Page 63 of 471 FirstFirst ... 135359606162636465666773113163 ... LastLast
Results 621 to 630 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #621
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Truyện vui : Bác Quẹt nhà ta lên Saigon đi xe Bus

    Một hôm bác Quẹt đi Sèg̣n thăm cháu,sau khi tới xa căng bác lên xe bus ngồi thảnh thơi ngắm cảnh .

    Xe chạy được một đoạn người bán vé hô to :

    -Nguyễn đ́nh Chiểu... xuống ... xe bus từ từ ngừng lại và có một người khách đi xuống .

    Xe tiếp tục chạy ,vài phút sau bác Quẹt lại nghe :

    - Đ̣an Thị Điểm ... xuống ,xe lại ngừng và có người bước xuống

    Cứ thế bác Quẹt nghe liên tục :

    -Phan đăng Lưu ...xuống...

    -Hai bà Trưng ... Xuống ...

    -Nguyễn thị Giang ... xuống ...

    -Ngô gia Tự ... xuống ...

    -Lê thánh Tôn ... xuống ...

    Cứ thế mà tiếp tục hành tŕnh .

    tới tối khi xe về băi đậu ,người bán vé ngạc nhiên khi thấy bác Quẹt vẫn c̣n ngồi trên xe :

    -Sao bác c̣n ngồi đây ?!!!

    -Thằng mắc dịch từ sớm tới giờ mầy có kêu tên tao đâu mà tao biết đường mà xuống !!!

    -Trời !!!

    Chôm trên NET .

  2. #622
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những chữ vay mượn

    Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn.


    Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh.

    Trước hết, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:


    “…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là v́ khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v...

    Từ Ba-Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài G̣n-Chợ Lớn, Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam, nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu...”.


    “…Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nh́n người Tàu là anh em, bằng không th́ cũng là người đồng châu với cha ḿnh, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha ḿnh. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy...”.


    “…C̣n kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác th́ kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ...”


    Cách giải thích thuật ngữ nói trên của Gia Định Báo từ thế kỷ thứ 19 được coi là tạm ổn vì đây là một trong những tài liệu xưa có xuất xứ từ miền Nam. Theo Lê ngọc Trụ trong Tầm nguyên Tự điển Việt Nam, chệc hay chệt là tiếng Tiều gọi chữ thúc, nghĩa là “em trai của cha”. Người b́nh dân gọi Chệc để chỉ chung người Hoa.


    Người Quảng Đông cho là gọi như thế có ý miệt thị, người Triều Châu trái lại, chấp nhận v́ họ được tôn là chú. Ở miền Nam, “các chú” Quảng làm ăn buôn bán khá hơn “các chú chệc” người Tiều lam lũ trong nghề làm rẫy, tằn tiện nên không biết có phải v́ vậy mới có câu:


    Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
    Tiều Châu lượm lấy đem về kho tiêu!

    Người Tiều lại chê dân Quảng không biết ăn cá. Họ nói món cháo cá Tiều khi ăn có vị ngọt đặc biệt nhờ chỉ rửa sạch bên ngoài, giữ lại nguyên si vảy, đầu và cả ruột! Dân Tiều ở miền Nam “chuyên trị” những món cá chim hấp, ḅ viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua... và nhất là món hủ tíu Tiều Châu.


    Người ta còn dùng các từ như Khựa, Xẩm, Chú Ba… để chỉ người Tàu, cũng với hàm ý miệt thị, coi thường. Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng trong cách gọi: phụ nữ Tàu được gọi là thím xẩm còn nam giới thì lại là chú ba.

    C̣n tiếp...

  3. #623
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người Tàu kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu.

    Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Cũng vì thế, ở Sài Gòn có câu mỉa mai: “Sống phá rối thị trường, chết chật đường chật xá” để ám chỉ người Tàu khi còn sống lũng đoạn nền kinh tế và đến lúc chết lại tổ chức những đám ma một cách rình rang.


    Cũng như người Tàu ở Hồng Kông và Macao, người Tàu ở miền Nam đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese) chứ không nói tiếng Quan Thoại (Mandarin) mà ngày nay gọi là tiếng Phổ Thông. Cũng vì thế, ngôn ngữ Sài Gòn xưa vay mượn từ tiếng Quảng Đông được khoảng 71 triệu người Hoa trên khắp thế giới xử dụng.


    Người Sài Gòn thường ví những người “ăn nói không đâu vào đâu” là “nói hoảng, nói tiều” thực ra là “nói tiếng Quảng Đông, nói tiếng Triều Châu”. Điều này cho thấy tiếng Quảng Đông xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ miền Nam trước năm 1975, kế đến mới là tiếng Triều Châu. Trên thực tế, người Tàu có đến 5 nhóm Hoa kiều, được gọi là Ngũ Bang tại miền Nam: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (người Hẹ).


    Trong lĩnh vực ẩm thực của Sài Gòn xưa, ảnh hưởng của người Tàu gốc Quảng Đông rất đậm nét. Người ta thường nói về 4 cái thú: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật Bản, đi xe Huê Kỳ”. Bên Tàu lại ví von: “Thực tại Quảng Châu, Y tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu” (Cơm ngon ăn tại Quảng Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh cưới ở Tô Châu, Ḥm chết chôn không bao giờ mục ở Liễu Châu ). Quảng Châu chính là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông.


    Kết hợp ý nghĩa của hai câu nói Việt-Trung ở trên ta có thể kết luận: ăn uống theo người Tàu gốc Quảng Đông là hết xảy hay số dzách (số một), những từ ngữ đã quá phổ biến trong xã hội miền Nam. Về sau, vào thời chiến tranh Việt Nam, “số dzách” được cải biên theo kiểu Mỹ thành “nâm-bờ oăn” (number one)! Hành trình của ngôn ngữ xem ra rất thú vị.


    Nói cho công bằng, bên cạnh số đông các tửu lầu, cao lâu của người Tàu gốc Quảng Đông, ở Sàig̣n Chợ lớn cũng có lai rai một số tiệm Tàu khác như tiệm Hủ tíu Triều Châu ở đối diện Chợ Lớn Mới, Cơm Gà Hải Nam ở Chợ An Đông hay đường Tôn Thọ Tường.


    Theo B́nh-nguyên Lộc (1), thời tiền chiến trước 1945, các phổ ky trong tiệm Tàu c̣n có kiểu kêu vào bếp những món ăn thực khách gọi y như người ta gọi “lô-tô” (bingo), dĩ nhiên bằng tiếng Quảng Đông:


    - Bàn số 3, bên Đông, bà lùn, cà phê ít sữa nhiều!
    - Bàn số 4, bên Đông, hủ tíu không giá.
    - Bàn số 1, bên Tây, thêm bánh bao ngọt thằng nhỏ.
    - Bàn số 2, bên Tây, ông già râu, cà phê đen ly lớn, xíu mại to.

    Chủ tiệm thường biết rơ tính nết và sở thích ăn uống của mỗi khách quen, nên họ thường đặt cho mỗi người một cái tên thuộc loại… “hỗn danh”. Khi khách ăn xong lại quầy trả tiền th́ phổ ky rao những câu hóm hỉnh bằng tiếng Quảng Đông, chẳng hạn như:


    - Ông đầu hói mang khăn rằn, một đồng hai cắc
    - Bà hai mập, ba đồng sáu cắc
    - Ông chủ ốm nón nỉ, tám đồng tư, hai bánh bao mang về

    Nổi tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đồng Khánh, Arc-en-ciel (sau này đổi tên là Thiên Hồng), Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên, Triều Châu...

    Tại đây còn phục vụ loại “ăn chơi” theo cung cách nhất dạ đế vương. Quả thật người viết bài này chưa bao giờ được “làm vua một đêm” nên đoán trong những bữa tiệc như thế phải có mỹ nữ hầu tửu, thực đơn chắc chắn phải có nhiều món huyền thoại danh bất hư truyền về cái chất bổ dương khích dục đi đôi với các thứ rượu quí như whisky, cognac và Mao Đài tửu (Mao Đài hoàn toàn không có liên quan gì đến Mao Xếnh Xáng dù ông có dùng rượu này để tiếp đãi các nguyên thủ quốc gia).



    C̣n tiếp...

  4. #624
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cơm Tàu thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ là cơm trắng dùng chung với các món ăn nhưng không nấu bằng nồi mà chỉ hấp cách thủy để cho chín gạo. Thông thường một người ăn chừng một hoặc hai thố là no. Có người lại ca tụng ăn cơm thố chỉ cần chan chút hắc xì dầu (nước tương đen) pha với dấm Tiều thêm chút ớt là đã thấy ngon rồi.


    Nghĩ lại cũng đúng nhưng nếu ăn kiểu này thì những tiệm nổi tiếng như Siu Siu bên hông chợ An Đông hay Siu Siu ở đầu hẻm Nguyễn Duy Dương (hình như ở số nhà 61) chắc đã dẹp tiệm từ lâu rồi!

    Hình dưới đây là những thố cơm chụp tại Quán Chuyên Kư trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm. (Những thố cơm ngày xưa nhỏ hơn nhiều, ngày nay tiệm dùng những cái thố quá lớn, không lẽ bao tử của thực khách ngày nay lớn hơn ngày xưa?).



    Cơm thố


    Cơm chiên Dương Châu cũng là món ăn du nhập từ Quảng Đông. Nhiều người rất khoái cơm chiên nhưng ít người biết từ khởi thủy đây chỉ là món tổng hợp các thức ăn dư thừa được chế biến lại. Này nhé, cơm vốn là “cơm nguội” nấu dư từ hôm trước, các phụ gia khác như jambon, trứng tráng, đậu Ḥa lan, hành lá... c̣n dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà chiên lên!


    Cũng thuộc loại thức ăn dư thừa có món tài páo (bánh bao). Ban không tin ư? Nhân bánh bao là thịt vụn được xào lên, trộn với lạp xưởng và trứng (sau này được thay bằng trứng cút kể từ khi dịch cút lan truyền khắp Sài Gòn, nhà nhà nuôi cút, người người ăn trứng cút). Vỏ bánh bao được làm bằng bột mì, sau khi hấp chín bột nở phình ra trông thật hấp dẫn.


    Có người bảo cơm chiên Dương Châu và bánh bao thể hiện tính tằn tiện và tiết kiệm của người Tàu, không bỏ phí thức ăn thừa! Nói cho vui vậy thôi chứ từ cơm chiên, bánh bao đến các loại sơn hào hải vị như bào ngư, vi cá, yến sào… đều đòi hỏi cách chế biến, đó là nghệ thuật nấu ăn.

    C̣n tiếp ...

  5. #625
    Member
    Join Date
    21-10-2011
    Posts
    1,103
    Quote Originally Posted by Oneday View Post
    Tổng nha Cảnh Sát nằm ở khúc dưới, đối diện trường Petrus bây giờ là Royal Center,

    http://bds247.com/Pages/ProjectDetai...13988&tid=4&t=

    Xem bản đồ tại đây
    Khu này ĐĂ bán cho Đài Loan, Trung Cộng hết rồi. Hiện chúng đă xây thành khu thương mại, tên là NOW ZONE và Royal Center như bác OneDay đă nói.
    Last edited by peak; 02-04-2012 at 06:08 AM.

  6. #626
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30

    Tổng Nha Cảnh Sát

    Luc tôi đi, TNCS vẫn c̣n là Sở Ngoại Vụ. Hơn 20 năm rồi chưa có dịp về. Chắc khg về làm ǵ.

  7. #627
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by bvinh View Post
    Luc tôi đi, TNCS vẫn c̣n là Sở Ngoại Vụ. Hơn 20 năm rồi chưa có dịp về. Chắc khg về làm ǵ.
    C̣n Tigon th́ 37 năm xa Saigon .

    Nhớ lắm nhưng sẽ không về ngày nào c̣n Cờ Máu trên nóc Dinh Độc Lập

    Mở thread này cũng v́ Saigon

    Như có người đă nói : " Tôi không ở trong Saigon , nhưng Saigon ở trong tôi "

    Có phải vậy không , quư Anh Chị Em ?

    Tigon

  8. #628
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    Quote Originally Posted by Tigon View Post


    Hồi đó , có anh chàng nào tập đàn mà không cố học bản nhạc này , dù chơi ...chẳng giống ai :D

    Tigon
    Nhớ hồi nhỏ, đám con nít tụi tui hát theo:
    " Mày ơi, mày muốn ai, tao làm mai...tèng teng teng, tèng teng teng tèng..."
    :p

  9. #629
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Tôi xa Sài G̣n đă hơn 20 năm rồi, 2 lần về VN.
    Lần gần nhứt là cách đây khoăng 10 năm.
    Thấy chị Tigon nói về các món cơm làm tôi nhớ đến lần về đó, được dẫn đi ăn ở nhà hàng có tên là Cơm Niêu Sài G̣n.

    Họ nấu cơm trong cái niêu, khi đem ra cho khách th́ đập bể cái niêu và lấy nguyên thơi cơm ra. H́nh như có nấu cơm cháy niêu nữa(không nhớ kỹ).
    Rồi từ đầu này 1 nhân viên ném cả thơi cơm đến cho nhân viên đàng kia khá xa để biếu diễn màn chụp bắt.
    Coi cũng ngộ lắm. C̣n về ngon hay dỡ th́...được thôi.



  10. #630
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    =Dean Nguyen;133818].
    .

    Họ nấu cơm trong cái niêu, khi đem ra cho khách th́ đập bể cái niêu và lấy nguyên thơi cơm ra. H́nh như có nấu cơm cháy niêu nữa(không nhớ kỹ).

    Rồi từ đầu này 1 nhân viên ném cả thơi cơm đến cho nhân viên đàng kia khá xa để biếu diễn màn chụp bắt.
    .

    Vậy về nhà có bắt chước không ? ( Dean ném cho Bà Xă bắt :D )

    ***

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 13 users browsing this thread. (0 members and 13 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •