Page 96 of 471 FirstFirst ... 46869293949596979899100106146196 ... LastLast
Results 951 to 960 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #951
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Ở bển có Bull Dog hông cô? Cô mà để mấy con này lợi gần mấy con Bull Dog là nguy hiểm lắm đó.
    Con Rexx mua 12 năm trước , $300 ( con bố )

    Con Mẹ Sadie , quà birthday , mới 4 tuổi .

    Con Happy không có trong h́nh ( đă bị thiến ), nó xấu xí , , nhưng trông nhà rất giỏi

    Hai con nhỏ Bell và Beaux , phá như giặc , có bao nhiêu giầy dép , chúng nó cắn loang lỗ hết , xé giấy đầy nhà . Có mua đồ chơi bằng cao su cho chúng , nhưng chúng vẫn thích lôi giày dép ra cắn và xé giấy

    Không thích chó lớn . Bull Dog dữ lắm .

    Nhà con trai nuôi 2 con chó Perking , lông dài , đẹp lắm . Nó mua $800 một con . Mỗi lần đi chơi xa ( vacation ) phải đi gửi chó : $25 / một con / ngày .

    Bên Mỹ , nuôi chó tốn tiền lắm . Thức ăn chó cũng đắt , nhất là thức ăn cho chó nhỏ , rồi tiền Bác sĩ , tiền thuốc sán lăi , shampoo tắm cho khỏi có flea ...

    Tigon

  2. #952
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Ngon thế này th́ TT OBAMA cũng thích chứ ?



    Mời các Bác


    Thấy cái đuôi con ǵ trên đĩa rựa mận hông các bác ? ṛn rụm hà ...

    Hiện nay trên Twitter đang có cuộc tranh luận về việc Tông Tông Úmbala dùng rựa mận khi ngài c̣n ở Nam Dương với bố dượng . Cũng hoà nhập với văn minh toàn cầu thôi , mà lâu lắm rồi à nhe tôngtông vui chơi hồi c̣n tuổi teen mà.

    Chuyện văi "rắm" thế mà cũng ồn ào trên Twitter: (nói nhỏ nghe, cụ nào tính cho con cháu ḿnh ra tranh cử trong tương lai nên dặn chúng nhá -chơi giả cầy thôi)

    http://hotair.com/archives/2012/04/1...-eat-dog-meat/
    Last edited by Mau_Than_68; 24-07-2012 at 09:51 PM.

  3. #953

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post


    Mời các Bác

    Thấy cái đuôi con ǵ trên đĩa rựa mận hông các bác ? ṛn rụm hà ...

    Hiện nay trên Twitter đang có cuộc tranh luận về việc Tông Tông Úmbala dùng rựa mận khi ngài c̣n ở Nam Dương với bố dượng . Cũng hoà nhập với văn minh toàn cầu thôi , mà lâu lắm rồi à nhe .

    Chuyện văi "rắm" thế mà cũng ồn ào trên Twitter: (nói nhỏ nghe, cụ nào tính cho con cháu ḿnh ra tranh cử trong tương lai nên dặn chúng nhá -chơi giả cầy thôi)

    http://hotair.com/archives/2012/04/1...-eat-dog-meat/
    "How backwards is Obama? He admitted that he ate dog meat with his stepfather Lolo Soetoro in Indonesia. How sick and disgusting is this man?" http://www.fireandreamitchell.com/20...ile-eating-it/

    Obama thưà nhận có ăn thịt chó với cha ghẻ khi ở Indonesia. Thật ra ăn thịt chó đâu có nghiă là phạm pháp. Tổ tiên các nưóc Âu châu, da trắng như Đức, Pháp, Spanish...đều ăn thịt chó. Măi đến sau này 1960 người ta nuôi gia cầm công nghiệp, nên ḅ, gà, heo dư thưà mới không ăn mà thôi. Hồi thế chiến thứ hai, thit cầy là món thượng đẳng với âu châu. Có những cửa tiệm bên Pháp ghi rơ là bán thịt chó. Bằng chứng là món hotdog ngày xưa làm món này bằng thịt chó xay nhiễn ra..Cũng không có nghiă là Hàn quốc, Nhật Bản kém văn minh hơn Phi châu...

  4. #954
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những giai thoại về La De

    Đă từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đă từng làm việc tại hăng BGI, Sàig̣n, tức là hảng Brasseries, Glacières d’Indochine, công ty chủ nhà máy nấu La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Ḥa, đều yêu cầu tôi phải viết về La De, kể những giai thoại về La De.


    Câu chuyện thường được mọi người nhớ về La De, thường hỏi tôi, là chuyện chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm.

    Theo lời đồn, trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quư. Ai đă được uống La De Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường.

    Thiệt t́nh mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân tiếp Vụ cũng là một thứ, vô chai có h́nh trái thơm th́ nó Trái Thơm, vô chai thường th́ nó là La De thường, gặp chai Quân tiếp Vụ th́ nó biến thành La De Quân tiếp Vụ.

    Hăng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại La De thôi :

    1) La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp v́ chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhăn hiệu Bière Larue, và

    2) La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhăn hiệu là Bière 33 Export.


    Vậy mà có người khen chê cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La De Con Cọp và hạng chót là La De Quân tiếp Vụ.

    QTV dỡ nhứt v́ là cho Quân đội uống. Chẳng qua là cái mă ở ngoài cả.

    Thế mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài.

    Quư vị nghĩ coi nấu 2 loại Bia đă tóe phở, học x́ dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại c̣n vô chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm.

    Nội cách đổi vơ chai cho hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin.

    Ông Cụ Bà Cụ tui, hể khi tui đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ uống, v́ ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về, th́ bà bảo : “Nhà hết La De để mẹ đưa tiền chú Thanh, chú Thanh là anh tài xế phục vụ ông cụ đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dỡ lắm, để các em của con lính tráng nó uống, nó quen rồi.”.

    Tôi có trả lời cắt nghĩa cho bà hiểu là chỉ có một thứ bả không tin. Thiệt “Bụt nhà hổng thiêng” !.


    C̣n tiếp...

  5. #955
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện La De Trái thơm.

    Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service Marketing), coi luôn phần quảng cáo.

    Để hà tiện tiền làm nhăn ở Pháp, tôi sử dụng văn pḥng quảng cáo của hảng, tôi nghĩ anh họa sĩ văn pḥng quảng cáo (chuyên vẽ những fond cho các xe của hảng rồi các anh thợ sơn đồ chép lại) đủ tài nghệ chép lại cái nhăn đặt ở Pháp. Và tôi nhờ anh họa sĩ vẽ lại cái nhăn.

    Trên nhăn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị nhẫn đắng vào bia. Nấu bia ngon dỡ là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị hương trong nghề bếp núc Việt Nam ta vậy.

    Nhăn vẽ xong đại khái cũng tạm ổn, v́ anh họa sĩ nhà chưa bao giờ nh́n thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là Trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông giám đốc Tây cũng ba chớp ba nháng, kể cả anh chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế.

    V́ thiệt t́nh mà nói th́ có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu ? Biết là houblon nhưng chỉ nh́n thấy hoa dưới dạng khô. C̣n các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu rượu (brasseurs – đây là một cái nghề riêng) dân La De thiệt, th́ ở nhà máy.

    Bọn quyết định là dân Văn pḥng, dân làm Marketing quyết định mọi việc, bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi.

    Quư vị thấy không, không phải chỉ có trong quân đội mới có cảnh lính văn pḥng và lính chiến trường. Nhăn ô kê, gởi đi làm décalques đưa qua Công ty Thủy tinh Việtnam, (Khánh hội) dán vào chai : 100 ngàn chai mới.

    Khi đưa vào nhà máy Chợlớn, các lăo kỹ sư cười vỡ bụng, “hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”. Nhưng đă nói các quan văn phóng là chánh mà, nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai biết ǵ đâu, người ta uống La De có ai thèm nh́n nhăn đâu. Chẳng lẽ vất bỏ 100 ngàn chai hay sao ?

    Vài ông giám đốc c̣n thày lay dạy đời “Dân Việtnam không biết uống bia, uống quá lạnh, nhiều khi c̣n để đông đặc lại (bia đặc), c̣n thêm nước đá, ngon lành ǵ, v́ vậy trái thơm hay hoa houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a – lê ta cứ thế mà làm”.

    Chàng chánh sở biết thân, im miệng thinh thích, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ danh dự anh họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng… quê rồi.


    Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhơn của người Hoa, của con buôn. Các chú Chệt nhà ḿnh ở hăng (rất nhiều nhơn viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở Sàig̣n phải biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “Quảng Đông Ngữ” mà cũng phải vài tiếng “Tiều châu ngữ” nữa cũng phải “Kít tèo” hay “Mai xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông.

    Thế là tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn gần, hăng La De vừa sản xuất được một thứ La De hảo hạng, La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.

    Cái luật may rủi, t́nh cờ, th́ khi ra chai và vào thùng th́ bao giờ Trái thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất, mấy tay cao thủ bán hàng của hăng cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền nguyên tắc của hăng mỗi thùng một chai. Nhưng khi đi giao hàng (bán sỉ) quư vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ th́ có thể thêm 2 hoẵc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu nghệ và chịu chơi của thân chủ, “phép vua thua lệ làng” mà lỵ, phép hăng đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế gịng sông thương mại trôi theo gịng điệu nghệ, ăn nhậu.

    Các bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp, đàn anh… mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người ḿnh muốn nâng bi, ca tụng hay ca bài con cá.

    Cá nhơn tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn hàng và nhiều khi cả nhơn viên (cho biết khi cái dỏm trở thành huyền thoại th́ cái dỏm trở thành cái thiệt) thương t́nh tặng một chai Trái Thơm.

    Nhưng ḿnh cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm t́nh giành riêng ấy, và v́ huyền thoại đă đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban đầu”, e có thể “lănh thẹo”.


    C̣n tiếp...

  6. #956
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30 tháng Tư, dân bộ đội, hay người “Hà Lội” cũng bị huyền thoại Trái Thơm.

    Nhiều tay nón cối dép râu, cũng chạy vào văn pḥng ông giám Đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Thương mại) làm quen, và xin ông GĐ đặc biệt “tặng không” vài chai Trái Thơm, hoặc thưởng thức Bia Trái thơm “cho biết”.

    Tội nghiệp, rất nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” – để khỏi chết ngu đần). V́ ta là quân chiến thắng nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ không có mua bán ǵ cả.



    Văn pḥng BGI, Brasseries Glacières d’Indochine nằm trên đường Hai Bà Trưng cạnh hăng Nước Đá. Đấy là tên cúng cơm. Sau năm 1954, sau khi hết Indochine (ĐôngDương), BGI bèn biến chữ I thành Internationales (Quốc tế).


    Mà Công ty Brasseries Glacières Internationales thiệt sự internationales thứ thiệt.

    Một ông cựu Tổng Giám đốc, ông Grandjean, con một cựu quan chức thuộc địa ở Hànội, c̣n cá nhơn ông lại là một cựu luật sư thuộc Luật sư đoàn Hànội, đă tả BGI bằng một câu xanh dờn, ví BGI như đế quốc của Đại đế Charle Quint thời Phục Hưng ở Âu Châu “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đất của hăng BGI”.

    Mà thiệt vậy, BGI có nhà máy nấu La De từ Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) đến Guayane nằm cạnh Brazil, th́ không đi ṿng thế giới sao ? Chưa kể ở Phi Châu, Đông dương và thậm chí có mặt ở một nước Hồi giáo, Indonésia, nhà máy do tôi thương thuyết thành lập ở thành phố Médan trên đảo Sumatra (đây là một tư hào của cá nhơn tôi, thành tích bán rượu cho dân Hồi giáo).

    C̣n tiếp...

  7. #957
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xuất xứ của hăng BGI

    BGI phát xuất từ một nhà máy nước đá do một anh kỹ sư Công Nghiệp (Arts et Métiers – Paris) sĩ quan hàng hải, Victor Larue, giải ngũ tại Sài g̣n năm 1875 thành lập.

    Năm 1975, BGI cũng vừa đủ 100 tuổi. Về sau BGI cũng từ từ rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không c̣n ǵ cả. Chỉ c̣n có mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên bia 33 khai sanh tại Hà Nội năm 1949.


    Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại ĐanMạch (do Hảng Carlsberg – ĐanMạch sản xuất). Bia 33 v́ sanh ở HàNội nên dân Sàig̣n vẫn gọi “Bia 33”, hay vắn tắt “Băm Ba”. C̣n chai bia lớn gọi La De Con Cọp, hay La De lớn (v́ dung tích 66 phân khối).

    Nói th́ La De, nhưng viết LA VE, cũng v́ một anh Tây ở hăng đă viết và cho in trên cuốn lịch phát hằng năm, màu vàng với con cọp nằm ngang màu đen và viết LA VE LARUE. Dân Tây hồi đó khi mới đến Sàig̣n khi vào những quán ăn gặp cái lịch ấy thường đặt câu hỏi cái hăng nào mà “Rửa Đường, rửa Phố” như vậy, v́ học đọc Lave (động từ Laver, rửa, to clean, to wash) la rue (rue là đường phố – street). Để tránh cái ngộ nhận ấy, cá nhơn tôi trưởng Marketing bèn đề nghị thay đổi cách gọi trên tấm lịch ấy. Cũng v́ trong cùng thời gian ấy, đang có một chương tŕnh sản xuất một loại Bia Màu, Bia màu Nâu (Bière Brune), nên tôi thựng dùng chữ Bia hơn chữ La De, gọi Bia Đen, Bia Nâu, Bia Màu nó dễ nghe hơn, cho nên Tết năm 1975, cái lịch cố hữu màu vàng, con cọp đen được in lại với chữ BIA LARUE. Năm ấy, mất luôn chữ La De hay LA VE, ôi thôi đó cũng là cái điềm. Có một cái an ủi, là có những bạn hàng không bằng ḷng chữ Bia nói là ở dưới quê (guê) người hổng biết bia là ǵ nên phải giữ chữ La De. Tôi có cho in thêm 5000 tấm La Ve Larue. Ôi thương làm sao cái t́nh “miệt Dườn” của “guê hương ḿnh”.

    Năm 1976, tôi không ra lịch ra liết ǵ cả. Chế độ phân phối mà làm ǵ có marketing.

    Tên Anh Victor Larue cha đẻ hăng BGI chỉ có ở Chai La De lớn thôi, phần c̣n lại không ai nói tới. Mà cũng nực cười Ổng đẻ ra hăng Nước đá, như tên ổng lại đặt cho La De.

    Đó là vài mẫu chuyện của Hảng La De, Nuớc Ngọt, Nước Đá thời của ḿnh. Nay t́nh cờ có một bài báo viết về La De hay Bia tôi xin phỏng dịch và viết lại hầu quư độc giả, gọi là quà tặng khi vào Mùa Hè.


    Hương Vị Nhẹ Nhàng của La De
    Phỏng theo bài tra cứu của Laure Gasporotto (Tuần báo Express) ra ngày 25 tháng 6/2009.
    “Bịt mắt lại, một tay thợ nghề nấu Bia khi nếm không thể biết được bia nào là Bia hơi, và bia nào là Bia chai”. Đây là một lời thú tội của một tay nấu bia nhà nghề (Maître Brasseur) của hăng Kronenbourg, hăng bia nỗi tiếng ở nước Pháp.

    Ngày nay, Bia Hơi đang được thương mại đến tận gia đ́nh. Những thùng bia hơi với những hệ thống bơm hơi đang được b́nh dân hóa đến tận gia đ́nh. Không c̣n bắt buộc dắt nhau ra quán nhậu bia hơi, để thưởng thức các hương vị Bia Tươi, với cái bọt mềm dịu trong miệng, đưa tay chùi đôi mép vướng bọt. Ngày nay đem một thùng Bia Hơi và dụng cụ về nhà, rũ vài bạn bè về, t́m cái thú vui của hương vị, thưởng thức cả vị giác và cả thính giác nữa.. tiếng px́́́ kéo dài khi bia xủi bọt… Đo cái bọt đang sủi, gạt cái bọt đang thừa…

    Cả một chương tŕnh điệu nghệ như khi ta nâng niu ly rượu đỏ, cẩn thận xoay ṿng, cẩn thẩn đưa lên mủi cho khứu giác tràn đầy mùi thơm, xong đưa vào miệng thử một miếng, súc miệng cho đầy vị giác, t́m những cảm xúc… Ly rượu ngọt ngào, thơm tho, đầy tất cả bầu trời thiên nhiên hương vị vùng Bordeaux hay vùng Bourgogne… Ôi tôi đă đi lạc vào động Thiên Thai của rượu đỏ rồi…

    Trở về La De vậy. Ngày nay với kỹ thuật mới, bia hơi bán trong thùng sắt có thể giữ được 6 tháng. C̣n bia chai giữ được một năm. Chả bù vào những năm 1970 ở Sàig̣n chúng tôi chỉ bán Bia Hơi cho những quán nào bảo đảm bán hết thùng bia trong 24 giờ. Sau đó đỗi thùng mới, súc hệ thống hơi và ṿi, mà phải để nhơn viên BGI làm, mới bảo đảm, v́ chúng tôi, hăng BGI bảo đảm an toàn, vệ sanh, và dỉ nhiên hương vị của bia. V́ thế ở Sàig̣n lúc bấy giờ rất ít quán có Bia hơi.

    Quư bạn chắc c̣n nhớ quán bán Bia Bock ở Chợ cũ đường Hàm Nghi cạnh Ty Ngân Khố không ? Chiều chiều ra đấy làm vài ly Bock, ăn một hai hột vịt lộn, hay Ḅ Bía hết xẩy.

    Ở Pháp thi uống một ly demi (đọc là đờ mi), tưởng là nữa lít, thật sự chỉ có ¼ lít thôi, v́ có 25 centi litres. Uống demi thường ăn một cái trứng gà luộc. Trên quầy nào ở Pháp đều có một cái giỏ trứng gà luộc, và một cái phầu bán đậu phụng rang muối. Đậu phụng rang muối nhậu với La De cũng hết xảy. Có hai trường phái ăn đậu phụng rang muối, trường phái ăn cả vỏ, vỏ đây là cái vỏ trong, da màu đỏ đó. Và trường phái bóc vỏ. Với tôi cái nào cũng ngon cả. Tất cả cái vị ấy trôn với cái nhẫn cái đắng của La De đều ngon cả.

    Cái nhứt của La De là chất tươi, (la fraîcheur). Chất tươi, chất mát, không phải là cái lạnh, Chất tươi là cái ta lựa chọn lúc ta thưởng thức. Nó có thề là tùy vào hàn thử biểu, ướp lạnh thế nào, để độ lạnh hạp vào khẩu vị của người uống, cũng tùy vào khí trời, nhiệt độ căn pḥng ăn, quán uống. Tay Đầu Bếp nỗi tiếng Ba Sao Michelin Alain Passard của Nhà hàng Arpège, Paris giảng dạy: “Nhiệt độ của Bia khi bắt đầu uống rất quan trọng. Chúng ta nếu biết sử dụng nó đúng chúng ta có thể khai thác mọi khía cạnh khác nhau của Bia đối với những thức ăn khác nhau.”.

    Một tay nghề có thể nói đến chất tươi của rượu đỏ hay trắng (vin) để nói đến cái chất thiên nhiên là đất nước nơi cây nho được trồng trọt (cũng như chất quê hương nơi con người) nói chất tươi của rượu là nói đến những vị của quê hương của những cây nho trồng trên ấy, nào là cát có chất đất sét không ? nào là sườn núi có đủ nắng không ? nào là có mùi mận, mùi táo không ??? Khi ta nói miệt vườn, quê hương chùm khế ngọt, nó như vậy, uống ly rượu nho vùng Bordeaux ta uống cả quê hương bầu trới Bordeaux… La De cũng vậy.

    Tại sao ta không quên 33 Viẹtnam, làm tại Sàig̣n, v́ trong 33 có chất gạo, khi biến thành rượu nó là đế. Bia ở Pháp nó xài bắp.

    Bia nhiều vị tươi nhứt la bia mới (Bière primeur). La De mới khác với rượu Vin primeur là một bảo đảm vị tươi mát. Rươu đỏ cần thời gian để già, thêm tuổi, thêm tác cho chửng chạc. La De cần cái tươi mát, vừa đủ tuổi là đẹp rồi. La De primeure hội đủ chất tươi mát, tất cả những vị thơm mát của đồng nội. Đừng lẫn lộn với Bia tháng Ba (Bière de Mars) – La De Tháng Ba, đă cất ủ cả mùa Đông không c̣n cây đồng cỏ nội nữa. Bière de Noël, Bia No-ên, La De Giáng Sanh là một loại La De mới, vừa đủ tuổi, sung sức, đầy dủ những hương vị của đời.

    Ngoài cái tươi mát, để giải khát, La De c̣n có thể hạp khẩu theo các món ăn. Nếu rượu Vin đỏ hay trắng hay hường có thể có đến 6 000 chất vị khác nhau giúp đở chúng ta có muôn ngàn cách ráp đặt những cách thức thường thức món ăn và rượu. La De chỉ có phân nữa thôi. Ngày nay những tay lựa rượu nhà nghề ở những quán rượu và tiệm ăn (sommelier – đây là một cái nghề đặc biệt, những tiệm ăn lớn đều phải có nhửng tay nhà nghề nầy) đều biết phân tách những mùi vị trong La De như những mùi lúa chín, mùi đường nấu (caramel), mùi hoa quả từ mùi chuối đến mùi mận, táo và hoa đào… chưa kể những cam những quưt, và cả mùi cỏ cháy.

    Bia Nâu với Chocolat,
    Bia Vàng với trái cây

    Ôi thôi muôn h́nh vạn trạng. Bài nghiên cứu tác giả đi vào chi tiết những món ăn đi chung với tên loại La De, viết cho độc giả Việt nam ḿnh sẽ bở ngở. Nhưng tôi cũng ráng đưa một thí dụ, một món gỏi tôm thịt tươi mát, uống với một nhụm La De mát lạnh, vị đậm đà, rót cho sủi bọt vừa phải, loại Heineken chẳng hạn. C̣n nếu quư vị uống một Bud nhạt nhẻo, hay một Miller quư vị sẽ thấy chán phèo.

    Quư vị ăn phở; nhạt và nóng, uống La De không hạp, uống nước trà nóng ngon hơn…. Nhưng nói như vậy cái quan trọng khi quư vị ăn và uống cố gắng t́m những hương vị ẩn trong những các vị bề ngoài. V́ La De và Rượu có nhiều vị Tây nên nhiều món ta không hạp. Nóng quá, cay quá, nước mắm quá….. dưa chua chua quá…


    C̣n tiếp...

  8. #958
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhưng ngày nay La De bắt đầu chiếm một địa vị trên bàn ăn, không c̣n là ly giải khát của những buổi chiều vàng đứng bóng nóng nực của mùa hè nữa. Đặc biệt là nhửng bửa ăn trưa, v́ nhẹ nhàng và ít đô rượu hơn rượu đỏ.

    La De muôn màu muôn vẻ
    L’orge (hobbs), lúa mạch để nấu bia phải được rang (torréfier) như rang hột cà phê vậy; và độ rang và thời gian rang sẽ tô màu cho La De.

    - La De Vàng, hay Bia Vàng Bière Blonde. Màu Blonde, vàng ánh, trong vắt và bóng láng, Bia màu vàng là màu rất thường gặp ở nơi Bia. Nấu (brassée) với lúa mạch vàng nhạt, Bia Vàng có mặt ở mọi nơi trên cùng thế giới và là thường thường là những thương hiệu cột trụ, với tất cả những nhăn thương hiệu lớn. Bia Vàng thường là bia giải khát, uống trưa chiều tối. Ít độ rượu, thơm mát, với một vị chát đắng nhẫn nhẹ nhàng. Heineken, 33 export, Carlsberg, Kronenbourg là một vài ví dụ.

    Món Ăn hạp : khai vị chung chung, gỏi với tôm thịt, thịt gà, phó mát nhẹ lạt loại đầu ḅ.

    - La De Vàng Sẩm, Bia màu thau đồng : Bière Ambrée – Amber. Màu thau đồng đậm, nấu với lúa mạch được rang lâu hơn bia Vàng. Cũng là một bia giải khát, vị đậm hơn Bia Vàng. Ngày nay không được chuộng lắm, chỉ được phổ biến ở các xứ anglô – saxons thôi.

    Món Ăn hạp : Gan ngổng, thịt rừng, cá hong khói, pho mát có rau cần tây (persil), tráng miệng có chất caramel. Nói tóm lại những món gọi là có “mùi”.

    - La De Nâu, Bia Nâu : Bière Brune, lúa mạch được rang đến gần cháy. Bia có màu đi từ màu gạch cua đến đen tuyền. V́ vậy ta t́m trong bia những mùi rang cháy, mùi cà phê, mùi caramel, mùi cacao. Có những loại bia gọi là Vieilles Brunes, những Bà Già Nâu, được cất trong những thùng tô-nô bằng gỗ xưa. Mùi vị chua chua, đắng nhẫn đậm đà, vừa giải khát vừa để lại trong miệng một khẩu vị bất hủ. Thí dụ nỗi tiếng là Guiness.

    Món Ăn hạp : những món Á đông có vị mạnh, ṣ huyết, ốc trai, cá sống, tráng miệng có chất Chocolat

    - La De Trắng : Bia Trắng Bière Blanche. Bia trắng không nấu với toàn lúa mạch, thường được thêm lúa ḿ để làm trắng bia. Rất thơm v́ có bỏ thêm ng̣ gai – Coriandre, và vơ trái cây.

    Món Ăn hạp : đồ biển, cá hong khói hay cá nướng. Trái cây.

    Thử Nấu Bia
    Để nấu một lít bia, ta cần :

    Nước (95 %), 20 gr lúa mạch, 1gr hoa houblon (một chiếc hoa thôi) và bột nỗi (levure).

    1/ Làm Mạch : Hăy ngâm lúa mạch (orge – hobbs) trong ba ngày. Xong nấu xào (brasser) trong nước nóng. Lấy lúa ra và để lúa lên mầm trong ṿng 8 ngày. Những mầm ấy mới cho ta nhửng chất enzymes, biến thành Mạch (Ta tạm gọi là Mạch Nha)

    Các tay nâu bia (Brasseurs) ít khi làm giai đoạn nầy. Ở Việtnam trước có làm. Ngày nay các nhà nấu bia (Brasseries) mua Mạch Nha thẳng với các nhà bán Mạch Nha (Malteries). Các bạn muốn nấu bia nên mua thẳng Mạch để khỏi mắc công, v́ giai đoạn lên mầm rất khó.

    2/ Nấu xào : Nghiền Mạch và trộn với nước gọi là brassin, v́ phải khuấy đều không cho lóng xuống. Đun nóng lên để chất amidon trong mạch biến thành đường nhờ những enzymes. Lọc kỹ. Đó là bả rượu (moût)

    3/ Bỏ Hoa Houblon : Sau khi đun sôi Bả vào khoản nửa giờ, bỏ hoa houblon vào.

    4/ Cất : Cất là để cho lên men (fermentation). Để nguôi, và bỏ bột nỗi vào. Đường sẽ biến thành Rượu. Để lóng xuống 8 ngày. Nếu bia của quư vị lên men trong một nhiệt độ thấp th́ bia ấy ít mùi thơm hơn khi lên men ở nhiệt độ cao hơn. Giữ tất cả trong nhiệt độ lạnh trong vài tuần lễ để tạo cái vị.

    5/ Vào chai : Lọc bia cho vào chai để vứt bỏ chất men.

    6/ Nếm thử : Đừng bao giờ quên, nếm thử sau mỗi quá tŕnh, giống như anh nấu bia chuyên nghiệp (Maître Brasseur)

    Xin chúc quư vị cạn ly.

    Phan Văn Song / Nam Kỳ Lục Tỉnh


    P/s: Đến thời điểm hiện tại, bia Heineken đang chiếm lĩnh thị trường VN nhưng tôi khoái bia Larue hơn Heineken và các loại bia khác v́ Larue uống đằm , không bị làm giả nhiều như các loại bia khác.


    http://tuvisaigon.com/showthread.php?t=2433&page=1

  9. #959
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642

    Tiếng Lóng của Sài G̣n xưa .

    Copy từ trang D Đ của cựu Sĩ Quan Không Quân Liên Khoá

    Tiếng Lóng của Sài G̣n xưa .

    Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, t́m sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời "tiếng lóng" khác đến thay thế.

    Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rơ định vị địa lư và thời gian.

    Tỷ như Sài G̣n vào thập niên 60, thịnh hành tiếng lóng "sức mấy"để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đă chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố "Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám".


    Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài G̣n thời chiến, quê hương chiến tranh buồn phiền; "sức mấy" đă trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất c̣i ôtô đă chế ra một điệu c̣i ôtô, bấm c̣i là kêu vang trên phố một ḍng nhạc c̣i auto 9 nốt "tính tính tè tè, tè ti tè ti té", làm cho đường phố càng náo loạn hơn.


    Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra tiếng lóng "xưa rồi Diễm ơi", mỗi khi có ai lặp lại một đ̣i hỏi nào đó,mà người nghe không muốn nghe thêm nữa.

    Thời các vũ trường mới du nhập Sài G̣n như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, th́ dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng "Cai gà", gọi cảnh sát là "mă tà", v́ police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành "mă tà". Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: "gác-dan" tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dan. Cũng như nói "de cái đít" tức lùi xe arriere; tiền cho thêm người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi "tiền boa", sau này chế ra là "tiền bo".

    Cũng thời Pháp thuộc, Sài G̣n có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là "con c̣", c̣n nếu gọi "ông c̣" là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi "thầy c̣" tức là các ông chữa morasse các ṭa báo do chữ correcteur, nhưng nói "c̣ mồi" là tay môi giới chạy việc, "ăn tiền c̣" th́ cũng giống như "tiền bo", nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

    Thời kinh tế phát triển, đi xe auto gọi là đi "xế hộp",đi xe ngựa gọi là đi "auto hí", đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là "xe điếc", đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là "đi cấp", đi khiêu vũ gọi là "đi bum", đi tán tỉnh chị em gọi là đi "chim gái", đi ngắm chị em trên phố gọi là "đi nghễ", gọi chỉ vàng là "khoẻn", gọi quần là "quởn", gọi bộ quần áo mới là "đồ día-vía".

    Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là "đi x̣e", đi đánh chắn gọi là "múa quạt", đi chơi bài mạt chược các ông gọi là "đi thoa", đi uống bia gọi "đi nhậu", đi hớt tóc gọi đi "húi cua".

    Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài G̣n, đó là "đi đầu dầu", tức các chàng trai ăn diện "đi nghễ" với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ.

    Tuyệt vời gọi là "hết sẩy", quê mùa chậm chạp gọi là "âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".


    Tiền bạc gọi là "địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lăo đa địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù t́nh", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của ḿnh.


    Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài G̣n gọi là làng "hia măo", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng v́ một lư do nào đó không được phân vai diễn gánh hát, đêm đêm họ cũng xách vali trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, th́ kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

    Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các ṭa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi" tức uống café thiếu ghi sổ...

    Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài G̣n xưa gọi "nhật tŕnh". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu", các loại tin vớ vẩn dăm ḍng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là "luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện t́nh cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí b́nh dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải".

    Làng nhật tŕnh kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" c̣n có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm ḍ có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm ḍ, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

    Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là "tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ", "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một... đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.


    Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài G̣n đă chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài ḍng gọi là "ṿng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi".

    Một số tên nhân vật điển h́nh của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, đạo đức giả, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa t́nh có nhiều vợ bé...

    Sài G̣n là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời.

    Thời Mỹ đến th́ một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc.

    Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" c̣n hiểu được, Sài G̣n xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" th́ thật không biết do đâu?

    Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"?

    Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám".

    Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót".

    Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại t́nh trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại t́nh trốn ra ngoại ô.

    Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà", "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi".

    Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô".

    Trong tiếng lóng c̣n chất chứa ân t́nh. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền v́ câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay c̣n có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lư do không rơ ràng để trốn việc.

    Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm b́nh dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...

    Lê Văn Sâm

    http://hoiquanphidung.com/showthread...3%B2n-x%C6%B0a

  10. #960
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    C̣n đâu một thời xích lô máy Sài G̣n

    Một hôm, người bạn trẻ tuổi của chúng tôi, hỏi: “Ông này, cái xe ǵ mà lôi thôi thế này, phải xe công nông kiểu Sài G̣n không hả ông?”

    Chúng tôi không ngạc nhiên bởi anh là dân Hà Nội mới vào dạo một ṿng Chợ Lớn. C̣n chiếc xe anh vừa hỏi đúng là không c̣n ra h́nh thù một loại phương tiện giao thông nữa, chiếc xe đang đậu ở một góc đường trước cổng chợ Kim Biên trông giống cái giường sắt di động hơn là giống chiếc xe.

    .

    Xích lô máy ở bến chợ Kim Biên, Sài G̣n. Ngày nay vẫn c̣n ít chiếc xích lô máy cố gắng mưu sinh bằng việc chở hàng hóa. (H́nh: Trần Tiến Dũng)

    Để cà kê với anh bạn Bắc mới, chúng tôi nói: “À, anh biết cựu Tổng Thống Mỹ George W. Bush không. Tiếc là trước năm 1975 ông này đi lính Mỹ lái máy bay, chớ nếu ổng đi lính bộ binh th́ chắc có khi ổng cũng đă đặt đít lên chiếc xích lô máy này để dạo chơi Sài G̣n – Chợ Lớn. Xe này được gọi là xe xích lô máy. Cả miền Nam Việt Nam trước đây tỉnh thành nào cũng có xe xích lô đạp nhưng đặc biệt Sài G̣n có thêm xe xích lô máy.”

    Nhớ xích lô máy

    Một người bạn khác nay đă ở tuổi trung niên kể: “Tôi nhớ lúc nhỏ từ Chợ Lớn đi Sài G̣n, mỗi lần đi không ham Taxi, không ham xe bus… mà chỉ đ̣i cha mẹ ngoắc tay kêu xích lô máy. Gia đ́nh đông bốn năm người, con nít th́ ngồi dưới sàn xe, người lớn ngồi trên nệm như ghế salon, xe chạy ù ù, qua mặt xe khác vù vù, cả nhà đưa mặt ra hứng gió, tai nghe máy mô tô, tiếng pô xe nổ ph́nh – phịch – b́nh – b́nh oai phong hết sẩy.”

    Một người bạn già khác lại nói: “Tài t́nh nhất là cảnh xe xích lô máy đút đít xe phía trước. Má ơi, cứ tưởng là cái cản xe thế nào cũng đụng vào xe hơi, xe gắn máy, nhưng hổng sao hết bởi dân lái xích lô máy thiện nghệ vô cùng.”

    Một người lớn tuổi hơn kể. “Trước năm 1975, người Mỹ cả dân sự lẫn quân sự đều thích đi xe xích lô máy, một phần v́ lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm. Tôi nhớ hoài cái cảnh mấy ông Mỹ hứng thú la hét khi xe xích lô máy chạy nhanh chồm tới thiếu điều muốn đụng đít xe hàng.

    Ở góc độ kư ức đô thị hẳn nhiều người không bao giờ quên h́nh ảnh xe xích lô máy.

    Trong ḍng thời gian một ngày của Sài G̣n trước đây, tiếng xe xích lô máy thức giấc sớm nhất.

    Từ các ngả đường của đô thị, xích lô máy chở những người bạn hàng tỏa đi khắp các chợ với đủ loại thực phẩm, hàng hóa hoặc chở khách tỉnh lên Sài G̣n tấp vào tiệm nước làm ly cà phê xây – chừng, cái bánh bao, tô hủ tíu.

    Cảnh phố khuya thanh vắng tiếng xe xích lô máy vang lên. Một bà bầu nào đó, một đứa trẻ hoặc người già trở bệnh, một kỹ nữ hay một người lính VNCH nào đó say mèm đang trên đường với xe xích lô máy. Tiếng xe xích lô máy nổ như tiếng ồn ồn của một người đàn ông thân thiện.

    Người ta nhớ rằng thời đó, mỗi góc chúng cư, mỗi ngơ hẻm, bệnh viện, bến xe đều có những bác ba, chú tư, anh hai xích lô máy túc trực; người ta cũng không quên rằng những bác tài xích lô máy đáng được tôn trọng như một biểu tượng về sự an toàn và sự kịp thời trong những t́nh huống cần kíp của người Sài G̣n.

    Theo t́m hiểu th́ xích lô máy xuất hiện ở Sài G̣n vào những năm 1940-1950. Xe do hăng xe Peugeot của Pháp chế tạo. Chiếc xích lô máy ngày xưa với nhiều màu sơn sặc sỡ, xe có thể chở với trọng lượng vài trăm kư lô là b́nh thường. Người chạy xe xích lô máy thời đó rất cao bồi và tất nhiên được trọng nể hơn người chạy xe xích lô đạp, bởi v́ sở hữu được một chiếc xe xích lô máy khoảng gần chục lượng vàng là coi như có một gia tài khấm khá. Thành ra bác tài chạy xe xích lô máy đội nón nỉ, nón cối, đeo kính mát, trông lúc nào cũng phong độ.

    Ngày xưa xe xích lô máy có bến riêng hẳn hoi. Người người c̣n nhớ ở cầu Hậu Giang, ở khu Bà Chiểu… có những hăng chuyên cho thuê xe xích lô máy.

    Ngày nay với chủ trương cấm lưu thông xe cũ nhằm tạo điều kiện để đưa một loại xấu xí nhất thế giới là xe ba-gác Trung Quốc vào chiếm lĩnh thị trường, th́ xe xích lô máy coi như đă chết hẳn. Lúc chúng tôi phát hiện mấy chiếc xe xích lô máy tan nát c̣n đậu chở hàng ở bến chợ Kim Biên, thiệt t́nh mà nói trong ḷng thấy ngậm ngùi quá.

    Chúng tôi nhớ đến một người bạn thi sĩ nghèo, ông này tâm sự. “Tôi ngày nào cũng mua vé số, cầu cho trúng, chỉ cần trúng đủ mua một chiếc xe xích lô máy c̣n zin là được. Cha ơi! Chiều chiều cuối tuần ḿnh chạy xích lô máy chở bạn bè làm vài ṿng Sài G̣n để thiên hạ ngày nay biết dân Sài G̣n xưa bảnh như thế nào, sướng phải biết!”

    Tất nhiên, nhiều người chia sẻ cái sự sướng với anh thi sĩ về chiếc xe đặc biệt – đặc trưng của một thời Sài G̣n hoa lệ này. Trước những giá trị sống của dân tộc và đất nước bị đảo lộn bị đánh tráo dưới chế độ hiện nay; thôi th́ níu kéo làm cuộc mưu sinh và vẻ đẹp trên đường phố của xe xích lô máy.

    Nhưng đă là người Sài G̣n th́ sao không nhớ xe xích lô máy cho được, sao không nghe tiếng xe xích lô máy vang lên trong kư ức thao thức mỗi đêm.

    Trần Tiến Dũng

    http://tranlucsaigon.wordpress.com/2...o-may-sai-gon/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •