Page 21 of 471 FirstFirst ... 111718192021222324253171121 ... LastLast
Results 201 to 210 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #201
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Đoạn Trường ai có qua cầu Không Quân

    Đoạn Trường Ai Có Qua Cầu Mới Hay ...
    Có thể nói “ ngày em lên xe hoa, rượu nồng và pháo cưới”, là ngày ấy tôi đă bước ngay vào nỗi đoạn trường, chiến đấu với cả một binh đoàn bóng hồng thầm lặng, vẫn ŕnh rập quanh anh chồng “pilot” hào hoa của tôi, chỉ bay bổng và tán gái là giỏi nhất thế giới.

    Lấy nhau rồi, tôi mới thấy hai câu thơ: “ T́nh chỉ đẹp những khi c̣n dang dở, đời hết vui khi đă vẹn câu thề”, chưa bao giờ lại đúng đến thế. Nhà thơ ấy chắc cũng phải kinh nghiệm đầy ḿnh mới làm được hai câu thơ bất hủ để đời cho nhân thế. Ngày xưa ấy sao anh hiền ghê? Lúc gặp tôi, không thấy anh đàn đúm bạn bè,( sau này tôi mới biết anh thủ, sợ dẫn bạn theo nó tán mất). Thỉnh thoảng có nhậu nhẹt vui anh, vui em, lai rai vài chung rượu, dăm chai bia, anh “pilot” nhà tôi c̣n có thú xính văn chương và mê các em gái hậu phương, hai thứ này lại sát cánh bên nhau như chim liền cánh, như cây liền cành.

    Có lẽ tôi dính với chàng cũng bởi cái tính thích “ngây với gió và thơ thẩn cùng mây” mà nên tội. Thuở ban đầu sao thơ mộng thế? Cứ tưởng tượng những món chàng định tặng cho tôi là đă thấy toàn những thứ trên đời này không có, nào là mây trắng để đan áo mùa đông, nào là những vị sao lung linh trên nền trời nhung thẫm. . . Rồi v́ chẳng bao giờ đem về được, nên tôi thường chỉ được hưởng chút mây trời qua khói thuốc, khói với mây th́ khác ǵ nhau, khi yêu quá hóa mắt mờ, tôi chả bao giờ thắc mắc về những thứ mây bay với trăng sao của chàng, như bài thơ chàng tặng tôi ngày xưa.

    Bài thơ ấy sau này khi lấy chàng, lúc vớ được vài lá thư khác của chàng viết cho “người ta”, tôi mới biết là một trong những thứ “bùa yêu” để chàng tán tỉnh các em gái hậu phương:

    Thôi đừng giận nếu chiều em có đến,
    Có đợi chờ nơi ghế đá công viên,
    Nh́n từng chuyến xe đi, về qua phố,
    Trách một người rồi chẳng muốn gọi tên,

    Thôi đừng giận nếu chiều nay ngoài phố,
    Đă dập d́u bao tài tử giai nhân
    Anh đêm này c̣n phi vụ hành quân
    Không về được đừng buồn em yêu nhé!

    Thôi đừng giận, đừng thở dài khe khẽ,
    Mai mốt về anh hứa sẽ đền em,
    Ngàn v́ sao lấp lánh của trời đêm,
    Và câu hứa trọn đời yêu em măi.”

    Những vần thơ t́nh tứ thủ thỉ nhỏ to như vậy, hỏi làm sao mà lũ con gái tụi tôi lại không "chết ở trong ḷng một tư". Ôi giời! Sau này mới nghĩ ra toàn những món của trời mà chàng dư sức tặng cho tất cả giai nhân trên cơi đời này, vừa “romantic” lại không mất tiền mua, (tiền c̣n đâu mà mua, tháng tháng mụ béo ở Câu Lạc Bộ đă xiết chặt cái sổ lương).
    Tôi cũng không khỏi cảm phục chàng, nghèo kiết thế mà khi yêu chàng vẫn can đảm mang tôi về ở chung một nhà, ngủ chung một giường, ăn chung một niêu. . .

    Cứ xem ra không ai hạnh phúc bằng ngày hai đứa về với nhau. Chàng lương bổng chẳng bao nhiêu, tôi học tṛ vốn liếng chẳng có, đồ đạc là hai chiếc va ly, nồi ơ bát đĩa đă có lũ bạn yểm trợ hôm đám cưới, căn pḥng bé tí tẹo đủ kê một cái giường, cái bàn ăn cơm, cái kệ sách và một chỗ để làm bếp.

    Pḥng vừa để ngủ vừa nấu nướng, cho nên lúc thoang thoảng mùi nước hoa, lúc phảng phất mùi nước mắm, hai vợ chồng son khi đang yêu nhau, dẫu mùi vị chẳng lấy ǵ là thơm tho vẫn cứ thấy hạnh phúc.

    Sau này, khi cho ra đời hai tư nhau, tôi mới chán chường cho cái văn chương thơ thẩn của chàng,(và cả của tôi nữa). Nếu không có nghề lính đính kèm, có lẽ suốt đời chỉ ăn gạo luộc chấm nước mắm (nói theo văn chương của một anh Không Quân).

    Ngoài chuyện bay bổng, anh "pilot" nhà tôi h́nh như không muốn động đậy một thứ ǵ trong nhà, kể cả những khi vợ bận túi bụi, con khóc ḷi rốn ra th́ anh cũng cười, để thằng nhỏ khóc cho khỏe người, nở phổi. Thỉnh thoảng ống nước chảy, điện bị đứt cầu ch́, chàng cứ tỉnh bơ như là chuyện nhà hàng xóm, nếu lúc ấy chàng đang mải đọc truyện, làm thơ, đừng ḥng chàng nhúc nhích, sợ mất đi nguồn cảm hứng.

    Nhà có dư đồng nào chàng cúng vào mấy tiệm sách, trong nhà toàn những sách và báo, thơ, nhạc. . .Không có ǵ để chơi, hai thằng cu nhà tôi lục lọi t́m giấy để xếp máy bay, bèn bị bố cho ăn mấy bạt tai sưng cả mặt, chưa kể chàng không tiếc lời nhiếc móc “con hư tại mẹ”. Trời ơi là trời, ai ngờ lại có lúc nên nông nỗi này, ai nói chuyện văn chương, sách vở, chàng nhớ như in, cuốn nào , chương mấy, gịng nào chàng như khắc vào bụng, c̣n chuyện mua sữa cho con chàng quên tiệt, có cái đám cưới phải mừng chàng không nhớ, giờ chót đóng bộ xong, phải chạy vội về nhà cầu cứu mẹ vợ.
    Giá chàng tiết giảm được thứ văn chương vớ vẩn có phải đời tôi đă đỡ khổ. . .

    Khi tôi nhếch nhác với hai thằng cu lớn, cu bé, chàng vẫn thong thả để ḷng thênh thang với các em gái hậu phương. Bao nhiêu thứ thơ thẩn văn chương đẹp đẽ chàng để đâu mất biệt, lúc luẩn quẩn ở nhà chàng cứ ư ử câu ca dao:
    Em như cơm nguội dành khi đói ḷng


    Chao ơi! Tức đến chảy nước mắt, tức đến nghẹt thở mà chết, nhưng ngay cả th́ giờ để căi nhau với chàng cũng không có.
    Mấy thau quần áo dơ, chậu bát đĩa bẩn, hai thằng ranh con nghịch ngợm như bố hồi c̣n bé, tôi ngậm đắng nuốt cay làm thứ cơm nguội cho chàng đỡ ḷng khi bị em gái hậu phương cho leo cây.

    Khi không c̣n t́m được nguồn cảm hứng ở vợ con, chàng đi t́m nguồn hứng khởi ở các em mới nhớn, đang thơ thẩn mộng mơ, nhác thấy mấy anh “áo liền quần” là tim đă đập loạn xạ lên, dạo ấy các anh phi công đang là thần tượng của liền bà con gái.

    Trong đám “quần hồng” ấy, có mấy em sinh viên, thích thuyết hiện sinh, thích vẻ phiêu bạt giang hồ của chàng phi công, thêm nét hào hùng của chàng trai thời loạn, cái ấy anh nhà tôi có đủ. Khi cần một chút nghệ sĩ cho thêm phần tŕnh diễn, đôi mắt anh cứ " lơ tơ mơ" theo kiểu " em là gái trong song cửa, anh là mây bốn phương giời", các em mê anh "pilot" nhà tôi như điếu đổ.

    Cứ phân tích thành phần “em gái” bao quanh chàng, anh "pilot" nhà tôi phải đóng nhiều vai lắm. Lúc thủ ông chú hờ để dỗ dành cô cháu gái hay hờn, khi lại làm ông anh ruột “dư” để tâm t́nh thủ thỉ, c̣n với các nàng cao cấp trí thức hơn, chàng rất thần t́nh qua vai chàng trẻ tuổi học thức, văn nghệ, chinh phục nội tâm, rất cao ngạo để rồi cũng hết sức khả ái khi cá đă cắn câu.

    Bao nhiêu đường đi nước bước, cũng như bí kíp của chàng tôi thuộc hết, từ chuyện vặt như tháo nhẫn hong tay ra nắng, cho phai đi dấu tích anh đàn ông có vợ, rồi về nhà nói vu vơ với vợ chuyện vướng tay để tháo chiếc nhẫn cưới, tôi đă đi guốc vào bụng chàng. Tôi c̣n biết đánh hơi từng mùi nước hoa thoang thoảng trên áo chàng, (chàng nói dối phải trực hành quân), để đánh giá đối thủ, hạng b́nh dân hay mấy em cao cấp, ḥng đối phó trong t́nh trạng khẩn cấp. Lắm khi tôi cũng buồn tôi lắm, nhưng “ gặp thời thế, thế th́ phải thế”, chứ tôi có muốn đồng hóa ḿnh với Hoạn Thư đâu.

    Có điều anh "pilot" nhà tôi đi đâu th́ đi, tán ai th́ tán, vẫn ít khi bỏ cơm nhà, quà vợ. Khi biệt phái xa nhà, từ xa xôi chàng vẫn gọi điện thoại về t́nh nghĩa ân cần lắm:

    “ Cho anh nghe thằng cu nó khóc một tư, gớm, sao nhớ thế không biết.”
    “ Chỉ nhớ thằng cu thôi à?” Tôi hờn giỗi nhắc chàng.
    Bên kia đầu giây, anh "pilot" nhà tôi ngọt như mía lùi:
    “ Nhớ “ mẹ thằng cu” lắm, thằng cu chỉ ưa phá đám thôi”.

    Không biết chàng có nhớ thật hay không, nhưng chỉ bấy nhiêu cũng làm tôi quên hết , không c̣n giận hờn anh chồng tài xế máy bay của ḿnh. Ông xếp lớn của chàng, lúc đang dung dăng với đào, vợ xuống thăm c̣n hùng dũng đuổi về v́ bận phi vụ hành quân, xem ra anh chồng tôi c̣n khá hơn khi chưa đủ can đảm hắt hủi vợ. Khi đi xa về, anh "pilot" quần áo tóc tai bơ phờ, bao giờ cũng xách theo hũ mắm Châu Đốc, bưởi Biên Ḥa, ṣ huyết Rạch Giá, toàn những món tôi thích, cho nên cũng chả muốn truy t́m cái sợi dây chuyền đeo trên cổ anh có cài vành móng ngựa ở đâu mà có.

    Món quà t́nh yêu này chắc có phần linh ứng với số phận của chàng, nên v́ thế sau ngày 30 tháng tư, chàng lănh đủ bảy năm trong tù Cộng Sản, lúc ấy không thấy có em gái hậu phương nào xách túi thăm nuôi cho trọn t́nh trọn nghĩa.

    Lính Không Quân chỉ biệt phái xa nhà lâu lắm là dăm bữa, nửa tháng, đâu có hành quân mút mùa lệ thủy như binh chủng bạn, vậy mà cứ sểnh ra là chàng có mèo. Lúc nào nh́n mặt chàng cũng như tương tư ai. Dạo quen nhau tôi rất ưa cái kiểu nh́n lăng đăng như thế, nhưng bây giờ th́ thấy khó chịu lắm. Ở nhà, không đùa với con chàng cũng giỡn với mèo,(mèo bốn chân), chắc là khi vuốt ve mèo này chàng lại nhớ mèo kia, v́ cả hai đứa chúng nó cùng mềm mại giống nhau.

    Có lần lúc bỏ đồ giặt, chàng bỏ quên lá thư t́nh trong túi áo bay( áo bay nhiều túi lắm, nên sơ hở cũng phải). Lúc bị cật vấn, mặt chàng cứ ngớ trông rất tội.

    À, th́ ra là thư của cô cháu gái, hai giờ sáng không ngủ được ḅ dậy viết thư cho chú, kể chuyện vu vơ về trăng, về sao, về gió, về âm thanh con tàu rù ŕ trên không gian, toàn những thứ có liên quan, dính dáng đến vùng trời của chàng. Chém chết th́ anh "pilot" nhà tôi cũng đă từng tặng người ta bài thơ “mây trời và sao đêm”, toàn những thứ không mất tiền mua mà cũng không mang về được.

    Khi bắt gặp quả tang chàng hết đường chối, thề sống thề chết là có tán tỉnh ai đâu, đấy là cháu nó “tán” đấy chứ, có ǵ mà đă ghen ( thật oan ơi ông Địa). Sống với chàng, cứ ghen thật, ghen bóng, ghen gió cũng đủ ốm người mà phai tàn nhan sắc. Lắm lúc tôi ước ḿnh thành Hoạn Thư, thiến phăng cái “của nợ” cho chàng hết “vác súng” đi mây về gió, nhưng nh́n quanh th́ bạn bè chàng ông nào cũng rứa, thời buổi chiến tranh, thần chết hằng ngày nuốt trững đi bao nhiêu thế hệ thanh niên, cuộc đời nay sống mai chết có ǵ vui ngoài tṛ chơi súng đạn.

    Tội nghiệp anh "pilot" hằng ngày phải đối diện với bao nguy hiểm, lắm khi bay bổng vào vùng trời lửa đạn, về nhà ngậm thin thít không hở miệng than van, sợ vợ buồn. Được cái, lúc con nóng sốt co giật, lúc vợ ốm không làm được việc nhà, chàng hùng dũng đi chợ, nấu cơm, đổ bô, rửa đít cho con, để rồi khi thấy cả nhà tỉnh táo, chàng lại phây phả thả hồn đi tám phương, bốn hướng.

    Bây giờ, tuổi đă về chiều, đầu đă hai thứ tóc, mấy thằng cu con lủng lớn xộn cả rồi, lúc này tôi có là “cơm nguội” th́ chắc ǵ chàng đă nhai nổi. Chàng nay như con chim già mỏi cánh, thấy trời xanh cũng muốn rụng rời, thú vui “tiền tuyến, hậu phương” năm xưa cũng hết, những lúc buồn t́nh chàng gọi phôn tán gẫu với bạn bè, ŕnh ŕnh cà khịa với con vợ già cho đời đỡ tẻ lạnh.

    Không ngờ, nay về già anh "pilot" nhà tôi ngủ ngáy khiếp quá. Tôi tưởng chỉ có ḿnh “ ổng”, ai ngờ hôm có mấy ông bạn xa về chơi, ba ông rủ nhau nhậu nhẹt , tâm sự chuyện xưa, chuyện nay, hồi tưởng những ngày ở Quân trường cho đến lúc ra đơn vị, bạn bè kẻ c̣n người mất, sau đó ba chàng phi công năm xưa lăn ra ngáy như sấm. Đêm khuya thanh vắng, ba cái máy cưa xả hết "volume", nghe như âm thanh máy bay vang vọng trên bầu trời chinh chiến thuở nào.

    Lúc th́ vút lên như máy bay phản lực bắt đầu cất cánh rời phi đạo, lúc cành cạch như cánh quạt trực thăng, lúc rù ŕ như Lan 19 tuổi. Cả ba âm thanh ḥa nhịp vào nhau giữa đêm khuya thanh vắng, nghe như một buổi ḥa nhạc, lúc lại giống như cuộc phối trí hành quân khi chiến trường sôi động, giá đêm hôm ấy anh phóng viên cần tường thuật kư sự chiến trường, dư sức viết một bài thật hấp dẫn.

    Cái vụ ngáy của anh "pilot" già nhà tôi cũng là một trong những nguyên nhân mà tại sao lúc già người ta hay căi nhau, đay nghiến nhau và cả bỏ nhau nữa. Đêm đêm, vừa yên giấc điệp là cung đàn muôn điệu lại vẳng lên réo rắt, tôi tức ḿnh huưch vào đương sự như có ư bảo vặn nhỏ "volume" lại, ông ấy lại tưởng ḿnh bắt ăn “cơm nguội” nên càu nhàu:

    “Làm cái ǵ thế? Đêm hôm khuya khoắt không để cho người ta ngủ.”
    “Ngáy ǵ mà ngáy dữ vậy?” Tôi gắt, “ Nhỏ nhỏ cho người ta ngủ, hay là anh bị bệnh đường hô hấp, mai đi lăo bác sĩ tai, mũi, họng, xem có cục thịt dư nào không?”

    “ Dư cái con khỉ”, chàng cáu, “ ngủ ai chả ngáy, chỉ lắm chuyện”.
    Tự nhiên tức không chịu được, tôi mỉa mai:

    “ Ngày xưa mà ngáy như thế, ai người ta thèm lấy”

    Chàng đốp chát ngay:
    “ Thế mà khối em thèm, cũng khối người cứ lồng lộn lên”
    Cứ căi măi thế này tôi thua là cái chắc. Tôi ra điều kiện:
    “ Thôi, mai kiếm cái pḥng ngủ riêng, cứ thế này tôi cũng chết”.

    Chàng pilot già hùng dũng ngồi lên, giọng nghe có mùi cay đắng gớm:
    “ Phải rồi, nay chim già mỏi cánh nên ai cũng chê, giá bây giờ c̣n là ông tướng, ông tá, có ngáy mấy cũng không thấy ai than thở”.

    Lại cái bệnh trầm kha mặc cảm, hoài niệm dĩ văng, không bao giờ chịu nhận là ḿnh mỏi cánh thật rồi. Tôi bực ḿnh ôm gối mền ra "sofa", vậy là yên, không th́ căi nhau đến sáng.

    Lạ quá, tự nhiên để chàng ngủ một ḿnh th́ không nghe ngáy ngó ǵ cả, im lặng một cách khác thường, im đến nỗi nghe được cả tiếng lá lăn tṛn trên mặt đường. Bây giờ lại đâm mất ngủ v́ không nghe tiếng ngáy của “Người”. Bụng nghĩ dại, lỡ chàng tự ái, giận hờn, nín thở luôn th́ có phải ḿnh là kẻ ích kỷ, vợ chồng sống đến chừng này tuổi, trải qua bao vinh nhục có nhau, nay về già lại xa nhau v́ tiếng ngáy.

    Ḷ ṃ, nghe ngóng, không biết anh "pilot" già ngủ hay thức mà không nghe âm thanh trầm bổng ǵ cả, lỡ có chuyện ǵ. . . . thật ân hận. . . .đến suốt đời.

    Hôm trước, chỉ ca cẩm có thế mà lũ con đă nhâu nhâu vào bênh bố, nay có chuyện ǵ chắc khổ cả đời. Đành ḅ vào sờ xoạng xem sao? Lạ thật, cứ im như tờ, không nghe trở ḿnh trở mẩy, lăn lộn như mọi khi. Ḷng dạ lại rối bời v́ lo, ngáy cũng khổ mà không ngáy cũng khổ. Vừa đưa tay sờ thử vào người ổng, bỗng giật thót cả người v́ đă bị chàng tóm được rồi ôm chặt lấy:
    “ Không có em anh cũng không ngủ được, có ngủ đâu mà ngáy hở cưng?”

    NGUYÊN NHUNG

  2. #202
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Không Quần Hay Hai Quần Cũng Thế Thôi !

    Hahahah ! " Đọc truyện như thấy có ḿnh ở trong ".

    Ông Nguyên Nhung này chỉ đại diện cho các ông không quần . Nhưng mà dù hai quần cũng thế thôi .

    Chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt , có đi mây về gió , hay lướt sóng trùng dương , cũng vẫn gửi tâm hồn về nơi có những em gái hậu phương , đang chờ đợi những cánh thơ viết từ KBC .

    Saigon thuở ấy là như vậy đó .

    Thật ra , dù lúc ấy c̣n nhỏ lắm , đám con gái chúng tôi dư biết , lấy chồng lính là phải chấp nhận cái vụ " lính , lính , lính đa t́nh " . Nhưng mà , lớn lên trong thời loạn , nh́n đâu cũng là lính , đâu c̣n đường chọn lựa ? Chẳng lẽ đi lấy mấy tên trốn lính , mỗi lần cảnh sát xét nhà lại phải chui vào trong lu gạo ?

    Ấy vậy mà làm người yêu , hay vợ của lính cũng có những cái vui đó , quư vị ạ .

    Một trong những cái vui đó là : hănh diện khi đi dạo phố với chàng .

    Tà áo dài trắng , quyện bên người hùng cũng trắng tinh , hỏi sao ai không khỏi khen " đẹp đôi " ?

    Những lá thư từ KBC , dù biết thật một , dối mười , mà sao ḷng vẫn háo hức , hồi hộp , mỗi khi nhận thư về .

    Phần sau th́ đúng như ông Nguyên Nhung kể .Cũng đành vậy thôi , đă trót theo nhau cả cuộc đời , những ngày tháng c̣n lại chẳng bao nhiêu , sao chẳng nhừơng nhịn , thương yêu nhau cho cuộc sống xứ người bớt tẻ nhạt ?

    Tigon

  3. #203
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Dẫu "hậu sinh" mà sao vẫn thấy ...có "mình" ?

    Cám ơn bác Cả Thộn posted bài đoc hay quá là hay! TX tuy là kẻ sinh sau nhưng sao vẫn thấy có cái ...quen quen ở trỏng?!

    Còn những "cái vui" chị Tigon đề cập thì em có được ...chiêm ngưỡng lúc ngày xưa mỗi khi ra phố. Nhìn các chị lớn áo dài tha thướt hay xinh xắn trong bộ váy ngắn, mắt long lanh, môi rạng ngời nụ cười đi bên người yêu hiên ngang trong quân phục..., họ hạnh phúc biết chừng nào!

    Nhưng khi có gia đình, đôi khi TX tưởng đến những người vợ lính phải xa chồng đằng đẵng tháng ngày, một mình vất vả lo toan cuộc sống, đêm về héo hắt nhớ mong, lòng xót xa khi nghĩ đến sự gian nan nguy khốn mà chồng mình phải đương đầu ngoài chiến trận,... Ôi, trăm ngàn nỗi đắng cay trải dài qua bao thế hệ con dân VN!

    Các anh chiến sĩ ngoài mặt trận là "rường cột" cuả quốc gia, nhưng các người vợ chiến sĩ chính là "giềng mối" đã giữ gìn cho mái gia đình được yên ấm, thắt chặt tình cảm hậu phương yểm trợ tiền tuyến cuả quân dân miền Nam.
    Đáng ghi nhớ và tự hào biết bao!

  4. #204
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Chợ An Đông và tiệm cơm gà Siu-Siu

    Nguyễn Tường Thiết
    Căn nhà An Đông của mẹ tôi

    PHẦN II

    Căn trên gác là thế giới của chúng tôi. Chúng tôi là tất cả mọi người trong nhà ngoại trừ mẹ tôi. Rộng 4x12 mét vuông căn gác để mấy thứ sau đây đă chật cứng: một cái sập gụ to bằng gỗ quí, một cái đi văng, một tấm phản, một bộ bàn ăn, một tủ gương đựng quần áo, một cái tủ chè dùng làm bàn thờ. Cạnh chiếc bàn ăn đóng sát vào thành tường là một cái giá đựng sách. Treo trên cao là hai bức tranh chân dung bố mẹ tôi do họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ, bức họa bố tôi tay cầm bao thuốc lá và mẹ tôi cầm một miếng cau. Đồ đạc ở trong nhà có bốn thứ mẹ tôi đă mất công thuê chở từ Hà Nội vào, đó là cái cân, cái két sắt để ở dưới nhà và cái sập gụ, cái tủ chè để ở trên gác. Gác là chỗ để chúng tôi ăn ngủ. C̣n chỗ để chúng tôi mơ mộng là hai cái ban công nhỏ được làm đẹp bằng những giàn hoa giấy. Những phút mộng mơ hiếm hoi của chúng tôi tuy thế chẳng bao giờ trọn vẹn v́ ban công lúc nào cũng thoảng mùi cứt mèo chua loét mà mũi chúng tôi không tài nào làm quen nổi. Chả là chợ An Đông có cả một đạo quân những con mèo hoang, chúng cứ nhè những khoảng đất trồng cây rất hiếm hoi để đào bới ỉa bậy. Hàng đêm vào mùa động đực những con mèo hoang này thường đuổi nhau trên thành ban công, những ban công nối sát nhau chạy dài suốt dọc lầu hai của mấy chục căn chung cư. V́ nhà mẹ tôi ở góc nên con mèo bị săn đuổi chạy đến trước nhà chúng tôi là cùng đường, nó quay lại cong ḿnh gầm gừ, rồi tiếng mèo gào động đực ré lên chọc thủng giấc mơ của chúng tôi đánh thức chúng tôi dậy nhiều lần trong đêm.

    Mẹ tôi có cả một thế giới riêng của bà ở nhà dưới. Quanh bà là những người giúp việc. Một người lo việc cơm nước và một người chuyên làm việc nặng khuân vác cau. Trong số những người giúp việc ấy có bà Hai và chú Tiều là hai người mà tôi nhớ đến nhất mỗi khi hồi tưởng về căn nhà cũ của mẹ.

    Bà Hai già lắm, đầu vấn khăn, miệng móm mém, người nhỏ thó, đi đứng ḷm kḥm v́ lưng c̣ng, có tật nói năng lung tung chẳng kiêng nể một ai v́ thế ai cũng ngán bà. Mỗi tối bà có thể cong người nằm gọn lỏn như một con tôm trên mặt cái bàn cân. V́ vậy cái cân trở thành giường ngủ của bà.

    Chú Tiều ở tuổi trung niên người Hoa, đầu hói, quanh năm mặc cái quần xà lỏn phô tấm thân lực lưỡng, nhưng chú lại bị bệnh khùng, suốt ngày nói năng lảm nhảm không thua bà Hai nhưng nói bằng tiếng Tàu chả ai hiểu chú nói ǵ. Không như bà Hai được mướn thường trực và ở luôn tại nhà, chú Tiều sống lây lất trong chợ, được mẹ tôi kêu tới mướn mỗi khi cần có người làm việc nặng. Sau này v́ tội nghiệp muốn giúp đỡ thêm cho chú nên ngay cả những công việc nhẹ như xấy cau, sàng cau hoặc dọn dẹp nhà cửa mẹ tôi cũng nhất nhất gọi chú tới làm, thành thử chú có mặt ở nhà mẹ tôi hầu như thường xuyên. Chú làm việc ǵ cũng raát kỹ lưỡng từng li từng tí lại rất lương thiện không tơ hào của ai một đồng bạc cắc nên rất được mẹ tôi thương. Không ai biết thật rơ tông tích chú Tiều. Dân trong chợ kháo nhau là chú có gia đ́nh ở đường Nguyễn Trăi nhưng cha mẹ chết hết. Chú ở với anh chị nhưng chị dâu không thương, khinh rẻ hành hạ chú v́ thấy chú khùng, chú giận bỏ nhà ra đi, sống lây lất trên các đường phố rồi cuối cùng đến chợ An Đông lượm của dư của đổ của mấy bà gánh bún cơm phở mà ăn. Tối đến chú ngủ ngoài hiên bên hông nhà mẹ tôi. Mẹ tôi thấy tội nên sai người làm mang cái mền nhà binh đắp cho chú để chú đỡ lạnh và đỡ muỗi cắn. Sau này th́ chú t́m được chỗ ngủ tốt hơn ở trong chợ.

    Mẹ tôi mặc chiếc áo cánh, đầu vấn khăn, ngồi trên chiếc sập gỗ dưới nhà đôn đốc người làm và tiếp khách. Bà h́nh như bận bịu suốt này với khách khứa. Khách gồm cả người bán cau lẫn người mua cau. Mẹ tôi từ khi vào Nam không ôm đồm bán bán lẻ bán sỉ cau khô lẫn cau tươi như hồi c̣n ở ngoài Bắc, bà chỉ chuyên bán sỉ cau khô. Nguồn cung cấp cau chính là tỉnh Quảng Nam ở miền Trung và tỉnh Bến Tre ở miền Nam. Mẹ tôi thường xuyên mua cau từ các đại lư của hai vùng ấy mà người đại diện là bà Năm Dung (chúng tôi thường gọi là cô Năm Dung) ở Hội An và bà Thái Nguyên ở Bến Tre. Ngoài ra mẹ tôi cũng mua cau từ đại lư của ông Cơ Tấn ở trong Chợ Lớn. Qua mấy chục năm buôn bán và giao hảo tốt đẹp những người đó đă trở thành những người bạn cau thân thiết của mẹ tôi. C̣n chúng tôi xem cô Năm Dung, bà Thái Nguyên, ông Cơ Tấn như người nhà. Mẹ tôi cũng có nhiều dịp đi Hội An và Bến Tre để t́m hiểu t́nh h́nh cau và mua cau thẳng từ nguồn. Cau khô mẹ tôi mua về được phân loại, cau tốt để riêng, cau mốc được tẩy trắng bằng diêm sinh, được đóng bao rồi bán lại cho các bạn hàng chợ trong vùng Sài G̣n - Chợ Lớn.

    Mỗi lần xe hàng tới là một ngày bận rộn. Chú Tiều được gọi đến. Chiếc xe cam nhông quay đít vào lề đường (xe bao giờ cũng giao hàng vào buổi chiều v́ buổi sáng chợ họp không vào được), cảng phía sau mở, một tấm ván bắc từ sau xe xuống hè làm cầu thang. Quàng một tấm khăn đỏ lên vai chú Tiều lên xe cúi ḿnh kê vai vác từng bao tải cau lớn bước xuống thanh ván. Vào nhà chú nghiêng vai thẩy lên bàn cân để cân trước khi bao cau được chất đống trong nhà. Mẹ tôi lắp cặp kính lăo vào mắt đứng bên cạnh bàn cân, cúi xuống xê dịch quả tạ trên cán cân, xê qua xê lại cho tới khi hai cái mũi cân thăng bằng, rồi bà rút cái que chổi cắm trong một lọ mực tím bắt đầu nghệch ngoạc viết lên trên bao cau: “Cau Mỹ Lợi 41,8 kư”. Chú Tiều trong lúc chờ đợi mẹ tôi cân cau th́ ngửa mặt nh́n trần nhà, đầu nghếch một bên, ngón tay đưa cao chỉ vào một góc tường, miệng nói lảm nhảm tiếng Tiều Châu, như thể chú đang nói chuyện với một con thạch sùng nào đó trên trần nhà. Mặc dù chú có vẻ hoàn toàn lạc hẳn trong thế giới riêng nhưng chú Tiều tỉnh lắm, chú biết rất chính xác khi nào mẹ tôi cân xong. Mẹ tôi vừa cắm cái que chổi vào lại lọ mực th́ tức thời chú cúi xuống sát bàn cân, nghiêng vai vác bao cau lên chất cao trên đống bao tải rồi chú lại lững thững đi ra ngoài, cái đầu nghiêng nghiêng, miệng xùi nước miếng, một cánh tay giơ cao dứ dứ lên trời, chú bước lên tấm ván để sửa soạn vác một bao cau khác.

    Mẹ tôi cân và đánh dấu các bao cau xong th́ giơ một ngón tay đẩy cặp kính lăo xuống sống mũi, khẽ cúi đầu nhướng mắt nh́n quanh quất. “Mấy đứa nó đâu hết cả rồi? Này! Bà Hai, bà lên gác bảo mấy cô cậu xuống tính sổ”. Bà Hai lầm bầm câu ǵ trong miệng, lững thững đi qua nhà bếp để lên gác. Cầu thang hẹp lại dốc, bà đă cao tuổi nên rất ngại mỗi lần phải lên gác, tiếng lầm bầm chắc là để rủa chúng tôi. Khi chúng tôi bước xuống cầu thang tay cầm sẵn giấy bút th́ ở dưới nhà ồn lên tiếng tranh căi. Quá quen cảnh đôi co về giá cả giữa mẹ tôi và khách nên chúng tôi thường kiên nhẫn chờ cho đến khi đôi bên tỏ vẻ đồng ư nhau mới bắt đầu tính sổ. Hồi đó làm ǵ có máy tính chúng tôi phải làm hàng chục những con tính nhân. “Cau Mỹ Lợi một bao nặng 41, 8 kư, mỗi kư giá.... đồng... Thành tiền là... Cau Mỹ Lồng 35.9 kư... Mỗi kư giá... Cau Xuồng...”. Vừa tính toán xong th́ mẹ tôi và khách lại đổi ư, hai người lại c̣ kè thêm một bớt hai, khách th́ bảo cái cân nhà chúng tôi sai, mẹ tôi th́ chê cau đắt, cau xấu, cứ ồn cả lên. Thành thử chúng tôi phải tính lại có khi đến vài lần. “Bà tính đắt thế th́ chúng tôi làm sao sống nổi”. Mẹ tôi hay nói thế nếu mẹ tôi là người mua cau. C̣n nếu mẹ tôi là người bán cau th́ câu nói trên lại được chuyển qua miệng khách hàng. Cứ như thế cảnh đôi co được lập đi lập lại trong suốt mấy chục năm buôn cau của mẹ tôi.

    Không ai để ư đến chú Tiều lúc ấy đang đổ cau ra sàng để phơi. Khách đă quen với tính khùng của chú nên mặc kệ chú nói lảm nhảm. Nhưng chú Tiều ngoài bệnh tâm trí lâu lâu lại lên cơn nhức đầu búa bổ. Lúc lên cơn chú thường ôm đầu trợn mắt, miệng rú lên khiến mẹ tôi phải quát: “Tiều, mày điên quá làm khách của tao sợ... Đây này cầm lấy mấy chục đi đâu khuất mắt, khi nào hết điên trở lại”. Mẹ tôi cũng dốc vào tay chú mấy viên thuốc nhức đầu Opthalidon từ trong một hộp thuốc chúng tôi mua sẵn cho chú để trên nóc cái két sắt. Chú nhét tiền và thuốc vào cạp quần rồi lững thững vừa hú vừa đi vào trong chợ.

    Mẹ tôi mỗi khi đi khỏi nhà th́ hai cánh cửa sắt ở nhà dưới được khép chặt lại. Cửa ấy khi sập vào nhau th́ cái móc sắt ở cánh bên này quàng vào cánh bên kia và cửa tự động khóa. Muốn mở cần một chiếc ch́a khóa lớn. Nhưng chiếc ch́a khóa này đă bị mất từ thời tám đại nào rồi. Mẹ tôi nhiều lần bảo chúng tôi gọi thợ đến làm cái ch́a khác nhưng chúng tôi lười chẳng ai chịu đi. Chúng tôi bảo bà rằng chẳng cần ch́a chiếc ǵ ráo trọi, một con dao phay lớn nậy xoẹt một cái là cửa bung ngay. V́ thế trong bao nhiêu năm cánh cửa sắt của hiệu cau Cẩm Lợi được mở bằng con dao phay. Khách vô phúc đến chơi nhà tôi nhằm đúng lúc cửa đóng đang rung cửa để gọi th́ bắt gặp một ông Tàu lừng lững từ trong nhà tiến lại, tay dứ lên trời con dao phay sáng quắc, cảnh tượng ấy trông thật hăi hùng!

    Chú Tiều khi không có việc ǵ làm ở nhà mẹ tôi th́ lang thang ngoài chợ. Chú tự động quét sân chợ và lượm rác rất sạch sẽ. Hễ đói bụng là chú la cà mấy gánh phở, bún riêu. Khách ăn xong c̣n thừa là chú bưng tô húp. Có khi chú lại tḥ tay vào cả cái sô mà mấy bà bán bún phở đổ đồ ăn thừa để đem về cho heo ăn. Chú bốc đồ trong sô bỏ miệng ăn tỉnh khô. Mấy bà bán bún thấy tội nghiệp nên thường để dành đồ dư trong tô cho chú. Buổi chiều chú phụ dọn bàn dùm cho ông Siu Siu. Ông Siu Siu cho chú 5 đồng uống cà phê và để dành cho chú cơm và thịt gà dư của khách. V́ vậy chú Tiều càng ngày càng béo trắng ra, trông như con nhà giầu vậy.

    Thuở ấy tôi có nhiều bạn bè đến chơi lắm. Như tất cả những thanh niên khác cùng trang lứa lũ chúng tôi năm ba mống thân nhau từ thời niên thiếu, cùng trải qua thời trung học, cùng vào đại học, để rồi sau rốt đứa trước đứa sau cùng lên đường nhập ngũ. Mẹ tôi coi những người bạn của con ḿnh như con đẻ nên ai cũng thích đến nhà tôi chơi. Nhiều đứa c̣n ở lại ăn ngủ dầm dề nhiều ngày. Mẹ tôi thấy bạn tôi ở lại th́ rất vui, bà dặn người làm mua thêm thức ăn thức uống. Chỉ “thêm bát thêm đũa” thôi mà. Bà nói. Ḷng hiếu khách của mẹ tôi không phải không có lư do: bà rất cần có người giúp bà trong việc tính sổ sách và viết thư cho bạn hàng cau. Bà rất ngại phải sai mấy đứa con trai lười chẩy thây của bà. “Mỗi lần nhờ đến chúng nó là mặt chúng nó nhăn như bị”. Mẹ tôi than thở với mấy thằng bạn của tôi, những đứa mà - cố nhiên - lúc nào cũng tỏ ra rất vui được tính sổ cho bà.

    Bà Hai th́ trái lại rất ghét mấy đứa bạn tôi, ghét ra mặt, bảo chúng nó là lũ ăn hại. Thằng nào đến chơi gặp bà Hai ở dưới nhà là y như bị bà chặn lại hỏi ngay: “Này cậu Hùng, cậu có ăn cơm không th́ bảo cho tôi biết trước”. Thằng bạn cười giả lả: “Ăn cũng được không ăn cũng không sao mà, có ǵ đâu quan trọng bà Hai” – “Này này tôi bảo cho cậu biết. Ăn th́ nói ăn. Không ăn th́ nói không ăn. Chứ cái kiểu đến giờ cơm cứ lỉnh lỉnh ngồi vào bàn là không được với tôi đâu nhá” – “Ừ, bà đă nói thế th́ tôi ăn vậy”. Nói xong nó lỉnh lên gác. Đằng sau lưng nó có tiếng lầm bầm: “Ăn th́ cứ như hạm ăn ấy. Đâu có phải chỉ là thêm bát thêm đũa!”. C̣n bạn gái của tôi th́ – hỡi trời! – năm th́ mười họa mới được nàng hân hạnh đặt bước tới thăm, gặp bà Hai th́ cạch tới già không bước chân trở lại. Bà Hai hỏi thẳng, sỗ sàng: “Cô gặp cậu ấy để làm ǵ?”. Lúc tiễn cô bạn ra cửa tôi c̣n nghe phía sau lưng tiếng nguưt lẫn tiếng lẩm bẩm (may mà cô bạn không nghe thấy): “Thế này th́ nát một đời hoa rồi c̣n ǵ nữa!”. Anh Triệu tôi sau này lấy vợ anh mua căn chung cư số 41 ngay sát cạnh để ở. Mẹ tôi và anh đồng ư cho thợ đục vách tường chỗ cầu thang để hai nhà ăn thông với nhau. Trước khi đưa vợ về ở anh lo nhất là bà Hai có thể nói điều ǵ làm phật ư cô vợ trẻ của ḿnh. Anh bèn dúi bà một số tiền, năn nỉ bà giữ miệng không được ăn nói lung tung. Bà Hai nghoẻn nụ cười móm: “Thế tôi khen cô ấy có được không?” – “Không! Khen cũng không!”. Anh tôi la lên. “Bà cứ ngậm miệng cho tôi nhờ!”

  5. #205
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vợ Con của Lính chiến


    Tâm t́nh người vợ lính ở cả trong tấm ảnh này .

    Tigon

  6. #206
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Tình "Phu thê bên chiến hào"

    Quote Originally Posted by Tigon View Post

    Tâm t́nh người vợ lính ở cả trong tấm ảnh này .

    Tigon
    Thật là một tấm ảnh quý giá vô cùng, chị Tigon à. Nó nói lên cái tình cảm vợ chồng lính thắm thiết nhưng "hào hùng" làm sao đâu!
    Bản thân em chỉ nhìn thấy police với cây súng bên hông là em rất khó chịu - cảm giác bất ổn khi nhìn thấy vũ khí! -, vậy mà chị vợ lính thật "chì" khi bế con ra tận chiến hào, chung quanh súng đạn ngổn ngang!
    Họ là ai? Một gia đình "anh hùng" cuả thời đại!
    Cám ơn chị Tigon tìm được hình này, em sẽ save vào file riêng cuả em.

  7. #207
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Giặc đến nhà , Tigon cũng biết ...bắn !!!

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Thật là một tấm ảnh quý giá vô cùng, chị Tigon à. Nó nói lên cái tình cảm vợ chồng lính thắm thiết nhưng "hào hùng" làm sao đâu!
    Bản thân em chỉ nhìn thấy police với cây súng bên hông là em rất khó chịu - cảm giác bất ổn khi nhìn thấy vũ khí! -, vậy mà chị vợ lính thật "chì" khi bế con ra tận chiến hào, chung quanh súng đạn ngổn ngang!
    Họ là ai? Một gia đình "anh hùng" cuả thời đại!
    Cám ơn chị Tigon tìm được hình này, em sẽ save vào file riêng cuả em.
    Vậy TX có biết là trong mùa hè hai năm 1961 và 1962 , nữ sinh hai trường Trưng Vương và Gia Long phải đi học quân sự suốt 3 tháng hè 1961 và trở lại " tu nghiệp " hè 1962 .

    Căn bản thao diễn ( vác súng đi ắc ê theo nhịp quân hành ) : Nghiêm , nghỉ , phải quay , trái quay, đằng trước bước vân ...vân ... th́ tập ở sân Hoa Lư . Tập bắn súng th́ ở Phú Lâm , sân tập bắn B́nh Trị Đông .

    Bọn chị được tập bắn súng dài ( cạc bin ) , rồi súng ngắn ( colt ). Tigon có bằng " thiện xạ " đấy , v́ hôm thi măn khóa , con nhỏ Gia Long nằm bên ụ kế bên nó nhắm làm sao mà bắn hết đạn của nó vào bia của Tigon .

    Lễ măn khóa ban đêm , trước ṭa đô chính , có Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chủ tọa . Khóa sinh được Tổng Thống bắt tay , trao bằng . Hiện Tigon vẫn c̣n giữ bản chính " Bằng Bán Quân Sự ".( Hồi thi Tú I , được cộng thêm 10% số điểm ), Lúc thi Tú II th́ Đệ I Cộng Ḥa bị bon phản loạn đảo chánh , thành ra bằng Bán Quân Sự ( vừa tu nghiệp xong ) mất giá trị . Tuy vậy , chị vẫn c̣n giữ . Tính chị vậy đó , cái ǵ cũng "giữ ", v́ vậy trong ḷng lúc nào cũng nặng trĩu .

    Sẽ t́m h́nh tập bắn trong các báo Trưng Vương ( Mê Linh ) cho TX và các bạn xem .

    Tigon

  8. #208
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Chợ An Đông và tiệm cơm gà Siu-Siu

    Nguyễn Tường Thiết
    Căn nhà An Đông của mẹ tôi


    PHẦN III
    Phía trước nhà mẹ tôi trên mặt đường mỗi buổi sáng bầy một dẫy sạp hàng bán đủ thứ, nhiều nhất là sạp trái cây, vải vóc và quán ăn. Ngay trước cửa nhà là ba quán bán cà-phê, cháo huyết và bánh cuốn.

    Cà-phê bít tất của ông ba Tàu là chỗ lũ bạn bè chúng tôi ngồi thường trực. Mẹ tôi thấy chúng tôi thích tụ họp ở đó th́ ngạc nhiên lắm, bà nói sao không bảo họ bưng cà-phê vào trong nhà ngồi uống có phải sạch sẽ hơn không? Mẹ tôi đâu biết rằng tâm lư bọn trẻ chúng tôi là chỉ chờ trực để có dịp “thoát ly” khung cảnh gia đ́nh. Ngồi ở quán, cho dẫu chỉ cách nhà vỏn vẹn ba bốn thước, cũng đủ làm chúng tôi thoải mái như ngồi ở một chốn xa lạ nào khác. Cạnh quán cà-phê là hàng cháo huyết do một mụ Tàu ngồi bán. Gọi là cháo huyết hay cháo hến cũng đúng v́ cháo có cả huyết lẫn hến. Buổi sáng sớm nào mà trời c̣n hây hây lạnh, húp bát cháo hến nóng nóng cay cay mùi gừng, nhai miếng huyết sần sật và để tan trong miệng miếng dầu cháo quẩy mềm nóng, đă lắm chứ!

    Ngay cạnh quán cháo là hàng bánh cuốn. Không biết cô chủ quán này tên là ǵ nhưng chúng tôi cũng cứ gọi là quán bánh cuốn cô Mùi. Cô bán hàng người Bắc này ngồi ngay trước mũi chúng tôi trong bao nhiêu năm không làm chúng tôi chú ư, cho tới khi truyện Cô Mùi trong tác phẩm Xóm Cầu Mới của bố tôi được đăng lần đầu trên tập san Văn Hóa Ngày Nay vào năm 1958.

    Hồi đó cảnh làng quê đất Bắc mà bố tôi tả trong truyện Xóm Cầu Mới xa lạ với chúng tôi quá. Nó thuộc một thế giới rất xưa cũ không liên hệ ǵ đến đời sống thực của chúng tôi ở chợ An Đông. V́ vậy để “thực tế hóa” chúng tôi tưởng tượng Xóm Cầu Mới là Xóm Cầu Muối (một cái cầu có thật trong thành phố Sài G̣n, gần cầu Ông Lănh)) và cô bán bánh cuốn trước nhà thay thế cô Mùi trong truyện, mặc dù cô ta không có một tí nào nét đẹp duyên dáng của cô Mùi trong mộng tưởng của chúng tôi khi đọc truyện. Người cô mập tṛn lại lùn tịt. Khi cười đôi mắt ti hí của cô nhắm tít lại.

    Tôi không biết là bố tôi có lần nào trông thấy “cô Mùi” chợ An Đông này chưa, nhưng chắc hẳn là bố tôi có nghe chúng tôi nhắc tới cô nhiều lần. Từ dạo cô có tên gọi chúng tôi không bảo người làm mua bánh cuốn mang vào nhà ăn như trước nữa mà ra ngồi hẳn cái sạp hàng của cô để có dịp nói chuyện và trêu chọc cô. “Này cô Mùi, cô bán cho tôi một đĩa bánh cuốn” – “Các anh cứ gọi em như thế, em đâu phải tên Mùi” – “Thế tên cô là ǵ?... Mà thôi! Dẫu cô có tên là ǵ ǵ đi nữa tôi cũng cưù nhất định gọi cô là Mùi v́ tôi thích thế”.

    Dĩ nhiên là cô Mùi này không hiểu v́ sao chúng tôi lại gọi cô bằng cái tên ấy v́ chúng tôi không bao giờ giải thích. Như hầu hết dân chợ cô ta chưa chắc đă biết ông Nhất Linh là ai, chứ đừng nói ǵ đến đọc truyện Cô Mùi của Nhất Linh. Ngay cả khi bố tôi mất năm 1963, trong khi cả thành phố Sài G̣n xôn xao trước cái chết của bố tôi th́ dân buôn ở chợ không mảy may hay biết là ở trên cái căn lầu số 39 chung cư An Đông ấy, bố tôi đă lặng lẽ uống độc dược tự tử để phản đối một chế độ.

    Phải măi nhiều năm sau ngày bố tôi mất, khoảng năm cuối của thập niên 60, th́ tên Nhất Linh mới được mọi người dân chợ biết đến. Hồi ấy có một dạo cứ mỗi lần tôi đi vào trong chợ là y như có tiếng xầm x́ to nhỏ: “Đấy! Con ông Nhức Linh đấy!” – “Nhức Linh là ai vậy mày” – “Tao đâu có biết ổng là ai. Nghe cổ nói dzậy th́ biết dzậy thui! Cổ vô tận đây t́m nhà ổng th́ chắc ổng cũng phải là dân cỡ bự!”.

    Người được nhắc tới với cái tên “cổ” không phải ai xa lạ mà là nữ minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng. Cái ngày mà cô Thẩm Thúy Hằng xục xạo vào chợ An Đông để hỏi nhà của ông Nhất Linh là một biến cố lớn cho dân trong chợ.

    Sáng hôm ấy mẹ tôi đi vắng và - thiệt may - tôi lại t́nh cờ có mặt ở nhà dưới. V́ có tôi nên cửa sắt không đóng. Nếu cửa đóng th́ cô tài tử màn bạc này chắc hẳn sẽ được chú Tiều nghênh đón bằng con dao phay và cảnh này chắc sẽ làm cô tởn tới già c̣n hơn những cảnh rùng rợn trong phim xi-nê.

    Đi sau Thẩm Thúy Hằng là một lô một lốc những đứa trẻ con bận quần xà lỏn ḿnh trần trùng trục. Tôi cũng mặc quần xà lỏn nhưng lịch sự hơn chúng nó một tí là có cái áo sơ mi cộc tay khoác lên. Cô Thẩm Thúy Hằng th́ cố nhiên ăn mặc sang trọng lộng lẫy lắm. Minh tinh điện ảnh mà! Vừa bước vào nhà cô nói oang oang: “Trời đất ơi! Cả cái chợ An Đông này hổng ai biết nhà ông Nhứt Linh ở đâu. Măi sau tôi mới nhớ ra là bà Nhứt Linh bán cau. Thế là mấy đứa nhỏ ùn ùn dẫn tôi tới đây”. Đoán biết ngay cô nữ tài tử này đến nhà tôi về chuyện ǵ nên tôi nói: “Mẹ tôi không có nhà. Nhưng cô có thể nói chuyện với tôi nếu có liên quan đến bản quyền những tác phẩm của ba tôi” – “Đúng dzậy! Tôi đến để điều đ́nh về việc thực hiện cuốn phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Đoạn tuyệt của nhà văn Nhứt Linh”. Rồi cô Thẩm Thúy Hằng ch́a tấm danh thiếp mời tôi đến tư gia của cô để bàn về chi tiết. Cô nói chưa có quyết định ai sẽ là người đóng vai Loan c̣n vai Dũng th́ có thể do nghệ sĩ La Thoại Tân đóng. Lúc tiễn cô ta ra ngoài tôi nh́n tấm thân khá đẫy đà của cô và thầm nghĩ trong bụng cô này mà đóng vai Loan th́ hỏng béng nó cả cuốn tiểu thuyết của bố tôi. Tuần lễ sau tôi gặp Thẩm Thúy Hằng lần thứ hai tại nhà cô ở đường Duy Tân. Mấy tháng sau không hiểu v́ lư do ǵ cô cho biết bỏ ư định thực hiện cuốn phim Đoạn tuyệt.

    Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương - Hùng Cường một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm gà Siu Siu.

    Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác th́ có tiếng gọi ơi ới ở dưới đường: “Kim Cương tụi bay ơi!” – “Hùng Cường tụi bay ơi!”. Tôi bèn ra đứng ở ban công nh́n xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa ra đường đứng thành h́nh ṿng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nh́n ở xa. Mấy đứa nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nh́n trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo ḥ, rất đúng nhịp: “Kim Cương nhai! Kim Cương nuốt!”. Tức ḿnh, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên phùng má trợn mắt nh́n đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm tṛ hề, lũ trẻ lại rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra xua tay nói lớn: “Hê! Để cho người ta ăn lớ! Để cho người ta ăn lớ!”. Đám trẻ răn ra xa thôi ḥ hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà nh́n cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.

    Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nh́n ông Siu Siu chặt thịt gà đă thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập! Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần, lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà đă được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đă chặt bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên, thế laø đĩa gà được mang cho khách, cùng với những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm, một chén x́ dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một ư nghĩ và ư nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn mươi năm sau. Đó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi không dám nghĩ tiếp v́ cái hậu quả mà tôi h́nh dung thấy nó kinh khiếp quá

    Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm gà Siu Siu đă in vào trí nhớ tôi như là những h́nh ảnh sống động khó phai mờ. H́nh ảnh ấy phản ánh một bức tranh xă hội thu nhỏ của thành phố Sài G̣n qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng quê th́ ở những chiếc ghế dưới kia đă có thêm nhiều màu áo trận trong số thực khách. Tôi đă nh́n thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đă nh́n thấy dẫy bàn ăn đầy ắp những chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về phép. Chợ An Đông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ. Vào năm 1966 khi quân đội Mỹ đổ nhiều vào Việt Nam th́ chủ nhân của chung cư này là tay tài phiệt Huỳnh Siêu đă cho xây cất thêm lầu bốn và dành nguyên lầu này để cho Mỹ thuê. Ở trên lầu bốn của chung cư là lầu thượng có mở câu lạc bộ là chỗ giải trí cho lính Mỹ. Đêm đêm tiếng nhạc và tiếng trống th́nh th́nh từ trên đầu chúng tôi dọng xuống.

    Biến cố Mậu Thân xẩy đến đột ngột làm thay đổi cuộc sống của bọn thanh niên chúng tôi. Thằng trước thằng sau khóa 1/68 rồi khóa 2/68 chúng tôi lần lượt tŕnh diện Trung tâm Nhập ngũ Quang Trung. Mồng hai Tết năm ấy chợ An Đông kinh hoàng trong tiếng súng nổ chát chúa từ phía đường Minh Mạng bên kia con đường sắt. Việt cộng đang chiếm đóng và trấn thủ chùa Ấn Quang, nơi mà chỉ hai đêm trước mẹ tôi và tôi dắt tay nhau đi bộ qua những con đường tối vắng giữa tiếng pháo nổ ran để đến chùa hái lộc đầu năm.

    Kể từ biến cố đó lũ bạn bè chúng tôi tan tác mỗi đứa mỗi ngả trong đời quân ngũ. Riêng cá nhân tôi sau khi tốt nghiệp khóa 2/68 tại quân trường Thủ Đức tôi được tuyển vào ngành Chiến tranh Chính trị và phục vụ tại Tổng cục CTCT ở Sài G̣n, v́ vậy mà sau này tôi vẫn tiếp tục sống tại chung cư An Đông cho đến ngày di tản sang Mỹ cuối tháng Tư năm 1975.

    Năm 1973 tôi lập gia đ́nh. Thái Vân và tôi sống ở từng dưới trong căn nhà số 41 kế cạnh tiệm cau Cẩm Lợi, trong khi anh chị Triệu tôi ở trên gác. Năm sau khi nhà tôi sinh đứa con đầu ḷng, nhà tôi phải đưa thằng bé về nhà mẹ đẻ một tháng v́ lúc ấy chúng tôi chưa mướn được người làm. Mẹ tôi rất mong ngày con dâu và cháu về lại chợ An Đông. Ngày vợ tôi bồng con trở về mẹ tôi mừng lắm. Bà nói với nhà tôi: “Mợ biết ngay là con sắp về v́ mấy hôm nay mợ thấy thằng Tiều dọn dẹp thật sạch sẽ cái pḥng của con, nó lau chùi kỹ lưỡng bàn ghế từng li từng tí không c̣n một hạt bụi”.

    Vào những năm chót của cuộc chiến chợ An Đông phản ánh đời sống đầy khó khăn của dân chúng miền Nam. Đám người từ vùng quê kém an ninh đổ về thành phố sống laây lất trong chợ, trên vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi. Những người ăn xin bu quanh thực khách để xin tiền hoặc để chờ khách ăn xong lấy đồ ăn thừa khiến ông Siu Siu phải vất vả đuổi họ đi.

    Vào năm 1974 tên tuổi của mẹ tôi được nhắc đến nhiều lần liên quan đến một vụ kiện giữa một bên là mấy trăm cư dân sinh sống trong chung cư An Đông và một bên là tài phiệt Huỳnh Siêu.

    Tưởng cũng nên nói là năm 1954 khi mẹ tôi và tất cả những người khác mua những căn trong chung cư của tài phiệt Huỳnh Siêu th́ không phải là mua đứt mà là mua trong thời hạn hai mươi năm. Chính cái điều khoản “mua 20 năm này” ghi rất nhỏ trong tờ hợp đồng khiến tay tài phiệt này vào năm 1974 đă vin vào đó đ̣i trục xuất ra khỏi chung cư tất cả những cư dân đang sinh sống làm ăn tại đó. Sau nhiều lần nhóm họp mẹ tôi được đề cử làm người đại diện cho cả chung cư An Đông đứng ra kiện Huỳnh Siêu, có luật sư Trần Văn Tuyên biện hộ. Tên mẹ tôi, bà Nguyễn Tường Tam, được báo chí hồi đó nói tới khá nhiều lần.

    Vụ Huỳnh Siêu chưa ngă ngũ th́ biến cố tháng Tư 1975 xẩy ra.

  9. #209
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những Kỷ Niệm Ngày Lễ Hai Bà Trưng Tại Saigon Thuở Ấy

    Ngày giỗ Hai Bà được ấn định là ngày 6 tháng 2 Âm Lịch , năm nay sẽ nhằm ngày Thứ Năm , mồng 10 tháng Ba , 2011 .

    Thuở ấy , Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng là những ngày vui nhất trong trường của chúng tôi .

    Không biết bên trường bạn Gia Long tổ chức như thế nào , c̣n trường Trưng Vương th́ năm năm vẫn bổn cũ soạn lại .

    Gần ngày Lễ , bọn chúng tôi thường kháo nhau về " người đẹp" nào sẽ được chọn làm " Bà Trưng " đây ?

    Các giáo sư hướng dẫn lớp ( giáo sư chủ nhiệm ) Đệ Nhị Cấp , sẽ đưa một tên cho Ban Giám Hiệu . Mỹ nhân nào được chọn sẽ nổi tiếng như cồn ( phải không các anh trụng con trai ? ).

    Ngày xưa th́ cả hai " Bà Trưng " đều là nữ sinh TV , nhưng từ sau 1962 , một " Bà " được chia bớt cho Gia Long . Vậy là " hai Bà " sẽ là một TV , và một Gia Long . " Hai Bà " sẽ được giao cho ban Tổ Chức Buổi Lễ để tập cưỡi voi ( việc này không dễ đâu , v́ phải ngồi sao cho vững vàng , uy nghi , chứ không thể " lắc lư con tàu đi " trên lưng ông tượng được )

    Nhưng Ban Hợp ca " Trưng Nữ Vương " vẫn là của TV . Thường th́ nhà trường chọn các nữ sinh đệ ngũ , v́ lớp này không bận rộn với thi cử ǵ cả . Đó là lư do Tigon nói , không nữ sinh TV nào mà không thuộc ḷng bài Trưng Nữ Vương .

    Bên cạnh nhóm hợp ca , nhóm " quân lính " của hai Bà cũng nhộn nhịp không kém . Các nữ sinh được tuyển phải tập đi , sao cho húng , khi hộ tống hai ông Tượng , hay đứng trên xe hoa . Dĩ nhiên " quân lính" th́ không thể ẻo lả , tha thướt như ngày thụng được . Những người đẹp " điệu chảy " chắc chắn là không được chọn rồi .

    Những " thường dân " c̣n lại th́ tập đi diễn hành sao cho đều . Khác với các anh lính quân trường , chúng tôi xếp hàng theo kiểu : thấp ( lùn )
    đi trước , cao theo sau .

    Sau những giờ thức sớm , chờ đợi , lê đôi guốc cao gót đi diễn hành trên mấy cây số , chúng tôi như những tàu lá chuối , ngả nghiêng trước gió .

    Ấy vậy mà vui , đó là một trong những kỷ niệm nhớ đời của thuở học tṛ.

    Bây giờ , ở Hải Ngoại , các hội Nữ Sinh TV vẫn tiếp nối truyền thống , hàng năm tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm Hai Bà .

    Lúc nào rảnh , sẽ viết tiếp . Hoặc các bạn , góp ư thêm với .

    Tigon

  10. #210
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Con cháu Hai Bà ...xính lễ!

    Nghe chị Tigon kể mà lại chợt nhớ, ôi chao là nhớ!
    Từ năm 70 vào TV là TX đây cũng cứ ngóng tới Lễ Hai Bà để xem các chị lớp trên... đóng tuồng. Văn nghệ thì rất xôm tụ, sau Tết là cả trường cứ nhộn nhịp với ba cái vụ "tập văn nghệ" để ...trốn lớp!
    Có năm văn nghệ tổ chức tại rạp Thống Nhất thật rầm rộ, có mời cả Đệ nhất phu nhân hay bà Khiêm đến dự thì phải.

    Về sau trường có xây riêng hẳn một hội trường khoảng 500 ghế ngồi, với sân khấu và màn nhung y như ...sân khấu thứ thiệt!
    Thôi thì các "mợ" cứ như ...rồng rắn lên mây, đủ màn đủ cảnh, có cả nhiều gian hàng trình bầy tài gia chánh nữ công bằng giải thi làm bánh, nấu ăn, cắm hoa, thêu thùa v.v.., trai thanh gái lịch ở đâu ra như bươm bướm vào ngày hội. Trường bạn đươc dịp tha hồ ra vào "ngự uyển" cuả TV mà không bị chặn hỏi.
    Chắc hẳn là vô khối trái tim đã ...rớt lại trên sân trường Trưng Vương dạo ấy!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •