Page 22 of 471 FirstFirst ... 121819202122232425263272122 ... LastLast
Results 211 to 220 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #211
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Chợ An Đông và tiệm cơm gà Siu-Siu

    PHẦN CHÓT
    Chợ An Đông bề ngoài xem ra có vẻ b́nh lặng nhưng bên trong cư dân hoảng hốt mỗi người lo toan cho ḿnh một cách riêng để đối phó với viễn cảnh cộng quân sắp tràn vào thành phố. Vài ngày trước biến cố trọng đại này vợ chồng tôi không tài nào ngủ được v́ đêm khuya có tiếng đục “kịch kịch” của những nhát cuốc nện xuống sàn nhà từ căn nhà kế cận. Chúng tôi đoán là họ đào đất để chôn của. Ban ngày tôi thường xuyên vắng nhà để đi t́m đường vượt thoát. Buổi trưa ngày 29 tháng Tư, một ngày sau khi vợ con tôi đă rời Việt Nam bằng máy bay của không lực Mỹ, tôi trở về căn nhà An Đông với mục đích từ biệt mẹ tôi đồng thời báo cho bà biết là tôi đang t́m đường trốn khỏi nước. Mẹ tôi không có nhà.

    Thời gian lúc ấy thật gấp rút. Tôi chạy lên gác nh́n quanh quất xem có thể mang những thứ ǵ theo. Có quá nhiều thứ để mang nhưng cuối cùng tôi chỉ đủ th́ giờ gói hai tập bản thảo hai tác phẩm sau cùng của bố tôi là bản thảo cuốn Xóm Cầu Mới và Gịng sông Thanh Thủy cho vào một bao ny lông đem đi. Xuống dưới nhà th́ vừa vặn người em họ tôi, nhà văn Thế Uyên, ghé thăm. Tôi chỉ kịp nói mấy câu với Thế Uyên rồi đi ngay. Trước khi đi tôi lục trong túi xách tay có một xấp bó giấy bạc 500 đồng lấy một bó đưa cho Thế Uyên. “Ông ở lại chắc cần tiền”. Tôi nói. Thế Uyên chúc tôi: “Ông đi may mắn”.

    Chúng tôi chia tay. Đó là h́nh ảnh sau cùng tôi ghi nhớ trước khi tôi giă từ vĩnh viễn căn nhà chúng tôi đă sống suốt 20 năm, căn nhà An Đông của mẹ tôi.
    *

    Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt.

    Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An Đông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đă đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong chợ An Đông (nay được tân trang phía trong với một dẫy cầu thang cuốn) tôi đứng trước cửa tiệm vàng nh́n lên cái ban công trên cao nhớ lại những giờ phút xa xưa đứng trên đó nh́n xuống cái quán Siu Siu ở dưới này bây giờ không c̣n nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ của ḿnh mà ḷng bồi hồi.

    Đă bao nhiêu nước chẩy qua cầu.

    Mẹ tôi không c̣n nữa. Sau biến cố năm 1975 mẹ tôi đă sống thêm được 6 năm tại căn nhà An Đông ấy và chứng kiến bao nhiêu cảnh tang thương của cuộc đổi đời. Tuy mẹ tôi được nhà cầm quyền mới để yên không làm khó dễ như bà vẫn hằng lo ngại (do tên tuổi bố tôi), nhưng bà đă trải qua bao cảnh chia ly tử biệt trong gia đ́nh. Mẹ tôi chứng kiến chị cả tôi, chị Thư, chết trong một tai nạn xe cộ vào năm 1976, anh Thạch tôi bị đi tù cải tạo ở miền Bắc, anh chị Triệu tôi vượt biên, bị bắt, bị tù, rồi vượt biên nữa. Những người con của bà, người chết người bỏ đi xa, căn nhà vắng dần bóng người, mẹ tôi nhiều lúc sống thui thủi một ḿnh trong căn nhà An Đông. Người chăm lo hầu hạ bà sau này nhiều nhất là chị Thạch và... chú Tiều. Vâng, chú Tiều, con người điên điên khùng khùng ấy không ngờ lại là người rất có t́nh nghĩa, tận tụy chăm lo cho mẹ tôi cho đến những ngày cuối của đời bà.

    Theo lời chị dâu tôi, chị Thạch, sau năm 1975 chú Tiều ở hẳn trong nhà mẹ tôi. Chú giặt dũ, nấu cơm, đóng cửa, mở cửa, coi nhà và trông nom mẹ tôi. Hồi đó trộm cướp nhiều lắm, mẹ tôi nhiều lúc ở nhà một ḿnh nên sợ, may mà có chú Tiều bảo vệ. Đêm đêm chú giắt con dao phay sáng quắc đi tới đi lui trước nhà khiến đám bụi đời và lũ trộm cắp rất ngán không ai dám bén mảng đến cửa. Anh Thạch tôi sau 5 năm trời cải tạo trở về sống ở chợ An Đông. Ngày anh trở về là ngày vui nhất của mẹ tôi. Anh là người duy nhất trong số các con của mẹ tôi được sống với mẹ trọn một năm chót của đời bà. Tháng Tư năm 1981 mẹ tôi bị bệnh nặng. Anh cả tôi từ bên Pháp về Việt Nam đưa mẹ tôi sang Paris chữa bệnh. Đến phi trường Orly mẹ tôi được chở thẳng đến bệnh viện. Bà qua đời tại đó ít lâu sau, thọ 74 tuổi.

    Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu trở nên giầu có. Ông đă tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy tŕ cái quán cóc nhỏ ở sát cạnh nhà mẹ tôi. Vẫn theo lời kể của chị Thạch th́ khi những người cộng sản vào trong Chợ Lớn họ niêm phong và tịch thu tất cả những nhà hàng lớn của Hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ tẻ. Ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. C̣n quán cóc th́ ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông. Tháng Sáu năm 1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đ́nh ông tham dự trong chuyến đi ấy. Ra khơi không may tàu ch́m. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một ai sống sót chỉ trừ một ḿnh ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo sóng biển trôi tấp vào băi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều tra lư lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Đông họ điện cho công an phường An Đông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất trí. Không c̣n nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà cũ của ḿnh ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như chú Tiều ông bắt đầu điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn chú Tiều ông phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người mà chỉ mấy năm trước đă là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất nổi tiếng của ông.

    C̣n chú Tiều nhờ trời thương nên có hậu vận khá. Sau khi mẹ tôi qua Pháp, chị dâu tôi và anh Thạch là hai người sau cùng ở lại chợ An Đông. Khi anh chị Thạch quyết định về ở Thủ Đức anh chị đă sang căn nhà 39 An Đông cho bà Kim Xuyến. Bà Xuyến sửa lại căn nhà để mơû một tiệm vàng khang trang đẹp đẽ. Theo lời chị Thạch th́ căn trên gác được sửa sang gắn cửa kính lắp máy lạnh và đặc biệt để dành riêng cho chú Tiều ở. Chả là bà Kim Xuyến có nhà riêng 3 tầng ở đường Lư Hồng Phong nên bà không ở tiệm vàng. Mỗi sáng bà đến chợ An Đông bán hàng. Chiều đến bà cho vàng vào trong két sắt (cái két sắt lớn của mẹ tôi để lại) khóa két lại rồi giao nhà cho chú Tiều coi giữ. Đêm đêm chú Tiều giắt con dao bên lưng, đi tới đi lui, giống như trước kia chú đă làm thế để bảo vệ mẹ tôi, do đấy mà không một tên bất lương nào dám bén mảng đến trước cửa căn nhà số 39. Bà Xuyến về nhà riêng có thể yên tâm ngủ v́ tiệm vàng đă có chú Tiều canh giữ. Một người khùng điên, không tài cán, không người thân thích, mà lại được tín nhiệm giao phó trông coi cả một tiệm vàng... Đúng là chuyện khó tin nhưng có thực!

    Sáu năm sau, năm 2002, chúng tôi lại trở về Sài G̣n và đến thăm lại căn nhà cũ một lần thứ hai. Tiệm vàng Kim Xuyến không c̣n ở đó nữa. Từng dưới nhà nơi chỗ hai cửa sắt trông ra hai mặt đường đă bị bịt tường kín bưng. Trên lầu những ban công được che bằng những song sắt chắc chắn. Chúng tôi đoán chủ nhân mới là sở hữu chủ của cả hai căn 39 và 41, họ dùng căn 41 làm chỗ buôn bán và dùng căn nhà cũ của mẹ tôi làm kho chứa hàng.

    Lần đó cũng là lần sau cùng tôi nh́n thấy căn nhà An Đông cũ của mẹ tôi. Bức tường kín mít đă hoàn toàn chắn tôi với quá khứ. Tôi bâng khuâng tự hỏi không biết số phận của chú Tiều bây giờ ra sao, c̣n sống hay đă chết?

  2. #212
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    sài gòn thuổ ấy.

    "Chắc hẳn và vô khối trái tim đã...rớt lại trên sân trừơng TV dạo ấy ".
    Gớm sao lại trù thế vậy.
    Nếu rớt đâu không rớt mà rt lại sân trừơng thì thật là bỏ bu vì những gót đôi guốc của các nàng dẵm đạp lên thì héo hơn ngọn cỏ gió đuà và đau đớn biết là dừơng nào.

    Có thể là trái tim ai đó chết.
    Nhưng hồn thì lơ lửng dứơi tàn cây.
    Chờ mỗi lần bóng ai vào lớp học.
    Để "ngậm hờn" dõi mãi bóng ai đi.

  3. #213
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Tim ...rơi ai nỡ ...xéo?

    Quote Originally Posted by Peterphu View Post
    "Chắc hẳn và vô khối trái tim đã...rớt lại trên sân trừơng TV dạo ấy ".
    Gớm sao lại trù thế vậy.
    Nếu rớt đâu không rớt mà rt lại sân trừơng thì thật là bỏ bu vì những gót đôi guốc của các nàng dẵm đạp lên thì héo hơn ngọn cỏ gió đuà và đau đớn biết là dừơng nào.

    Có thể là trái tim ai đó chết.
    Nhưng hồn thì lơ lửng dứơi tàn cây.
    Chờ mỗi lần bóng ai vào lớp học.
    Để "ngậm hờn" dõi mãi bóng ai đi.
    Thưa sư huynh, con gái trường chúng em không vô tình thế đâu. Tim ai lỡ bỏ lại sân hay cổng trường, chúng em đều ưu ái nhặt về ...phơi khô , xỏ sợi làm bùa ...YÊU đó mà , đừng vội trách sư huynh à!
    Hồn ai lơ lủng tàn cây?
    Có tim lại để rơi vào... tay ai?
    Kiếp này lẽo đẽo theo hoài
    Hỏi ai kẻ giữ tim mình héo hon?

  4. #214
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Chuyện có thực

    A. niên khoá 1958-59,lớp đệ nhất B, Chu Văn An. Có bàn gồm cả bốn đều tên là Toàn. Về sau 2/4 để rớt trái tim và sân trương TV, được con cháu hai Bà nhặt về nâng khăn sửa túi, đến nay con cháu CVA/TV đầy đàn...
    B. Cũng dạo ấy, có hai chị em ruột TV sắc nước hương trời, lễ hai Bà, cô chị là Trưng Trắc, cô em làm Trưng nhị, uy nghi cưỡi voi, chẳng ngờ lọt vào mắt xanh một vị có hoa lá cành trên lưỡi trai của nón, điền application vào xin cái job phò mã, gần như được, nhưng không xong vì chàng không chịu tòng thê hay sao đó. Me sừ này sau làm đến Tổng Giám Đốc ... một thời oanh liệt...
    khiến người đời lại nhớ đến câu " Mỹ nhân tự cổ như danh tướng..."

  5. #215
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Sá g̣n thuổ âư.

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Thưa sư huynh, con gái trường chúng em không vô tình thế đâu. Tim ai lỡ bỏ lại sân hay cổng trường, chúng em đều ưu ái nhặt về ...phơi khô , xỏ sợi làm bùa ...YÊU đó mà , đừng vội trách sư huynh à!
    Hồn ai lơ lủng tàn cây?
    Có tim lại để rơi vào... tay ai?
    Kiếp này lẽo đẽo theo hoài
    Hỏi ai kẻ giữ tim mình héo hon?
    Muôị ơi xin chớ đem phơi.
    Tim gan ḷng dạ cứng đơ c̣n ǵ.
    C̣n đâu linh khí nôỉ trôi.
    Đi về lăng đăng nhớ hoài ngàn năm.

  6. #216
    ahem
    Khách

    Thương ... Thầm !!

    Ngoài hè dang nắng ngóng ai
    Buồng khuya mới thấu canh dài nôn nao
    Bậu ơi , qua nhớ má đào
    Thương con mắt liếc lộn nhào ruột gan


    Sớm, hôm, chiều, tối mơ màng
    Bậu ơi, hồn có rộng ràng giống … qua ??
    Ngày ngày qua dở sách ra,
    Chữ đâu mất ráo …. biến ra ….. bậu … cười !!


    Bậu dễ thương, cười càng tươi
    Qua đây héo hắt, nhớ người ngày đêm
    Thôi th́ gắng sức học thêm
    Chăm lo đèn sách ḷng kềm xá chi


    Mơi này qua có đi thi
    Có h́nh bóng bậu theo đi tới trường
    Rằng nay đă có … “người …. (ḿnh) thương”
    Bậu ơi, qua hứa kỷ cương, học làu



    Bửa rồi qua lén theo sau
    Buồn chi mà bậu rầu rầu dáng đi
    Mèng ơi, bậu gái … Bắc kỳ,
    (Ḿnh ôi .. ủa quên)
    Nàng ôi, hiểu bậu là ǵ hông …… em !!



    Qua đây nào có lèm bèm
    Chẳng qua, qua muốn .. em xem … qua là
    Mà thôi em ráng hiểu nha
    Để qua nói riết …. hổng ra … giống ǵ !!



    Trời ơi mà ….. bậu tên chi !!
    Lỡ khuya qua … mớ .. có ǵ …. Qua …. kiu !! (khỏi kiu … lộn … người !!)


    03/2011
    ahem, anh Nam kỳ ... "dễ thương"

  7. #217
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Vũ Nữ Cẩm Nhung

    Trong niên khoá 1955-56 tôi dạy học môn triết ở Chu Văn An, với tư cách giáo sư dạy giờ, hiểu nôm na là tháng dạy bao nhiêu giờ được trả lương bấy nhiêu giờ, cũng có thể hiểu công việc làm này có tính cách bán thời gian. Tôi bắt đầu làm việc ở Chu Văn An vào đầu năm Dương Lịch, tức là giữa niên khoá. Niên khoá 1957-1958, tôi cũng vẫn phục vụ tại trường Trung Học này với tư cách giáo sư dạy giờ, trường học vẫn do cụ Vũ Ngô Xán làm Hiệu trưởng, tuy gọi là dạy triết, nhưng tôi chỉ dạy có hai môn luận lư học và đạo đờc học trong hai niên khoá đầu tiên đó. Tổng số giờ của tôi ở Chu Văn An, năm đầu chỉ có 6 giờ một tuần, năm sau số giờ được tăng lên 12 giờ. Tuy nhiên tôi phải làm việc, kể từ năm thứ hai này, mỗi lúc một nhiều giờ hơn v́ dậy học thêm ở các tư thục và mở lớp riêng về triết, dạy ba môn luận lư học, đạo đức học và tâm lư học, luận lư và đạo đức chung cho hai ban A và B lớp Tú Tài 2, tức là ban Khoa học thực nghiệm và ban Toán, tâm lư cho riêng ban A, không có siêu h́nh học v́ môn này chỉ có ban văn chương mới học và sĩ số của ban này thường thưa vắng, không đủ để mở lớp. Các trường Pasteur và Đông Tây học đường do cụ Cấn Văn Tố làm Hiệu trưởng, trường Văn Lang của cụ Ngô Duy Cầu, trường Nguyễn Bá Ṭng do linh mục Nguyễn Quang Lăm làm Hiệu trưởng, mỗi nơi tôi dạy những môn khác biệt, khi th́ Pháp văn, khi th́ Việt văn, không có dạy triết v́ tư thục thời điểm cuối thập niên năm mươi chưa có lớp 12, học sinh thi đậu tú tài 1, cả thi viết lẫn vấn đáp, đều đương nhiên được nhận vào trường công. Càng lúc công việc càng bận bịu hơn nhưng thời gian giờ dạy ít hay thời gian dạy nhiều hơn, ra khỏi lớp học là tôi chạy về gặp Mai Thảo. Những ngày có nửa buổi trống chúng tôi gặp nhau nửa buổi. Những ngày trống nguyên ngày, tôi đến đường Kư Con từ sáng sớm, đập rầm rầm vào cửa sắt đánh thức Mai Thảo dậy. Bạn tôi giọng ngái ngủ nói Nguyên Sa, biết rồi, biết rồi nói đây đây để ngăn chặn tôi tiếp tục thi triển khả năng làm thành những tiếng động trên khung cửa sắt kéo, đóng chặt và có khoá kỹ. Có buổi sáng tôi đập cửa, Mai Thảo giọng vẫn c̣n ngái ngủ nói tôi dậy rồi ông ơi, cửa mở ông vào đi, tôi vào Mai Thảo t́m kiếm lung lao, rồi cười khà khà nói xong rồi, thấy rồi, mất cái bài này th́ hỏng hết. Chủ nhiệm Sáng Tạo giấy tờ bài bản không phải lúc nào cũng được xếp trật tự, tảng sáng tỉnh giấc nhớ đến truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường gởi tới, mấy hôm trước đọc thấy hay quá, nhưng không biết để đâu. Chúng tôi ra La Pagode, Mai Thảo đưa cho tôi đọc truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường, tôi vừa đọc vừa nghe Mai Thảo hỏi "được không, đưọc không?" Khám phá được ng̣i bút mới là niềm vui lớn của chủ nhiệm Mai Thảo. Và anh có để nhiều công khó trong công việc làm quan trọng này, những công việc đă mang tới được cho độc giả những ng̣i bút tài ba buổi đầu đời, những Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu, Ngụy Ngữ, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng vv...
    Buổi chiều, tan trường, không có lớp tối, tôi bay về Sáng Tạo ngay, là đương nhiên. Trên chiếc xe Austin, chúng tôi bay lượn ṿng vèo. Ở Nguyễn Huệ. Ở Trần Hưng Đạo. Những đại lộ. Mai Thảo cũng không quên lượn ṿng khi xe tới ngôi nhà gần bờ sông Sài g̣n. Anh lái cho xe đi quá mục tiêu rồi mới ṿng đầu xe dừng lại trước ngôi nhà. Chúng tôi ngồi trong gian pḥng khách nhỏ, người thiếu nữ khuôn mặt đă trang điểm, đôi mắt rất đen và rất to, phấn nền và phấn hồng đều mỏng, nói với tôi chào anh, nói với Mai Thảo chờ em. Mai Thảo giới thiệu, người thiếu nữ và tôi có thêm cơ hội làm những cử chỉ lịch sự. Nàng mau chóng đi ra phía sau bức b́nh phong, không phải là bức tứ b́nh có những khoảng không gian ngăn cách mai lan trúc cúc, chỉ là b́nh phong h́nh chữ nhật chiều ngang lờn hơn chiều cao, phía ngang kín bưng, ngoại trừ hai phiá đầu và chân không được che kín. Người thiếu nữ đă đứng vào sau b́nh phong cười với chúng tôi. Thân ḿnh nàng được che khuất, phiá trên ngang tầm vai, phía dưới tới đầu gối. Nàng cũng khởi đầu nói những câu chuyện thông thường với Mai Thảo, em tưởng anh quên, tay chơi cười nhếch mép nói quên thế nào được, thiếu nữ nói tiếp, Mai Thảo chỉ nhếch mép. Thiếu nữ nghiêng đầu nh́n xuống phía dưới. Tôi nh́n theo đường nh́n của nàng, tôi nh́n thấy hai ống chân của thiếu nữ, thấy nàng làm động tác chân đá đá đẩy ra chiếc quần đă rớt xuống. Nàng có di thuyển thế đứng một bước nhỏ, để cho chiếc quần đi ra khỏi vướng víu. Chiếc quần dài rớt xuống trước, trước quần ngắn hơn nhiều, màu sắc cũng nổi bật hơn nhiều rớt xuống sau. Thiếu nữ nh́n tôi cười có nét e thẹn, tôi cười đáp lại, có phần ngượng ngùng. Mai Thảo dường như không chú ư, anh tiếp tục hút thuốc nh́n khói bay lên chậm và tan loăng c̣n chậm hơn trong gian pḥng nhỏ đóng kín. Khi bàn tay của người con gái để lên trên b́nh phong tôi ghi nhận ngay trên đó đă có để sẵn quần áo, có một chiếc quần dài, màu đen trông loang loáng, chắc sa tanh, càng lấp lánh khi phản chiếu ánh đèn, một chiếc quần ngắn hơn, màu sắc tươi mát hơn, và chiếc áo dài lụa màu nâu gụ có thêu bông. Người con gái lấy xuống chiếc quần ngắn trước, rồi quần dài, đoạn cởi ra chiếc áo cánh, lấy chiếc áo dài nâu thêu bông.
    Chúng tôi đi, thiếu nữ ngồi kế bên Mai Thảo trên băng trên, lần đó, nhiều lần khác nàng ngồi băng sau, tôi ngồi kế bên Mai Thảo. Câu hỏi ḿnh đi đâu của tôi khi được nêu lên mỗi lần có những câu trả lời khác nhau. Tôi không hỏi đi đâu từ trước, đi đâu th́ đi, lên xe hỏi han thế thôi, không có định kiến. Câu trả lời thường đến từ phía người con gái.
    -Cho em vào Arc en Ciel!
    - Cho em đi đâu cũng được!
    -Hỏi bác tài!
    Vào Arc en Ciel những hôm nàng đi làm, em đi chơi với chúng ḿnh là câu trả lời đến từ Mai Thảo những lần khởi hành khác. Mai Thảo lái xe chừng mực hơn mỗi khi có phụ nữ. Anh chỉ bay bưóm nhẹ nhàng khi xe đề pa và khi dừng lại.
    Những lần chót tôi gập lại người phụ nữ ấy, Mai Thảo dừng xe có phần gấp gáp, không có nét bay bướm nào. Anh đang phóng nhanh bỗng thắng két, táp xe vào lề, đậu xe bên phía tay mặt đường Pasteur. Mai Thảo ra khỏi xe không một lời giải thích. Tôi không hỏi, xuống theo ngay, linh cảm có chuyện ǵ khác lạ. Chúng tôi băng qua con lộ xe chạy một chiều vun vút. Mai Thảo dừng lại trước một người hành khất, một người phụ nữ, móc trong túi ra một nắm giấy bạc, anh chuyển nắm giấy bạc sang tay kia, t́m kiếm thêm, tôi không nhận ra người hành khất là ai, chỉ thấy mặt loang lổ những vết cháy nổi lên những mảng thịt nửa đỏ nửa tím sậm, dị dạng, hai mắt vết cháy càng rơ, ḷng trắng và ḷng đen bị hủy hoại lổn nhổn. Bạn tôi bỏ nắm tiền vào chậu bằng nhôm, những tờ giấy chạm vào tay người đàn bà hành khất, dường như nàng biết ngay người cho tiền là ai, sự va chạm của bàn tay vào những tờ giấy bạc cho nàng biết ngay là ai, ai có thể cho nàng nhiều tờ giấy bạc như thế, nàng ngẩng mặt lên gọi "anh", Mai Thảo vỗ nhẹ vào bàn tay nàng có tiếng nói an ủi bằng xúc giác, không có âm thanh nào được phát lên.
    Tôi muốn nói lên tên người đàn bà hành khất. Tôi chưa kịp nói Mai Thảo kéo tôi băng qua đường. Tôi ngồi vào trong xe, nói lên ngay tên nàng. Mai Thảo gật đầu. Cẩm Nhung. Tên người vũ nữ thay quần áo sau tấm b́nh phong mỗi lần Mai Thảo và tôi đến đón nàng đi làm hay đi ăn, đi ra Pointe des Blagueurs hóng mát. Cẩm Nhung bị tạt át xít trong một trận đ̣n ghen có sức mạnh của tiền hô hậu ủng, có sự tàn bạo mới của thế kỷ khoa học.
    Tôi nh́n bạn tôi ngậm ngùi:
    -Cẩm Nhung!
    Mai Thảo nh́n về phía trước mặt, như nói một ḿnh, rất khẽ:
    -Nhung đấy!

    Nguyên Sa
    (trích Hồi Kư, Đời 1998, trang 194-199)

  8. #218
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Nhìn thấy cô Cẩm Nhung trên Bắc Cần Thơ

    Vào năm 78/79, lúc còn đang đi tìm đường cứu ...mạng mình - có sao nói vậy, không xạo ke như "boác", đi tìm miếng ăn mà bảo "tìm đường cứu nước"? - TX có dịp thấy cô Cẩm Nhung đang ...ăn xin trên bến Bắc Cần Thơ, lúc ấy đã là một ngừơi đứng tuổi. Nghe nói dạo trước 75, cô còn đeo một tấm hình cuả ông T. trươc ngực.
    Hồng nhan bạc phận!

  9. #219
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cũng Là Chuyện " Saigon Thuở Ấy"

    Trong niên khoá 1955-56 tôi dạy học môn triết ở Chu Văn An, với tư cách giáo sư dạy giờ, hiểu nôm na là tháng dạy bao nhiêu giờ được trả lương bấy nhiêu giờ, cũng có thể hiểu công việc làm này có tính cách bán thời gian. Tôi bắt đầu làm việc ở Chu Văn An vào đầu năm Dương Lịch, tức là giữa niên khoá. Niên khoá 1957-1958, tôi cũng vẫn phục vụ tại trường Trung Học này với tư cách giáo sư dạy giờ, trường học vẫn do cụ Vũ Ngô Xán làm Hiệu trưởng, tuy gọi là dạy triết, nhưng tôi chỉ dạy có hai môn luận lư học và đạo đờc học trong hai niên khoá đầu tiên đó. Tổng số giờ của tôi ở Chu Văn An, năm đầu chỉ có 6 giờ một tuần, năm sau số giờ được tăng lên 12 giờ.
    Mới ba chớp ba nhoáng xem mấy câu đầu , tưởng đâu anh Cả Thộn cũng là đồng nghiệp . Đọc đến phần cuối mới biết "tôi " đây là ông Nguyên Sa.

    May phước là ông ta dạy ở Chu Văn An , chứ leo lên bục giảng của Trưng Vương là ông thầy này khó sống nổi với đám nữ sinh tinh nghịch ở đây . Nội cứ trước giờ Thầy vào lớp , tụi tôi viết một bài thư t́nh ướt át của Thầy lên bảng đen , là Thầy ' ngọng " liền .

    Trưng Vương bên ban A tụi tôi , môn Triết có Thầy Lữ Hồ , phu nhân là Trưng Vương Hà Nội .Thầy Lữ Hồ kinh nghiệm cùng ḿnh , không đứa nào phá Thầy nổi đâu . Chỉ tội nghiệp cho Thầy Giảng ( Toán ) mới ra trụng , bị đám học tṛ quỷ quái làm cho lính quưnh trên bục giảng . Sau Thầy Giảng lên Vơ Bị Đà Lạt dạy Toán với Thầy Phạm Kế Viêm ( hiện ở Paris ). Thầy Giảng bị đi " cải tạo " nhiều năm . Vợ Thầy ở Saigon bệnh chết , bỏ lại đàn con nhỏ . Thầy đi diện HO qua Houston, đi dự Đại Hội với Trưng Vương được 2 lần th́ qua đời , v́ thân thể quá suy nhược sau nhũng năm dài tù tội.

    Sau này , tuy đă là đồng nghiệp , nhưng mỗi lần gặp lại các Thầy Cô , trong những lần đi coi pḥng thi , tụi tôi vẫn thưa gửi như một học tṛ .

    Chuyện Saigon Thuở Ấy c̣n rất nhiều điều chưa nói đến . Tigon rất mừng và trân quư những góp ư của các bạn . Hy vọng thread này cũng được đón nhận nồng nhiệt như " chuyện Hà Nội ".

    Tiếng Xưa à , Tigon cũng đă một lần thấy vũ nữ Cẩm Nhung ăn xin trên lề đường Lê Lợi .

    Tiện đang nói tới vũ nữ CN , ai c̣n nhớ vụ cô Quờn đốt chồng , kể lại nghe.

    Tigon

  10. #220
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chuyện Khu Bàn Cờ

    Nội cái tên BÀN CỜ người ta đă tưởng tượng ra khu phố ấy như thế nào .

    Nếu bạn là ngụi nơi khác , lần đầu tiên vào khu này , bảo đảm bạn sẽ không t́m được lối ra

    Đây là nơi Tigon ở lâu nhất , trước khi theo chồng .

    Chợ Bàn Cờ và Chùa Kỳ Viên là hai địa danh được biết đến nhiều nhất .

    Để nói về Kỳ Viên Tự trước đi:

    Không biết ngôi Chùa này có từ bao giờ . H́nh như của người gốc Miên .

    Phải công nhận kiến trúc của Kỳ Viên Tự rất đặc biệt , so với các ngôi Chùa khác ở Saigon . Rất tiếc là Tigon không t́m được một tấm h́nh nào để cho các bạn xem ( Đă lục hết trong tập h́nh ănh cũ , nhưng không thấy )

    Kỳ Viên Tự ở gần sát ngă tư Cao Thắng và Phan Đ́nh Phùng .

    Những ngày hội lớn , như Lễ Phật Đản , Chùa nhộn nhịp cả tuần lễ .

    Một điểm nữa làm Tigon nhớ măi ngôi Chùa này , là vào khi trời chập choạng tối , có một xe dầu cháo quẩy , bánh tiu đậu ngay bên cạnh chùa . Tối nào mấy chị em tôi cũng ra mua . Ăn riết rồi ghiền . Qua Mỹ , không thấy nơi nào có dầu cháo quẩy ngon như vậy .

    Chợ Bàn Cờ th́ quá quen thuộc . Hồi ấy nhà chưa có tủ lạnh , ngày nào lại không phải đi chợ .

    Mặt tiền chợ nằm trên đường Phan Đ́nh Phùng , trông th́ nhỏ , nhưng chợ rất dài , tận sâu trong khu Bàn Cờ .

    Buổi tối , phía cạnh đường Nguyễn Thiện Thuật , thôi th́ đủ thứ hàng ăn chơi , sầm uất không thua ǵ khu chợ ban ngày . Không hiểu sao ngay sau giờ ăn cơm chiều , mà ngụi ta vẫn ra đây ăn : bánh cún , hủ tíu , cháo ḷng , các loại bánh , các thứ chè , hột vịt lộn , khô ḅ , mực nướng , trái c ây ( cóc , ổi , xoài ...), và c̣n nhiều lắm .

    Khu Bàn Cờ có một ngôi trường : Trường Tiểu Học Phan Đ́nh Phùng . Phần lớn con em dân chúng khu này đều học ở đây .

    Nói đến khu Bàn Cờ , không thể quên tiệm chè Hiển Khánh , gốc từ Đa Kao . Hiển Khánh đặc biệt ở chén chè thạch thơm mùi Hoa Nhài , món chè kho đậm đà ( Sao lại gọi là chè kho nhỉ ? ).

    Các bức tường trong tiệm được trang trí băng những bài thơ của chính ông chủ tiệm .

    Đây cũng là nơi hẹn ḥ của trai thanh , gái lịch trong vùng.

    ( c̣n tiếp )

    Tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •