Page 67 of 471 FirstFirst ... 175763646566676869707177117167 ... LastLast
Results 661 to 670 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #661
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Có ai biết nơi này bây giờ họ dùng làm ǵ không ? Có c̣n là bệnh viện ?
    ***
    Chère Tigon, địa chỉ là ǵ, để tôi hỏi người tại VN, kêu họ chụp cho tấm h́nh.

  2. #662

  3. #663
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Vài hình ảnh về khuôn viên Tổng Y viện cũ



    Khuôn viên bên trong TYVCH



    Bãi đáp cho trực thăng tải thương?


    Thương bệnh binh trong Y viện CH

    Tổng Y viện Cộng Hoà ngaỳ nay bị đổi thành "Bịnh Viện 175 Gò Vấp"?!
    Theo: http://www.svqy.org

  4. #664
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ve Tac Gia cua Mot Bai Tho hay thoi chinh chien...

    Tṛ chuyện với Lê Thị Ư: Tác giả ‘Ngày mai đi nhận xác chồng’

    Cuối thập niên 70, trong bối cảnh chiến tranh lên cao điểm, ca khúc “Tưởng Như C̣n Người Yêu” do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Lê Thị Ư gây xúc động lớn lao cho người nghe.

    Nhà thơ Lê thị Ư xuất thân trong một gia đ́nh văn nghệ. Người anh lớn là nhà thơ Vương Đức Lệ, người chị lớn là nhà văn Phượng Kiều và cô em gái là nhà văn Lê Thị Nhị.

    Lê Thị Ư làm thơ rất sớm, từ lúc c̣n học trung học và viết đều hơn khi theo gia đ́nh vào Nam năm 1954.

    Nhân dịp từ Virginia đến California ra mắt tác phẩm mới tại pḥng sinh hoạt Lê Đ́nh Điểu của nhật báo Người Việt, bà đă dành cho biên tập viên Đinh Quang Anh Thái cuộc nói chuyện thân mật sau đây.





    -ĐQAThái: T́nh khúc “Tưởng Như C̣n Người Yêu”, thơ của bà, Phạm Duy phổ nhạc; tựa đề khởi thủy của bài thơ là ǵ ạ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Lúc bấy giờ vào năm 1970, tôi viết 10 bài thơ trong tập thơ “Mười Bài Thương Ca”; bài mà Phạm Duy phổ thành ca khúc là “Thương Ca 1”.

    -ĐQAThái: Phải chăng chính bà là người góa phụ đi nhận xác chồng trong bài thơ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: (cười thoải mái) Không. Cho tới bây giờ tôi vẫn độc thân.

    -ĐQAThái: Vậy, bà lấy cảm xúc từ đâu để viết nên bài thơ bất hủ này?

    Nhà thơ Lê Thị Ư: Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt, chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe Jeep; hầu như không thấy ǵ khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà, con nít đến lật cái poncho quấn xác để nh́n mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rơ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính ḿnh. Thành thật, tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng h́nh ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi buồn đau của ḿnh.

    -ĐQAThái: Bài “Thương Ca 1”, Phạm Duy phổ nhạc, ngay khi được phổ biến, đă chiếm tâm hồn người nghe. Nhưng cũng có người lên án bài này “phản chiến”; bà nghĩ sao ạ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Khi tôi làm thơ, tôi xúc cảm thế nào th́ tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ ǵ khác cả. Bài thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên.

    Một người bạn của anh Vương Đức Lệ tôi đến nhà chơi, thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyễn Đức Quỳnh - người trụ tŕ sinh hoạt “Đàm Trường Viễn Kiến” ở nhà cụ tại Sài G̣n quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo - Cụ Quỳnh đọc, thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên, bài thơ của tôi được mọi người thương hoặc cho là phản chiến th́ cũng là việc t́nh cờ thôi, may mắn thôi, chứ tôi không chủ ư trước việc phổ biến bài thơ.

    -ĐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, h́nh như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Đúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó ḥa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” th́ Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.

    -ĐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Khi đau đớn th́ cái ǵ cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là h́nh ảnh đau đớn, quằn quại.

    -ĐQAThái: Khi nhạc sĩ Phạm Duy đổi chữ và cắt bớt câu thơ như vậy, là tác giả, bà có thấy mất đi nguyên ư khi cảm xúc sáng tác không?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Tôi không nghĩ ǵ và cũng không thắc mắc, không để ư chuyện đó, v́ khi tôi làm thơ, tôi theo vần điệu của thơ, c̣n ông Phạm Duy làm nhạc th́ ông cảm hứng theo nốt nhạc.

    -ĐQAThái: Hỏi câu này bà thứ lỗi cho, bà có người yêu là lính không?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: (ngập ngừng..., cười) Chắc cũng phải có chứ ạ!

    C̣n tiếp...

  5. #665
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    -ĐQAThái: Bài thơ “Thương Ca 1” do bà sáng tác và Phạm Duy phổ nhạc, đă từ lâu trở thành của quần chúng. Nghĩa là, người ta hát say sưa mà không c̣n nhớ tới tên tác giả. Nếu t́nh cờ, ở một nơi chốn nào đó, bỗng nhiên nghe có người hát, có người nói tới bài thơ này, tâm trạng của bà sẽ ra sao?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Tôi vui chứ ạ. V́ tôi thấy tôi may mắn có người biết đến thơ của ḿnh; mà thực sự khi làm thơ, tôi làm v́ tôi thấy cần làm thôi, chứ không mang ước vọng có con mắt nào đó để ư đến thơ ḿnh (cười).

    -ĐQAThái: Bà có thể đọc cho nghe nguyên văn bài “Thương Ca 1”.

    -Nhà thơ Lê Thị Ư:


    “Ngày mai đi nhận xác chồng

    Say đi để thấy ḿnh không là ḿnh

    Say đi cho rơ người t́nh

    Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ

    Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ

    Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son

    T́nh ta không thể vuông tṛn

    Say đi mà tưởng như c̣n người yêu

    Phi cơ đáp xuống một chiều

    Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa

    Dài hơi hát khúc thương ca

    Thân côi khép kín trong tà áo đen

    Chao ơi thèm nụ hôn quen

    Đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau

    Chiếc quan tài phủ cờ màu

    Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng

    Em không thấy được xác chàng

    Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?

    Mùi hương cứ tưởng hơi chồng

    Nghĩa trang mà ngỡ như pḥng riêng ai.”

    -ĐQAThái: Nếu dùng thơ để kết thúc cuộc phỏng vấn này, bà sẽ chọn những câu thơ nào?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Tôi muốn dùng hai câu thơ cuối của bài “Thương Ca 1” là “Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, nghĩa trang mà ngỡ như pḥng riêng ai”, để nói lên tâm trạng người góa phụ trong chiến tranh, trong nỗi đau tận cùng, cảm xúc như ḿnh vẫn c̣n người ḿnh yêu.

    -ĐQAThái: Cám ơn bà đă nhắc nhớ lại một bài thơ bất hủ nói lên nỗi đau của con người và đất nước Việt Nam thời c̣n chinh chiến.

    Thực hiện: Đinh Quang Anh Thái/Người Việt

  6. #666
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Người Yêu Của Lính & Tưởng Như C̣n Người Yêu - Hoàng Oanh & Ư Lan

    C̣n một chút ǵ để nhớ , để thương , Mời các ACE nghe lại hai bản nhạc của thời chinh chiến :



  7. #667
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tṛ chuyện với Lê Thị Ư: Tác giả ‘Ngày mai đi nhận xác chồng’

    Ông Đ Q A Thái sai rồi :

    * Tên bài thơ của Lê Thị Ư là : Thương Ca I

    * Tên bài hát mà P. Duy phổ nhạc là: Tưởng Như C̣n Người Yêu

    ***

  8. #668
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những chữ vay mượn (1)

    Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn.


    Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh. Có thể lấy bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn để giải thích sự vay mượn của ngôn ngữ Việt: “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…”. Như vậy, Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ ảnh hưởng, lần lượt theo thứ tự thời gian là của Tàu, sau đó đến Pháp và cuối cùng là Mỹ trong những năm chiến tranh gần đây nhất.


    Trước hết, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:


    “…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là v́ khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Từ Ba-Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài G̣n-Chợ Lớn, Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam, nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu...”.


    “…Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nh́n người Tàu là anh em, bằng không th́ cũng là người đồng châu với cha ḿnh, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha ḿnh. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy...”.


    “…C̣n kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác th́ kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ...”


    Cách giải thích thuật ngữ nói trên của Gia Định Báo từ thế kỷ thứ 19 được coi là tạm ổn vì đây là một trong những tài liệu xưa có xuất xứ từ miền Nam. Theo Lê ngọc Trụ trong Tầm nguyên Tự điển Việt Nam, chệc hay chệt là tiếng Tiều gọi chữ thúc, nghĩa là “em trai của cha”. Người b́nh dân gọi Chệc để chỉ chung người Hoa.


    Người Quảng Đông cho là gọi như thế có ý miệt thị, người Triều Châu trái lại, chấp nhận v́ họ được tôn là chú. Ở miền Nam, “các chú” Quảng làm ăn buôn bán khá hơn “các chú chệc” người Tiều lam lũ trong nghề làm rẫy, tằn tiện nên không biết có phải v́ vậy mới có câu:


    Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
    Tiều Châu lượm lấy đem về kho tiêu!

    Người Tiều lại chê dân Quảng không biết ăn cá. Họ nói món cháo cá Tiều khi ăn có vị ngọt đặc biệt nhờ chỉ rửa sạch bên ngoài, giữ lại nguyên si vảy, đầu và cả ruột! Dân Tiều ở miền Nam “chuyên trị” những món cá chim hấp, ḅ viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua... và nhất là món hủ tíu Tiều Châu.


    Người ta còn dùng các từ như Khựa, Xẩm, Chú Ba… để chỉ người Tàu, cũng với hàm ý miệt thị, coi thường. Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng trong cách gọi: phụ nữ Tàu được gọi là thím xẩm còn nam giới thì lại là chú ba.

    Người Tàu kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Cũng vì thế, ở Sài Gòn có câu mỉa mai: “Sống phá rối thị trường, chết chật đường chật xá” để ám chỉ người Tàu khi còn sống lũng đoạn nền kinh tế và đến lúc chết lại tổ chức những đám ma một cách rình rang.


    Cũng như người Tàu ở Hồng Kông và Macao, người Tàu ở miền Nam đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese) chứ không nói tiếng Quan Thoại (Mandarin) mà ngày nay gọi là tiếng Phổ Thông. Cũng vì thế, ngôn ngữ Sài Gòn xưa vay mượn từ tiếng Quảng Đông được khoảng 71 triệu người Hoa trên khắp thế giới xử dụng.


    Người Sài Gòn thường ví những người “ăn nói không đâu vào đâu” là “nói hoảng, nói tiều” thực ra là “nói tiếng Quảng Đông, nói tiếng Triều Châu”. Điều này cho thấy tiếng Quảng Đông xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ miền Nam trước năm 1975, kế đến mới là tiếng Triều Châu. Trên thực tế, người Tàu có đến 5 nhóm Hoa kiều, được gọi là Ngũ Bang tại miền Nam: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (người Hẹ).

    C̣n tiếp..

  9. #669
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong lĩnh vực ẩm thực của Sài Gòn xưa, ảnh hưởng của người Tàu gốc Quảng Đông rất đậm nét. Người ta thường nói về 4 cái thú: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật Bản, đi xe Huê Kỳ”. Bên Tàu lại ví von: “Thực tại Quảng Châu, Y tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu” (Cơm ngon ăn tại Quảng Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh cưới ở Tô Châu, Ḥm chết chôn không bao giờ mục ở Liễu Châu ). Quảng Châu chính là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông.


    Kết hợp ý nghĩa của hai câu nói Việt-Trung ở trên ta có thể kết luận: ăn uống theo người Tàu gốc Quảng Đông là hết xảy hay số dzách (số một), những từ ngữ đã quá phổ biến trong xã hội miền Nam. Về sau, vào thời chiến tranh Việt Nam, “số dzách” được cải biên theo kiểu Mỹ thành “nâm-bờ oăn” (number one)! Hành trình của ngôn ngữ xem ra rất thú vị.


    Nói cho công bằng, bên cạnh số đông các tửu lầu, cao lâu của người Tàu gốc Quảng Đông, ở Sàig̣n Chợ lớn cũng có lai rai một số tiệm Tàu khác như tiệm Hủ tíu Triều Châu ở đối diện Chợ Lớn Mới, Cơm Gà Hải Nam ở Chợ An Đông hay đường Tôn Thọ Tường.


    Theo B́nh-nguyên Lộc (1), thời tiền chiến trước 1945, các phổ ky trong tiệm Tàu c̣n có kiểu kêu vào bếp những món ăn thực khách gọi y như người ta gọi “lô-tô” (bingo), dĩ nhiên bằng tiếng Quảng Đông:


    - Bàn số 3, bên Đông, bà lùn, cà phê ít sữa nhiều!
    - Bàn số 4, bên Đông, hủ tíu không giá.
    - Bàn số 1, bên Tây, thêm bánh bao ngọt thằng nhỏ.
    - Bàn số 2, bên Tây, ông già râu, cà phê đen ly lớn, xíu mại to.

    Chủ tiệm thường biết rơ tính nết và sở thích ăn uống của mỗi khách quen, nên họ thường đặt cho mỗi người một cái tên thuộc loại… “hỗn danh”. Khi khách ăn xong lại quầy trả tiền th́ phổ ky rao những câu hóm hỉnh bằng tiếng Quảng Đông, chẳng hạn như:


    - Ông đầu hói mang khăn rằn, một đồng hai cắc
    - Bà hai mập, ba đồng sáu cắc
    - Ông chủ ốm nón nỉ, tám đồng tư, hai bánh bao mang về

    Nổi tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đồng Khánh, Arc-en-ciel (sau này đổi tên là Thiên Hồng), Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên, Triều Châu... Tại đây còn phục vụ loại “ăn chơi” theo cung cách nhất dạ đế vương. Quả thật người viết bài này chưa bao giờ được “làm vua một đêm” nên đoán trong những bữa tiệc như thế phải có mỹ nữ hầu tửu, thực đơn chắc chắn phải có nhiều món huyền thoại danh bất hư truyền về cái chất bổ dương khích dục đi đôi với các thứ rượu quí như whisky, cognac và Mao Đài tửu (Mao Đài hoàn toàn không có liên quan gì đến Mao Xếnh Xáng dù ông có dùng rượu này để tiếp đãi các nguyên thủ quốc gia).


    Cơm Tàu thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ là cơm trắng dùng chung với các món ăn nhưng không nấu bằng nồi mà chỉ hấp cách thủy để cho chín gạo. Thông thường một người ăn chừng một hoặc hai thố là no. Có người lại ca tụng ăn cơm thố chỉ cần chan chút hắc xì dầu (nước tương đen) pha với dấm Tiều thêm chút ớt là đã thấy ngon rồi.



    Cơm thố


    Nghĩ lại cũng đúng nhưng nếu ăn kiểu này thì những tiệm nổi tiếng như Siu Siu bên hông chợ An Đông hay Siu Siu ở đầu hẻm Nguyễn Duy Dương (hình như ở số nhà 61) chắc đã dẹp tiệm từ lâu rồi! Hình dưới đây là những thố cơm chụp tại Quán Chuyên Kư trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm. (Những thố cơm ngày xưa nhỏ hơn nhiều, ngày nay tiệm dùng những cái thố quá lớn, không lẽ bao tử của thực khách ngày nay lớn hơn ngày xưa?).


    C̣n tiếp...

  10. #670
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cơm chiên Dương Châu cũng là món ăn du nhập từ Quảng Đông. Nhiều người rất khoái cơm chiên nhưng ít người biết từ khởi thủy đây chỉ là món tổng hợp các thức ăn dư thừa được chế biến lại. Này nhé, cơm vốn là “cơm nguội” nấu dư từ hôm trước, các phụ gia khác như jambon, trứng tráng, đậu Ḥa lan, hành lá... c̣n dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà chiên lên!


    Cũng thuộc loại thức ăn dư thừa có món tài páo (bánh bao). Ban không tin ư? Nhân bánh bao là thịt vụn được xào lên, trộn với lạp xưởng và trứng (sau này được thay bằng trứng cút kể từ khi dịch cút lan truyền khắp Sài Gòn, nhà nhà nuôi cút, người người ăn trứng cút). Vỏ bánh bao được làm bằng bột mì, sau khi hấp chín bột nở phình ra trông thật hấp dẫn.


    Có người bảo cơm chiên Dương Châu và bánh bao thể hiện tính tằn tiện và tiết kiệm của người Tàu, không bỏ phí thức ăn thừa! Nói cho vui vậy thôi chứ từ cơm chiên, bánh bao đến các loại sơn hào hải vị như bào ngư, vi cá, yến sào… đều đòi hỏi cách chế biến, đó là nghệ thuật nấu ăn.


    Các tiệm “cà phê hủ tiếu” của Tàu lan rộng ra nhiều nơi chứ không riêng gì trong Chợ Lớn. Khắp Sài Gòn, Gia Định rồi xuống đến Lục Tỉnh đi đâu cũng thấy những xe mì, xe hủ tiếu, chỉ nhìn cách trang trí cũng có thể biết được chủ nhân là người Tàu. Họ có kiểu cách riêng biệt với những chiếc xe bằng gỗ, thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên xe là những tấm kính tráng thủy có vẽ hình các nhân vật như Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi, Triệu Tử Long… trong truyện Tam Quốc.




    Xe mì Tàu còn giữ đến ngày nay

    (Ảnh chụp tại tiệm mì gần Hồ Con Rùa, Sài Gòn)


    Ăn điểm tâm thì có mì, hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại… Khách thường gọi một ly xây chừng, đó là một ly cà phê đen nhỏ hay tài phế (cà phê đen lớn). Cà phê ngày xưa còn có tên “cá phé vớ (dzớ)”, pha bằng chiếc vợt vải nên còn được gọi là “cà phê vợt” tựa như chiếc vớ (bít tất). Cà phê đựng trong “dzớ” phải được đun nóng trong siêu nên còn có tên là “cà phê kho”, có điều “kho” nước đầu thì có mùi cà phê nhưng những nước sau có vị như… thuốc bắc.


    Sang hơn thì gọi phé nại (cà phê sữa) hoặc bạt sửu (nhiều sữa nhưng ít cà phê) với sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ (2) hoặc Con Chim (3). Có người lại dùng bánh tiêu hoặc dầu-cha-quẩy (người miền Bắc gọi là quẩy) nhúng vào cà phê để ăn thay cho các món điểm tâm đắt tiền.




    Cà phê pha bằng vợt
    (ảnh Trần Việt Đức)


    Người bình dân còn có lối uống cà phê trên đĩa. Mỗi tách cà phê thường được để trên một chiếc đĩa nhỏ, khách “sành điệu” đổ cà phê ra đĩa, đốt điếu thuốc Melia chờ cà phê nguội rồi cầm đĩa lên… húp. Nhà văn Bình-nguyên Lộc trong Hồn Ma Cũ mô tả cách uống cà phê của người xưa: “… Người cha đứa bé rót cà phê ra dĩa cho mau nguội, rồi nâng dĩa lên mà uống”. Đây là cách uống của một số người Sài Gòn vào những thập niên 50-60, đa số họ là những người lớn tuổi, “hoài cổ” nên vẫn duy trì cách uống đặc trưng của Sài Gòn xưa.


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •