Page 70 of 471 FirstFirst ... 206066676869707172737480120170 ... LastLast
Results 691 to 700 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #691
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by boban View Post
    Chữ " Ba - Xi - Đế " để nói về rượu trắng (ruợu đế ), món quốc hồn quốc tuư của xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh sao không thấy bà Tigon giải thích vậy cà ?
    Không phải là dân nhậu nên thật t́nh không biết . boban giải thích dùm đi ?

    Chỉ nghe mấy ông nhà văn gọi là ...gọi là...cái ǵ mà..." nước mắt quê hương " đó .

    Tigon

  2. #692
    Member boban's Avatar
    Join Date
    09-03-2011
    Posts
    99

    Giải thích chữ "Ba Xi Đế"

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Không phải là dân nhậu nên thật t́nh không biết . boban giải thích dùm đi ?

    Chỉ nghe mấy ông nhà văn gọi là ...gọi là...cái ǵ mà..." nước mắt quê hương " đó .

    Tigon
    Cũng lâu lắm rồi . Đâu khoảng cuối thế kỹ 19 , đầu thế kỹ 20,ǵ đó khi người Pháp đặt xong nền cai trị " tạm ổn " tại Saigon và cả xứ Nam Kỳ Lục Tĩnh , chính quyền cai trị Pháp Quốc sở tại cho buôn bán ruợu để cho dân chúng lai rai giải sầu mà lăng quên đi hờn vong quốc . Rượu thông dụng ở nhà quê chỉ có ruợu trắng, nấu ( cất ) bằng gạo, do dân chúng làm khá ngon . Chính quyền thuộc địa cũng sản xưất loại rượu tương tự nhưng nồng hơn (pha cồn nhiều quá ) uống không ngon gọi là ruợu "Công ty" (Compagnie , viết tắt là C_ie , người Việt ''miềng" đọc là "xi" cho tiện .) Loại rượu nầy , với dân sành nhậu, ít ai chịu mua. Trong khi loại rượu do dân chúng làm là loại rượu lậu v́ trốn thuế ! nên phài dấu kỹ kẻo lính Mă Tà (Cảnh Sát dưới thời Pháp thuộc tại xứ Nam Kỳ ) bắt phạt nặng . Chổ "chém vè " lư tướng nhất cho các chiến hữu nầy là các đám lau , sậy, cỏ lác , có đế ở đâu đó gần nhà .Khách hàng đến quán mua rượu , thường là MăTà cải dạng , hỏi mua ruợu, chủ quán mang rượu Công Ty (C_ie) ra . Người mua xua tay từ chối :Pas C_ie (Ne Pas) , kế tiếp chỉ tay xuống gấm bàn ,và phán : Đế . Người chủ quán không dại ǵ đưa Đế ra để bị cùm . Chủ quán chỉ chạy đi lấy rượu dấu ở đám cỏ đế khi gặp phe ta hỏi mua mà thôi . Cái tên "Ba Xi, Đế ! " ra đời từ độ ấy . Giải thích như vậy , không biết bà chị Tigon có vừa ư chăng?
    Last edited by boban; 11-04-2012 at 02:52 AM.

  3. #693
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by boban View Post
    Cũng lâu lắm rồi . Đâu khoảng cuối thế kỹ 19 , đầu thế kỹ 20,ǵ đó khi người Pháp đặt xong nền cai trị " tạm ổn " tại Saigon và cả xứ Nam Kỳ Lục Tĩnh , chính quyền cai trị Pháp Quốc sở tại cho buôn bán ruợu để cho dân chúng lai rai giải sầu mà lăng quên đi hờn vong quốc . Rượu thông dụng ở nhà quê chỉ có ruợu trắng, nấu ( cất ) bằng gạo, do dân chúng làm khá ngon . Chính quyền thuộc địa cũng sản xưất loại rượu tương tự nhưng nồng hơn (pha cồn nhiều quá ) uống không ngon gọi là ruợu "Công ty" (Compagnie , viết tắt là C_ie , người Việt ''miềng" đọc là "xi" cho tiện .) Loại rượu nầy , với dân sành nhậu, ít ai chịu mua. Trong khi loại rượu do dân chúng làm là loại rượu lậu v́ trốn thuế ! nên phài dấu kỹ kẻo lính Mă Tà (Cảnh Sát dưới thời Pháp thuộc tại xứ Nam Kỳ ) bắt phạt nặng . Chổ "chém vè " lư tướng nhất cho các chiến hữu nầy là các đám lau , sậy, cỏ lác , có đế ở đâu đó gần nhà .Khách hàng đến quán mua rượu , thường là MăTà cải dạng , hỏi mua ruợu, chủ quán mang rượu Công Ty (C_ie) ra . Người mua xua tay từ chối :Pas C_ie (Ne Pas) , kế tiếp chỉ tay xuống gấm bàn ,và phán : Đế . Người chủ quán không dại ǵ đưa Đế ra để bị cùm . Chủ quán chỉ chạy đi lấy rượu dấu ở đám cỏ đế khi gặp phe ta hỏi mua mà thôi . Cái tên "Ba Xi, Đế ! " ra đời từ độ ấy . Giải thích như vậy , không biết bà chị Tigon có vừa ư chăng?

    Hahahah! Có lư lắm đấy chứ !

    Vậy th́ tiếng " Ba xị " dân nhậu hay nói , có dính líu ǵ đến Ba Xi ( đế ) không nhỉ ?

    Tigon

  4. #694
    Member boban's Avatar
    Join Date
    09-03-2011
    Posts
    99

    Không , mà có.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Hahahah! Có lư lắm đấy chứ !

    Vậy th́ tiếng " Ba xị " dân nhậu hay nói , có dính líu ǵ đến Ba Xi ( đế ) không nhỉ ?

    Tigon
    "Ba xị" ở đây là thuần tuư tiếng Việt, hoàn toàn không liên quan ǵ đến tiếng Pháp . Xị là cái chai nhỏ (có thể là cái chai trước đó đựng nước ngọt có cái tên là xá xị chăng ? không chắc a !) dùng đựng rượu hay dùng để lường rượu mà bán. (có nhiễu bạn bè th́ bán cho tôi bốn , năm xị ǵ đó ; chỉ một ḿnh " ên" th́ bán cho tôi một xị rưởi cũng đủ ngất ngư con tàu đi. Xị cũng dùng để bán lẻ nước mắm , dầu hôi (dầu hoả, dùng thắp đèn) . vv.

  5. #695
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30

    Xị

    Quote Originally Posted by boban View Post
    "Ba xị" ở đây là thuần tuư tiếng Việt, hoàn toàn không liên quan ǵ đến tiếng Pháp . Xị là cái chai nhỏ (có thể là cái chai trước đó đựng nước ngọt có cái tên là xá xị chăng ? không chắc a !) dùng đựng rượu hay dùng để lường rượu mà bán. (có nhiễu bạn bè th́ bán cho tôi bốn , năm xị ǵ đó ; chỉ một ḿnh " ên" th́ bán cho tôi một xị rưởi cũng đủ ngất ngư con tàu đi. Xị cũng dùng để bán lẻ nước mắm , dầu hôi (dầu hoả, dùng thắp đèn) . vv.

    Chai đựng xá xị dùng để đong rượu. Khi nói bán cho tôi 1 xị rượu, tức là bán cho tôi rượu đựng trong chai xá xị.

  6. #696
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Saigon : Khung trời quá nhiều Kỷ Niệm cũa một thời xa xưa

    Tuyến xe đi từ G̣ Vấp ra Sàig̣n qua Ga Đông Nh́, lúc rạp Đông Nh́ (cùng chủ với Đại Đồng Nguyễn văn Học và Đại Đồng Cao thắng, Bàn cờ, cũng là chủ rạp Đại Đồng Hà Nội di cư vào Nam, có tài liệu cho biết Đại Đồng Hà Nội là rạp chiếu bóng đầu tiên của người Việt Nam cho người Việt Nam) Rạp Đông Nh́ là rạp b́nh dân, chiếu toàn phim cũ nhưng mới hơn Lạc Xuân, có đặc điểm hát thường trực, lúc nào mua vé vào xem và xem bao lâu cũng được.




    Sau khi bỏ khách xuống th́ xe điện chạy đến ga B́nh Ḥa, ga này nằm đối diện với cây xăng B́nh Ḥa hiện tại vẫn c̣n, mỗi lần xe lửa chạy là có cây chắn ngang hạ xuống chận lưu thông trên đường Nguyễn Văn Học, xe điện tiếp tục chạy qua khu chợ Ngă Tư B́nh Ḥa, dọc theo đường làng 15-đường Lê quang Định ra Bà Chiểu.

    Trước 1960, nơi đây vẫn c̣n dấu vết ga B́nh ḥa trên tuyến đường G̣ Vấp-chợ Bến Thành

    Từ Ngă tư B́nh Ḥa, nếu ta đi trên đường Nơ trang Long (Nguyễn văn Học) hướng về Thủ Đức và B́nh Dương sẽ phải qua ngă Năm B́nh Hoà nơi đây đă xày ra cuộc oanh tạc khốc liệt của máy bay trực thăng năm Mậu Thân 68. Ngă năm là giao điểm của hai đường Nơ Trang Long và Phan văn Trị và một đường đi vào xóm Ḷ Vôi thẳng ra luôn tới rạch nước mà bây ǵờ gọi là rạch Bến Bôi. Từ Ngă Năm đựng Nơ Trang Long đi thẳng qua cầu Băng Ky đến Cầu B́nh Lợi.





    Cầu B́nh Lợi.



    Nguyễn Văn Học đoạn gần cầu B́nh Lợi trước 75 có hăng Vissan-Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản-” sản xuất sản phẩm gia súc theo đường lối dây chuyền và xưởng kỷ nghệ mền len Sakymen (Sài-g̣n Kỹ nghệ Mền Len). Từ Nguyền văn Học quẹo trái về Phan Văn Trị hướng G̣ Vấp có công ty lớn may dệt Vinatexco.

    Đường Phan văn Trị có hai ngôi chùa với đồng mả bao quanh, chùa Thập Phước (Tập Phước) và chùa Bảo An. Hai chùa này cổ này ǵờ vẫn c̣n tuy nhiên đồng mả bao quanh không c̣n nũ'a và đất chùa bị thu hẹp rất nhiều. Ngày xưa, ban đêm ít ai đến vùng này v́ nghe tiếng nhiều ma. Má tôi kể lại chuỵện ngay cả ban trưa, chú tiểu thường thấy bóng người đưa vơng cho ḿnh ngủ mà chùa th́ vắng lặng chỉ có một ḿnh.


    Đường Nơ trang Long (Nguyển văn Học cũ) đi về hướng trường Vẽ, sau này lại đổi nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ, rồi sau 75 là trường cao đẳng Mỹ Thuật nằm ngay cuối đường Nơ Trang Long-trên đường Phan Đăng Lưu (Bạch Đằng). Đường Nguyễn văn Học đầu này này có hàng điệp, phượng vỹ xen lẫn với me. Mùa hè đoạn đường rất đẹp v́ Điệp, Phượng nở đỏ.

    Trên đường này có sân vận động Lê Văn Duyệt (không c̣n nữa, tiếc thay!)

    Gần sân Vận Động Lê Văn Duyệt, th́ có rạp chiếu phim Đại Đồng




    Rạp Đại Đồng không c̣n chiếu phim nữa,bây giờ là nhà in.


    Cạnh rạp Đại Đồng có cả một khu hồ bơi, rất nổi tiếng thời này, có nhiều hồ bơi kích thước khác nhau cho đủ mọi hạng người và cả các quán ăn nhỏ. Khu này đúng ra là một địa điểm giải trí khi xưa- hơn cả hồ tắm Chi Lăng, nếu ai c̣n nhớ.




    Khu bơi lội vẩn c̣n-nhưng đầy nhà cửa

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 11-04-2012 at 12:46 PM.

  7. #697
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Rạp Đại Đồng đường Cao Thắng


    Đầu đường Lê Quang Định đối diện với chợ Bà Chiểu, ở góc đường trường Nam Tỉnh lỵ, có lúc tên là trường Trương Tấn Bửu, những ngày đầu mới khai sinh trường nũ' sinh Lê Văn Duyệt tá túc ở trường này và trường Hồ Ngọc Cẩn trước khi chuyển đến vị trí hôm nay-trên đường Đinh tiên Hoàng (trước 1975 là Lê văn Duyệt)




    Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn,


    Xe lửa chạy dọc Lê Quang Định ra Bà Chiểu rồi ngừng cho khách lên xuống, tấp nập. Kẻ đi Đất hộ (Dakao), Saigon, người xuống chợ Bà Chiểu, đi thăm Lăng Ông, đi xin xâm v́ tin rằng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt hiển linh.

    Cuối Lê Quang Định, đối diện chợ Bà Chiểu quẹo trái đi vào đường Hàng Xanh (sau là Bạch Đằng) để đi Thị Nghè hoặc Cầu Sơn B́nh Qưới. Nếu đi thẳng là đường Bùi Hửu Nghỉa (xưa là đường Nhà Thờ.. Rue de L’Eglise )



    Xe điện chạy dọc theo đường Bùi Hửu Nghỉa, Gia Định


    Rời ga Bà Chiểu xe lửa chạy dọc hông chợ theo đường Bùi Hửu Nghỉa (l’Eglise), qua khu nhà thờ Bà Chiểu qua cầu Sắt tới Đất hộ (Đa kao) thuộc quận nhất.



    Toà Bố-Toà Tham Biện- Gia Định khoảng đầu thế kỷ 20 sau Toà Hành Chánh Gia Định


    C̣n tiếp...( mai nhé, buồn ngủ lắm rồi !)

  8. #698
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Location
    Sai Gon
    Posts
    425
    Quote Originally Posted by bvinh View Post
    Chai đựng xá xị dùng để đong rượu. Khi nói bán cho tôi 1 xị rượu, tức là bán cho tôi rượu đựng trong chai xá xị.
    4 xị= 1 lít . Chỉ là đơn vị đo lường theo cách tính của người miền Nam. 1 xị tương đương 250 ml.

    Có thể ngày xưa chai xá xị có dung tích 250 ml nên người ta quen gọi như vậy.

  9. #699
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Bộ ACE chạy ...giặc hết rồi sao mà "Saìgon thuở ấy" văng tanh vắng ngắt vậy nè???

    Các bác ơi, TX mời đi Givral uống nước đây!

    Mời đọc một bài viết ...ngồ ngộ!

    QUA Ô KÍNH



    Saigon năm 1967, nh́n từ Givral

    Đấy là một sáng nắng thật tươi hay một chiều thật xám. Đấy là một đám bạn bè hàn huyên to nhỏ hay đơn độc một kẻ ngồi. Có thể thế này và có thể thế kia. Nhưng quán th́ vẫn thế, vẫn ngôi quán ấy, với những khung cửa kính vuông vức cách ngăn người trong - thường trầm ngâm và hơi ảm đạm - với thế giới ồn ă ngoài kia.

    Quán có tên Givral. Một cái tên francophone đến khó ưa, v́ người không biết tiếng Pháp rất kỵ đọc từ này.
    Givral, quán của tôi. Một thời tuổi trẻ của tôi. Và hai mươi năm trước đó, một thời tuổi trẻ của cậu tôi.

    Tôi c̣n nhớ như in một buổi chiều tôi sáu tuổi, đấy là lần đầu tôi được bát phố với người cậu ruột, sinh viên Triết, với tư cách hai-người-đàn-ông-Sài-G̣n. Trong khi chờ đến xuất chiếu phim Le Petit Poucet (Thằng bé Tí Hon) ở Rex, chúng tôi ghé Givral sau khi đảo một ṿng nhà sách Xuân Thu để nhặt một cuốn R. Descartes mong mỏng giấy vàng cho cậu và vài số Astérix cho tôi. Tôi, sáu tuổi, vào quán cố ngồi thẳng lưng ra vẻ người lớn, gọi Coca thay v́ ăn kem, và khước từ món bánh choux-crème vốn rất mê. Góc phố Lê Lợi - Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) khi ấy c̣n thênh thang, khách bộ hành lững thững ngó nghiêng chứ không cắm đầu rảo bước như bây giờ. Ít người bán báo, tuyệt nhiên không có nhân viên bảo vệ cũng như giữ xe máy. Hè phố rộng, nắng chiều xiên xiên ô kính và mưa bay nhẹ, tạo điều kiện cho một gă đàn ông lên sáu mơ có thật nhiều buổi chiều bát phố thế này suốt đời, và tôi đă cố tập phát âm tên quán sao cho parisien nhất, với âm “g” và “r” đặc trưng. Coca th́ hăng nồng ga đến mức gây sặc, c̣n quán th́ mờ một màn sương khói thuốc Bastos Luxe. Bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn có những giấc mơ ngắn về Givral thế kỷ trước, Givral quá khứ hơn ba mươi năm với nguyên vẹn h́nh ảnh và mùi vị sống động như một thước phim tư liệu.

    Cậu tôi nói, Givral nguyên là một hiệu thuốc tây. Tôi không quan tâm lắm đến điều ấy, măi hai năm gần đây mới để ư đến chi tiết lịch sử cậu đă kể khi tôi thấy bức vẽ trên tường quán lúc được sửa lại. Tôi chỉ cảm nhận rằng, Givral có một cái ǵ đó giả-lịch-sử, một thứ lịch sử vay; nó giúp người Sài G̣n xưa rót đầy giấc mơ Pháp - chẳng cần đến Paris vẫn thấy được ngồi cà phê Quartier Latin. Chắc là thế, v́ cách đây khoảng mười năm, tôi đă nhiều lần gặp một ông khách tóc bạc trắng, chống can, kẹp nách một cuốn sách Pháp ngữ nhàu, vào quán chỉ gọi một cốc vang đỏ và ngồi cả buổi chiều. Ông hẳn đang mơ ḿnh đi dạo với G. Apollinaire. Cũng có thể ông đang hồi tưởng những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, Givral đầy nhà báo ngoại quốc kéo sang từ khách sạn Continental bên kia đường. Ông khách có lẽ là một cựu giáo viên Pháp văn, hoặc công chức sở Pháp một thời.

    Mười năm trước, bàn ghế Givral kiểu khác, nhỏ gọn, ít tiện nghi hơn, không cho phép ngồi lâu, nhưng dường như khi ấy không khí quán êm hơn, từ ô kính nh́n ra phố thấy con người hiền lành và nhẫn nại hơn. Givral chỉ mới mở nhạc dạo sau này, và nhạc đă phá vỡ hết tinh túy. Quán bỗng nhiên phải chịu đựng những bản ḥa tấu vụng về và Celine Dion chói tai. H́nh như quán chỉ có một đĩa nhạc mở đi mở lại, nên nếu cần, khách dùng nhạc để biết thời gian. Ta có thể quyết định ngồi ba lần Celine Dion hay hai lần “Có phải em mùa thu Hà Nội” tùy ư.

    Khi con trai tôi mười ngày tuổi, tôi đưa nó vào Givral, nằm trong một cái giỏ. Đây đó, những đứa trẻ sơ sinh Tây phương cũng được “đi cà phê” cùng bố mẹ và chúng nằm như những ổ bánh ḿ xinh xinh trong xe nôi. Đi cà phê, tiếng vậy song cà phê và những thức uống khác của Givral không hề thu hút. Đă bao nhiêu lần, tôi phân vân đọc thực đơn vốn đă thuộc ḷng mà không thể nghĩ nổi một thứ đồ uống vừa miệng. Cái thu hút người ta đến Givral, là ở chính Givral. Một Givral đầy lịch sử (hay giả-lịch-sử) và hơn thế, lại có quá nhiều may mắn để đắp dày lớp áo lịch sử của chính nó. Phim Người Mỹ Trầm Lặng là một ví dụ. Khách đến Givral đông hẳn từ khi biết “Phượng đă ngồi đây”. Mà đâu chỉ Phượng! Trịnh Công Sơn, francophone điển h́nh, đă ngồi đây suốt những năm cuối đời - nơi mà như anh nói, “qua ô kính thấy phố đẹp và hiền từ”.

    Nhưng bản thân Givral chẳng hề francophone “thuần thành” như ta thường gán cho nó. Nó Việt, nó Sài G̣n v́ những người khách mới ồn ào và chuông điện thoại di động, v́ hủ tiếu Nam Vang và lẩu. Nếu ḥa vào ḍng ấy, bạn sẽ thấy Givral chẳng khác ǵ những quán tạp nham ở bất cứ ngơ ngách Sài G̣n nào. C̣n muốn bảo lưu không khí Pháp-nhiệt-đới xưa, hăy chọn lúc vắng khách, vào uống tách cà phê đậm và nhấm nháp chút bánh ngọt, ngắm khách bộ hành lầm lũi rảo bước, ngắm những người giữ xe máy nhỏ bé vắt vẻo trên yên xe khách, ngắm nắng xiên ô kính và mưa mờ bay những buổi chiều muộn. Chẳng ai bắt ta phải đọc tên quán đúng giọng Pháp! Th́ đấy, Givral đă đón những Trung Nghĩa guitarist, Jun Nguyen-Hatsushiba nghệ sĩ tạo h́nh gọi quán bằng cách phát âm Mỹ; Ngô Thanh Vân ca sĩ gọi giọng Na Uy và vô số khách quen giọng Việt. Đă sao? Givral không khước từ ai, v́ nó vốn biết những người đến trong suốt mấy mươi năm nay đă làm nên lịch sử cho nó. Lịch sử thật. Lịch sử lồng trong lịch sử Sài G̣n, lịch sử của những người vốn hướng ngoại và lạc quan song lại sẵn ḷng dành một phần ba đời ḿnh cho những hồi ức niên thiếu.
    Givral, quán của tôi, quán của cậu tôi, quán của con trai tôi.

    Cũng chẳng phải. Quán của dân Sài G̣n.

    Trích từ : http://huyvespa.multiply.com

  10. #700
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếng Xưa : Bộ ACE chạy ...giặc hết rồi sao mà "Saìgon thuở ấy" văng tanh vắng ngắt vậy nè???
    Tigon bận chú tâm vào ngay` Quốc Hận , nên ít vào đây .

    TX phụ dùm cho đến hết tháng Tư nha

    Tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 13 users browsing this thread. (0 members and 13 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •