Page 315 of 471 FirstFirst ... 215265305311312313314315316317318319325365415 ... LastLast
Results 3,141 to 3,150 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3141
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Cali tổ chức Lễ Hai Bà




  2. #3142
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; bệnh đói kinh niên....

    Căn Bịnh mà T/v Pleiku đ̣i biết đến là căn bịnh tham.. v́ tham nên thèm..
    v́ thèm nên ăn không biết no.. và ;
    no mà vẫn thèm; .. đôi khi ói ra... : nghẹt thở đôi khi !!!.... no bụng đói con mắt !!!!
    ... cho đến lúc phải cho uống huile de ricin ( dầu xổ )... .. đôi khi cũng chưa biết sợ //!!

  3. #3143
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    H́nh that , mới thấy trên CNN , không phải là photoshop




    ( Ôm chat lấy tui nha anh bạn nhỏ , tui mà lắc ḿnh một cái là anh tan xác )

    3 March 2015
    The amateur photographer who took a picture of a weasel on the back of a woodpecker mid-flight says it is "almost a dream".
    Last edited by Tigon; 07-03-2015 at 04:25 AM.

  4. #3144
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Saigon bây giờ :

    Áo dài của Vietnam Airlines bị chê?



    Mẫu áo dài mới dành cho tiếp viên nữ của Vietnam Airlines gây nhiều tranh căi trên mạng


    Mẫu đồng phục mới dành cho tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines gây ư kiến trái chiều từ cư dân mạng cũng như giới chuyên môn.

    Đây là lần đầu tiên trong 15 năm hăng này công bố đồng phục mới dành cho phi đoàn, bao gồm cả tiếp viên và phi công.

    Riêng trang phục dành cho tiếp viên nữ, thiết kế mới được nói là tiếp tục giữ h́nh ảnh chiếc áo dài truyền thống, nhưng biến đổi theo hướng "hiện đại, năng động".

    Trang tin giải trí Kênh14 dẫn lời nhà thiết kế Minh Hạnh gọi đây là "cuộc cách mạng về kỹ thuật và công nghệ", v́ đây là lần đầu tiên áo dài may hàng loạt theo kiểu 'công nghiệp', thay v́ may theo kích thước của từng cá nhân.

    Tuy nhiên thiết kế mới của Vietnam Airlines không nhận được nhiều sự ủng hộ từ cư dân mạng cũng như giới chuyên môn.

    'Tiếp viên nhà hàng'

    Trả lời BBC ngày 4/3, nhà thiết kế Chung Thanh Phong, người đă nhiều lần thiết kế trang phục diễn cho các nữ ca sỹ nổi tiếng trong nước, cho rằng mẫu thiết kế của Vietnam Airlines "c̣n quá mới" và "mọi người cần có thời gian để thích nghi".

    "Đồ nam trẻ trung hơn, nhiều màu sắc và năng động hơn. Nếu tiếp viên nam có h́nh dáng thích hợp th́ mặc vẫn rất ổn," anh nói.

    "Tuy nhiên riêng với đồng phục nữ là áo dài - trang phục đặc trưng của Việt Nam, th́ ḿnh, với tư cách là nhà thiết kế, vẫn cảm thấy chưa thích lắm."

    "Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng đối với hành khách của một hăng hàng không quốc gia ... Và mẫu áo dài này chưa tạo được sự nổi bật cho h́nh ảnh áo dài cũng như cho Vietnam Airlines".

    "V́ nhà thiết kế Minh Hạnh chọn theo hướng cách tân cổ điển nên tà áo dài lại ngắn ngang đầu gối".

    Mẫu này th́ nói thẳng luôn, như mọi người có ư kiến là giống tiếp viên nhà hàng, khách sạn hoặc spa. Thậm chí có thể gây nhầm lẫn v́ chỉ dài hơn tà áo bà ba một chút
    Nhà thiết kế Chung Thanh Phong

    "Mẫu này th́ nói thẳng luôn, như mọi người có ư kiến là giống tiếp viên nhà hàng, khách sạn hoặc spa. Thậm chí có thể gây nhầm lẫn v́ chỉ dài hơn tà áo bà ba một chút".

    "Nếu đồng phục này bỏ vào một ngành nghề khác th́ sẽ phù hợp hơn"

    "Áo dài dành cho hăng hàng không quốc gia th́ nên chọn dáng áo dài truyền thống, và tà áo phải dài, thướt tha."

    "Dáng áo dài hiện nay gặp một số trục trặc là v́ theo hướng cách tân cổ điển, chất liệu hơi cứng có độ nhăn nên không tạo được sự thướt tha cũng như sự tươm tất cho tiếp viên."

    Tác hại của sản xuất hàng loạt?

    Về việc sản xuất áo dài hàng loạt, nhà thiết kế Chung Thanh Phong cho rằng "đây cũng là một bước tiến mới", nhưng cũng kèm nhiều bất lợi.

    "Áo dài là nét đẹp thuần túy và tinh tế nên sự sản xuất hàng loạt sẽ mang lại những trở ngại".

    "Áo dài từ xưa đến giờ đều phải may theo từng người. Mà chắc chắn là nếu sản xuất hàng loạt th́ những người tiếp viên cũng sẽ phải tự chỉnh sửa th́ mặc mới đẹp được".

    "Rơ ràng là các áo dài được may theo đúng kích cỡ từng bạn nữ để tôn lên từng đường dáng trên cơ thể của họ th́ mặc sẽ đẹp hơn các áo có kích cỡ sẵn".

    "H́nh tiếp viên trên báo mà mọi người đang chê bai, tôi chắc chắn đây không phải kích cỡ đúng với họ".

    "Áo dài rất tinh tế, nên khi không đúng dáng của người mặc th́ sẽ trở nên luộm thuộm và không được chỉnh chu".

    Trong một kết quả khảo sát do báo điện tử VnExpress thực hiện, 49% độc giả của báo này ủng hộ mẫu áo dài cũ, trong khi 51% ủng hộ mẫu áo dài mới.

    Mẫu áo dài mới của Vietnam Airlines cũng thu hút hàng trăm lượt b́nh luận trên trang Facebook của BBC Vietnamese.

    Một trong các b́nh luận được 'like' nhiều nhất của nick Vang Nguyen, cho rằng mẫu áo dài mới không đẹp bằng thiết kế trước đây.

    B́nh luận nhận được nhiều 'like' nhất của nick Mac Xu Ta th́ cho rằng mẫu mới hay cũ cũng đều không quan trọng do thái độ phục vụ của tiếp viên của Vietnam Airlines vẫn chưa đủ tốt.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...rlines_uniform

  5. #3145
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; tấm áo dài của nữ tiếp viên hàng không Việt Nam.....

    Dù sao cũng được coi những chiếc áo dài thời nay.. có lẽ tại một số bạn đọc lên mạng c̣n luu luyến với quá khứ nên không thích chứ riêng nmq th́ được coi cũng là điều hay v́ ;
    1/ anh chàng nam hán tử trông giống bồi chạy bàn.. chỉ c̣n thiếu cái khay và tấm khăn trắng vắt ngang ống tay..
    2/ c̣n kiều nữ th́ hơi giống nữ tiếp viên quán ăn ở Thái lan,, chỉ c̣n thiếu cái búi tó tóc cao gần đỉnh đầu nữa thôi..

    Tất cả đă làm cho nmq chợt nhớ tới những nàng tiếp viên của Hàng không Việt Nam xưa.. cũng giày cao gót (escapin) trắng vừa thôi v́ c̣n phải chạy.. quần dài trắng, ống hơi loe..gấu (brodé ).. tà áo lượn tṛn nhẹ.. có chiết eo ôm vừa gọn lưng ong, cài khuy bấm.. cổ vừa.. bên nẹp tà phía bên trên ngực là tấm huy hiệu AirVietNam.. tay hơi ngắn và có bao tay trắng.. tóc uốn nhẹ hay ( garconnière..), màu xanh nước biển nhạt..
    C̣n nhớ cuốn lịch năm nào.. của AVN gởi biếu trong đó có tấm h́nh của hai hoa khôi AVN, đang ôm eo nhau chạy xe Honda 50 tà áo tung bay vờn trong gió., trên đường vô phi trường TSN...
    Không biết bây giờ những người đẹp ấy ở đâu ? nmq xin gởi lời chúc phúc và thăm hởi đến nào cô An, cô Nga, Lucie, Nguyệt..kể cả cô Mai ( Tomorrow )... và nhiều nữa...tất cả đoàn viên phi hành.
    Dù sao đi nữa.. cũng là một thời để quên ... để nhớ.......

  6. #3146
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    H́nh that , mới thấy trên CNN , không phải là photoshop




    3 March 2015
    The amateur photographer who took a picture of a weasel on the back of a woodpecker mid-flight says it is "almost a dream".
    V́ sao chồn cưỡi chim gơ kiến bay lên?


    BBC .5 tháng 3 2015


    Một bức ảnh tuyệt vời, ghi lại cuộc chiến giữa một con thú săn mồi và một con chim săn mồi đă lan truyền chóng mặt.

    Bức ảnh của tác giả Martin Le-May chụp một con chồn cưỡi trên lưng một con chim gơ kiến đă được nhanh chóng chia sẻ sau khi xuất hiện trên mạng xă hội, và được nhiều hăng truyền thông thế giới đưa tin.

    Không phải là đi quá giang nhờ con chim gơ kiến, mà con chồn thực sự vừa đánh chén xong một bữa ngon. Quả là một cảnh có lẽ vô cùng hiếm gặp.

    Tiếng kêu quang quác đầy đau đớn, tắc nghẹn và một bóng xanh lướt qua đă khiến Martin Le-May và vợ, Ann, để ư. Khi đó, họ đang tản bộ quanh công viên Hornchurch Country Park ở London.

    Núp sau thân cây và quan sát từ xa bằng ống nḥm, hai vợ chồng ông sửng sốt chứng kiến cảnh ẩu đả dữ dội giữa một con chim gơ kiến xanh và một con chồn.

    Rồi một điều cực kỳ bất ngờ xảy ra: Chú chim gơ kiến bay lên trong lúc vẫn đang bị con chồn đeo bám trên lưng. Và cảnh tượng kỳ lạ đó đă được ghi lại vào ống kính máy ảnh.

    "Tôi chưa từng bao giờ thấy cái ǵ như thế," Tiến sỹ Stuart Marsden từ khoa Sinh thái học của Đại học Manchester Metropolitan, Anh quốc nói. Ông là người nghiên cứu chuyên sâu về chim gơ kiến xanh.

    Chồn là loài thú săn mồi hung dữ. Chúng thường tấn công các loài động vật có vú. Chúng có thể bắt được các con mồi lớn hơn chúng, thậm chí săn cả thỏ. Nhưng chúng rất hiếm khi tấn công các con chim.

    "Tôi không nghĩ là chim gơ kiến hay bị chúng tấn công," Tiến sỹ Marsden nói. Tuy nhiên, chim gơ kiến là loài sống trên mặt đất, c̣n chồn th́ hay t́m ăn trứng và con non của loài chim này; đôi khi các con chim bố mẹ t́m cách đánh lại để bảo vệ tổ.

    Ông nghĩ rằng chim gơ kiến có lẽ đang kiếm ăn trong bụi cỏ th́ bị phục kích. Thức ăn chủ yếu của loài chim này là kiến.

    "Không giống như các loài chim khác, chúng chủ yếu bỏ thời gian kiếm mồi trên mặt đất, t́m thức ăn ở các tổ kiến."

    "Con chồn sẽ ngồi ŕnh và chờ cơ hội để săn được bất cứ con mồi nào nó ăn được. Chúng thực sự giảo hoạt và thông minh."

    "Thật không may là trong trường hợp này, nó đă bị cho 'thăng thiên'," ông nói


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/cult...ker_vert_earth

  7. #3147
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiệc Tân Niên B-CVA March 8, 2015





    Ban hợp ca Bu ơi Chết v́ ăn Trứng Vịt (Buoi-CVA_TV)


    ( Đang hợp ca bài Khuc Xuan Ca cua CVA Nguyen Ngoc Phuc, nguoi dung ben phai ngoai cung`)

  8. #3148
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ban hợp ca Bu ơi Chết v́ ăn Trứng Vịt (Buoi-CVA_TV)
    Khi tui post tấm h́nh trên lên FB , th́ một tên húi cua họ Chu khí khái trả lời :

    " TRứng Vịt CHết Vẫn Ăn "

  9. #3149
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chào Em, Saigon 40


    •Song Lam

    Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đă nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới của tác giả kể về Sài g̣n mùa Noel vừa qua.

    * * *
    Cuối cùng th́ tôi cũng về cái ổ của ḿnh. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là c̣n thở ph́ pḥ và trái tim c̣n đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không c̣n của riêng tôi.

    Đứng thật lâu ở cửa Tây chợ Bến Thành, ngay tiệm vàng Nguyễn Thế Bài trước 75, tôi không hiểu ḿnh muốn t́m ǵ, gặp ai trong lúc này. Con đường Lê Thánh Tôn ngày xưa đi học bằng xe đạp đôi lần dừng lại v́ xe bị tuột sên, có ít nhất vài anh con trai tới sửa dùm. Bây giờ, đứng đây cả buổi, nh́n ngó tứ tung, chẳng có ma nào ngó tới tôi. Buồn t́nh, tôi đi lang thang. Đi bộ ḷng ṿng ngang kem Bạch Đằng, tôi ngán ngẫm chẳng thèm vào. À, nhà sách Khai Trí cũ đây rồi. Vô chút. H́nh bóng cũ nào c̣n đây, sách vở ích ǵ cho buổi ấy? Tôi mua vài quyển sách dạy nhạc, Tự học Tây Ban Cầm với ước mong dợt lại bài Thu Ca ngày nào, bài dư âm kỷ niệm ngày hai đứa mới quen nhau, bài Thuyền và Biển mà mấy đứa em già chế lại hát như thế này: "Nếu phải sống xa em, anh chỉ c̣n băo tố. Nếu phải sống bên em, anh chỉ c̣n… cái khố."

    Bùng binh Sàigon ngày nào có tượng đài Trần Nguyên Hăn oai phong, tượng nữ sinh Quách thị Trang bằng đá trắng… nay đă mất tăm, mất tiêu. Xe cộ thật nhiều, ồ ạt, ào ào khiến tôi chóng mặt.

    Sàig̣n bây giờ đầy dẫy, ngập tràn nhà cao tầng không khác ǵ các đô thị văn minh Âu Mỹ. Sàigon có Bicotex Trung tâm tài chính, mà dân Saigon gọi là bà đầm bưng mâm xôi, Saigon có Center Tower 72 lầu, Saigon có đường hầm bắc qua sông Thủ Thiêm. Bến đ̣ Thủ Thiêm bên bến sông Bạch Đằng năm xưa chạy xập x́nh, ành ạch sóng nước cả ngày cả đêm nay đă không c̣n. Con đ̣ Thủ Thiêm đă lùi vào dĩ văng! Trong trí nhớ người dân Sàigon vẫn c̣n câu hát: "Bắp non đem nướng lửa ḷ. Đố ai ve được con đ̣ Thủ Thiêm". "Con đ̣" Thủ Thiêm tức là cô lái đ̣ trẻ tuổi xinh đẹp chèo đ̣ đưa khách sang sông. Tôi thích quá chừng chữ "ve" này, mà chữ "cua" hay chữ "dê" không tài nào sánh kịp!

    Sàigon có cầu vượt, có xa lộ Đông Tây, có siêu thị lớn nhỏ sang trọng không thua ǵ ở Mỹ. Sàigon có tất cả, nhưng Saigon không có nụ cười.

    Sàigon không có nụ cười? Các bạn có cho rằng tôi nói quá sự thật không? Một lần nữa, tôi xin xác định: Saigon không có nụ cười. Trong công việc hàng ngày của tôi, tôi cười với khách hàng hàng trăm lần, nói hai chữ "cám ơn" hàng ngàn lần. Saigon không có được chuyện này.

    Hàng ngàn chiếc xe gắn máy đổ xô ra đường mỗi giờ, mỗi ngày, mọi người chen lấn nhau, tranh giành nhau từng centimet đường, mặt mày hằm hè như sắp sửa gây gổ, chửi mắng nhau và mặt lạnh như… tiền Việt Nam. Vào cơ quan chính quyền, quư vị sẽ thấy được sắc mặt này: họ nh́n ḿnh ghẻ lạnh, soi mói coi ḿnh thuộc tầng lớp nào trong xă hội, họ nh́n qua cách ăn mặc để đoán xem ḿnh có tiền nhiều hay ít… ôi cái nh́n xa lạ, dửng dưng, không có một chút t́nh cảm con người nào hết. Sao kỳ vậy cà? Tôi tự hỏi ḿnh. Biết hỏi ai bi giờ?

    Saigon có những bộ trang phục đắt tiền, những chiếc xe hơi bạc triệu, những biệt thự sang trọng với pḥng master bedroom dát vàng ṛng bốn số chín, nhưng Saigon không có được t́nh yêu thương. Saigon vắng bóng ḷng nhân ái và chết tiệt sự bao dung.

    Những ngày cận kề Christmas, Saigon treo đèn kết hoa cùng khắp những con đường lớn. Những công tŕnh xây dựng c̣n dang dở khắp nơi gây ra sự kẹt xe dữ dội vào những giờ cao điểm. Dân Saigon ăn nhậu tối ngày, từ sáng sớm cho tới giữa khuya. Quán nhậu san sát, từ ḅ dê cao cấp cho đến rắn mối thằn lằn. H́nh như mọi người đang lâm vào cảnh mê hồn trận cứ ăn nhậu thả cửa chừng nào chết hẵng hay. Tôi có những đêm Saigon mất ngủ triền miên v́ tiếng xe gắn máy ầm ầm trong từng hang cùng ngơ hẹp. Bốn năm giờ sáng lại nghe rội ră tiếng rao hàng: "Bánh ḿ nóng đây, bánh ḿ nóng đây". Saigon lúc nào cũng hừng hực lửa nóng, rít rịt tay chân, chỉ nhờ mong ngọn gió mát bất chợt.

    Tuổi trẻ Saigon bây giờ cao hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn. Con gái ra đường không ai biết đẹp hay xấu, cao hay thấp, da trắng mịn màng hay đen thui rổ chằng chịt, v́ họ trùm kín mít, chỉ chừa hai con mắt vẽ chỉ đen thui, lạnh lùng. Ai cũng chen lấn, vội vă, chụp giựt. Và hoàn toàn không có một nụ cười nào hết. Ở Saigon ba tuần, tôi không biết ḿnh cười được bao nhiêu lần, chỉ thấy ḷng trĩu nặng sầu thương.

    Đă nhiều lần tôi thấy được những người già như tôi đă về hưu ngồi trong nhà thu lu bất động. Nếu không bận rộn được làm ô-sin không công cho con cháu th́ họ cứ ngồi trước bực cửa nh́n ra ngoài đường. Họ ngồi đó, buồn, bất động và héo tàn.

    Central Tower lộng lẫy sửa soạn chào mừng năm mới 2015, sẵn sàng giơ cao dao sắc chém ngọt khách hàng. Ly kem bạc hà chỉ có hai viên kem tṛn vo lớn hơn cái trứng cút chút xíu, trả 11 dollars cho tui. Trời ơi giá cả hơn cả bên Mỹ. Nhưng lo ǵ. Đại gia thừa tiền lắm bạc, "bi nhiêu bi!"

    Saigon cũng có những buffet đắt tiền dành cho nhà giàu mới mở mắt sau này như ở Hoàng Yến, Newworld, nhất là ở nhà hàng năm sao Newworld này, ăn trưa 26 dollars và ăn tối 42 dollars trong khi người lao động buôn gánh bán bưng chỉ mong kiếm được 2 dollars/ngày (42.000 đồng Việt Nam). Saigon ơi, nhức nhối ḷng tôi.

    Mở mắt chào đời ở Saigon, sống và thở với Saigon qua bao nhiêu thăng trầm của đất nước, của thời cuộc, tôi vẫn ôm Saigon vào trong lồng ngực tưởng như lúc nào cũng son trẻ của ḿnh. Xa Saigon 40 năm, Saigon đă ngủ vùi 40 năm, Saigon đă mất đi vẻ thơ mộng, lăng mạn, đă mất đi hoàn toàn văn hóa phương Nam, để trở thành thứ lai căng chú kiết, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu. Saigon bây giờ vẫn đang c̣n một triệu ba trăm ngàn người nghèo khổ đói khát lầm than. Có những cái chết vội vàng non yểu, trăm thứ bệnh lạ do thực phẩm độc hại mang đến, Saigon có trăm ngàn chuyện giả từ lông mi giả đến tôm khô, bánh tráng, gạo lúa ăn uống hàng ngày.

    Bên cạnh những building cao ṿi vọi, những nhà hàng sang trọng, những resort năm sao, quư bạn đọc sẽ c̣n thấy được những trường học xuống cấp thê thảm, những bệnh viện ghẻ lở hoang phế hàng trăm năm không sửa sang. Quư bạn đọc hăy ghé mắt vào bệnh viện T.C ở Saigon để thấy bệnh nhân nằm la liệt từ hành lang cho đến trước cửa nhà vệ sinh, nằm luôn cả dưới gầm giường. Y tế quả là quá tải và giáo dục đi đoong. Chúng tôi đến thăm đứa cháu họ tại pḥng vô trùng của Trung tâm huyết học mà sững sờ: thằng nhỏ chuẩn bị tŕnh luận án tốt nghiệp cao học kinh tế, lại được phát hiện bị ung thư máu. Tôi phát khóc khi nh́n bốn thanh niên trẻ không quá 25, mặt mũi sáng láng khôi ngô với những cái đầu trọc lóc v́ vừa trải qua mấy đợt Chemo. Những khuôn mặt trắng bệt đang cần vô máu, mà xác suất sống c̣n chỉ có từ 20-25% đă làm tôi đau ḷng, không biết phải nói ǵ để an ủi các cháu. Không ai trả lời được câu hỏi tại sao trong khi tiền đóng cho bệnh viện cao ngất ngưỡng được tính bằng hàng chục ngàn dollars, cha mẹ các cháu phải cầm cố nhà cửa, ruộng vườn…

    Làm sao ngoảnh mặt quay lưng với cảnh đời trái ngược ở Saigon: bên cạnh cuộc sống xa hoa dư thừa phủ phê của kẻ có quyền lực, vẫn c̣n hằng hà sa số cuộc đời của những con người Việt Nam bần cùng đói khát kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi, c̣n những mồ hoang mả lạnh, c̣n bao nhiêu cái chết tức tưởi, âm thầm… những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đ́nh Liên-Ông Đồ). Người lính cũ VNCH, người thương phế binh của chế độ cũ vẫn c̣n sống vất vưởng, lê la đầu đường xó chợ mà sự giúp hàng năm của đồng bào hải ngoại vẫn không thấm thía vào đâu! Chương tŕnh "Cám ơn Anh" hàng năm ở California với số thu lên đến bảy tám trăm ngàn dollars vẫn c̣n quá ít so với nỗi đau quá lớn, những thương tật trùng điệp của hàng chục ngàn chiến binh sau 75. Chúng ta đời đời chịu ơn họ, cái ơn sâu không bao giờ trả nổi…

    Saigon thân yêu của tôi ơi. Em đă ngoài 40 từ 1975, từ dạo người Saigon chen chân vội vă chen lấn xuống tàu bạt mạng thừa sống thiếu chết vượt trùng dương t́m đường trốn chạy, biết bao người đă ch́m sâu đáy nước, biết bao nhiêu người lưu lạc phương trời?

    Biết nói ǵ với em hôm nay, Saigon 40? Hôm nay thăm lại Saigon, em chỉ c̣n trong tôi h́nh bóng cũ: Con đường Bà Huyện Thanh Quan những chiều tan học mát rượi lối đi, ṿng xe quay thanh thản nói cười với bạn, tà áo dài trắng quấn quít mối t́nh đầu.

    "Saigon ơi, tôi đă mất người trong cuộc đời. Saigon ơi, thôi đă hết thời gian tuyệt vời…" (Saigon ơi vĩnh biệt-Nam Lộc)

    Tôi vẫn c̣n hoài h́nh ảnh Saigon tráng lệ, tươi đẹp trong trái tim già nua khô héo của ḿnh. Và Saigon ơi, tôi c̣n măi Saigon xưa trong trí nhớ.

    II.

    Tôi trở lại Valley Forge vào những ngày cuối của năm 2014, tôi nghe ḷng giá buốt với cái lạnh 6 độ F về đêm và những tai ương nổ ra từ khắp thế giới trong khi năm 2015 từng bước đến gần. Hai cảnh sát viên New York bị kẻ gian sát hại ngày 20/12 là vết thương lớn cho nhân dân Mỹ, đặc biệt là cộng đồng New York. Sự sát hại đó có lẽ bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc âm ỉ, dai dẳng sau khi người thanh niên Michael Brown ngả xuống từ viên đạn của người cảnh sát da trắng trong tháng 8/2014. Và chỉ một tuần sau 28/12, Air Asia của Malaysia mang biển số 8501 lại bị rớt ở đáy biển Java mang theo 162 hành khách và phi hành đoàn, trong khi vừa cất cánh từ Jakarta (Indonesia) đi Singapore được 45 phút…

    Dù vậy, ở Times Square New York, trái cầu mà cả thế giới dơi mắt mong chờ count down như một thông lệ chào mừng năm mới, với hy vọng sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, đă qui tụ hàng trăm ngàn người trẻ tuổi bất chấp cái lạnh giá mùa Đông. Ở quanh vùng chúng tôi cư ngụ, Valley Forge Casino đă chuẩn bị hàng trăm chai Champagne sẳn sàng mở nắp để đón khách. Liệu 2015 có khá hơn chăng? Ai mà biết được?

    Tôi đă năo ḷng với đồng hương của tôi ở Saigon Việt Nam, tức Saigon lớn. C̣n Saigon nhỏ? Khi nghĩ đến Little Saigon là tôi có chút vui. Sao kỳ vậy cà? Saigon nhỏ h́nh thành khắp nơi trên thế giới, nơi có người Việt Nam sinh sống và thành lập cộng đồng. Phải chăng người Việt Nam tị nạn khắp nơi trên thế giới muốn t́m lại những ǵ đă mất? V́ Saigon lớn không c̣n của ḿnh nữa, mà là của họ, của người chủ mới!

    Những lần đến Little Saigon ở Cali, tôi t́m lại được h́nh ảnh quá khứ, rất Việt Nam. H́nh ảnh chiếc áo bà ba, vành nón lá, tà áo dài thanh tú ngày xưa đă không c̣n thấy ở Saigon lớn, lại vẫn ung dung hănh diện khoe khoang ở Saigon nhỏ, đặc biệt tôi t́m thấy được con người Saigon xưa với đặc trưng văn hóa Saigon và tôi có được từ họ, những nụ cười thân ái.

    Làm sao nói hết được những gian khổ, nhục nhằn của người Việt Nam lưu lạc nơi xứ người từ 40 năm qua? Họ đă từ bỏ hết những ǵ có được trong tay để làm lại từ đầu bằng bất cứ công việc ǵ, vị trí nào để mưu sinh nuôi sống gia đ́nh, gầy dựng cuộc sống mới. Biết bao mồ hôi nước mắt đă tuôn đổ cho 40 năm lưu vong? Hai ba giờ sáng phải trở dậy đáp xe buưt đến chỗ làm với đồng lương rẻ mạt, phải sinh hoạt trong những điều kiện eo hẹp, phải tiết kiệm từng đồng bạc kiếm được, và cũng không thiếu những ê chề, tủi nhục trong quăng đường dài nơi xứ người. Nhưng người Việt Nam với bản tính chịu khó, cần cù, chịu đựng gian khổ để gầy dựng tương lai cho thế hệ thứ hai.

    Sau 40 năm ṛng, lớp người thế hệ thứ nhất đă già rồi, một số người đă ngàn đời yên nghỉ, để lớp trẻ đầy đủ năng lực, trưởng thành vươn lên nơi quê hương thư hai này. Họ có mặt ở các ngành nghề với vai tṛ lănh đạo và thật sự bước vào chính trường của Mỹ như Janet, Trí, Andrew… ở Little Saigon Nam Cali, như Nguyễn Xuân Hùng ở Texas hay Tâm Nguyễn ở San Jose… Công việc của họ hăy c̣n ở phía trước, trong đó có dự định đề nghị Thượng Viện Mỹ can thiệp cho người lính cũ VNCH, những thương phế binh sống vất vưởng ở quê nhà được định cư sang Mỹ, sang Uc để bù đắp phần nào thiệt tḥi của họ. Chúng ta hăy cầu nguyện cho mộng ước này thành sự thật!

    Người Saigon sống dễ dăi, chan ḥa t́nh cảm với mọi người, với bà con hàng xóm láng giềng, với đồng hương đồng khói. Người viết cứ tự hỏi ḿnh hoài: Ở Cali có nhiều hội đoàn, như Hội Nhớ Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bạc Liêu, G̣ Công… mà sao không có Hội Saigon? Có thể Saigon là điểm hẹn, điểm đến của các miền đất nước chăng? Ở vùng New Jersey, có Saigon Plaza, có chợ Bến Thành… và cái Logo chợ Bến Thành dùng làm bảng hiệu cho khắp nơi có Saigon nhỏ, tức Little Saigon. Đây là niềm hănh diện chung cho người Việt Nam, cho Saigon, cho người Saigon, cho nên 40 năm qua, tâm t́nh ấy vẫn đầy thương, đầy nhớ.

    Bây giờ ở Little Saigon Nam Cali chắc đang có những lo toan hạnh phúc? Nào là chuẩn bị Hội Tết hàng năm, cuộc diễn hành ở phố Bolsa, cuộc thi nấu bánh chưng ở Phước Lộc Thọ, thi hoa hậu áo dài truyền thống… để đón mừng năm mới Ất Mùi 2015. Tết Việt Nam vẫn c̣n măi trong ḷng người Việt Nam, người Saigon!

    Những chuẩn bị rậm rịch, rộn ràng của mọi người từ đầu tháng Chạp. Các bà mẹ sẽ lui cui nấu nướng sớm chiều cho ngày 30 Tết cúng rước ông bà, tổ tiên, chào đón Giao thừa. Ngoài chợ lao xao mua sắm đồ ăn thức uống, bánh trái rượu bia và nhất là hoa Tết. Trời ơi làm sao nói hết cái cảm giác vui sướng khi đi dạo chợ hoa t́m mua những cành mai đẹp nhất? Người bán người mua lao xao nói cười, chợ ngày không đủ ngày giờ, c̣n có chợ đêm nữa chứ! Về đêm Cali mát rượi, đi chợ đêm vừa đi vừa ăn bắp nướng thoa mỡ hành th́ hạnh phúc biết bao?

    Ngày Tết đến rồi, những chiếc áo dài được phơi phóng, ủi là cho thật phẳng phiu để đem ra chưng diện với mọi người. Áo gấm chữ thọ dành cho các ông, áo gấm đủ màu, đủ các loại hoa mai lan cúc trúc dành cho các bà và các cô gái trẻ. Ai cũng mặc áo dài, từ trẻ nít cho đến cụ già, thậm chí các dân cử Mỹ lẫn Việt trên truyền h́nh chúc Tết đồng hương cũng diện áo dài. Áo dài được mùa. Người viết cảm thấy thật vui, thật gần gũi với họ. Ai cũng trang trọng chúc Tết nhau, nói cười thật vui như… Tết.

    Người Việt Nam ở Little Saigon nói cười với nhau trong chợ, trên xe đ̣, ngoài băi biển, trên xe buưt, trong buổi coi văn nghệ… dù họ chửa quen nhau, quen nhau đôi lần, gặp nhau đôi bận, họ cũng sẵn sàng chia xẻ tâm t́nh, mọi hoàn cảnh được phơi bày để hỏi ư kiến, thật hoàn toàn khác với những khuôn mặt "chằm vằm" của người Saigon ở Việt Nam.

    Xin lỗi bạn đọc thật nhiều v́ tôi cứ nhắc hoài những h́nh bóng ngày xưa. Quả thật quăng đường 40 năm của người Việt Nam với những kỷ niệm đă cũ, rất cũ, đă là của hôm qua. Và 40 năm lưu vong tị nạn nơi xứ người, cũng tưởng chừng như mới hôm qua. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Rồi tất cả sẽ qua, sẽ qua, sẽ là của quá khứ rộn ràng trong ḷng mỗi người dân Việt.

    Dù thế giới hiện giờ chưa được b́nh an dù chưa hoàn toàn hạnh phúc, nhưng có lẽ nào ta lại hờ hững với mùa xuân đang từng bước đến gần? Ở miền Đông lạnh giá mù sương này, tôi chỉ ao ước có một nhày nào đó được hưởng sự nồng ấm t́nh người, t́nh đất ở Cali, để thấy ḿnh trẻ lại trong ngày Tết truyền thống, với văn hóa Saigon qua tiếng pháo mừng Xuân.

    Với đồng hương, bằng hữu, gia đ́nh ở Little Saigon Nam Cali, tôi xin gởi đến quư vị những t́nh cảm tốt đẹp, lời chúc mừng trân trọng nhất trong ngày đầu năm Ất Mùi 2015 này. Và, với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.

    Song Lam

    http://vietbao.com/a233488/chao-em-saigon-40

  10. #3150
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    "Cái Giọng Saigon"


    Sinh ra và lớn lên ở Sài G̣n, trong đầu lúc nào cũng có một ư định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ư định đó chắc sẽ giữ măi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

    Gọi là yêu Sài G̣n th́ có phần hơi quá! Không dám gọi thứ t́nh cảm dành cho Sài G̣n là t́nh yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái t́nh với Sài G̣n là cái t́nh của một thằng ăn ở với Sài G̣n hơn 20 năm, cái t́nh của một thằng mà với nó, Sài G̣n c̣n quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài G̣n, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

    Hồi c̣n đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :

    Đèn Sài G̣n ngọn xanh ngọn đỏ
    Gái Sài G̣n cái mỏ cong cong

    Chuyện con gái Sài G̣n "mỏ" có cong không th́ hổng có biết, chỉ biết con gái Sài G̣n có cái đẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ ǵ đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.

    Mà con gái Sài G̣n có điệu đà, ơng ẹo chút th́ mới đúng thiệt là con gái Sài G̣n. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có ǵ sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...

    Có dạo đọc trong một bài viết về Sài G̣n – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài G̣n, cũng như văn hóa và con người Sài G̣n là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó h́nh thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

    Giọng người Sài G̣n được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, th́ đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ c̣n có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

    Người Sài G̣n th́ khác, giọng Sài G̣n cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài G̣n cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hănh của người Sài G̣n, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó ḷng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài G̣n phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, th́ giọng nói của người Sài G̣n cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

    Giọng người Sài G̣n nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài G̣n nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài G̣n nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài G̣n th́ cũng v́ cách dùng từ “nghen, hen” này.

    Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi d́a nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh d́a hen!”.

    Nói chuyện điện thoại đă đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng c̣n ǵ nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt ǵ đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái ǵ vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

    Giọng người Sài G̣n đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ư nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

    Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài G̣n có thói quen hay “đăi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

    Nghe người Sài G̣n nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài G̣n. Người Sài G̣n nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.

    Nói th́ đúng là sai, nhưng viết và hiểu th́ chẳng sai đâu, đó là giọng Sài G̣n mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài G̣n không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài G̣n..

    Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” th́ người Sài G̣n nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài G̣n phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, vơng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài G̣n chút nào...

    Nh́n lại một quăng thời gian hơn 300 năm h́nh thành và phát triển của Sài G̣n từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài G̣n, dân Sài G̣n đă là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định th́ người Kh’mer đă sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

    Tiếng nói của người Sài G̣n không chỉ thuần là tiếng Việt, mà c̣n là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “h́nh ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “ĺ x́, thèo lèo, xí mụi, cũ x́,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, ḿnh ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài G̣n sử dụng một cách tự nhiên như của ḿnh, điều đó chẳng có ǵ lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài G̣n, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

    Vậy nói cho cùng th́ người Sài G̣n cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rơ nhất khi người Sài G̣n nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài G̣n nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài G̣n nói, người miền khác nghe rồi…cười v́ chưa đoán ra được ư. Điển h́nh như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài G̣n nói, vẫn có chút ǵ đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

    Người Sài G̣n nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ư sẽ thấy ít có người Sài G̣n nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài G̣n nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

    Khi nói chuyện với người lớn hơn ḿnh, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới d́a/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài G̣n với một người Sài G̣n thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà t́nh cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đă rồi hẳng hay...

    Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày th́ nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, c̣n người Sài G̣n th́ nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, v́ nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài G̣n hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái t́nh cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ư ǵ nhiều, nó mang ư nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

    Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ư nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài G̣n dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài G̣n bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, v́ trong người Sài G̣n vẫn c̣n cái chất Nam Bộ chung mà.

    Nghe một đứa con trai Sài G̣n nói về đứa bạn gái nào đó của ḿnh xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ư nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài G̣n gọi “nhỏ Thuư, nhỏ Lư, nhỏ Uyên” th́ cũng như “cái Thuư, cái Uyên, cái Lư” của người Hà Nội thôi.

    Nói một ai đó chậm chạp, người Sài G̣n kêu “Thằng đó làm ǵ mà cứ cà rề cà rề…nh́n phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài G̣n đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ư ǵ đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài G̣n. Mà người Sài G̣n cũng lạ, mua hàng ǵ đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

    Nghe người Sài G̣n nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” th́ c̣n “coi” được, chứ “nói” th́ làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài G̣n lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài G̣n nói dzậy mà.

    Ngồi mà nghe người Sài G̣n nói chuyện cùng nhau th́ quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là ǵ dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài G̣n à. Người Sài G̣n có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính ḿnh vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

    Tiếng Sài G̣n là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài G̣n nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài G̣n riêng riêng này th́ đúng là… “bạn hông biết ǵ hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài G̣n đă thế, cách người Sài G̣n xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

    Người Sài G̣n có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ư hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài G̣n, hiểu người Sài G̣n, yêu người Sài G̣n sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có ǵ là thô thiển mà c̣n rất ư là thân thiện và gần gũi.

    Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài G̣n. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài G̣n nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao th́ nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế th́ mới thiệt là dân Sài G̣n.

    Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ c̣n như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú th́ khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, d́, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài G̣n "ưa" tiếng chú, thím, d́, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng c̣n tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà ḿnh nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ ḿnh ở nhà th́ "D́ ơi d́...cho con hỏi chút...!" - c̣n lớn hơn th́ dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ư khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài g̣n thường nói “Nầy, chú em…”

    Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc ǵ, nhưng là bạn của ba ḿnh, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi th́ gọi thế, c̣n xưng th́ xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa ḿnh với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm t́nh liền.

    Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài G̣n có kiểu gọi thế này :
    Ông đó = ổng
    Bà đó = bả
    Anh đó = ảnh
    Chị đó = chỉ

    Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai tṛ quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài G̣n á nghen.

    Người Sài G̣n cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai th́ dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lư, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...

    Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà th́ tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Ǵ dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi D́ Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi th́ "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

    Cách gọi này của người Sài G̣n nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đ́nh. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, d́ Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô ǵ rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

    Cách xưng hô của người Sài G̣n là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài G̣n đi vào tai, vào ḷng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài G̣n lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài G̣n” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài G̣n. Đi đâu, xa xa Sài G̣n, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài G̣n như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
    (Sưu tầm trên Net)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •