nùng; c̣n phải soạn cả sách giáo khoa Tập đọc tiếng Việt. Một trong những điểm khảo sát đợt ấy là Kênh Copáo và thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Kênh Copáo lấy nguồn nước từ một đầm trũng bên kia biên giới Trung Quốc (huyện Tỉnh Tây, Quảng Tây) cho các cánh đồng phía Bắc huyện Trùng Khánh. (…) Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta.”

    5) Trong bài báo đăng trên Vietnam Net đă được trích dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao – thành viên đoàn đàm phán, đă tiết lộ: trên cồn P̣ Thoong vẫn c̣n “dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960”.


    Cột mốc 53 cũ (bên trái) nằm cạnh cột mốc 835 mới (bên phải)

    Nếu xem lại “bị vong lục” (hay c̣n gọi là giác thư, memorandum) năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chúng ta thấy có đoạn: “Tại khu vực mốc 53 (xă Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đă công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đă huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố pḥng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lănh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đă rồi, xâm phạm lănh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn P̣ Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.”

    Như vậy, trạm thủy văn này rơ ràng là do phía Việt Nam xây dựng, bởi v́ trước năm 1976, cồn P̣ Thoong vẫn c̣n thuộc về lănh thổ Việt Nam và “chính quyền Bắc Kinh cũng đă công nhận sự thật đó”. Đây chính là một bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam đối với cồn P̣ Thoong.


    Cột mốc phụ 835-1 nằm đối diện với cồn P̣ Thoong

    Việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm cồn P̣ Thoong vào năm 1976 và phá hủy trạm thủy văn ở nơi đó không thể che lấp được sự thật: trước đó Việt Nam là chủ sở hữu của cồn này, và đương nhiên là chủ sở hữu của toàn bộ Thác Bản Giốc. Toàn bộ hồ sơ về việc thành lập và quá tŕnh hoạt động của trạm thủy văn chính là một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam. Điều này chứng tỏ cột mốc 53 nằm sai vị trí, và việc nó bị dời đến địa điểm hiện nay là do phía Trung Quốc thực hiện sau khi đă chiếm cồn P̣ Thoong.

    Ngược lại, nếu khẳng định như ông Lê Công Phụng rằng cột mốc 53 đă tồn tại nơi đó (trước mặt cồn P̣ Thoong) từ khi kư hiệp định Pháp - Thanh th́ kẻ xâm chiếm cồn P̣ Thoong, vi phạm hiệp định Pháp - Thanh chính là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa khi cho xây dựng trạm thủy văn vào thập niên 1960. Khi công bố điều này, không lẽ ông Lê Công Phụng muốn chuẩn bị cho t́nh huống Đảng cộng sản Việt Nam sẽ công khai xin lỗi Đảng cộng sản Trung Quốc về việc xâm chiếm cồn P̣ Thoong vào thập niên 1960?

    Tóm lại, từ chỗ là một thác nước hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau hiệp ước 1999 một phần thác chính lại trở thành sở hữu của Trung Quốc. Từ chỗ toàn bộ bờ phía bắc tính từ phía trên thác cho đến tận chân thác đều là của Việt Nam, ngày nay toàn bộ bờ bắc – tính từ cột mốc 835 mới cho đến hạ lưu, lại nằm trong lănh thổ Trung Quốc. Sự thay đổi kỳ quặc này nhất định là có liên quan đến cái cột mốc số 53 gây bất ngờ nói trên.

    Để hiểu rơ sự thật, chúng ta cần t́m hiểu cột mốc số 53, đúng hơn là vị trí của cột mốc 53. Phải chăng nó vẫn nằm ở vị trí đó từ khi có hiệp định Pháp - Thanh như các vị chức sắc Bộ Ngoại giao nước ta vẫn khăng khăng khẳng định? Hay nó là một thứ “cột mốc có chân” có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác theo thời gian?

    (C̣n Tiếp)

  9. #2069
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Sự thật về Thác Bản Giốc

    (Tiếp Theo)


    Kỳ 2 – TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM THÁC BẢN GIỐC NHƯ THẾ NÀO?
    Dựa theo những tin tức do Đảng cộng sản Việt Nam công bố qua nhiều thời kỳ, chúng ta có thể tóm tắt quá tŕnh xâm chiếm Thác Bản Giốc của phía Trung Quốc như sau:

    Bước 1: Sửa bản đồ
    “Năm 1955-1956, Việt Nam đă nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng ḷng tin của Việt Nam, họ đă sửa kư hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đă sửa kư hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn P̣ Thoong” .

    Đó là một đoạn được trích từ bản “bị vong lục” (hay c̣n gọi là giác thư, mémorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979. Điều chưa được làm rơ là Trung Quốc đă “sửa kư hiệu” như thế nào? Cho đến nay đă trải qua hơn 30 năm, tài liệu này vẫn c̣n nằm trong ṿng bí mật.

    Việc bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/100.000 bị Trung Quốc sửa chữa với ư đồ không tốt chính là lư do khiến cho phía Việt Nam lâu nay không dám công bố bản đồ của ḿnh, hầu hết các bản đồ được công bố đều là bản đồ của Trung Quốc. Hơn thế nữa, vẫn c̣n một câu hỏi chưa được trả lời: phía Việt Nam đă biết được hành vi “sửa bản đồ” này vào thời điểm nào và tại sao măi đến năm 1979 mới công bố?

    Bước 2: Thực hành việc lấn chiếm
    Năm 1976, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kế hoạch lấn chiếm mà họ đă chuẩn bị từ giữa thập niên 1950. Theo lời tố cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, “phía Trung Quốc đă huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố pḥng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lănh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đă rồi, xâm phạm lănh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn P̣ Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc”.

    Việc Trung Quốc chiếm cồn P̣ Thoong 20 năm sau khi đă “sửa bản đồ” cho thấy kế hoạch xâm chiếm Thác Bản Giốc được chuẩn bị từ trước chứ không phải là hành động ngẫu nhiên.

    Bước 3: Dời cột mốc 53


    Đường biên giới mới với các cột mốc mới

    Để tăng cường thêm bằng chứng cho “hồ sơ pháp lư” nhằm hợp pháp hóa việc lấn chiếm, nhà cầm quyền Trung Quốc đă dời cột mốc số 53 từ vị trí như ta đă thấy trên bản đồ đến một vị trí khác xa hơn về phía thượng lưu nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn P̣ Thoong”, đúng như kế hoạch đă hoạch định từ giữa thập niên 1950. “Cột mốc biết đi” này chính là căn cứ để “hai bên đàm phán” xác định cột mốc mới 835 như chúng ta đă thấy ở phần trên, bởi v́ hai cột mốc 53 cũ và 835 mới nằm sát cạnh nhau


    So sánh hai đường biên giới mới và cũ

    Thử so sánh bản đồ về đường biên giới mới và các cột mốc mới tại vùng này với bản đồ “ Trùng Khánh 6354-IV” năm 1979 do Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980 . Mặc dù địa h́nh của cồn P̣ Thoong và khu vực lân cận cũng như vùng đất phía tả ngạn ở hạ lưu của Thác Bản Giốc đă bị phía Trung Quốc làm biến đổi khá nhiều nhằm che giấu việc chiếm đất, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai đường biên giới mới và cũ. Cột mốc số 53 đă bị dời về phía tây-nam để tạo ra cột mốc mới 835 đối diện với cồn P̣ Thoong. V́ thế, đường biên giới đáng lẽ chỉ trùng với trung tuyến của ḍng sông ở hạ lưu thác lại đi ngang cồn P̣ Thoong ở phía thượng lưu và sau đó chia cắt một nửa phần thác chính cho phía Trung Quốc.

    Hơn thế nữa, về phía tây-bắc của Thác Bản Giốc, ở gần Bản Mom, cột mốc mới 831 cũng xâm phạm vào lănh thổ Việt Nam một cách hết sức rơ ràng. Việc thay đổi cột mốc này giúp cho phía Trung Quốc chiếm gọn cao điểm 787 (Yao Tan Shan) trong khi đường biên giới cũ chia đôi ngọn núi này, mỗi bên một nửa.

    Tóm lại, cột mốc 53 cũ không nằm đúng vị trí của nó, và việc dời cột mốc chỉ nhằm để hợp lư hóa cho việc chiếm cồn P̣ Thoong và một phần Thác Bản Giốc. Thế nhưng ông Lê Công Phụng lại hết sức nhiệt t́nh che đậy sự vi phạm trắng trợn này của “nước bạn” bằng cách khẳng định rằng “Cột mốc đang tồn tại đă được cắm từ thời nhà Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta”. Để củng cố cho lập luận của ḿnh, ông ta c̣n biện bạch: “Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lư Thanh - Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả”. Không rơ “người dân địa phương” nào lại dám khẳng định cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi?

    Cũng theo lời ông Lê Công Phụng: “Cuối cùng, lănh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đ̣i hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được”. V́ không có một nhân vật cấp cao nào trong Đảng đính chính lại lời phát biểu này, chúng ta có thể hiểu đây chính là quan điểm chung của các nhà lănh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là ư kiến riêng của một cá nhân nào .


    Khu vực Thác Bản Giốc (ảnh chụp từ vệ tinh).
    Vùng được đánh dấu là phần thác chính.

    Có một điều mà các nhà lănh đạo Việt Nam cố t́nh tránh né: đó là ư nghĩa của cồn P̣ Thoong và bờ bắc của sông Quây Sơn xét về mặt quốc pḥng. Không cần phải là chuyên gia về quân sự, chúng ta có thể thấy rơ: với việc lấn chiếm 3 phần 4 cồn P̣ Thoong và toàn bộ phần đất ở tả ngạn - từ thượng lưu cho đến hạ lưu Thác Bản Giốc, phía Trung Quốc chẳng những có được lợi thế từ trên cao mà c̣n có được một đầu cầu ngay phía trên thác (cồn P̣ Thoong) để khi cần, có thể làm bàn đạp đưa quân từ phía hạ lưu nhằm tấn công vào bất cứ điểm nào trong vùng thung lũng dọc sông Quây Sơn (xem ảnh 28). Đó là chưa kể đến việc lấn chiếm cao điểm Yao Tan Shan (cao độ 787 m) giúp cho phía Trung Quốc có được một vị trí để có thể dùng pháo binh khống chế vùng thung lũng này từ phía tây-bắc.


    Toàn cảnh Thác Bản Giốc chụp từ phía Trung Quốc

    Bước 4: Hợp pháp hóa hành vi lấn chiếm
    Như trên đă dẫn chứng, trong thực tế quân Trung Quốc đă chiếm đóng cồn P̣ Thoong kể từ năm 1976. V́ vậy việc đàm phán suy cho cùng chỉ xoay quanh vấn đề: Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng toàn bộ cồn P̣ Thoong hay trả lại chút ít cho phía Việt Nam?

    Tương tự như trường hợp ở Ải Nam Quan, nơi đây họ đă trả lại một phần: thay v́ lấy tất cả cồn P̣ Thoong, họ trả lại cho Việt Nam 1 phần 4; thay v́ lấy “phần lớn” thác chính th́ lấy một nửa thác chính. Các nhà lănh đạo thuộc thế hệ Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo xem ra có phần khôn ngoan hơn cha ông của họ: làm ra vẻ nhún nhường, nhân nhượng để có tiếng là “ôn ḥa”, nhưng vẫn thực hiện được mục đích “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn P̣ Thoong”.

    Đường biên giới mới được hoạch định theo thế có lợi cho phía Trung Quốc đă được hiện đại hóa bằng một loạt các cột mốc dày đặc, được định vị bằng các kỹ thuật hiện đại. Điều này sẽ khiến cho các thế hệ người Việt Nam trong tương lai gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc đ̣i lại các phần đất đă bị chiếm đóng – nhất là khi “ván đă đóng thuyền” bởi hiệp ước 1999.

    Cùng với Ải Nam Quan, trường hợp của Thác Bản Giốc cho thấy trong việc đàm phán về biên giới, phía Việt Nam đă nhượng bộ cho phía Trung Quốc đến mức cao nhất, phá bỏ hoàn toàn các nguyên tắc mà Đảng cộng sản Việt Nam đă đề ra trước đó trong bản bị vong lục năm 1979.

    Bước 5: Thác Bản Giốc biến thành Thác Đức Thiên


    Thác nước Bản Giốc riêng của Việt Nam nay đă trở thành “Thác lớn xuyên - quốc gia Đức Thiên”
    (Đức Thiên khóa quốc đại bộc bố). Sự mất mát này là do ai?

    Không rơ khi vạch kế hoạch chiếm một phần Thác Bản Giốc, các nhà lănh đạo thuộc thế hệ Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai có nhắm đến mục tiêu kinh tế - du lịch hay không? Nhưng vào đầu thế kỷ 21, vài thập niên sau khi tiến hành đường lối cải cách do Đặng Tiểu B́nh vạch ra, các nhà lănh đạo Trung Quốc đương nhiên phải nghĩ ngay đến việc kinh doanh du lịch để góp phần phát triển kinh tế cho Tỉnh Quảng Tây, một vùng đất kinh tế c̣n kém phát triển nhưng lại là địa bàn chủ yếu của dân tộc Choang – dân tộc thiểu số đông nhất ở Trung Quốc hiện nay.

    Ngay sau khi kư hiệp định 1999, phía Trung Quốc đă bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch đưa Thác Bản Giốc vào khai thác du lịch chứ không chờ giải quyết trọn vẹn việc cắm mốc ở vùng này. Ngay từ năm 2003, họ đă bắt đầu xây dựng các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng như khách sạn, nhà nghỉ, thuỷ đ́nh, nhà nổi… bên bờ Bắc.

    Mặt khác, để cắt đứt mối quan hệ xa xưa, xóa dấu vết của cuộc xâm chiếm bẩn thỉu, nhằm tô son trát phấn cho một lịch sử mới chỉ gồm toàn những yếu tố “hữu nghị, anh em”, họ đặt cho thác nước một cái tên mới: 德天 (Detian, Đức Thiên). Ngày nay, chỉ cần lên mạng Internet, dùng một công cụ t́m kiếm nào đó như Google hay Yahoo, chúng ta có thể thấy vô số bài viết của các du khách nước ngoài về “Detian Falls” hay “Detian Waterfall” (Thác Đức Thiên), được coi là thác nước biên giới lớn thứ tư trên thế giới sau các thác nước Iguazu (Argentina-Brazil), Victoria (Zambia-Zimbabwe) và Niagara (Hoa Kỳ-Canada), và là thác nước xuyên quốc gia lớn thứ nhất ở châu Á.


    Blogger Điếu Cày tại Thác Bản Giốc

    Khi đặt tên mới cho Thác Bản Giốc, vẽ lại đường biên giới mới tại vùng này, các nhà lănh đạo của Trung Hoa cộng sản hy vọng sẽ xóa sạch các vết tích đường biên giới cũ, để vài mươi năm nữa, các thế hệ trẻ người Việt cũng như người Hoa không c̣n nhớ ǵ đến quá tŕnh xâm lược của một cường quốc chuyên thi hành chính sách đạo tặc đối với các quốc gia lân bang – nhất là các quốc gia nhỏ bé mà ngày xưa các hoàng đế Trung Hoa vẫn thường coi là “phiên thuộc”.

    (C̣n Tiếp)

  10. #2070
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Sự thật về Thác Bản Giốc
    (Tiếp Theo)

    Thay lời kết:

    Mặc dù sự thật đă dần dần được bộc lộ theo thời gian, nhưng câu chuyện về Thác Bản Giốc chưa hẳn đă đến hồi kết thúc. Vẫn c̣n nhiều điều chưa sáng tỏ, nhiều câu hỏi cần được giải đáp:

    1) Trước hết, về căn cứ pháp lư để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn P̣ Thoong và một phần Thác Bản Giốc; Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn P̣ Thoong vào thập niên 1960; Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn P̣ Thoong vào năm 1976 và Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.

    Chúng ta có thể đặt câu hỏi: tại sao các nhà lănh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng đă bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?

    2) Việc Trung Quốc chiếm cồn P̣ Thoong và Thác Bản Giốc không phải là hành động ngẫu nhiên, cũng không phải là chủ trương của một cá nhân hay một phe phái nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Kế hoạch này đă được chuẩn bị ngay từ những năm 1955-56, nghĩa là vào lúc quan hệ Việt-Trung được coi là “hữu hảo”, và được thực hiện từng bước qua từng giai đoạn như đă tŕnh bày ở phần trên. Điều này cho thấy đây là chủ trương chung của Đảng cộng sản Trung Quốc qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ lănh đạo.

    Nhưng Thác Bản Giốc không phải là trường hợp duy nhất. Căn cứ vào bản sơ đồ in ở trang 8 cuốn bị vong lục (giác thư) năm 1979, chúng ta được biết Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan chỉ là 2 trong số 12 trường hợp lấn chiếm điển h́nh. Nếu tính tất cả các vi phạm lớn nhỏ, tính từ 1949 đến 1979 phía Trung Quốc (tức Trung Hoa cộng sản) đă lấn chiếm lănh thổ Việt Nam ở 90 điểm trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung [24]. Như vậy không thể nói là quan hệ Việt-Trung chỉ xấu đi trong giai đoạn 1979-1989. Ngay từ giữa thập niên 1950, nghĩa là giữa lúc t́nh cảm cộng sản Việt-Trung c̣n nồng thắm, đă bắt đầu h́nh thành những mầm mống xấu, những âm mưu đen tối. Tương tự như thế, trong vấn đề lănh hải, ngay khi công bố “hải phận 12 hải lư” vào năm 1958, Đảng cộng sản Trung Quốc đă nuôi dưỡng những mưu đồ quỷ quyệt. Ngay tại điều 4 của Bản tuyên bố, họ đă ghi rơ “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa) thuộc lănh thổ Trung Quốc. Đó chính là sự chuẩn bị cho việc hải quân Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và chiếm đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988.

    Vấn đề đặt ra là: trước một chính sách xâm lược nhất quán như thế, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thừa nhận quan hệ “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thần “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), coi đó như những nguyên tắc căn bản chi phối toàn bộ đường lối ngoại giao giữa hai quốc gia?

    Có thể nói khi chấp nhận một chính sách đối ngoại như thế, Đảng cộng sản Việt Nam đă đặt quyền lợi của Đảng cao hơn quyền lợi của Tổ quốc, đă hy sinh quyền lợi của quốc gia – dân tộc để bảo vệ quyền lợi của chính ḿnh. Thử hỏi: với t́nh h́nh thực tế đó, làm sao nhân dân có thể tiếp tục tin tưởng vào “sự lănh đạo của Đảng” trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông – nơi mà hàng ngày hàng giờ các thế lực dân tộc chủ nghĩa của Trung Hoa cộng sản đang lăm le tiếp tục thực hiện kế hoạch xâm lược mà họ đă chuẩn bị công phu từ hơn nửa thế kỷ?

    3) Quá tŕnh xâm lấn đường biên giới Việt-Trung đă diễn ra từ rất lâu, nhưng măi đến ngày 15.3.1979, nghĩa là gần một tháng sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, người dân mới biết được phần nào sự thật thông qua bản “bị vong lục” do Bộ Ngoại giao công bố. Từ thời điểm đó cho đến nay, ngoài những chi tiết được công bố trong cuốn sách, nhân dân không được biết thêm điều ǵ khác. Không có công tŕnh nghiên cứu mang tính độc lập nào để người dân có thể có thể so sánh, đối chiếu.

    Thật ra, có một số công tŕnh nghiên cứu có thể giúp người dân t́m hiểu vấn đề, nhưng những công tŕnh này thường bị xếp vào ngăn kéo, không được công bố rộng răi. Vào năm 1996, khi cộng tác với nhà xuất bản Thuận Hóa để tái bản cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh, Viện Sử học đă viết trong Lời dẫn như sau: “Năm 1975 tác giả có bổ sung và sửa chữa bản in lần thứ nhất, với ư định tái bản ở miền Nam. Sau khi xem lại tác giả đă bỏ chương nói về biên giới Việt Nam qua các đời v́ thấy tài liệu chưa được đầy đủ. (…) Trong lần tái bản này, chúng tôi đă thực hiện theo di cảo của tác giả lưu lại sau khi qua đời” (sđd, tr. 15). Việc lược bỏ chương về biên giới ấy là ư muốn thật của tác giả hay v́ một áp lực nào khác? Đối chiếu với “sự quên lăng” được dành cho những trận chiến đẫm máu trong suốt thập niên 1980 như trận chiến tại dải đồi Núi Đất (Lăo Sơn) ở Hà Giang năm 1984, cuộc xâm chiếm đảo Đá Gạc-Ma ở Trường Sa năm 1988, v.v. chúng ta có quyền hoài nghi tính chất tự nguyện của việc lược bỏ này.


    Bản đồ xă Đàm Thủy do Ủy ban Biên giới Quốc gia công bố

    Măi cho đến ngày nay, hơn một thập niên sau ngày “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” được kư kết (30-12-1999), thông tin về đường biên giới Việt-Trung vẫn là cái ǵ rất mờ mịt. Mặc dù người dân có thể truy cập vào Internet để xem h́nh ảnh vệ tinh của khu vực giáp giới giữa hai quốc gia, nhưng vẫn không thể nào xác định được đường biên giới mới một cách chính xác. Ngay cả khi truy cập vào Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ hay trang mạng của Ủy ban Biên giới Quốc gia, người ta cũng chỉ có thể t́m ra một thứ “bản đồ” mù mờ và kém chính xác như tấm “sơ đồ” xă Đàm Thủy đăng kèm theo đây.

    Trong khi nhiều vị trí hiểm yếu ở vùng biên giới Việt-Trung đă trở thành “chợ trời biên giới” (ví dụ: cửa khẩu Tân Thanh), trong khi hai bên đang tích cực thúc đẩy sự ra đời của các “khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” th́ bản đồ chi tiết về vùng biên giới Việt-Trung vẫn c̣n là “bí mật quốc gia”, thông tin về vùng này vẫn là thông tin một chiều, mù mờ và không có giá trị khoa học. Người ta có cảm tưởng các cấp có thẩm quyền vẫn t́m cách che giấu, không muốn cho người dân hiểu biết rơ ràng, cụ thể về t́nh h́nh đường biên giới mới. Việc vội vă nhổ bỏ các cột mốc cũ để đưa vào “viện bảo tàng” lại càng làm tăng thêm sự nghi ngờ đó.

    Câu hỏi đặt ra là: trong t́nh trạng bưng bít, che giấu thông tin như thế, giới trí thức – nhất là các nhà khoa học nhân văn, phải làm ǵ để có thể bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền quốc gia? Trông chờ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thành tâm thiện ư “nh́n thẳng vào sự thật” để thực hiện một đường lối cởi mở hơn? Tha thiết “cầu xin” nhà cầm quyền gia ân ban phát một “không gian tự do có giới hạn” để trí thức có thể góp ư hay phản biện? Hay trí thức phải noi gương cụ Phan Châu Trinh và các sĩ phu của Phong trào Duy Tân hồi đầu thế kỷ trước bằng cách tự ḿnh vạch đường đi, nghĩa là mạnh dạn đảm nhận vai tṛ tiên phong trong công cuộc nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí bằng cách phá vỡ ách nô lệ tinh thần đă bao trùm đời sống tinh thần của cả nước ta từ gần nửa thế kỷ nay?

    Có một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ lịch sử: tự do có được bằng sự gia ân chỉ có thể là một thứ tự do bị kiểm soát, chân lư có được bằng sự thỏa hiệp chỉ là chân lư nửa vời hay một nửa của sự thật. Mà trong lĩnh vực khoa học th́ tự do bị khống chế hay một nửa – sự thật chỉ có thể đem lại một thứ khoa học giả hiệu, một thứ khoa học hào nhoáng nhưng phù phiếm với những huy chương và phẩm hàm tuy bề ngoài rất “hoành tráng” và hấp dẫn, nhưng không thể trường tồn qua thời gian và hoàn toàn vô nghĩa nếu xét trên b́nh diện lợi ích của toàn dân tộc. Bài học của học thuyết Lysenko (Lysenkoism) đă từng ngự trị trong ngành sinh học Liên Xô từ cuối thập niên 1920 cho đến tận năm 1964 trước khi bị vứt vào thùng rác của lịch sử, là một ví dụ cực kỳ sinh động của thứ khoa học thừa nhận sự lănh đạo của một đảng chính trị trong một chế độ độc tài toàn trị.

    Đà Lạt, mùa xuân năm Nhâm Th́n, 9-2-2012,
    Mai Thái Lĩnh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •