Page 375 of 471 FirstFirst ... 275325365371372373374375376377378379385425 ... LastLast
Results 3,741 to 3,750 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3741
    Tran Truong
    Khách

    Thầy Năm Chén ( Tiếp theo và hết )

    Bên pḥng mạch, bây giờ, lúc nào cũng đông người. Có bịnh nhân đến xem mạch và có những người không phải đến xem mạch nhưng đă từng uống thuốc của thầy Năm Chén. Những người này, sau khi cúng bái bên chùa, bước qua đây ngồi nói chuyện cà kê. Làm như để hổ trợ tinh thần thầy vậy. Có người hỏi:

    – Rồi thầy dọn đi đâu ?

    – Biết đi mô chừ !

    – Quân ǵ mà vô nhân đạo. Muốn đuổi ai th́ đuổi. Muốn lấy của ai th́ lấy. Mà mở miệng ra là”cho nhân dân, v́ nhân dân”.

    – Tại cái số của tôi như rứa, mấy ông à. Nói mần chi ?

    Bây giờ, thầy Năm Chén, sau khi trao mấy thang thuốc cho bịnh nhân, không phải chỉ nói vỏn vẹn câu quen thuộc “đổ năm chén nước, sắc c̣n một chén uống”, mà c̣n dặn ḍ thêm phải ăn uống như thế nào, phải kiêng cữ những ǵ bởi v́ “cái tạng ni dễ bị bịnh khi trái gió trở trời”…

    Thầy c̣n nói: “Khi mô thấy bắt đầu khó chịu th́ lấy bao nhiêu lá ǵ với lá ǵ kèm theo bao nhiêu bông ǵ với bông ǵ… sắc uống cho nó chận”. Thầy làm như ngày mai thầy sắp đi xa. Và chắc đi lâu lắm, bịnh nhân cần bảo trọng lấy thân.

    Người nào cũng cảm động khi nhận mấy thang thuốc của thầy, mấy thang thuốc không phải chỉ có những vị này vị nọ, mà có cả t́nh người nằm trong đó. Chất liệu trân quí này, trong thời buổi này, thật hiếm hoi. Cho nên, khi cầm trên tay mấy thang thuốc, cử chỉ của họ bỗng trở nên trang trọng. Và người nào cũng nghĩ: “Tội nghiệp ! Người hiền hậu như vậy, bảy tám năm nay giúp đỡ đồng bào bịnh nhân ai cũng mang ơn… Vậy mà chánh quyền cũng không để cho yên !”.

    Ít lâu sau, Kiệt được một người bạn có tàu đánh cá rủ đi chui bởi hắn đang cần người xếp máy. Kiệt về chùa cho cha hay. Thầy Năm Chén mừng rớt nước mắt:

    – Rứa là lời cầu nguyện của cha đă được Ơn Trên chứng giám. Khi mô đi ?

    – Mười hôm nữa.

    – Ờ… Chừ th́ ḿnh vô thắp nhang lạy tạ Trời Phật, đi con.

    Năm hôm sau, bỗng thầy Năm Chén than “khó ở”, “tỳ vị bất thông”. Thầy không ăn được cơm, thầy ăn cháo. Cháo với chao, tương, rau luộc. Không ăn được những món cứng như dưa leo, dưa cải, củ cải muối… những món thường dùng trong bữa cơm chay lạt ở chùa. Không thấy thầy uống thuốc.

    Thầy nói: “Cứ ăn cháo vài hôm là khỏi”. Sư ông thương hại, an ủi: “Họ đuổi th́ ḿnh đi. Thầy lo làm chi cho sanh bịnh. Chừng hết hạn bốc mộ, tôi sẽ đưa thầy về quê tôi ở Nha Trang. Ở đó, cũng có một ngôi chùa nhỏ như vầy. Ḿnh sẽ tiếp tục giúp đồng bào như đă làm lâu nay. Thầy yên tâm đi. A di đà Phật…”.

    Ngày thứ mười, cha con thầy Năm Chén qua chùa lạy Phật. Xong, thầy đưa cho Kiệt một gói bằng vải đỏ đă phai màu nhỏ bằng đầu ngón tay cái, cột làm nhiều gút, nói:

    – Cha cho con cái ni. Con giữ kỹ trong người để hộ thân.

    Kiệt cho vào túi áo trên ngực, cẩn thận gài miệng túi bằng cây kim tây, nh́n cha cảm động, nghĩ: “Cha thật chu đáo. C̣n nhớ cho ḿnh bùa ngải để hộ thân nữa”.

    Chia tay mà hai cha con không dám ôm nhau. Sợ người ta để ư. Thầy không đưa con ra cổng nghĩa trang. Sợ người ta để ư. Thầy không dám để rơi một giọt nước mắt. Sợ người ta để ư ! Thầy chỉ thở dài. Thời buổi bây giờ, chỉ có thở dài là không thấy ai để ư. Bởi v́, ai cũng thở dài hết !

    Thời gian sau, thầy Năm Chén theo sư ông về chùa ở ngoại ô Nha Trang. Thầy lại bốc thuốc giúp đồng bào nghèo. Kiệt đi chui, lọt. Rồi định cư ở Canada…

    Một hôm, sực nhớ gói bùa ngải của cha, Kiệt ṭ ṃ mở ra xem: đó làba cái răng vàng, loại răng cấm. Th́ ra thầy Năm Chén đă cạy ba cái răng vàng của ḿnh để cho con làm của hộ thân ! Không c̣n răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời c̣n lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt…

  2. #3742
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post

    Một hôm, sực nhớ gói bùa ngải của cha, Kiệt ṭ ṃ mở ra xem: đó làba cái răng vàng, loại răng cấm. Th́ ra thầy Năm Chén đă cạy ba cái răng vàng của ḿnh để cho con làm của hộ thân ! Không c̣n răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời c̣n lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt…
    Trần Trường , đất nước ḿnh khổ quá , phải không anh ?

  3. #3743
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Trần Trường , đất nước ḿnh khổ quá , phải không anh ?
    Chị Tigôn ơi , chỉ là niềm khổ đau nhỏ nhoi trong muôn vàn nỗi đau thương của Dân tộc !!!

  4. #3744
    Tran Truong
    Khách
    Người muôn năm cũ !



    Thưa hồi xưa, đường Hai Bà Trưng bắt đầu từ bến Bạch Đằng, trên sông Sài G̣n, nơi có Công trường Mê Linh, đặt tượng của Hai Bà do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, chạy dài khoảng 2967 mét, tới cầu Kiệu, Phú Nhuận!

    Theo địa phương chí, con đường nầy đă từng thay tên đổi họ tới mấy lần!

    Thời Pháp, tên Impériale, rồi năm 1870, đổi là Nationale. Và từ ngày mùng 4 tháng Tư, năm 1902, đổi là đường Paul Blanchy, để tưởng nhớ một ông Tây mũi lơ, tai to, mặt bự vừa mới đi bán muối.

    Lúc ông Ngô Đ́nh Diệm c̣n làm Thủ Tướng, ngày 22, Tháng Ba, năm 1955, con đường nầy được mang tên là Hai Bà Trưng cho tới măi tận bây giờ.

    ***

    Ôi nhớ xưa ! Mỗi chiều tan học, từ trường Petrus Kư, trên đường Cộng Ḥa được anh ḿnh chở trên chiếc xe đạp cọc cạch, dọc theo đường Hồng Thập Tự, hồi xưa Tây nó gọi là đường Cao (Route Haute) v́ nó ở trên cao. Tới đường Hai Bà Trưng th́ chiếc xe đạp quẹo trái, bắt đầu đổ dốc ‘phẻ re’ về Cầu Kiệu, bắc qua kênh Nhiêu Lộc.

    “Nhớ khi xưa anh chở em, Trên chiếc xe đạp cũ. Áo ướt đẫm mồ hôi những trưa hè…Quay đều quay đều quay đều, thương hoài những ṿng xe.”

    Về tới Bưu Điện Tân Định là chuông nhà thờ đổ, giục bà con giáo dân đi lễ trong ráng chiều hấp hối !

    Trời sắp tối và những ngọn đèn cao áp thủy ngân bắt đầu bật cháy cho một quăng đường Hai Bà Trưng thơ ấu của tôi trong Sài thành hoa lệ.

    ***

    Thưa nhắc tới khúc đường Hai Bà Trưng Tân Định là tôi nhớ tới tiệm ḥm Tobia.

    Hồi c̣n con nít, sợ chết lắm, mà bây giờ già tôi cũng sợ… sợ chết như xưa đó thôi! Nên cái ǵ có ‘lan can’ tới người chết như: nhà xác của bịnh viện, tiệm bán ḥm hay nghĩa trang là tui sợ hết ráo.

    Tiệm ḥm Tobia nầy nếu từ phía Sài G̣n chạy vô, qua khỏi đường Hiền Vương một chút là nó nằm bên tay phải, trước khi đến Bưu điện Tân Định, và tiệm bán đèn trần Bùi Huy Mong.

    Tiệm ḥm nầy chủ yếu phục vụ cho bà con người Công Giáo; nên nó ở gần nhà thờ Tân Định đấy thôi.

    Nhưng tại sao tiệm ḥm mà lại đặt tên Tây vầy cà?

    Thưa ông Tôbia, trong Kinh Thánh, một người chuyên đi nhặt xác chết về khâm liệm rồi chôn cất. Cho dù người chết là ai, một kẻ tha phương cầu thực hay kẻ bị án tử h́nh. Cho dù nhà vua đă ra chiếu chỉ cấm đoán ǵ cũng mặc.

    Chỉ v́ việc làm nhân đạo này mà ông bị bắt bớ, bị kết án. Ngay chính vợ ông, người đầu ấp tay gối cũng chế giễu khi ông bị mù ḷa, bị tán gia bại sản. Thiên hạ c̣n cho rằng ông là một kẻ khùng điên.

    Vậy mà ông Tobia vẫn vững ḷng với trái tim tràn đầy nhân hậu đối với tha nhân, cho dù đó chỉ là những cái xác chết vô thừa nhận đă khô queo, cong quắt.

    ***

    Tiệm ḥm Tobia nầy đă ngẫu nhiên trở thành một chứng nhân lịch sử. Chứng kiến một tội ác thí Vua khủng khiếp của nước Việt Nam ḿnh thời hiện đại.

    Thưa chiều ngày mùng 2, tháng Mười Một, năm 1963, ông Trần Trung Dung nguyên Bộ trưởng Quốc Pḥng, (cháu rể, kêu Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bằng Cậu), đă gọi điện thoại đến ông chủ tiệm ḥm Tobia.

    “Tổng Thống, và ông Cố vấn Nhu đă bị giết ÂÂÂÂÂÂ trong chiếc thiết vận xa M113 mang số 80.989, theo lệnh của ông Dương Văn Minh.”

    Sau đó, ông Dung nhờ tiệm ḥm Tobia mang hai chiếc quan tài đến bịnh viện Saint Paul, trên đường Phan Thanh Giản, để lo việc tẩm liệm cho hai người.

    Cảnh sát, quân cảnh đứng gác ở các chốt, trước cổng nhà xác của bịnh viện nằm trên đường Tú Xương. Rồi một chiếc xe hồng thập tự, kiểu Dodge nhà binh, thắng lết bánh, đỗ xịch lại.

    Bà Soeur mở cánh cửa nhà xác ra. Hai chiếc băng ca được khiêng vào. Trong nhà xác chỉ có một ngọn đèn vàng lù mù leo lét treo lơ lửng trên trần.

    “Nằm trên băng ca là thi thể vị TổngThống kính mến của nền Đệ nhất Cộng Hòa ! Cả bộ complet ÂÂÂÂÂÂ đẫm đầy những máu. V́ trên đầu của Tổng Thống có một vết thương sâu từ dưới ót trổ lên đỉnh đầu.

    Những người lo việc tẩm liệm, khiêng xác Người lên, đặt trên một bệ đá bằng cẩm thạch có lót hai lớp vải trắng. Rồi lấy bông g̣n và băng gạc nhúng đầy alcohol, nhẹ nhàng, cẩn thận lau sạch các vết máu, rồi sửa sang áo quần của Tổng Thống lại cho chỉnh tề.

    Bà chủ tiệm ḥm nhét vào tay Tổng Thống một xâu chuỗi hột mân côi, rồi lâm râm đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người quá cố.

    Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm vừa mới chết, ḿnh c̣n dịu nhỉu, nên hai bàn tay Người khép lại khá dễ dàng để giữ xâu chuỗi; như thể Người đang lim dim đọc kinh, lần hạt.

    Người nằm đó vẻ thản nhiên trong im lặng; dường như Tổng Thống đang ch́m trong giấc ngủ ngàn thu, b́nh an, không muộn phiền, mà cũng chẳng khổ đau…?!”

    Khâm liệm xong, cái Hội đồng Quân nhân Cách mạng nầy ra lịnh chuyển hai xác anh em Tổng Thống vào bộ Tổng Tham mưu, âm thầm chôn trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, cạnh chùa An Quốc.

    Sau đó thấy êm êm, cái Hội đồng Quân nhân Cách mạng phản loạn nầy lại ra lệnh cho ông Chủ tiệm ḥm Tobia đem hai hài cốt của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu về chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đường Hai Bà Trưng, Tân Định.

    Lệnh chỉ được phép lóng cát phủ dày lên mặt mộ cho bằng phẳng. Không được phép ghi tên tuổi, ngày tháng trên bia mộ ǵ cả.

    ***

    Rồi năm 75, Sài G̣n thất thủ. Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ.

    Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị VC giải tỏa để lấy đất xây Công viên Lê Văn Tám, một nhân vật do Trần Huy Liệu bịa đặt ra, thời Chiến tranh Đông Dương.

    Hài cốt của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu lại bị buộc phải di tản ra tới nghĩa trang Lái Thiêu (B́nh Ḥa, Thuận An, B́nh Dương!) Bia mộ cũng chỉ được đề là: “GIOAN BAOTIXITA HUYNH” và “GIACÔBÊ ĐỆ”.

    Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă bị giết một cách dă man bởi tṛ đời bất trung, bội phản; nhưng không phải ai cũng muối mặt như thế đâu.

    Có bà Soeur, người từng theo sát di hài của Tổng thống, từ khi cải-táng cho đến khi xây cất phần mộ xong xuôi, đến lúc gần lâm chung, bà trăn trối xin được chôn gần mộ phần của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm để tiếp tục hầu hạ Người. Thiệt là một trung thần bất sự nhị quân !

    ***

    Ngày 26 Tháng Mười, năm 1963, ngày Quốc khánh cuối cùng của Chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Ḥa, học tṛ được nghỉ học. Mấy hôm sau đi học, vô cất xe đạp ở dăy nhà chứa xe, bên dăy hàng sao ngang hông trường, tôi đă thấy lính Nhảy dù đứng gác ở đó.

    Rồi ngày mùng Một, tháng Mười Một, năm 1963, cuộc đảo chánh phản loạn đă diễn ra. Tới 11 giờ trưa, ngày hôm sau, th́ đài Phát thanh Sài G̣n, Hội đồng Quân nhân Cách mạng thông báo là Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă tự sát.

    Chuyện bịa đặt nầy, dân không ai tin cả. V́ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, một người Công Giáo ngoan đạo; mà đạo Công Giáo cấm tín đồ tự sát.

    Lại nhớ kỷ niệm. Năm 1962, lúc c̣n học lớp Nhứt, trường Tiểu học Bàn Cờ trong Cư xá Đô Thành. Cứ mỗi ngày Thứ Năm, đám học tṛ nhỏ xếp hàng để mỗi đứa được cho uống miễn phí một ly sữa bột của Viện trợ Mỹ, Usaid.

    Rồi khi vào Đệ thất Petrus Kư, đám học tṛ nhỏ tụi tui, được nhà trường cho lên một chiếc xe bus, chạy u qua cầu Tân Thuận để đi coi xưởng dệt.

    Một lănh tụ lo cho dân từng li từng tí như thế th́ làm ǵ có cái chuyện gia đ́nh trị ác ôn ǵ đó chớ ?! Một lănh tụ không tư túi ǵ cho cá nhân ḿnh hết . Sống thanh bạch. Chết thanh liêm.

    Rồi sau nầy lớn lên, nhớ lại những ngày thơ dại của tôi, hồi c̣n do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo, là những ngày no đủ bên Ba, bên Má, bên anh, bên em, đẹp nhứt đời người … kể luôn cho tới bây giờ.

    ***

    Ai công hầu ai khanh tướng ? Rồi cũng một nắm cỏ khâu xanh ŕ. Nhưng điều đó không có nghĩa là hết. Lịch sử sẽ cho biết ai làm đúng? Ai làm sai? Ai công? Ai tội với nhân dân ?

    Những người đă nhúng tay vào máu trong cuộc đảo chánh, thí Vua ngày đó, leo lên sân khấu làm những tṛ nhăng nhố cho đến nỗi làm mất cả miền Nam th́ làm sao c̣n mặt mũi nào mà ăn nói được ǵ với người đă khuất ?!

    Ôi! “Những người muôn năm cũ ! Hồn ở đâu bây giờ ?”

    Đoàn xuân Thu

  5. #3745
    Tran Truong
    Khách

    Mộ phần Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm . Hị̀nh chụp tại nghĩa trang Lái Thiêu, người bên " giống như " l/s Lê công Định .

  6. #3746
    Tran Truong
    Khách
    Tôi đi để lại trường xưa!


    “Ôi ! Trường ta tang thương ! Theo vận nước nhiễu nhương ! Bạn bè năm cũ giờ đâu cả ? Đă dạt về đâu mấy nẻo đường ?”

    Thưa mới đây ông Chủ bút kêu réo um sùm:“Anh Thu ơi! Có bạn học của anh kiếm ḱa!” _ “ Đứa nào vậy cà?”

    Th́ ra Bùi Quang Long, đă đi Mỹ du học từ năm 1970, lúc mới vừa đậu Tú tài hai, t́m lại tui, là thằng bạn đồng song của nó.

    Đă 53 năm ! Thiệt là chớp mắt ! Thiệt là bóng câu qua cửa sổ ! Vậy mà bạn học cũ vẫn c̣n t́m! Thiệt là bùi ngùi cảm động à nhe !

    Ôi nhớ xưa ! Muốn vào học trường Petrus Kư là đám học tṛ phải qua một kỳ thi tuyển cũng lắm gian nan ! Bốn, năm ngàn sĩ tử, chưa tới 500 đứa c̣n sống sót.

    Bài thi gồm 3 môn: Toán quan trọng nhất, hệ số 3, Văn hệ số 2 và Câu hỏi Thường thức hệ số 1.

    Bài tủ về môn Toán thường là động tử. Nghĩa là xe chạy. Xe chạy phải hai chiếc, chạy cùng chiều, hoặc chạy ngược chiều. Cho vận tốc mỗi xe rồi tính thời điểm gặp nhau, tính quăng đường hai xe chạy được… đại khái là thế. Cùng chiều, rượt đuổi nhau th́ đường dài chia hiệu số hai vận tốc. C̣n chạy ngược chiều th́ lấy đường dài chia cho tổng số hai vận tốc là ra thời gian hè !

    Đứa nào thông minh giỏi toán, làm trúng hết hai bài, là phẻ re như con ḅ kéo xe, chỉ có việc ngồi rung đùi, đậu chắc trăm phần trăm. C̣n nếu trúng chỉ một bài, c̣n bài thứ hai trúng lớt lớt như phớt thuốc đỏ th́ phải nhờ bài Luận văn hoặc Câu hỏi Thường thức kéo lên cho khỏi xệ. Bài Luận văn th́ khó dàng trời mây đi. Mới 11, 12 tuổi đầu mà quư Thầy ra đề thi kêu tụi em b́nh luận lời của Ngô Tổng thống là mấy em chết cửa tứ.

    Thưa cái năm đó, thằng đậu hạng bét là được 45 điểm cho ba môn.

    Đứa đậu hạng nhứt, tức Thủ khoa, được tới 81 điểm, gần gấp đôi thằng đậu hạng bét. Tên nó là Âu Dương Khoát, sau được xếp vào chung lớp Đệ thất 5, niên khóa 1963 với tui đó nha!

    Nhớ ngày đi ḍ kết quả, tui và thằng anh chen vào cái bảng điểm, che bằng mắt cáo, đề pḥng đứa nào rớt, quạu, xé, là hết coi luôn!

    Bên trong mắt cáo dán chừng 15 tờ giấy đánh máy danh sách thí sinh trúng tuyển, gồm số kư danh, họ tên, ngày tháng năm sanh, điểm, và thứ hạng của thí sinh.

    Biết thân ḿnh học dở ẹc nên tui cắm đầu ḍ từ dưới ḍ lên! Chớ đời em hổng dám mơ mộng ǵ đâu?!

    Ḍ lần lần lên hoài mà hổng thấy tên ḿnh. Chắc tui trợt vỏ chuối rồi quá?

    Ai dè thằng anh tui la lên: “Tên mầy nè, 56 điểm, đậu hạng 176! Má ḿnh vui lắm đó! Mầy mà rớt, Má hổng có tiền cho mầy đi học trường tư đâu!”

    Bữa đó, Tía tui dắt hai anh em tui vinh quy bái tổ ở cái xe bán ḅ ṿ viên gần rạp hát Đại Đồng! Tía móc túi cho năm chục đồng để tân khoa ngồi xơi ‘đại yến’!

    Mỗi đứa một chén ḅ ṿ viên, mỗi chén 5 đồng. Số tiền c̣n lại, hai anh em dung dăng, dung dẻ, dắt nhau ngược đường Cao Thắng, lên gần tới đường Trần Quư Cáp, rạp Việt Long, để coi phim ̣ e Ro Be đánh đu, Tazan nhảy dù, Zoro bắn súng…

    Gần tới ngày tựu trường c̣n được Má dắt ra ông thợ may trong xóm chợ Hai Mươi, góc ngă tư đường Phan Thanh Giản và Cao Thắng, may cho hai cái áo sơ mi tay ngắn và hai cái quần ka ki xanh, và mua cho một đôi dép da của hăng Bata…(V́ trường Petrus Kư không cho học tṛ mang dép Nhựt lẹp xẹp coi nó hổng có oai!). Đóng bộ vô trông rất oách!

    Vậy là giă từ cái quần xà lỏn, có mang theo hai quả lắc đồng hồ bé tí teo, đi học trường Tiểu học Bàn Cờ trong Cư xá Đô Thành rồi đó nhe. Tui chuẩn bị làm người lớn!

    Và 9, 10 năm sau đó, từ khi tui thôi học, từ khi tui khoác áo trây-di (treillis), lạc về vùng quê Hốc Bà Tó, rồi thiên duyên tiền định gặp em yêu, tức má đám con tui bây giờ, tui từng ‘nổ’ tơi bời với em là:“Đừng thấy anh dở mà rầu! Đă từng đi học trường (đứng) đầu Miền Nam đó nhe!”

    Làm con vợ tui nó há hốc mồm kinh ngạc: v́ lẽ tại sao anh yêu trông lù khù mà lại hổng có ngu… như em hằng tưởng?!

    Rồi mấy hôm nay, mấy đứa cùng lớp năm xưa, kêu gào bay về họp mặt lớp cũ trường xưa bên Mỹ (chớ hổng phải Mỹ Tho!). Có đứa đề nghị ‘sảng’ là bay về họp mặt ngay tại trường xưa ở đường Cộng Ḥa đối diện thành Ô Ma mới được.

    Th́ đứa khác hổng chịu nói: “Khi nào cái trường ḿnh lấy lại tên P. Trương Vĩnh Kư th́ tao về. Bằng không? ‘Nô quê!’ (No way!)!”

    Ngô Văn Trí, Liên toán trưởng ngày xưa, chắc khoái chơi và sưu tầm đồ cổ, gởi cho toàn thể đám học tṛ danh sách lớp Tứ 5, niên khóa1966, bị gián cắn ŕa giấy lổm nhổm hết trơn, cộng với hơi ẩm trong không khí làm chữ bằng viết Bic, bút nguyên tử, cũng tèm lem tuốt luốt, nhưng may mắn thay, đeo kiếng lăo vô, vẫn c̣n đọc được!

    Mai mốt ḿnh lấy lại được cái trường xưa, tui sẽ đem cái danh sách nầy lộng kiếng (chớ không phải liệng cống), chưng trong pḥng Truyền thống của Trường P. Trương Vĩnh Kư để nhát mấy đứa con nít học sau ḿnh chừng một thế kỷ chơi!

    Bồi hồi đọc cái danh sách mà đầu têu là tên Liên toán trưởng Ngô Văn Trí nầy, th́ kư ức như một cuồn phim cũ, tưởng đă mờ phai theo năm tháng, lại hiện về khiến tui cũng rưng rưng nước mắt.

    Nhớ thầy Chung Hữu Thế, dạy Anh văn, lớp Đệ thất 5, định cư ở Canada, vừa quá văng!

    Nhớ Thầy rầy (sau khi mấy ông Mỹ, bên USAID, đến dự giờ dạy Anh Văn của Thầy ra về rồi): “Cái thằng Thu nầy… có chữ ‘young’ mà đọc năm lần bảy lượt cũng không xong!”

    Em xin cám ơn Thầy đă tế nhị, không nỡ làm quê mặt em với khách đến viếng lớp ḿnh!

    Thưa mất Sài G̣n, mất miền Nam, mất trường P. Trương Vĩnh Kư là thầy tṛ, bạn bè tui tản lạc khắp năm châu, bèo dạt hoa trôi theo vận nước. Nhưng cũng có đứa mới 19, 20 đă ở lại quê hương măi măi cũng v́ vận nước. Đó là tṛ Châu Minh Nhạn, khoái ca hát, nên tụi tui bầu nó làm trưởng ban Văn nghệ lớp!

    Nhạn đi khóa 3/72 SQTB TĐ (khăn xanh) đại đội 34 trong đợt tổng động viên mùa hè đỏ lửa năm 72.


    “Châu Minh Nhạn là người lạc quan, yêu đời, thường ca, nhạc chế, bài “Where do I begin do” của Andy Williams hát trong phim Love Story do Erich Segal viết kịch bản.

    “Where do I begin/To tell the story of how great a love can be…”

    “Bởi bà già rắc rối, cuộc t́nh rối rắm, ôi biết nói ǵ, th́ đành nói dối…”.

    Hiệp định Paris để chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh mà bi thảm thay Châu Minh Nhạn lại tử trận ngay những ngày đầu đi chiến dịch, khi hăy c̣n quá trẻ!

    “Nhạn cùng ông trưởng ấp và hai người lính nghĩa quân đi trên ghe máy vào xóm. Khi ghe qua một đám dừa nước rậm rạp th́ bị VC phục kích ném lựu đạn lên ghe, rồi thêm hàng loạt đạn AK bắn xối xả. Bốn người trên ghe đều tử trận!”

    Thưa những người bạn học của một thời niên thiếu, đẹp như hoa mộng đó và sau một cuộc biển dâu nầy mà giờ đứa nào may mắn c̣n sống sót th́ cũng đều già cả hết rồi.

    Thế nên dẫu chân Trời góc biển nào đó th́ tụi tui cũng phải ráng ḷ ḍ hay ḷ c̣ bay về mà tề tựu một lần sau chót chớ!

    Tui sẽ mang theo một chai rượu ông già chống gậy (V́ tui cũng đă quá già rồi dù gậy chưa có chống!).

    Trước là tế tửu quư Thầy Cô ngày cũ, đă quá văng, sau để rót xuống cho bạn hiền Châu Minh Nhạn, người đă anh dũng ngă xuống khi tuổi đời vừa mới chớm đôi mươi, hy sinh cho cuộc chiến đấu v́ tự do của miền Nam ḿnh.

    Ôi Trường xưa! Cho tui xin chịu lỗi nhe! Tui nỡ bỏ ra đi cũng v́ phần số thế thôi!

    Dẫu vậy, trong trái tim nầy, ở phần sâu thẳm nhất, vẫn c̣n những h́nh ảnh cũ của trường xưa, của bạn bè năm cũ, từ giờ tới chết, cũng không thể nào quên!


    Đoàn xuân Thu

  7. #3747
    tran truong
    Khách
    Thằng dân


    Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác , thay thế nhau chăm sóc tận t́nh. Thật là…đại phước !

    Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !

    Hồi thời Pháp thuộc ( Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi v́ không có Pháp thuộc th́ làm ǵ có bác Hồ, làm ǵ có chú Sam ? ), có ” ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc. Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết ” dân ngu khu đen ” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rơ nét vị-trí… sát đất của người dân ( chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy !) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.

    Câu ” dân ngu khu đen ” cũng từ từ biến thể cho hợp thời trang ngôn ngữ, và trở thành ” dân đen ” cộc lốc. Không… sáng sủa hơn bao nhiêu, nhưng bớt được tiếng ” ngu ” cũng đă là một… tiến bộ. Không phải nhờ vậy mà người dân khôn ra, lẽ dĩ nhiên. Nhưng hai tiếng ” dân đen ” nói lên rơ rệt sự khác biệt giữa dân bản xứ da vàng và nhà cầm quyền hồi đó, toàn là dân da trắng !

    Người dân hồi đó được thực dân gọi một cách miệt thị : cu-li, nhà quê. Dù anh có ăn học, dù anh có nghề nghiệp, người da trắng vẫn coi anh là cu-li là nhà quê tuốt.

    Nhớ lại một hôm, anh tôi và tôi đạp xe đi dạo bến tàu Sạc-ne (sau này gọi là bến Chương Dương và sau này nữa tên là… Tôn Đức Thắng ! ). Thấy hai tên lính lê-dương (légionnaire) Pháp, to như cái tủ đứng, ngồi chồng lên nhau trên một chiếc xích-lô đạp, làm chổng bánh sau lên. Anh phu xích-lô, ốm tong ốm teo, không biết làm sao để giải thích rằng ảnh không thể nào chở được hai người, v́ ảnh nhẹ quá. Ảnh bèn cầu cứu chúng tôi. Có lẽ ảnh thấy chúng tôi có vẻ học sinh sinh viên chắc biết ít nhiều tiếng Pháp nên nhờ thông-ngôn.

    Anh tôi ” ra tay nghĩa hiệp ” can thiệp. Một tên lê-dương túm ngực anh tôi, sừng sộ bằng tiếng Pháp : ” Đi chỗ khác ! Đồ cu li khốn nạn !”. Dĩ nhiên chúng tôi không đợi nói thêm một tiếng, vội vă phóng lên xe, đạp đi. Một đỗi xa nh́n lại thấy một thằng lê-dương đạp xích-lô chở một thằng lê-dương, chạy vù vù, cười hắc hắc ! C̣n anh phu xích-lô th́ hổn hển chạy bộ phía sau, chẳng nói chẳng rằng… Những h́nh ảnh đó bây giờ nhớ lại, đă sáu chục năm qua mà sao ḷng vẫn c̣n nghe căm phẫn !

    Sau hiệp định Genève, Pháp… phú-lơ-căng ( Âm tiếng Pháp ” Foutre le camp ” = dông mất – rất thông dụng thời đó ) Việt Nam bị chia làm đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Người dân miền Bắc sống với cái-gọi-là tự do của miền Bắc. Người dân miền Nam cũng có cái tự do riêng của miền Nam.

    Cũng là ” tự do ” cả nhưng trong h́nh thức có rất nhiều dị-biệt. Bắc Nam bỗng trở thành hai xứ như là lạ hoắc ! Tuy nhiên, dù đất nước bị chia hai, cái ” khối ” người dân không có ǵ thay đổi, nghĩa là vẫn c̣n nguyên là những con cờ…

    Rồi miền Nam có ông vua Bảo Đại – chuyên sống ở Pháp – v́ thương dân nên gởi ông Diệm về Việt Nam tham chánh. ( Ông vua này th́ người dân biết từ lâu. Ít ra cũng biết… tên ! ). Rồi có ông Diệm, v́ thương dân nên… lật ông Bảo Đại rồi lên làm tổng thống. ( Ông này th́ người dân chỉ mới biết khi ổng trèo lên ghế tổng thống. Cứ nghe ra rả hằng ngày ” Toàn dân nhớ ơn Ngô tổng thống “, không biết rồi cũng phải biết ! ) Rồi có chú Sam, v́ thương dân Việt Nam, ra tay giúp đỡ ông Diệm hết ḿnh.

    Người dân bắt đầu biết đến chú Sam với lá cờ nhiều sao và h́nh vẽ hai bàn tay nắm lấy nhau được dán lên nhiều món hàng ngoại quốc nhập cảng. Nh́n cái nhăn, người ta hiểu đơn giản là bàn tay chú Sam nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ. Chẳng nghe ai thắc mắc : ” Chú Sam muốn nói chú giúp ḿnh hay chú muốn nói tao bắt mày phải đi theo tao ? ” Người dân miền Nam vốn… thiệt thà !

    Bây giờ, người dân hết là dân đen. Không phải được… đổi màu như người dân miền Bắc, mà là được tẩy sạch trong từ ngữ miền Nam. Tuy nhiên tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp, tùy tâm trạng mà người ta cũng có gọi người dân bằng ” thằng dân “, nghe hơi nặng một chút. Nhưng riết rồi ” người dân ” hay ” thằng dân ” đều nghe cũng… xêm xêm ( Âm tiếng Mỹ ” Same same ” = như nhau ). Bởi v́, nặng nhẹ ǵ th́ người dân cũng đă quen được coi như không có kí lô nào hết xưa nay !

    Lâu lâu người dân cũng nghe các chánh trị gia gọi ḿnh là ” khối quảng đại quần chúng ” nghe thật… rổn-rảng khó hiểu nhưng lại khoái lỗ tai, hoặc gọi là ” toàn thể nhân dân ” rất nho-nhă nhẹ nhàng , và lắm khi gọi ” đồng bào thân mến ” nghe thật là… âu yếm !

    Thật t́nh, người dân vào thời này bắt đầu thấy rằng ḿnh coi vậy mà cũng ” có giá “. Hết c̣n nghe gọi người ” dân ” cộc lốc, mà lại được ghép vào với tiếng ” công ” oai vệ để trở thành ” công dân “. Không có ǵ, nhưng mang thêm chữ ” công ” vẫn thấy quan trọng như ” công chức “, ” công sở “, ” công khố “, ” công an ” …những thứ ” công ” làm toát ra sự ” chẳng có thằng nào dám đụng tới “.

    Sướng chớ ! Mà thật vậy, có ai dám gọi ” thằng công dân ” đâu ? Thường th́ gọi ” người công dân ” hay ít lắm cũng gọi “anh công dân “. ( Chưa nghe ai gọi ” ông công dân”. Có lẽ tại v́ gọi như vậy, người ta sẽ nghĩ là có ” ẩn ư nhạo báng ” ! )

    Từ ngày mang ” chức ” công dân, người dân được nhà nước chiếu cố…” đậm “. Ngày nào cũng kêu gọi ” Này công dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng…”. Rồi gần đến ngày bầu cử tổng thống, dân biểu v.v… luôn luôn được nhắc nhở ” đi làm bổn phận công dân “.

  8. #3748
    Tran Truong
    Khách

    Thằng dân ( Tiếp theo )

    Từ ngày mang ” chức ” công dân, người dân được nhà nước chiếu cố…” đậm “. Ngày nào cũng kêu gọi ” Này công dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng…”. Rồi gần đến ngày bầu cử tổng thống, dân biểu v.v… luôn luôn được nhắc nhở ” đi làm bổn phận công dân “.

    Nhân nói đến vụ bầu cử, phải thấy lúc đó người dân được… trọng vọng đến mức nào. Các ứng cử viên hay các liên danh ứng cử, trong thời gian vận động bầu cử, đều hết lời ” o bế ” người dân. Hằng ngày, trên truyền thanh truyền h́nh, trên báo chí bích chương… họ cúi xuống nâng người dân lên như nâng trứng mỏng, nói ngon nói ngọt để người dân bầu cho họ. C̣n khuyên ” nên chọn mặt gởi vàng “, làm cho người dân thấy tự nhiên ḿnh… giàu ngang xương ! Cái lá phiếu trong tay người dân – bằng giấy – coi vậy… mà nặng kí !

    Sau bầu cử, người dân được trả về cương vị b́nh thường của người dân, cộng thêm những người bị thất cử. Những người này, không cần hỏi ư kiến ai, cứ ” đánh trống thổi kèn” tuyên bố rân lên rằng “Chúng tôi đứng về phe người dân để đối lập với chánh quyền!” Làm như hễ là dân là phải đối lập với chánh quyền vậy ! Cũng chẳng thấy có người dân nào đứng lên phản đối. Đă nói: người dân miền Nam vốn… thiệt thà !

    Bỗng một hôm, ” người ta ” đảo chánh ông Diệm. Người dân ngơ ngác bởi v́, trái với những lần bầu bán, lần này người dân không được ai ” hỏi thăm ” hết, thậm chí chẳng nghe ai tuyên bố theo… truyền thống rằng ” đảo chánh v́ dân ” ! Th́ ra,” người ta ” toàn là tướng tá, binh chủng này binh chủng nọ. Họ không phải…dân !

    ” Họ ” đảo rồi, lại đảo nữa. Cuối cùng cũng lật được ông Diệm. Lần này, người dân thấy có vẻ an toàn nên cũng xuống đường hoan hô. Thật ra, trong thời đệ nhứt cộng hoà, người dân đâu có bị chèn ép đè đầu cỡi cổ bốc lột tơi bời như thời Pháp thuộc. Người dân chỉ ” ngứa con mắt ” ở cái lối trịch thượng ăn trên ngồi trốc quá lố lăng của gia đ́nh ông Diệm, cộng thêm hành động kỳ thị tôn giáo quá lộ liễu. V́ vậy, khi ông Diệm và gia đ́nh bị lật xuống, người dân thấy như được… nhổ cái gai trong con mắt, cho nên họ cũng vỗ tay hoan hỉ !

    Tiếp theo là mấy ông tướng, ông tá đảo chánh nhau, đảo qua đảo lại. Người dân vẫn bị cho ra ŕa, nên đứng ở bên ngoài xem như xem tuồng hài hước trên sân khấu. Vở tuồng đang diễn bỗng bị chú Sam núp ở đâu đó giựt giây hạ màn ! Người dân ngẫn ngơ, rồi cũng… xách đít ” đi chỗ khác chơi ” để ” người ta ” làm chánh trị.

    Thật ra, vào thời điểm đó, miền Nam c̣n được cái may là có một người trong giới lănh đạo ” biết ” nghĩ đến dân : đó là ông tướng tầu bay Nguyễn Cao Kỳ. Khi nắm chánh quyền, ông tuyên bố và cho kẻ khẩu hiệu đầy đường : ” Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của dân nghèo “. Thật là ngạc nhiên đến… ngỡ ngàng ! Người dân nào đă lỡ giàu bỗng thấy ḿnh thuộc vào loại… vô chánh phủ nên cứ phập phồng lo sợ, c̣n người dân nghèo th́ lại bâng khuâng không dám hoan hô v́ không biết ḿnh có thuộc vào cái…” típ ” nghèo mà ông tướng đă tuyên bố ?

    Bởi v́ có hạng nghèo xơ nghèo xác, có hạng nghèo rớt mồng tơi, có hạng nghèo mạt rệp, có hạng nghèo kiết .v.v… Thành ra, lời tuyên bố rất ” nổ ” của ông tướng giống như cục đá nhỏ rơi xuống mặc nước hồ, nghe cái chũm rồi… hết ! Tuy nhiên, lần đầu tiên người dân thấy ḿnh được đứng chung với chánh quyền – dù chỉ là trên khẩu hiệu – cũng thấy có chút ǵ an ủi !

    Rồi chú Sam ồ ạt đổ quân và đồ ” PX ” lên miền Nam mà chẳng thấy có ” trưng cầu dân ư “.

    Người xưa nói ” ư dân là ư trời “. Người nay cầm quyền, đă không cần đến ư dân th́ đâu có ông nào nói với chú Sam : ” Thưa chú, ông bà tôi nói như vầy…như vầy…”. Cho dù có ai nói cho chú Sam th́ cũng chỉ làm cho chú cười văng… sơ-quynh-gum, bởi v́ chú đâu có tin. Chú đă từng bay lên trời, bay lên cung trăng, bay lên bay xuống như ăn hamburger hằng bữa… chú đă gặp ông trời đâu mà tin !

    Vả lại xưa nay chú Sam chỉ thấy ư của chú là ” năm bờ oan ” th́ chú đâu cần hỏi ư kiến của ai khác. V́ vậy, chú cứ… nhắm mắt đưa quân vào miền Nam như đi… vào chỗ không người. Chẳng có một người dân nào đứng lên phản đối. ” Họ ” – người dân – nói : ” Mấy ổng ( ám chỉ nhà cầm quyền ) đă ô-kê Salem với chú Sam rồi, ḿnh có la nô-gút nô-gút ( no good ! no good ! ) chỉ có… chó nó nghe !”

    Trong ” thời chú Sam “, mặc dù đang đánh giặc với Bắc Việt, người dân vẫn đi lại thOng thả, miễn là đừng…lội sông Bến Hải để ra ngoài Bắc. Năm khi mười hoạ mới bị hỏi căn cước. Trong trường hợp vào ra ở các ” lănh địa ” của chú Sam th́ lúc nào người dân cũng bị chú lính của chú Sam hỏi giấy bằng tiếng Việt bỏ sai dấu:” Cán cuốc ! Cán cuốc !”. Chẳng thấy người dân nào …cười !

    Ngoài ra th́ đời sống của người dân rất tự do thoải mái. Tự do buôn bán. Đồ PX ( dân gọi là pi-éc – là các mặt hàng nhập vào Việt Nam bán riêng cho quân đội chú Sam, không có thuế nên giá rẻ – lính chú Sam mua ra bán lại cho dân ) tràn ngập các chợ trời. C̣n hàng hoá sản xuất trong xứ cũng bán đầy các chợ các phố. Tự do ngôn luận, in sách, ra báo. Thật t́nh, ở đây có… lạm phát : báo đủ loại – báo ngày, báo tuần, báo tháng… khoảng chừng trên 30 tờ ! Người dân đọc… mờ con mắt luôn !

    Cuộc sống tương đối dễ chịu, dễ…thở. Đùng một cái,Việt Cộng tổng tấn công ngay trong ngày tết Mậu Thân. Chúng tin tưởng rằng ” toàn dân miền Nam sẽ nổi dậy lật đổ chánh quyền !”. Té ra, người dân, v́ sợ, nên chỉ lo bồng bế nhau chạy ! Lần đó, Việt Cộng thất bại nặng. Lần đó, người dân thật sự thấy tận mắt Việt Cộng là ai, để sau đó biến sợ hăi thành căm thù.

    Chỉ cần một ng̣i nổ là nó bùng lên để ” quạt ” cho Việt Cộng một đ̣n ” chí tử “. Vậy mà không thấy chú Sam… nhúc nhích một ngón tay ! Chú không đánh trả, đă đành. Chú c̣n ngăn không cho quân đội quốc gia đánh trả. Chú đi một nước cờ mà không ai hiểu ǵ hết ! Và lần đó người dân nh́n chú Sam bằng một con mắt khác. Họ nói : ” Không biết cái thằng cha chú Sam này muốn cái ǵ ? Thiệt là ngược đời ! Kẻ thù th́ ḿnh biết rơ c̣n thằng bạn đồng minh nhai sơ-huynh-gum này th́ ḿnh…mù tịt !”.

    ( Còn tiếp )

  9. #3749
    tran truong
    Khách

    Thằng dân ( Tiếp theo )

    Từ chỗ nhận định nói trên, người dân bắt đầu nghi ngờ cái ư nghĩa của hai bàn tay nắm lấy nhau dưới lá cờ nhiều sao làm nền cho loại nhăn dán trên các đồ viện trợ. Ai cũng nghĩ rằng cái nhăn đó có…hai mặt. Giống như chú Sam, chú cứ phải nhai sơ-huynh-gum liền tù t́ để không ai ” bắt gân mặt ” mà đoán chú đang nghĩ ǵ, bởi v́ chú muốn giấu ” cái mặt bên kia ” của chú, không phải giấu với địch mà giấu với thằng bạn đồng minh ! Thế mới đau !

    Rồi v́ không c̣n tin tưởng nữa, người dân lo… thủ. Ai cũng dự trữ đồ ăn ! Có tiền th́ trữ nhiều, không tiền th́ chạy nợ để trữ chút chút. Cho nó ” ăn chắc “, bởi v́ thằng cha chú Sam này coi vậy mà không phải vậy !

    T́nh trạng nhập nhằng này kéo dài tới hiệp định ǵ ǵ đó ở Paris. Tiếp theo là lính chú Sam ” gô hôm ” từ từ, trước sự dửng dưng của người dân, bởi v́ họ đă lật tẩy ” cái mặt bên kia của chú. Cái nhăn ” hai bàn tay nắm lấy nhau ” không bị mưa mà nó cũng tróc, giống như đồ thợ mă !

    Rồi th́ ” cơm không lành canh không ngọt ” giữa chú Sam và ông Thiệu ( tổng thống đệ nhị cộng hoà – xin nhắc lại cho những ai không… muốn nhớ ! ) Đùng một cái, ông Thiệu ra lịnh bỏ Pleiku/ Kontum rút hết quân về vùng Duyên Hải. Quân đội và dân chúng ngạc nhiên đến bàng hoàng, bởi v́ đă bị Việt cộng tấn công đâu mà phải rút ? C̣n phía Việt cộng th́… giật ḿnh vội vă ” nâng cao cảnh giác “, nín thở bất động , bởi v́ không biết ” thằng ngụy ác ôn này định dở tṛ ǵ đây ?”.

    Người ta đồn ( Hồi này, tin đồn đi nhanh hơn hỏa tiễn và người dân miền Nam chỉ sống bằng… tin đồn ! ) rằng ông Thiệu giận lẫy thằng bạn đồng minh ” xỏ lá ” nên chơi một cú cho nó xanh mặt ! Không biết chú Sam có xanh mặt hay không chớ thằng dân th́ xanh mặt dài dài… Bởi v́ không biết không hiểu ǵ hết. Cứ thấy quân đội tự nhiên rút chạy là cắm đầu chạy ! Mà có hỏi quân đội th́ – than ôi ! – quân đội cũng bù trất !

    Vậy là kinh hoàng, là hỗn loạn ! Vậy là cứ… nhắm mắt chạy. Càng chạy càng sợ ! Càng sợ càng chạy ! Người dân giống như những con cờ bị người chơi cờ hất trọn bàn cờ xuống đất, văng tung toé khắp nơi, rơi vào hốc vào kẹt, rơi vào lỗ cống đường mương… Ai biết ? Ai thèm biết ? Nghĩ mà thương cho người dân miền Nam ” sanh chẳng gặp thời “…

    Từ miền Trung dài vô Sàig̣n, chỗ nào cũng thấy chạy. Dân chạy trước. Phía sau dân là quân đội. Phía sau quân đội, xa thật xa, là Việt cộng. Họ đă mất thời gian ” điều nghiên t́nh h́nh ” để nhận thấy hiện tượng ” ngụy quân ” rút đi là có thật. Thế là ” ta ” xua quân chạy theo ” toé phở ” nhưng vẫn láo phét rằng ” quân ta đuổi chúng nó chạy…toé khói ” !

    T́nh trạng hỗn loạn này được tiếp nối bằng sự ồ ạt di tản ra… biển Đông. Cũng là chạy nhưng chạy ra khỏi xứ !

    ” Thời chú Sam ” được hạ màn vào cuối tháng tư năm 1975. Màn không được hạ từ từ theo đúng ” điệu nghệ sân khấu ” với giàn kèn đồng thổi bản ” ̣ e rô be đánh đu ” ! Màn bị hạ… cái rẹt như bị đứt giây, bởi v́ anh hạ màn… bỏ mẹ nó xuống cho rồi để c̣n vắt gị lên cổ chạy cho kịp nhảy lên chiếc trực thăng di tản cuối cùng !

    Chú Sam ” gô hom ” để lại miền Nam vô số sơ-huynh-gum đă… nhai rồi và một lô con lai, có trắng có đen… gọi là kỷ niệm !

    Đây nói về người dân vào ” thời bác Hồ “…

    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

    ” Thời bác Hồ ” được… kéo màn khai diễn bằng một h́nh ảnh lẽ ra phải hào hùng, nhưng mấy anh Bắc Việt đă dàn cảnh vụng về cho nên đă trở thành ra lố bịch. Số là…

    Ngày 30 tháng tư năm 1975, cổng vào dinh Độc Lập đă được mở rộng để ” đón tiếp các anh em Giải Phóng “, sau lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương văn Minh. Thay v́ cứ đường hoàng oai vệ tiến thẳng vào dinh – v́ là người thắng trận – mấy ông Bắc Việt đă dàn cảnh bằng cách đóng cổng lại để cho một xe tăng mang cờ Giải Phóng ủi sập rồi ngất ngưỡng… ḅ vào bên trong như một thằng say.

    Báo chí, truyền h́nh chụp ảnh quay phim liền tù t́, cho thế giới thấy rằng ” chính quân đội và nhân dân ta đă tiến công ủi sập chính quyền miền Nam “. Trong màn diễn xuất đó, họ quên mất người dân nên chỉ thấy có lèo tèo mấy anh Giải Phóng ! Trong lúc đó, dân chúng – khá đông – đứng xa xa nh́n một cách bàng quan, không hiểu “tại sao không chạy thẳng cha nó vô cho rồi, chớ đóng cổng làm chi để rồi phải ủi sập mới vô được, thiệt… làm chuyện ruồi bu !”

  10. #3750
    Tran Truong
    Khách

    Thằng dân ( Tiếp theo )

    Tiếp theo là lá cờ Giải Phóng Miền Nam lớn bằng tấm chiếu phe phẩy trên nóc dinh giống như người chạy việt dă vừa về tới đích. Và tiếp theo là hai câu đối thoại đáng ” đi vào lịch sử ” : Khi được ông Dương Văn Minh – vị tổng thống… phù du nhứt lịch sử – nói : “Mời các ông ngồi vào bàn để chúng tôi bàn giao “, một ông… nón cối Bắc Việt ” phang ” cho một câu ” Bàn giao cái ǵ ? Các anh thua trận, đầu hàng vô điều kiện mà c̣n cái ǵ để bàn giao ? “. Không biết những người miền Nam có mặt lúc đó – tổng thống, tổng bộ trưởng v.v…– có nghe ” đau như hoạn ” ?

    Vậy là…giải phóng ! Người dân cũng có vỗ tay. Hết chạy loạn là… vui rồi. Hết giặc, con cái hết đi lính… là vui rồi. Một phóng viên miền Bắc phỏng vấn một bà già miền Nam : ” Thế… bà má có vui không nào ? “. Trả lời : ” Ờ… vui chớ ! Nhờ có mấy ông giải phóng về kịp nên mới yên ! Chớ không, tụi Việt Cộng nó pháo kích riết chắc chết quá !”. Ở một nơi khác, phỏng vấn một anh xích lô, anh ta trả lời : ” Vui chớ sao không vui ! Đạp xích lô lúc nào cũng bị tụi nó nghi là Việt Cộng”. Rồi anh chỉ vào mặt ḿnh : ” Anh coi ! Mặt tui vầy mà là Việt cộng à ?”

    Mà vui thật ! Ở Sàig̣n đông lắm. Thiên hạ đi đầy đường. Xe hơi, xe gắn máy, xe đạp… nối đuôi nhau nhích nhích. Vậy mà chẳng thấy ai gây gổ với ai, cũng chẳng nghe ai nóng nảy tin một tiếng kèn ! Đó là lần đầu tiên người dân tự động ” xuống đường “, không phải để đấu tranh mà là để đi coi… bộ đội ! Cũng giống như đi coi chợ phiên sở thú. Vui lắm !

    Gánh hát mới khai diễn chưa kịp đánh trống thổi kèn quảng cáo mời mọc mà đă được khán giả bốn phương kéo tới xem thật đông như vậy th́ thật là…” thành công, thành công, đại thành công !” Người dân cũng thấy khoái bởi v́ toàn là đào kép mới – cái ǵ lạ cũng hấp dẫn – và bởi v́ được đi coi…thả giàn.

    Sau mấy lớp hài hước mở màn như chuyện mấy anh bộ đội nói dóc nói phét ” Hà Nội cái ǵ cũng có “, chuyện ” nhà ỉa nhà đái… trong xô “.v.v… sân khấu bỗng chuyển sang bi hài kịch mà trong đó người dân được kịch tác gia cách mạng đẩy lên đóng vai chánh ! Người dân ngạc nhiên dở khóc dở cười… Vai chánh đó có cái tên nghe lạ hoắc : ” nhân dân làm chủ ” !

    Từ một tay ngang bước lên sân khấu, dĩ nhiên là cần được các đạo diễn chăm sóc dạy dỗ tận t́nh để người dân được… lột xác biến thành kịch sĩ.


    Đầu tiên, người dân được mang một cái tên khác cho đúng với điệu nghệ kịch trường: tên ” Nhân Dân ” ( Xưa nay, trong giới cải lương kịch nghệ có… truyền thống là khi đă ” đi hát ” th́ người ta thường lấy một cái tên khác đẹp hơn kêu hơn là cái tên cúng cơm. Vậy mới là nghệ sĩ ! ) Rồi ” cái ” nhân dân đó được dạy hô khẩu hiệu – đó là những bài bản… gốc của cách mạng mà ai ai cũng phải biết hát, cũng như trong giới cải lương kép độc hay hề ǵ cũng phải rành ” sáu câu “

    …Đại khái, chỉ có mấy khẩu hiệu như ” vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại “, như ” muôn năm, muôn năm, muôn năm “, như ” sống măi, sống măi, sống măi “. Vậy mà không phải dễ ! Phải hô cùng một lúc và hô cho đúng nhịp. Hô lỏn chỏn là ” có vấn đề đấy nhá !”. Tiếp theo là tập vỗ tay. ” À… vỗ tay cũng phải tập chứ ! Có phải như thời Mỹ Ngụy đâu mà các anh các chị muốn vỗ thế nào là vỗ. Muốn làm chủ, nhân dân phải tập cả vỗ tay nữa cơ !”

    Thế là học vỗ tay : mọi người trong hội trường cùng vỗ một lúc, không cần khoái tỷ hay thích thú ǵ ráo, chỉ cần thấy anh cán bộ đang nói bỗng ngừng lại vỗ tay là ta vỗ tay thôi !

    Tiếp theo là đi học tập ba hôm về đường lối chủ trương của cách mạng. Thượng vàng hạ cám ǵ cũng phải học tập ráo. Cùng ngồi chung với nhau – thường th́ ngồi dưới đất v́ không có đủ băng đủ ghế, và v́ không đủ chỗ nên ngồi cả ra hàng ba, ra sân – cùng nghe chung những ǵ mấy cán bộ nói. Và v́ mấy cha cán bộ nói dài quá, lại thay nhau nói cùng một đề tài bằng những lời lẽ y chang như nhau nên người ” nhân dân “, kẻ trước người sau, cùng chung nhau… ngáp !

    Suy cho cùng, ngáp cũng là một cách… phát biểu. Nó nói lên sự mệt mỏi chán chường. Về sau, khi đă…” quen nước quen cái ” với những buổi hội họp học tập, với cái gọi là ” Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư “…cách ” phát biểu ” độc đáo đó đă được người dân ” khai triển ” rất thoải mái, không phải giơ tay xin phép ai hết và cũng không sợ bị quy tội ” bôi bác không khí nghiêm túc của hội trường “. Để thấy ” Trong chế độ ta, nhân dân vẫn làm chủ… cái ngáp của ḿnh đấy chứ !”.

    Tiếp theo ( trong ” thời bác Hồ “, lúc nào cũng có một sự ” tiếp theo ” nghĩa là chẳng bao giờ thấy một sự ngưng nghỉ, cứ ” học tập tiếp theo học tập “, cứ ” đấu tranh tiếp theo đấu tranh “, cứ ” khai báo tiếp theo khai báo “…) nhân dân học tập khai lư lịch, học tập báo công báo tội, học tập làm sổ hộ khẩu sổ gạo… Hết học tập ở tổ dân phố th́ kéo nhau ra học tập ở phường – cũng như vậy thôi nhưng đông hơn nên… vui hơn – rồi học tập ở quận…

    Rồi đi mết-tinh, đi đón tiếp phái đoàn này, đi chào mừng phái đoàn nọ, đi làm lễ đón nhận lẵng hoa của bác Tôn ( ông già này thay thế bác Hồ, nhân dân đoán như vậy ) Ôi thôi ! Rộn rịp, vui lắm !

    Khác hẳn với ” thời chú Sam “, người nhân dân bây giờ đi đến đâu cũng thấy cái sự làm chủ của ḿnh nó… ḷi ra cả đống. Bằng cớ là cái ǵ cũng thuộc về nhân dân ráo, cái ǵ cũng thấy dán nhăn ” nhân dân ” mà chẳng cần phải ” cầu chứng tại toà “. Sướng như vậy ! Này nhá : Ủy Ban Nhân Dân này, Toà Án Nhân Dân này, Quân Đội Nhân Dân này, Công An Nhân Dân này… đến tờ báo to nhất nước – của Đảng – cũng phải mang tên ” Nhân Dân ” đấy ! Làm chủ , sướng nhá !

    Thế nhưng, có hai cơ quan mà nhân dân không được làm chủ : đó là tổng cục kế hoạch và ngân hàng. Chỉ có hai cơ quan này là đặc biệt mang nhăn ” Nhà Nước ” nên được gọi là ” Tổng cục kế hoạch Nhà Nước ” và ” Ngân Hàng Nhà Nước “. Nhà Nước nắm cái tổng cục để độc quyền lên kế hoạch… hốt bạc đổ vào ngân hàng của Nhà Nước, vậy là an toàn nhứt rồi !

    Người ta nói : ” Đồng tiền là huyết mạch, Nhà Nước nắm cái huyết mạch đó là nhân dân… nhăn răng ! ” Nói như vậy là có ư bôi bác chế độ. ” Hăy nhớ rằng, trong chế độ ta có sự phân công rơ rệt : Đảng lănh đạo, Nhà Nước quản lư, Nhân Dân làm chủ. Muốn quản lư, Nhà Nước phải nắm cái… hầu bao chứ. Không có cái đó th́ quản lư cái đếch ǵ được. Rơ như thế đấy !”. Lư luận chắc nịch như đinh đóng cột, nhân dân chỉ c̣n nước đi chỗ khác chơi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •