Page 245 of 471 FirstFirst ... 145195235241242243244245246247248249255295345 ... LastLast
Results 2,441 to 2,450 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2441
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài G̣n Xưa

    Phim ảnh là một h́nh thức nghệ thuật/giải trí ra đời từ xưa và luôn chiếm vị trí thiết yếu trong danh mục "sở thích của tôi". Trải qua nhiều thập kỷ, thú xem phim gắn liền với quá tŕnh h́nh thành và phát triển của xă hội – con người. Những rạp cinéma này từng chứng kiến hành tŕnh thay da đổi thịt của nền điện ảnh nước nhà giữa phố thị Sài G̣n phồn hoa.

    Để hiểu hơn về nét đẹp của kiến trúc xưa ở Sài G̣n nóí chung và hoài cổ chút cảm giác của ông bà ta thời ấy khi bước chân vào rạp chiếu phim như thế nào, hăy cùng chúng tớ thưởng thức h́nh ảnh các rạp chiếu phim ở Sài G̣n trước 1975.




    Rạp Cathay ở Sài G̣n, h́nh chụp có lẽ vào thời Pháp thuộc.



    Rạp Nguyễn Văn Hảo, một trong những rạp chiếu phim sớm nhất do người bản xứ gây dựng nên.



    Góc bên phải h́nh chụp này chính là rạp EDEN, một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất.
    Rạp EDEN hoạt động từ thời pháp thuộc cho đến tận năm 1975.



    Rạp Văn Cầm

  2. #2442
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Rạp Casino Đa Kao, sau năm 75 đổi tên thành rạp Cầu Bông. H́nh có lẽ chụp vào thập niên 60



    Mặt tiền của rạp Casino Đa Kao và những paneau affiche quảng cáo phim đang chiếu:
    Một phim Western điển h́nh.



    Rạp Đại Nam, đây là rạp hiện đại nhất trước khi rạp REX được xây dựng.



    Rạp Cao Đồng Hưng

  3. #2443
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Nụ cười hồn nhiên của em bé răng sún bán kẹo cao su trước cửa một rạp chiếu bóng.
    Tấm bảng phía sau em có ghi: phụ đề chữ việt – Technicolor.



    Rạp Casino Sài G̣n và afiche của một bộ phim kiếm hiệp.












    Các affiche trước rạp Casino Sài G̣n.

  4. #2444
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674




    Bạn có thể thấy khách sạn REX và rạp REX nh́n từ trên cao.
    Vị trí và kiến trúc của rạp REX rất gần với rạp REX tại thủ đô Paris của Pháp.



    Mặt tiền của rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.



    Rạp REX chụp vào ban ngày, thời điểm đang công chiếu phim: James Bond chống lại Dr. NO.



    Trước cửa rạp Nguyễn Văn Hảo vào thập niên 60.



    Rạp Lê Ngọc trong khu Chợ Lớn, đang chiếu bộ phim kiếm hiệp: Lưỡi kiếm Ân T́nh.



    Rạp Long Vân

  5. #2445
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lần cuối cùng đi xem cine' ở Saigon


    Lần cuối cùng , trước khi vào trại Cửu Long để rời Saigon , Chị Em tui ra rạp Đai Đồng đường Cao Thắng ( gần nhà ) , xem phim " Mùa Thu Lá Bay "


    Đại Đồng – Cao Thắng. Một rạp nhỏ chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Càng thuận tiện hơn nữa v́ cạnh rạp có một tiệm ḅ bía rất ngon và rẻ, họ cho rau sống và củ sắn thật nhiều

    Cũng là một kỷ niệm , để thương để nhớ về Saigon
    Last edited by Tigon; 20-11-2013 at 02:55 AM.

  6. #2446
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mời thưởng thức một tiếng hát mà ngày xưa Tigon rất thương quư :

    Tiếng hát Lệ Thanh - 1




    Tiếng Hát Lệ Thanh


    Đây là một giọng hát có âm lượng vang lộng và một âm sắc thật ngọt ngào. Cô được đào tạo bởi nhạc sĩ Hùng Lân chung một ḷ với Ngọc Loan và Thu Hà. Cuộc đời đi hát của cô không xảy ra một điều tiếng điếm nhục nào dù vào những năm từ 1958 cho tới 1963, cô nổi tiếng như cồn. Cuộc đời của một nghệ sĩ nổi tiếng thường thu hút những cái nh́n xoi bói và những cặp mắt ṭ ṃ của những thứ kư giả đói tin, sẵn sàng khai thác tỳ vết cùng các bí ẩn đời tư của những người được quần chúng ái mộ, trong số đó có Lệ Thanh. Nhưng các kư giả không thể t́m được ở Lệ Thanh những ǵ họ sẵn sàng khai thác và làm rùm beng để khuấy động dư luận quần chúng được. Bởi cô ngoan hiền quá, luôn tránh né đám đông tối đa, không thích tuyên bố vung vít trên báo chí.

    Trong các nữ nghệ sĩ nổi danh, Lệ Thanh là kẻ độc nhất không thích đăng ảnh trên báo chí. Cô bảo là tại ḿnh không ăn ảnh. Nhưng đó chỉ là một cách nói thôi. Có lần Trung Tâm Điện Ảnh của Bộ Thông Tin có quay một phim tài liệu về sinh hoạt các pḥng trà. Lệ Thanh không bằng ḷng cái cảnh mà cô hát bài “Tiễn Em” của Phạm Duy trong pḥng trà Anh Vũ được đưa lên màn ảnh. Nhưng cô buồn rầu bảo:

    - Giá họ quay cảnh đó bằng cách chỉ tŕnh bày cái bóng dáng cùng tiếng hát của Lệ Thanh thôi th́ hay hơn là cận ảnh khuôn mặt của Lệ Thanh.

    Tuy không thích đăng ảnh trên báo chí và không thích xuất hiện trên màn ảnh, nhưng Lệ Thanh vẫn xuất hiện trên sân khấu pḥng trà hằng đêm và xuất hiện trên sân khấu Đại nhạc hội lai rai. Cô khá sáng trên sân khấu. Dù không đẹp lắm, dù không có nhiều nét hài ḥa trên khuôn mặt, nhưng đây là một nhan sắc có thể trưng bày được. Đă vậy cái vẻ thông minh ngoan hiền ở nụ cười thùy mị, ở cái nh́n thẳng thắn, ở cung cách yểu điệu tạo cho cô một vẻ đài trang đặc biệt. Trên sân khấu, Lệ Thanh trang điểm tuy phơn phớt dịu nhẹ mà vẫn không bị ánh đèn lấn át hoặc nuốt chửng. Không khi nào Lệ Thanh mặc áo hoa ḥe hoa sói. Thường th́ cô mặc một màu thuần nhất, nhưng là màu tái và màu nguội: hường tái, vàng nâu, xanh pha chút xám bạc như lá liễu, lục pha chút nâu bạc như vỏ trái táo ... Nếu mặc áo thêu hoặc áo in hoa th́ hoa phải nhỏ cỡ như hoa linh lan, hoa ti gôn, hoa hường tiểu muội, nhưng chấm hoa phải rời xa chứ không chen khít vào nhau. Lệ Thanh tuy là ca sĩ, nhưng cô bám chặt vào h́nh ảnh một cô nữ sinh thơ mộng cho nhân dáng của ḿnh.

    Giọng ca Lệ Thanh nghẹt mũi. Chính ra ở ngoài đời, giọng nói cô cũng nghẹt mũi như vậy. Có người bảo rằng không phải Lệ Thanh có chứng thịt trong lỗ mũi mà là trong mũi cô có thứ nấm làm cho nước mũi cứ rịn măi không thôi. Ư là giọng nghẹt mũi như thế mà tiếng cô vẫn sang sảng và chắc nịch. Lệ Thanh không điệu đà ơng ẹo ở nhân dáng, nhưng khi hát, giọng cô điệu và ẹo khủng khiếp. Cô không cần lắc lư ḿnh xà uốn khúc trong khi hát, cô chỉ cầm khăn mu-xoa và đứng cứng ngắc như trời trồng trước máy vi âm. Rồi giọng cô cất lên quằn quại như rắn trườn, quấn quít như một chùm lải đũa. Bất cứ lúc nào cô cũng có thể uốn éo lươn lẹo một nốt nhạc. Cô láy từng tiếng hát ở cuối câu hát bất chấp cái nhăn nhó của tác giả bài hát. Đă vậy cô ưa chẻ từng câu hát, chỗ không phải ngừng mà cô ngừng để rồi đấp nhịp qua chỗ khác lung tung. Bởi cô chơi fantasie một cách bừa băi như thế nên ư nhạc sai lệch hẳn đi. Lệ Thanh có chuỗi ngân cũng rập rờn óng ả. Nhưng cô không ngân liền được mà phải kéo một hơi khá dài để lấy trớn.

    Dù sao, Lệ Thanh cũng đă làm cho những bản sau đây trở thành nổi tiếng như: “Tiễn Em” của Phạm Duy, “Chiều Mưa Biên Giới” và “Sắc Hoa Màu Nhớ” của Nguyễn Văn Đông, “ Gặp Nhau” và “Tà Áo Cưới” của Hoàng Thi Thơ. Ngoài ra cô hát bài “Tà Áo Xanh” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, bài “Gợi Giấc Mơ Xưa” của Lê Hoàng Long, bài “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” ,“Tà Áo Xanh” đều truyền cảm.

    Trong khoảng thời gian nổi danh, cũng như Thanh Thúy và Duy Khánh, Lệ Thanh hát vào dĩa nhiều lắm. Đang lúc danh vọng lừng lẫy, Lệ Thanh bỏ đi lấy chồng. Cô chọn hạnh phúc gia đ́nh và thật tâm xa lánh ca trường nhạc giới, không hề nuối tiếc danh vọng phù phiếm.

    Hồ Trường An

    (trích Theo Chân Những Tiếng Hát" Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xuất bản 1989)

  7. #2447
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếng hát Lệ Thanh -2




    Sự nghiệp ca hát của nàng tuy chỉ vỏn vẹn có khoảng 10 năm kéo dài từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965, nhưng nàng đă chinh phục được trọn vẹn cảm t́nh của khán thính giả đương thời.

    Nàng và Thanh Thuư là 2 ngôi sao ăn khách nhất của các pḥng trà và đại nhạc hội, có nguy cơ lấn át các bậc đàn chị như Thái Thanh, Thuư Nga, Ánh Tuyết. Nàng có một chất giọng nghẹt mũi thật đặc biệt, phát ra những âm thanh tựa như người bị nghẹt mũi mà giọng vẫn vang lộng và chắc nịch mê hoặc ḷng người.

    Phong cách tŕnh bày bản nhạc của nàng cũng đặc biệt không kém: nàng không hát liên tục một câu hát mà hay chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Nàng c̣n láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được tŕnh bày.

    Đang lúc danh vọng lẫy lừng như vậy, nàng bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát và đi lấy chồng, để lại nhiều nuối tiếc trong ḷng khách mộ điệu. Từ khi nàng giă từ sân khấu, có nhiều ca sĩ đă bắt chước cách hát đặc biệt của nàng để quyến rũ thính giả như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này.

    Ngày 20 tháng 9 năm 1980, nàng có trở lại sân khấu một lần duy nhất trong buổi ra mắt các sáng tác của nhạc sĩ Vy Hùng tại Montreal. Sau đó, nàng có cho thu âm một nhạc phẩm của Vy Hùng để làm kỷ niệm và sau đó được phát hành ra băng nhạc...."

  8. #2448
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  9. #2449
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung



    Hiệu kỳ Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Quang Trung

    Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung (tiếng Anh : Quang Trung National Training Center, QTNTC) là tên gọi một cơ sở đào tạo quân nhân cấp thấp của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, tồn tại từ 1953 đến 1975, tọa lạc tại địa phận Quán Tre, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định

    Nhắc đến Quang Trung , không ai quên Vườn Tao Ngộ , nơi các tân binh gặp gỡ người thân trong thời gian thụ huấn quân sự :



    Lịch sử




    Tân binh tham gia khóa huấn luyện ba tháng tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung

    Năm 1953, đại diện chính phủ Pháp tại Đông Dương đă kư quyết định thành lập một trung tâm huấn luyện quân sự ngắn hạn (3 tháng) cho các tân binh người Việt, nhằm nâng cao khả năng tác chiến của Quân đội Quốc gia Việt Nam, lấy tên là Trung tâm Huấn luyện Quán Tre.

    Sau Hiệp định Genève, Quân đội Quốc gia Việt Nam triệt thoái khỏi miền Bắc, , Trung tâm Huấn luyện Quán Tre được bổ sung nhân lực từ các trung tâm huấn luyện Hà Nội và Quảng Yên.

    Đến thời kỳ Đệ nhất Cộng ḥa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă quyết định đổi tên thành Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung để kỷ niệm vị hoàng đế nhiều chiến tích lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam. Tên gọi này được duy tŕ cho đến khi chính thể Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ.

    Sau 1975, khu vực Quán Tre bị hoang hóa, khuôn viên Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung được trưng dụng làm Trường Trung cấp Hàng hải, đến năm 1993 th́ sáp nhập vào Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố HCM. Hiện nay, một phần khu vực này nằm trong địa phận Công viên Quang Trung.

    Ngày 13 tháng 4 năm 2011, trong đợt nâng cấp quy mô cơ sở đào tạo của Trường Đại học Giao thông vận tải , các công nhân xây dựng đă phát hiện ra 73 hài cốt gồm cán bộ và khóa sinh Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung bị tử thương bởi một cuộc pháo kích ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Hầu hết thi thể đă dập nát, chỉ c̣n vài chiếc thẻ bài nên khó xác định danh tính, sau đó đă được tập thể giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải hỏa táng và đưa lên Chùa Nghệ Sĩ ở G̣ Vấp .



    http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_t...ia_Quang_Trung

  10. #2450
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ nhu cầu chiến trường đ̣i hỏi cần nhiều sĩ quan chỉ huy, Trường Bộ Binh không đủ chỗ, v́ thế giai đoạn 1 là giai đoạn thử thách làm quen với đời sống quân ngũ, các khóa sinh phải học 9 tuần ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung, giai đoạn này được gọi là "tân khóa sinh dự bị sĩ quan".

    Tại TTHL Quang Trung này, có các Tiểu Đoàn khóa sinh mang tên các anh hùng dân tộc như TĐ Trần B́nh Trọng, mang bảng tên màu vàng, chữ đỏ - TĐ Nguyễn Huệ mang bảng tên màu xanh dương, chữ trắng, đây là TĐ nổi tiếng "hắc ám" nhứt v́ hay phạt khóa đàn em tối đa, rồi đến TĐ Đinh Tiên Hoàng, đây là TĐ phần đông là giáo chức bị động viên sau tết Mậu Thân, họ chỉ học 9 tuần căn bản quân sự rồi biệt phái về dạy học, kế đó là TĐ Trần Quốc Toản, đây là TĐ binh sĩ quân dịch - Ngoài ra c̣n có một trung đội khóa sinh phi công cũng thụ huấn tại đây, đó là khóa 68A - C̣n có một TĐ mệnh danh là "Tiểu Đoàn Hoàng Gia", đó là TĐ Gia Long mang bảng tên màu xanh lá cây, chữ vàng. Lúc chúng tôi thụ huấn có khóa đàn anh là khóa 7/68, thuộc TĐ Nguyễn Huệ, phạt chúng tôi rất là "gắt". Chẳng hạn như lúc đi xuống câu lạc bộ để t́m thức ăn, họ chận chúng tôi ngay trước cửa, hô "nghiêm", đằng sau quay, trước bước. Thế là chúng tôi bụng đói nằm trong doanh trại, gác tay lên trán thở dài, mới nhớ về dĩ văng, thuở học ở trường trung học công lập Bạc Liêu, tôi có nghe hai câu thơ như sau :

    «Làm trai cho đáng nên trai,
    Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan»

    Về sau các cô nữ sinh cùng lớp mới chế thêm:

    «Anh đi học lớp sĩ quan
    Là duyên xây đắp mộng vàng đôi ta»


    Nói đến TTHL Quang Trung là phải nhớ đến hai điều: Một là «chà láng», hai là «cá mối nhà bàn». Sáng sớm, lội xuống giao thông hào, lấy gà mèn chà các vách đất cho láng bóng, quả là một việc làm quái gở, nhưng đó chính là tạo cho ta một ư chí kiên nhẫn. C̣n cá mối là một loại cá rẻ tiền, xương nhiều hơn thịt, do nhà thầu cung cấp cho quân trường.

    Ngày nào cũng súng Garant M.1 cầm tay chạy như ngựa, anh em nói trại ra: «Ga răng ôm mà mệt» - C̣n súng M.16 nhẹ, gọn, nên cũng có câu tếu «em mười sáu», tuổi c̣n nhỏ nên ôm sướng hơn, «buồn vui đời lính» là thế. Trung tâm này có một khu tiếp tân, đó là vườn Tao Ngộ, nên có bản nhạc Vườn Tao Ngộ, nói lên tâm t́nh của thân nhân vào thăm khóa sinh thụ huấn tại đây.

    Vào những ngày chủ nhật chỗ này đông như ngày hội, các tà áo dài tha thướt đến thăm - Có một số khóa sinh không có thân nhân, họ gọi là «con bà phước» -

    Xong 9 tuần thụ huấn Quang Trung, các giáo chức được trở về nhiệm sở cũ tiếp tục dạy học, số khóa sinh c̣n lại được đoàn xe quân vận đưa lên Thủ Đức học tiếp giai đoạn 2.

    Tại Nha Trang, c̣n có Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, nói đến quân trường này, ta nghĩ ngay đến pho tượng anh lính cầm súng đứng thế thao diễn nghỉ, và sau trường xa xa là dăy núi Ḥn Khô, trông mường tượng như một cô gái đang nằm, nên mới có hai câu thơ bất hủ:

    "Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ,
    Em nằm xơa tóc đợi chờ ai"

    http://www.bietdongquan.com/baochi/m...0/hoainiem.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 13 users browsing this thread. (0 members and 13 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •