Page 60 of 471 FirstFirst ... 105056575859606162636470110160 ... LastLast
Results 591 to 600 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #591
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Saigon thuở ấy.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post


    Chị Lê Thi có mặt trong Video này không vậy ?

    tigon
    "Áo em trắng qúa màu nhân ảnh'' Trưng Vương.
    chết rồi, giờ đến áo em tím qúa thì sao đây ? nhìn hình, toàn những người đẹp, thôi chắc chết, sóng liên tục vỗ vào trái tim cằn thế này thì con gì là đời trai không còn trẻ. Chúc mấy cô vui nhé.
    Peterphu.:D

  2. #592
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Thật không biết nói như thế nào để tỏ hết ḷng cám ơn Tigon , cho tôi xem lại các h́nh ảnh xưa kia .
    Đặc biệt là tấm ảnh có ghi chú " H́nh tất cả giáo sư Gia Long trước 1975 " . Điều này không đúng hẳn v́ các vị trong tấm ảnh này không phải chỉ là giáo sư mà c̣n có giám thị , nhân viên văn pḥng và chắc là chụp vào khoảng 1959-1960 khi tôi rời trường không lâu v́ lúc đó bà giám học Hằng c̣n sanh tiền , cô Tư Mỷ , cô Năm Lành ...
    Bây giờ gặp các bạn học khó mà nh́n ra , xưa kia là các cô gái trẻ , nếu không đẹp th́ có duyên , bây giờ th́ toàn là bà già mắt mờ tai điếc ...
    Trong tấm ảnh nói trên có nguyên " hệ thống " giám thị , đứng đầu là cô E . Vỏ Thành chăm sóc các thành viên Gia Long rất kỷ nào là không được mang guốc cao , không được để móng tay dài , không được mặc áo dài mà bên trong không có áo lót , không được cười nói lớn tiếng làm mất đi tính cách đầm thấm của người con gái ...
    Mặc dù vậy , có chị bạn học cùng lớp , trốn vào Nam sau 1954 bằng đường qua Lào , nói rằng ở đây sướng quá , có nhiều thứ được quyền làm .
    Thêm một lần , cám ơn Tigon .

  3. #593
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30

    Gia Long mặc áo dài trắng chứ

    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Thật không biết nói như thế nào để tỏ hết ḷng cám ơn Tigon , cho tôi xem lại các h́nh ảnh xưa kia .
    Đặc biệt là tấm ảnh có ghi chú " H́nh tất cả giáo sư Gia Long trước 1975 " . Điều này không đúng hẳn v́ các vị trong tấm ảnh này không phải chỉ là giáo sư mà c̣n có giám thị , nhân viên văn pḥng và chắc là chụp vào khoảng 1959-1960 khi tôi rời trường không lâu v́ lúc đó bà giám học Hằng c̣n sanh tiền , cô Tư Mỷ , cô Năm Lành ...
    Bây giờ gặp các bạn học khó mà nh́n ra , xưa kia là các cô gái trẻ , nếu không đẹp th́ có duyên , bây giờ th́ toàn là bà già mắt mờ tai điếc ...
    Trong tấm ảnh nói trên có nguyên " hệ thống " giám thị , đứng đầu là cô E . Vỏ Thành chăm sóc các thành viên Gia Long rất kỷ nào là không được mang guốc cao , không được để móng tay dài , không được mặc áo dài mà bên trong không có áo lót , không được cười nói lớn tiếng làm mất đi tính cách đầm thấm của người con gái ...
    Mặc dù vậy , có chị bạn học cùng lớp , trốn vào Nam sau 1954 bằng đường qua Lào , nói rằng ở đây sướng quá , có nhiều thứ được quyền làm .
    Thêm một lần , cám ơn Tigon .
    Em gái tôi học Gia Long mặc áo dài màu trắng mà. Có ai học Petrus kư 72-73 không?

  4. #594
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by bvinh View Post
    Em gái tôi học Gia Long mặc áo dài màu trắng mà. Có ai học Petrus kư 72-73 không?

    Thưa anh bvinh ,

    Đồng phục của Nữ sinh công lập chúng tôi là áo dài trắng . Nhưng mỗi thứ Hai , ngày chào cờ đầu tuần , th́ mặc áo xanh như thế này nè :

    MÀU ÁO XANH NỮ SINH TRƯNG VƯƠNG

    C̣n về màu áo Gia Long , xin mời chị Lê Thi giải thích .

    Hồi trước , có thấy một anh hàng xóm của TV là Vơ Trường Toản lên tiếng , nhưng Petrus Kư th́ chưa , mặc dù Tigon post

    rất nhiều tài liệu về Petrus Kư ( mời xem lại khoảng giữa thread này ).

    Thời con gái , Tigon sống với cha mẹ ở gần góc đường Hồng Thập Tự & Nguyễn Thiện Thuật , đi học bên Đại Học Khoa Học và Sư Phạm , nên ngày nào cũng đi ngang Petrus Kư.


    Trước trường Petrus Kư có hàng cây điệp , lượm trái điệp về , lấy hột rang , thơm ngon lắm


    Năm 72-73 th́ Tigon đang dạy tại trường Trung Học Phú Lâm ( quận 6 ).


    Tigon

  5. #595
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    EM SAIGON

    Thân kính mời quư ACE nh́n lại h́nh ảnh các " EM SAIGON " : Trưng Vương - Gia Long trong video sau




    Lời thơ , gịng nhạc tha thiết quá , phải không ACE ?

    Nghe mà nhớ , mà thương ...

    Tigon

  6. #596
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Một thời cà-phê Sàigòn

    Tiếp theo...và hết!


    Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến : Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.
    Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí ǵ cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ : “Hôm qua con đă đi học rồi mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tṛn đều, láng mịn, ṿi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ.
    Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đă biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đă từng ngồi quán chị bày tỏ ḷng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.


    Những năm cuối thập niên 60 Sài G̣n có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng : Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng…

    Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – H́nh như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giă thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài G̣n học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh : Tin mấy cô sinh viên mở quán thật t́nh là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đă cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài G̣n: Những gị lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đă tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đă giúp cho Đa La mang sắc thái rất … Đa La.
    Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương tŕnh văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà… Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối t́nh. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.


    Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nh́n cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ ǵ; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov.

    Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si.
    Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đă trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự – Cường Để c̣n nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đ́nh Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.

    Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nh́n họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương th́ mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự th́ cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên G̣ Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đăi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi c̣n cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật b́nh dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ.

    Chán cà phê th́ đi ăn nghêu ṣ, ḅ bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đă có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Vơ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngă tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần ḍng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ư.

    Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài G̣n có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đă quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài G̣n. Nghèo nhưng vui và mơ mộng.
    Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác H́nh phạt, Zara đă nói như thế ! Che Guervara, Garcia Lorca.

    Tất cả những ǵ tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài G̣n trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim ḿnh c̣n đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.

    LƯƠNG THÁI SỸ – AN DÂN


  7. #597
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Trước năm 1945 , Gia Long mặc áo dài tím nên trường c̣n được gọi là trường áo tím , sau đó cho đến đầu thập niên 1950 th́ mặc áo bà ba và từ 1950 đến 1954 th́ mặc áo dài "tựdo" nhưng kể từ 1954 , Gia Long giống như Trưng Vương và các trường công khác đều mặc áo dài trắng trừ ngày thứ hai th́ mặc áo xanh để chào cờ .
    Từ trước cho đến năm 1950-1951 , chương tŕnh được giảng dạy ở GL là chương tŕnh Pháp , hiệu trưởng , giám học , giáo sư hầu hết là người Pháp , đến khi Pháp tuyên bố trả độc lập cho VN th́ trường mới được dạy bằng chương tŕnh Việt , tất cả giáo sư Pháp đều về nước trừ một cô giáo , lớn tuổi , xin ở lại để dạy Pháp văn cho chúng tôi , cô có biệt danh là "bà ba chệt" v́ cô giáo dể thương này giống ba tàu .
    Và từ lúc này , ở Saigon chỉ có hai trường công theo chương tŕnh Pháp là Marie Curie và Chasseloup Laubat nói rằng để dạy các con em người Pháp .
    Và củng từ lúc này trong giờ sử , chúng tôi không c̣n phải học rằng "tổ tiên chúng ta là người Gaulois " .
    Trước kia , ở tiểu học tôi học M.C ( lúc đó M.C có tiểu học và nội trú ) , vào năm cuối tiểu học , có con nhỏ tây lai cùng lớp mắng tôi là sale anamite , giận quá tôi cho nó một bạt tay , thế là tôi bị đuổi ra khỏi lớp đứng ngoài hành lang cả buổi . Cuối năm tự ḿnh tôi đem đơn xin thi và đậu vào GL , mẹ tôi ngăn cản , tôi khóc và bỏ cơm ... nhưng may cha tôi can thiệp nhờ đó tôi được học GL .
    Sau đó tôi tham gia vào các vụ học sinh bải khóa chống Pháp . Đám ma tṛ Trần văn Ơn , tôi vào ban trật tự , một đám ma mà đồng bào đi đưa hàng trăm ngh́n người .

  8. #598
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30

    Tôi o đường Nguyễn Trăi, gần ngă tư Trần B́nh Trọng

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Thưa anh bvinh ,

    Đồng phục của Nữ sinh công lập chúng tôi là áo dài trắng . Nhưng mỗi thứ Hai , ngày chào cờ đầu tuần , th́ mặc áo xanh như thế này nè :

    MÀU ÁO XANH NỮ SINH TRƯNG VƯƠNG

    C̣n về màu áo Gia Long , xin mời chị Lê Thi giải thích .

    Hồi trước , có thấy một anh hàng xóm của TV là Vơ Trường Toản lên tiếng , nhưng Petrus Kư th́ chưa , mặc dù Tigon post

    rất nhiều tài liệu về Petrus Kư ( mời xem lại khoảng giữa thread này ).

    Thời con gái , Tigon sống với cha mẹ ở gần góc đường Hồng Thập Tự & Nguyễn Thiện Thuật , đi học bên Đại Học Khoa Học và Sư Phạm , nên ngày nào cũng đi ngang Petrus Kư.


    Trước trường Petrus Kư có hàng cây điệp , lượm trái điệp về , lấy hột rang , thơm ngon lắm


    Năm 72-73 th́ Tigon đang dạy tại trường Trung Học Phú Lâm ( quận 6 ).


    Tigon
    Trước 75 tôi cũng hay uống cà phê ở chung cư Ng Thiện Thuật, quán Hồng.
    Tôi học xong trung học 72-73. Chị Tigon vậy là đàn chị rồi.

  9. #599
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Trước năm 1945 , Gia Long mặc áo dài tím nên trường c̣n được gọi là trường áo tím , sau đó cho đến đầu thập niên 1950 th́ mặc áo bà ba và từ 1950 đến 1954 th́ mặc áo dài "tựdo" nhưng kể từ 1954 , Gia Long giống như Trưng Vương và các trường công khác đều mặc áo dài trắng trừ ngày thứ hai th́ mặc áo xanh để chào cờ .
    Từ trước cho đến năm 1950-1951 , chương tŕnh được giảng dạy ở GL là chương tŕnh Pháp , hiệu trưởng , giám học , giáo sư hầu hết là người Pháp , đến khi Pháp tuyên bố trả độc lập cho VN th́ trường mới được dạy bằng chương tŕnh Việt , tất cả giáo sư Pháp đều về nước trừ một cô giáo , lớn tuổi , xin ở lại để dạy Pháp văn cho chúng tôi , cô có biệt danh là "bà ba chệt" v́ cô giáo dể thương này giống ba tàu .
    Và từ lúc này , ở Saigon chỉ có hai trường công theo chương tŕnh Pháp là Marie Curie và Chasseloup Laubat nói rằng để dạy các con em người Pháp .
    Và củng từ lúc này trong giờ sử , chúng tôi không c̣n phải học rằng "tổ tiên chúng ta là người Gaulois " .
    Trước kia , ở tiểu học tôi học M.C ( lúc đó M.C có tiểu học và nội trú ) , vào năm cuối tiểu học , có con nhỏ tây lai cùng lớp mắng tôi là sale anamite , giận quá tôi cho nó một bạt tay , thế là tôi bị đuổi ra khỏi lớp đứng ngoài hành lang cả buổi . Cuối năm tự ḿnh tôi đem đơn xin thi và đậu vào GL , mẹ tôi ngăn cản , tôi khóc và bỏ cơm ... nhưng may cha tôi can thiệp nhờ đó tôi được học GL .
    Sau đó tôi tham gia vào các vụ học sinh bải khóa chống Pháp . Đám ma tṛ Trần văn Ơn , tôi vào ban trật tự , một đám ma mà đồng bào đi đưa hàng trăm ngh́n người .
    Cám ơn chị Lê Thi.

  10. #600
    Member
    Join Date
    23-03-2012
    Posts
    1

    Chào các bác :)

    T́nh cờ lang thang t́m những h́nh ảnh về Sài G̣n xưa, cháu đă t́m ra được forum này. Những bài viết của các bác rất hay và rất hữu ích cho những người muốn t́m về lịch sử của Sài G̣n cũng như miền NAm trước 1975 ra sao, thế nào... Nên cháu đă đăng kí thành viên vào đây, xin gửi lời cảm ơn đến các bác :).

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •