Page 335 of 471 FirstFirst ... 235285325331332333334335336337338339345385435 ... LastLast
Results 3,341 to 3,350 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3341
    Pleiku.
    Khách

    (tt)

    Quân đội Pháp đã không có khả năng hành quân quan trọng vào Ðồng Tháp vì bốn trở ngại chánh: bùn, muỗi, đỉa và nắng. Mỗi năm Ðồng Tháp bị lụt lội gần năm tháng. Vào mùa khô đất vẫn còn rất nhiều nơi bùn lầy. Lội bùn với giày nhà binh là một việc vô cùng vất vả. Cây cối ở Ðồng Tháp rất thưa thớt, ít tìm được nơi có bóng mát, nắng nóng cháy da mà nguồn nước ngọt lại rất hiếm. Ðối với muỗi, dân địa phương quen dùng nóp ngủ nên không thấy trở ngại. Nóp là một bao đệm bàng, loại túi ngủ rất ấm áp lại tránh khỏi bị muỗi cắn, một vật bất ly thân của nông dân và bạn chèo ghe Nam Bộ.

    Ðỉa Ðồng Tháp thường là loại đỉa trâu, rất lớn con, bám vào da rất khó gỡ ra. Thời Kháng chiến, tác giả bài này có biết một nữ sinh đã có can đảm thoát ly gia đình, bỏ học tham gia tranh đấu. Nhưng chị lại có một cái sợ khủng khiếp đến ngất xỉu khi bị đỉa đeo! Những khi liên lạc viên dẫn đường, phải qua các trũng nước sâu, rộng, mọi người đều phải cố sức vượt qua rất mau vì là vùng trống trải. Nếu bị phi cơ tuần thám phát hiện thì kể như tàn đời. Một anh bạn đã ra tay nghĩa hiệp tình nguyện cõng chị khi phải vượt qua các vũng nước. Cuối cùng là về sau, anh chị đã là bạn đời với nhau!

    Toàn khu Ðồng Tháp, đến mùa nước lụt lớn, nhìn mênh mông như mặt biển. Nhấp nhô trên mặt, thỉnh thoảng có những nơi cao, có cây cối, bụi rậm, được gọi là các giồng. Mùa nước lớn nơi các giồng là chỗ tụ tập tránh lụt của hằng trăm rắn rít, chuột. Các rắn đủ loại thường quấn nhau thành nuồi trên các cành cây, trông rất dễ sợ. Gặp mùa nước lên, nếu có ghe thuyền thì chống chèo đi đâu cũng dễ dàng nếu biết rõ phương hướng.

    Ðến mùa khô, di chuyển trong Ðồng Tháp cũng không phải là chuyện dễ nếu không phải là người địa phương biết tránh các vũng bùn lầy, biết len lỏi định hướng theo các giồng quen thuộc. Nhiều nơi trong Ðồng Tháp là những đầm sen to lớn giữa thiên nhiên. Có nhiều dịp được di chuyển bằng trực thăng bay trên các đầm sen bạt ngàn này, nhất là vào các buổi sáng sớm hay chiều hôm, mùi hương sen do cánh quạt trực thăng khuấy động đã bay lên ngào ngạt khắp không gian! Lúc còn trẻ, mỗi năm người viết bài thường tháp tùng theo các người lớn trong gia đình, bơi xuồng vào các đầm sen để cắt bông sen về làm trà, dùng cho cả năm. Cánh bông sen và gương non được phơi sấy khô để làm trà dùng thường ngày. Riêng nhụy sen vàng được chọn để sấy trên ơ bằng đất nung, dành để cúng trong các buổi lễ lớn. Trà nhụy sen này khi được pha nấu với nước mưa, ngoài hương vị đặc biệt lại còn có một màu ửng hồng trông rất đẹp mắt.

    Một độc đáo khác thường được thấy ở Ðồng Tháp là những nơi có loại “lúa trời.” Ðây là những vùng đất thấp, thường ngập nước, có loại lúa mọc từ lòng đất vươn cao lên khỏi mặt nước, giống như loại lúa nổi. Dân nghèo dùng xuồng nhỏ, thấp, len lỏi vô các bưng có lúa trời, dùng thanh tre dài lùa đập các cộng lúa để hột lúa rụng rớt vô xuồng. Ði đập mót lúa trời cũng là một nguồn sinh sống cho dân cư cùng khổ, không đất canh tác.

    Ðồng Tháp Mười, như trên đã nói là một vùng đất trũng rộng lớn. Có giả thuyết đã cho rằng có thể nơi đây, khi xưa, là dấu vết cũ của sông Cửu Long. Vì một lý do thiên nhiên nào đó, sông Cửu Long đã bỏ lòng sông cũ để chảy qua vị trí hiện nay. Hai vùng trũng thiên nhiên rộng lớn là Ðồng Tháp Mười và Ðồng Cà Mau là hai hồ nước để chứa nước sông Cửu vào mùa nước nổi. Ðến mùa nước đổ, cá con sanh từ Biển Hồ Tonlé Sap tràn vào hai hồ nước thiên tạo này, lớn lên nhờ rong, rễ non và sanh trưởng nhanh chóng. Ðây là một vựa cá trời cho dân miền Nam. Phải có dịp sống ở miền này vào mùa cá linh mới hiểu được cái diễm phúc trời dành cho miền này: Cá linh nổi lền trên mặt nước. Dân chúng chài vớt hay đóng đáy bắt cả hàng tấn cá, lớp ăn tươi, lớp làm mắm, lớp dùng làm phân để bón cây, thuốc lá... vì ngày trước không có kỹ nghệ ướp lạnh cá hay làm đồ hộp! Ðến mùa gió chướng, cá hình như có linh tính biết mùa hạn sắp đến nên lại lội ngược dòng về Tonlé Sap để gây giống mùa năm sau.

    Kinh rạch là một phương tiện giao thông rất quan trọng ở miền Nam để chuyển vận hàng hóa. Các kinh đào đã tiếp nối để ghe thuyền có thể giao lưu từ các sông Tiền Giang, Hậu Giang vận chuyển tiếp tế đến thủ đô Sài Gòn. Ðối với giới thương hồ, tên các kinh Tháp Mười hay kinh Phong Mỹ, kinh Tổng đốc Lộc từ Rạch Ruộng (Sa Ðéc) đến Rạch Bà Bèo (Cai Lậy), kinh 12, kinh Cái Bèo, kinh Bo Bo, kinh Ngang, kinh Chợ Gạo..., các chỗ giáp nước như Thủ Thừa, Ba Cụm, Chợ Ðệm... là những tên quen thuộc được nhắc đến hằng ngày trong các câu chuyện làm ăn. Sau Hiệp định Genève năm 1954, các địa danh như Mỹ An, Mỹ Trà, kinh Phong Mỹ... thường được báo chí nhắc đến hằng ngày vì là nơi tập trung để bộ đội Việt Minh vùng Ðồng Tháp được lên tàu tập kết ra Bắc.

    Ðường bộ giao thông trong Ðồng Tháp không có là bao. Thông thường, phần lớn toàn là những đường mòn chỉ người địa phương mới biết xử dụng. Việc vận tải hàng hóa chỉ nhờ ở các thủy trình, kinh rạch. Trong suốt cuộc chiến, lực lượng quan trọng để bảo vệ an ninh đường thủy là Lực lượng Giang đoàn của Hải Quân.

    Thời Pháp và thời Việt Nam Cộng Hòa, trên các kinh, rạch Ðồng Tháp thường có đặt các trạm Thủy lợi, còn được gọi là nơi thiết trí “cây đo nước.” Mực nước được ghi mỗi giờ để các chuyên viên điều nghiên, trù liệu việc đào kinh tháo nước phèn. Dòng nước phải được tính toán trước để trù liệu cho chảy từ chỗ cao đến nơi thấp để tháo nước. Sau ngày 30/4/1975, chánh quyền Xã Hội Chủ Nghĩa đã bắt dân chúng, trí thức, sinh viên đi làm công tác thủy lợi. Họ bắt đào thế nào mà thay vì tháo phèn lại làm việc trái ngược ở vài nơi, khiến nước mặn tràn vào vườn tược, làm hư hại cây cối mùa màng đang tươi tốt của dân!

    Ðồng Tháp Mười, giữa Sông Tiền và sông Vàm Cỏ Ðông rộng trên 930.000 mẫu, nếu cộng thêm Ðồng Cà Mau sẽ là một cánh đồng bất tận ở miền Nam, có tiềm năng kinh tế vĩ đại khi có được chương trình phát triển quy mô. Chỉ tính riêng Ðồng Tháp Mười, với gần một triệu mẫu tây đất, nếu được điều nghiên phát triển, thì nơi đây sẽ nuôi sống được biết là bao dân chúng? Sau ba mươi năm chinh chiến, một chánh quyền thời bình, nếu có thực tâm vì dân vì nước, thì đã xây dựng xứ sở để đem lại hạnh phúc thiết thực cho mỗi gia đình. Sau 30 tháng Tư 1975, tương lai đất nước thay vì được cơ hội vươn lên trong hoàn vũ, lại bị để sa lầy trong một thời gian dài ở Campuchia, uổng phí mấy mươi năm quý báu để có dịp phát triển cơ sở nông nghiệp thiết thực và vững chắc! Nhưng vùng “Phật Ðịa” bao la trời dành cho miền Nam vẫn còn đó, trông chờ muôn vạn bàn tay xây dựng của các thế hệ thanh niên mới, trong một chánh quyền mới.

    06/ 2006


    BS Trần Nguơn Phiêu, sanh năm 1927, lớn lên ở quê nội Cao Lãnh Sa Ðéc. Cựu học sinh Petrus Ký và Chasseloup Laubat. Ðã tham gia báo Nam Thanh của tổ chức Nam Bộ Thanh Niên Kháng Chiến Ðoàn. Tốt nghiệp Y Khoa Bordeaux Pháp. Trước 1975, phục vụ trong Quân Y Hải Quân, nguyên Tổng trưởng Xã Hội. Ðã cộng tác với các tập san: Thế kỷ 21, Văn Hóa, Lướt Sóng, Y Tế, tập san Y-Nha-Dược... Ðã xuất bản hai tác phẩm: Phan Văn Hùm - Thân thế và Sự nghiệp, Những Ngày Qua.

    Nguồn : Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y Hiện Dịch

  2. #3342
    Pleiku.
    Khách
    Tết Nhứt đến nơi......có người vui con cháu đầy nhà như cụ Quốc....tính sơ sơ như Cụ viết thì cũng gần một Tiểu đoàn chứ chẳng ít.....hihi. Nhưng cũng có người buồn vì cảm thấy cô đơn....Thôi thì hãy cứ coi như đang nói với người xưa " HERE WE ARE " .....hihi.


  3. #3343
    Nguyen-Manh-Quoc
    Khách

    đông lắm.. mỗi ngày ăn sáng cũng phải 10 ổ bánh mì slices

    sao Bạn hỏi câu này khó trả lời quá đi thôi !.. sữa tươi uống cũng phải dặn nhà cung cấp cứ ba ngày thay4 bình 4 gallon.hay tuần 2 lần đổi bình... sơ sơ mới có gần hai tiểu đội nhóc.. còn người lớn .. không ăn cơm mà bánh mì ổ dài baguette cúng gần 2 chục ổ... cho 4 thế hệ chung sống.. hết con rồi đến cháu chúng thi nhau sản xuất babies.. Bình thường thì bữa cơm chiều là trên ba chục nhân khẩu người lớn, dưới 10 tuổi không kể.. Nhưng được cái các con cháu đóng góp dư giả, cho nên không có túng thiếu.. Nhưng vui lắm...
    Cả nhà chưa có ai đi xin ăn xã hội.. hay nhận tiền thất nghiệp., tiền Già/OAS thì có được nhà nước cho... tiền Pension nữa...kể từ khi dọn về Mississauga... Cảm ơn Chúa đã phù hộ.../.

  4. #3344
    Nguyen-Manh-Quoc
    Khách

    biết nói gì hơn...

    ngày 07 - 01- 2016.... thế rồi ngày hôm qua lão hủ lại bị mắng về thói " nan du.."
    .. là những câu truyện đó đây nhắc lại một thòi.. khi còn ở quê nhà.. ngày nay đã lưu lạc sang tới tận vùng tuyết giá băng Bắc Cực.. một gia đình da vàng hội nhập để cùng chung giòng sinh hoạt địa phương.. Nói đến hội nhập thì lão hủ cũng xin phép để nhắc lại cái thời xưa..
    Veef đến Saigon đâu cũng tháng 6-1966... một mình lại là con trai đát Bắc, đi lạc lõng giữa trời Nam.. hơn nữa sống ở ngoại quốc đã quen nề nếp.. khi vầ đây cả một vấn đề ; hội nhập.. Từ công việc làm.. giao tiếp với đồng nghiệp.. cho đến xã giao thường thức, cảm ơn miền Nam.. đã mở cánh cửa.. đó là sự dễ dài chấp nhận người về.. rồi chỗ làm việc lại có nhiều phái nữ.. mấy bạn trẻ bảo lão hủ rằng ; người ta hoa lạc giữa rừng gươm... còn đây gươm lạc giữa rừng hoa.. mà toàn là hoa đẹp nhưng gai cũng nhọn bén lắm !!... Về đến nhà gặp mẹ .. thì Mẹ lại ra điều kiện này nọ... ròi đến .. anh lớn tuổi rồi.. phải lo vợ đi chứ.. nếu không thì.. cha già con cọc... làm sao nuôi con ??
    .. chưa hết khổ cho cái số độc thân.. bạn bè.. nhà nào có hũ mắm treo đầu giàn bếp đều muốn nhìn mặt thằng con trai lớn tuổi mà chưa có vợ.. chắc nó có vấn đề gì dấu giếm đây chăng ??...
    -.. chẳng bao lâu thì lão hủ cũng tìm ra người hợp ý chung sống.. lại một vấn nạn khác sảy ra.. nào phải biết đến nguồn gốc gia phả của nó chứ.. công ăn việc làm.. rồi sau đó có ở rể hay không muốn mà đòi ra riêng ?? thôi đủ chuyện..
    Câu chuyện lần từ từ sáng tỏ.. đám hỏi đám cưới rềng rang.. sau đó cô vợ trẻ đòi rước bố mẹ về ở chung... nhà rộng cũng được thôi.. chưa được bao lâu thì tệ nạn khác biệt giữa thói quê và kẻ chợ xảy đến.. nào bà già ăn trầu phun nhổ kháp đó đây.. đến lượt bố vợ .. ghế salon.. mà ngồi kiểu nước lụt chân trên chân dưới.. cà phê cũng phải đổ ra đĩa cho đúng kiểu " phế nại dắt cô".. điếu thuốc lá vấn kiểu sâu kèn dán khắp nhà.. còn TV thì mới có bầu.. khói thuốc lá sặc sụa mà không dám kêu.. còn một cái nét riêng biệt của người miền Nam nữa là khi phát ngôn đầu câu là phải có hai tiếng chửi thề.." đ..mẹ..!" đi trước.. Trong nhà từ chú tài xế đén vú Sáu đều là người miền Nam.. nhưng sống trong gia đình có chút chức vụ.., cũng cảm thấy nó sống sượng thế nào ấy!!...
    Trước sự thể.. lão hủ đề nghị đi thuê mướn hay sang lại một căn nhà nào đó cho ông bà.. ở.. nói ra là cô vợ trẻ binh bố mẹ tức thì... sau phải nhờ đến dì dượng giảng giải.. còn ông cò mi thì cứ khư khư.. ;.. dân miền Nam Lục tỉnh.. có vậy thui !!... không ưa.. không chịu thì đem quần áo về quê với tía..má nghe con..!
    Cũng phải mất cẳnm mới dàn xếp xong.. là sang miếng đất gàn đường xe lửa.. góc Công lý/ Trương tấn Bửu.. rồi sang cái vựa trái cây cho bạn hàng.. thu thập chung vốn vô cái garage sửa xe.. thế là hai ông bà có nhà để ở.. có huê lợi hàng tháng để sáng cà phê.. chiều xị rượu.. vắt khăn rằn quanh cổ ngồi đầu xóm.. còn bà thì lân la gầy sòng tứ sắc... cái nhà dưới quê Vĩnh Long thì giao cho em họ trông nom...

    Gõ ra để quí Bạn nhìn thấy vấn đề mà người Bắc gọi là " môn đăng hộ đối ".. còn bên Pháp họ trọng thị vấn đề souche/ nguồn gốc gia đình để tránh những cái không thông cảm được vì tầm mức chênh lệch tri thức., đó là giới hạn trong đám các gia đình mang tiếng ( bỏurgeoisie ).

    Di tản tỵ nạn sang đến bên này địa cầu.. một xã hội văn minh tân tiến hơn.. tự nhiên cảm thấy phóng khoáng tự do hơn.. và trong cái tự do ấy lại được hỗ trợ vật chất tiền bạc đã làm cho con người tỵ nạn thay đổi nhanh và quá nhièu.. cho nên như đã thấy cảnh con cái khôn lớn .. chúng ra ở tự do một mình bỏ chỏng chơ ông bà già lọm khọm sống trong những chung cư nghèo nàn.. và còn lâu chúng mới hé miệng mời về ở chung.. ngoại trù các ông cha bà mẹ ấy có dư dã tièn hưu bổng...
    Hậu quả ra sao thì mọi người ai đã đi thăm bạn bè bó buộc phải vô nhà Dưỡng lão.. chắc đã thấm thía cái " ra sao ?? " của thế hệ cha mẹ lúc xế chiều.. !!
    Thừa hưởng nền giáo dục của Mẹ Cả.. rồi mẹ Bẻrnard.. sống chung với đại gia đình của giòng họ Bernard... chính T Vân khi sanh con đầu lòng , mẹ Bernard cũng đã sang ở đến 6 hay 7 tháng để chăm lo cho cô con dâu.. có lẽ vì thế mà khi bỏ xứ ra đi.. sang đến đất Canada, Tường Vân đã có một quy tắc ứng xử và bảo vệ gia đình hoàn hảo.. cho đến khi lão hủ được rời khỏi xứ Vn sang Canada, tháng 09/2006... tiếp tay gây dựng gia đình .. và tìm cách góp sức cho tương lai... đến ngày nay..
    kết quả là sự chung sống của cả một đại gia đình.. sao cho cháu chắt được chăm lo đến nơi đến chốn.. học hành thành tài.. có địa nghề nghiệp.. như vậy mới có thẻ đứng vững ở tầm cao... giữ được hạnh phúc gia đình...
    Còn đối với tuổi già thì.. thay vì ngồi ủ rũ bên vách tường chờ ngón người thân tới thăm..may ra có miéng bánh,.. bát canh.. bát phở.. xúc cho ăn vài miếng.. rồi ít phút sau chúng cũng phải bỏ về với gia đình.. Còn nay, vẫn ở chung đụng.. ngày ngày tay chống gậy vịn hành lang vẫn có thể bước tới cúi nhìn các cháu đang vui sống.. lúc nào cũng có cảnh đầm ấm kế bên.. bữa cơm đến ăn ít hay nhièu đều có con cháu dòm đến.. chăm lo... Phải chăng đó là niềm vui cuối đời..??
    Thế nhưng cũng có nhiều ông bà... lại nói rằng;
    .. khi còn sức lực đi làm nuôi nấng chúng.. nay chúng đã ra riêng thì mình cũng phải lo cho chính mình.. tiền của để làm gì?? thế là nay đi cruise.. mai đi tỏur du lịch... vui chơi.. có biết đâu sau cuộc vui chơi lại kéo lê cái valise về nhà.. mở khoá cửa bước vô.. căn nhà đóng kín cửa nay đang có mùi mốc.. bật cái đèn lên.. chỉ thấy bóng của mình.. mở cái tivi.. tiếng ồn ào phát ra một cách máy móc vô duyên...dàng hắng đánh tiếng thì cũng chẳng có ai trả lời trả vốn gì cả...
    .... lột cái phủ giường gieo mình nằm vật ra.. cũng chỉ có một mình.. vắng lặng hơn bao giờ.. chưa biết đến hậu quả của dong chơi đàn đúm... khi đông vui quá chén.. ngả vô dựa lên vai tên đàn ông đàn bà lạ.. rồi qua đêm .. tình hay tiền.. ra đứng ngoài boong con tàu.. gió lạnh.. nay muốn cảm.. phải chăng pneumonia.. rồi cái bụng đầy hơi.. đi cầu có vài giọt máu.. và còn biết bao nhieu căn bịnh truyền nhiễm..
    .... chóng mặt ngã vật ra... may nhờ lúc về quên chưa đóng cửa... cánh cửa hé mở.. gió đập lúc mở lúc khép.. hàng xóm thấy lạ vội báo Cảnh sat.. rồi xe cấp cứu hú còi chạy tới.. thân xác con người đang nằm vắt ngang cái bồn tắm.. vẫn còn thoi thóp thở....

    Kể lể rông dài.. quí Bạn miễn chấp cho..
    lão hủ chỉ muốn đặt vấn đề là sự tương thân giữa hai hay ba.. bốn thế hệ sự chung sống nó có lợi hay có hại ra sao thôi! Hơn nữa cảnh hôn nhân không đòng giai cấp thì vụ đồng cảm nhận ( mutual understanding..) hay tri thức( enlightment) đôi khi không chịu hiểu biết đến cái hậu hoạn ra sao để mà hiểu rằng là tai sao lại phải; cùng chung vai gánh vác cái giá của hạnh phúc, chia sẻ cùng nhau những vui buồn...để tìm ra một lối dung hoà cho tất cả hay.. giữa các thế hệ đồng tộc. Mục đích của chung lưng cùng đóng góp sức gây dựng cho đàn cháu chăt nối tiếp có được sự bảo vệ, hướng dẫn dậy dỗ là;... để cho đám hậu duệ trở nên.. thành con người tốt, bước lên đỉnh cao của xã hội với một cuộc sống phong lưu, học thức thế thôi..
    nmq không dám múa rìu qua mắt bạn đọc.. mà chỉ thấy được qua thành quả hôm nay những gì mà hai vợ chồng lão hủ đã găngs góp công sức gây dựng và bảo vệ cho đàn cháu chắt. cũng như giúp dỡ bạn bè có được nguồn vui cuối đời.. mong quí Bạn lượng thứ...,./.

  5. #3345
    Ti Gôn
    Khách
    GIỌNG NÓI SÀIGÒN


    Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he xuống dưới ấy…

    Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn mấy chục năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

    Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :

    Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
    Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

    Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiến soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
    Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...

    Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

    Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

    Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

    Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

    Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

    Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

    Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

    Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

    Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.

    Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

    Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

    ( Còn tiếp ...)

  6. #3346
    Ti Gôn
    Khách
    ( Tiếp theo và hết )

    Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

    Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

    Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

    Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

    Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...

    Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

    Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

    Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

    Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

    Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

    Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

    Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

    Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

    Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

    Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”

    Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

    Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
    Ông đó = ổng
    Bà đó = bả
    Anh đó = ảnh
    Chị đó = chỉ

    Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

    Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...

    Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

    Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

    Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

    Sưu tầm trên internet

  7. #3347
    Nguyen-Manh-Quoc
    Khách

    cô gái thơ ngây, lỡ mất một thời.

    9-01-2016.... buổi trưa thứ bảy... cả nhà yen nghỉ trưa...còn một mình ngồi nhìn trời..ánh lửa nhỏ nhoi trong lò sưởi.. bập bùng đủ nóng cho giấc ngủ bé thơ.. chợt.. bà Mỹ hanhj bước vô..;
    -.. anh không nghỉ trưa...?
    -.. dạ bữa nay đã nằm xuống cùng các cháu nhưng không chợp mắt được nên lại ngồi dậy... nhìn trời...
    -.. này anh.. Hạnh sang đây cũng đuọc gần nửa tháng rồi.. từ Pháp rồi bây giờ Canada.. sinh hoạt thì cũng từa tựa như nhau... nhưng bên Pháp ít sô bồ hơn có phải không hỉ ?
    ... thì xứ tự do.. nó cũng tựa như nhau..
    Mãy Hạnh trước khi đi.. cũng ghé qua HCM.. thấy HCM có vẻ thịnh vươngj hơn Hà nội.. năng động hơn mà thật lòng nói chứ hơn Hà nội nhiều.. có lẽ vì Văn hoá miền Nam sáng sủa hơn.. tự do hơn chăng?? cứ nghe câu nói ngoài chợ thì cũng thấy đã hơn.. dù rằng nay đang bị băng hoại của du nhập..
    Người Nam khi xưa dễ chịu lắm cũng vồn vã giúp đỡ mà không ngại ngùng.. nhất là xuề xoà.. không thớ lợ như dân Bắc.. hay e lệ khép kín như dân Huế.. ( ngày đó đến thăm bệnh cho cụ thân sinh ra Mỹ Hạnh.. mà phải đứng ở giữa sân trước tấm mành mành.. còn Cụ thì ngồi ở trong trường kỷ ( ấy là Cụ chỉ là người thợ bạc chuyên làm nữ trang cho cung đình thôi !)... nhìn ra rồi hỏi vặn vẹo đôi câu, xong rồi Cụ còn ngẫm nghỉ.. có bằng lòng.. thì mới cho bước vào gặp Cụ..Nhứng sau đó.. khi Cụ vừa lòng thì lại quá dễ dàng....
    ... Chị có đọc được máy điện từ không ?? ... có biết... các cháu và nhất là qua bên hàng Quạt để xem cuộc sống ở bên Pháp với Canada .. rồi mới quyết định ra đi.. thoạt đầu chỉ có con Diễm là nó nhất định phải đi.. còn Hanh đi.. thì các cháu.. mình đi là chúng nó mừng..

    -.. thế chị thấy cuộc sống ra sao ??
    -.. có đi ra ngoài mới thấy.. cứ còn cứ đóng khung trong luỹ tre làng thì.. chỉ có cái loa sắt lôi kéo mình muốn đi đâu là do nó dắt thôi.. bây giờ thì thấy.. gia đình này... công lao của hai vợ chổng... Hạnh khâm phục cả hai vợ chồng.. nhất là đàn con cháu..

    .. sáng nay thì Út Diễm và Hanh sau buổi sáng cà phê.. đã vào phòng học của các cháu.. thật đầy đủ.. thật văn minh... dễ dàng xử dụng... máy chạy nhanh như điện.. không như ở Hà nội gõ xong chờ ngụm nước cho bớt khô.. rồi quay lại máy thì mới có hình ảnh.. mà được đọc nhiều trang mạng hơn.. rồi mới biết đến " tuooir trẻ.. vnexxpress.." ... mới biết đến các trang ngoại như CBC..CNN.. tuy mù chữ nhưng coi mấy cái video cũng hiểu phần nào...
    mà nay như ở báo tuoitre... họ đang kéo lùi về dĩ vãng.. cái thời xa xưa của Saigon... nhưng mà ngày nay.. những cảnh quan ấy đã bị nhà nước phá vỡ gần hết rồi... đám trẻ con giờ này chúng dâu có thể tưởng tượng ra được.. ngay như nhìn những tấm ảnh cũ xì... cũng chỉ..sơ sơ.. đôi khi còn chê là ngày xưa sao mà nghèo đến nỗi vậy ta..!

    -.. Các cháu hàng Quạt chúng khoe... trời đổi gió.. hoa đào nở toét cả ra rồi... còn bánh chưng.. giò thủ... mứt sen.. năm nay... không biết có tin được sự sạch sẽ không hoá chất hay không.. chứ ăn xong khỏi miệng.. rồi vội vàng leo lên xe vào nhà thương thì thật là... khốn nạn?? còn không mua cho đủ lệ bộ cũng Tổ thì lại bào là quên mất cả gốc.. Vô thần cũng khổ mà hữu thần thì lại thấy chình ình ông râu cá trê miệng cười tủm tỉm.chán mớ đời... à còn truyện tiền bạc... chúng đang sợ có gì xảy ra.. nên chúng hỏi rằng..;....chắc là chúng sẽ theo hàng Quạt vào Nam.. thăm thú sự tình.. nếu được là chúng nó bắt đầu thu xếp.. hai là đến cái hòm da cũ sơn đen của bà...

    ... bà trẻ.. cái đống vàng mã (tiền giấy)... bay giờ bà trẻ tính sao?? mua cái gì cho nó vợi bớt đi... giờ mà đi đổi tây trắng da đỏ thì phải coi chừng ...chungs rình mò.. nếu muốn cho rộng tủ thì bà trẻ có muốn đổi qua Xì dầu Xáng sáu không ??... Sakee hiếm lắm...
    Thôi thì ; cầm bằng như thể chơi diều ... đứt dây.!!!
    -.. thì tuỳ chúng suy xet nội tình chứ mình ra ngoài đâu có nắm vững tìnhhinhf mà bảo ý muốn thế này thế nọ..
    Tết nhất đến nơi mà còn lêu bêu rắc rối... mấy thằng... ăn cướp .. cầm dao phay .../.

  8. #3348
    Ti Gôn
    Khách
    Saigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ



  9. #3349
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ảnh Saigon 1971 ( Mượn từ FB " Saigon Xưa " )

    Nếu tui còn trẻ như năm cũ
    Sẽ nhào ra đường , đẩy giúp em ...


  10. #3350
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hình chụp gần Tổng Y Viện Cộng Hoà ( 1966)

    ( Ai có ý kiến gì không ? )


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •