Page 365 of 471 FirstFirst ... 265315355361362363364365366367368369375415465 ... LastLast
Results 3,641 to 3,650 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3641
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Lethi View Post
    Chèng đét ơi sao chú Trần Trường quên món mắm dà rau . Nếu có dịp tôi xin đải các bạn , nhất là phụ nữ như cô Tigon , món này ăn xong không bao giờ quên .

    Nấu món này rất dễ :

    Mắm lóc bỏ da , bỏ xương xây nhuyễn , bỏ vào nồi mà trước đó đă phi vàng xă ớt bầm nhuyễn , trộn đều rồi đổ nước vào , nước sanh sánh , khi nước vừa sôi ,

    để vào thịt ba rọi xắt mỏng đồng thời với trái thơm cũng bầm mỏng , sau đó bỏ tiếp cá bông lau khứa và tôm thẻ to , khi mọi thứ vừa chín th́ để cà tím thái bằng hai ngón tay cái ,

    ba phút sau ,bắt khỏi lửa . Khi ăn , mỗi người có một cái tô trong đó đủ thứ rau , để mắm vào vắt chanh trộn đều , c̣n cá th́ để riêng , sợ nó nát , ăn với cơm hoặc bún .

    Quê tôi c̣n có mắm tôm chua và mắm tôm chà , hai loại mắm này , gia đ́nh tôi ai cũng biết làm .

    Vào tháng năm , th́ quê tôi cũng có mắm cồng lột .

    Từ khi rời khỏi VN cho đến bây giờ tôi chưa về , không biết bây giờ quê tôi ra sao ?
    Chị Lê Thi , Em dạy học ở tỉnh 3 năm , nên rành mấy món cá mắm của người miền Nam lắm . Mấy món chị kể làm em thèm muốn chết .

    C̣n những điều ông Ba Búa kể , đúng hoàn toàn , nhưng em chắc chắn là do Mợ Ba Búa làm , chứ ông ấy chưa hề vô bếp
    Last edited by Tigon; 01-10-2016 at 07:40 AM.

  2. #3642
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Về chữ 'dà' , chữ 'và' tôi dụ dự không biết viết sao cho đúng nhưng sau cùng tôi chọn chữ 'dà' v́ nếu không , th́ ông chồng Bắc Kỳ của tôi ,

    sẽ nói mắm đồng 'uà' rau, làm mất mùi miền Nam.

    Bác BB nói đúng , người ta thường nấu bằng mắm cá sặc , nhưng nếu nấu bằng mắm cá lóc th́ sẽ có vị béo và bùi .

    C̣n cá th́ tôi thường nấu bằng cá carbillaud , nó ngon và sạch .

    Ước mong có ngày gặp nhau , tôi sẽ đải quư vị món này .

  3. #3643
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;.. hội ngộ Trùng Dương....

    ngày 30 - 09 - 2016... chiều nay trời lạnh hơn...

    mới sên xong mẻ ô mai làm bằng đào (peach) mà các bà đă tích trữ cả tuần nay trên dàn bếp để hong cho quắt lại... và các bà đang xúm xít nhau bốc rồi xuưt xoa... chơt bà Út Hiền chạy đến.. này anh già trên mạng đang gọi tên anh đó... thế là ba chân bống cẳng chạy vội đến ... để đọc xem là ai..?

    Vâng, trên thư mục Saigon th́ độ rầy.. nmq cũng bận..nhưng có chút việc làm do các cháu giao cho.có trả lương đàng hoàng. nên hôm nay... bị máy mắt trái hoài.. như có ai động ḷng gọi lại cái tên cúng cơm của lăo già..

    Trước hết xin kính chào quí bạn dồng hành lướt mạng Vietland...

    Sau khi đọc những gịng chữ thấy cái tên gơ nmq cũng c̣n được quí Bạn đọc thương t́nh... và câu trả lời là nmq cũng mong có một ngày đẹp trời.." nếu như nmq chưa bị "..ra đi không hẹn.."...
    nmq mong mỏi có một ngày về.. về dể nh́n ba gịng sông kính yêu của đất nước Viẹt Nam..

    Vậy xin quí Bạn cùng chúng tôi hẹn nhau ở miền quê Ngoại sông nước.. đó là chợ nổi Phụng Hiệp có được không ?? chắc là nơi đây ít bị thay h́nh đổi dạng , chứ ở Saigon th́ nay c̣n ǵ nữa đâu ?? và ngay như ở Hà nội cũng .. thế thôi.!!... Phụng Hiệp mùa nước nổi với canh bông điển điển nấu với cá bông lau hay c̣n gọi là cá bụng, khúc cá lóc bông kho với nước dừa tươi vắt... mặn ngot.. c̣n ǵ nữa không.??
    .. quí Bạn đóng góp thêm cho bớt nhớ nhung đi..!.../. Trân trọng. nmq

  4. #3644
    Tran truong
    Khách

    Mắm miền Nam

    Xin thưa cùng bá quan văn võ , nhà cháu chỉ xách bài về thôi . Có gì xin hỏi tác giả . Nhà cháu sinh ra , cầm tinh chữ " chạy". Chạy hai lần , thừa sống chí chết . Một lần 54 , trốn từ làng ra tỉnh , lên Hà nội . Sáng tinh mơ lẽo đẽo theo mẹ cùng anh chị em , " bầu đoàn thê tử " khòm lưng lội ruộng , trốn tránh du kích , dù rằng cái hiệp định Gieo Neo cho phép trên nguyên tắc , ai vào Nam ,ra Bắc ... tùy hỉ !!!

    Lên được HàNội , bèn leo máy bay vào Nam . Ấy , thế mà năm 75 , csVN chúng cứ đổ diệt cho nhà cháu là phạm hai tội :
    1 _ Đi tàu há mồm vào Nam .
    2 _ Theo Chúa vào Nam .

    Mặc dù nhà cháu , chỉ biết thờ cúng ông bà , tổ tiên !!! Sinh Bắc nhưng chẳng tử Nam , nên mắm tôm cũng chạy , mắm nêm cũng chê !!! Nhà cháu cũng từng ở Sài Tóong _ phát âm đúng điệu Thất sơn bảy núi _ Nghe đâu đó là khu dinh điền , đời ông Diệm lập ra gọi là Sài Gòn Mới !

    Thành thử cũng thử qua mắm bồ hóc ... nhưng đành chịu thua !!! Chỉ chịu nhất là món mắm chưng của bà Năm bán quán , trước cửa trường Bộ Binh Thủ Đức , quả là hết xẩy ! Sau nữa là đến mắm ruốc kho với thịt bằm xả ớt ... đời lính ai mà không thủ theo khi hành quân !!!

    Cuộc chạy lần hai là vượt biển . Đúng là tìm cái sống trong cái chết !!! Nhà cháu lênh đênh bốn ngày bốn đêm giữa biển , trên chiếc tàu đò !!! Những tưởng là khủng khiếp rồi , vì ai mà đi biển bằng tàu đò bao giờ !

    Ai ngờ khi ở đảo Paulo Bidong , mới thấy hãi hùng và cảm phục cho dân miệt vườn mình ! Họ vượt biển trên chiếc xuồng bảy lá , tức là chỉ lớn hơn chiếc ba lá tí đỉnh !!! Với máy Kolere 10 ... Hết biết !!!! Mà đâu chỉ một hai lần ! Nhà cháu chứng kiến ít nhất cũng ba , bốn lần .... như vậy . Họ còn dùng tàu lá dừa che nắng !
    Bái phục ! Bái phục ! Bái phục .... !!!



    2

  5. #3645
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Ước mong có ngày gặp nhau , tôi sẽ đải quư vị món này .
    Ngày chị ước không khó lắm đâu . Nơi chị hay qua chơi cũng gần đây mà . Bác Ba Búa biết bay , chị hú một tiếng là Bác ấy có mặt , c̣n một số than hữu khác , nghe ( tiếng mien Nam ) mùi mắm là họ tới lien . Chỉ sợ con gái chị nó chịu không nổi mùi mắm cá .

  6. #3646
    Tran truong
    Khách
    Mùa Thu Cuộc Tình


    Bữa ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị : một trái cà tô-mát không dầu không dấm và một miếng thịt ḅ nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối không bơ. Quá giản dị ! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm. Nghĩa là có dư dả th́ giờ để làm một món ǵ đó cho có vẻ một bữa ăn cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái ǵ cũng được.

    Thật quá giản dị ! Nhứt là ông Năm sống một ḿnh, không bị phiền toái bởi những chuyện vụn vặt lỉnh-kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có gia đ́nh. Ở Paris này mà sống một ḿnh như ông Năm th́ thời gian không biết phải làm ǵ cho hết chớ đừng nói không có th́ giờ để làm một bữa ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy.

    Nói rằng ông Năm không biết làm bếp cũng không đúng. Hồi xưa, hồi c̣n ở bên nhà, thật t́nh ông Năm không biết chiên một cái trứng gà. Ông chỉ biết đi làm ngày hai buổi, c̣n việc bếp núc có bà Năm lo hết. Bây giờ th́ khác.
    Ông cũng biết nấu vài món thông thường và lâu lâu cũng biết ” làm ” một nồi phở để đăi đôi ba ông bạn già cùng lứa tuổi và cùng thân phận lưu vong…

    Như b́nh thường th́ trưa thứ bảy, ông hay thả xuống khu 13 la-cà ở nhà sách Khai Trí một lúc rồi sang qua mấy cửa hàng nho nhỏ trên lầu Paris Stores để coi có ǵ lạ không. Sau đó, ông mới tấp vô tiệm phở để ăn trưa, có khi một ḿnh,nhưng thường th́ với một vài người bạn gặp nhau ngoài phố.

    Ở khu 13 vào trưa thứ bảy, không gặp người này cũng gặp người nọ, bởi v́ ai cũng đến đó để mua đồ, nói là ” đi chợ Tàu ” chớ thật ra là để t́m lại một chút ǵ hơi hướm của quê hương : những khuôn mặt gần gũi (gặp ai cũng thấy quen quen !), những món hàng c̣n giữ nguyên nét cũ (đ̣n chả lụa vẫn phải có màu xanh của lá, con vịt quay vẫn phải đỏ au màu mật…) và những cái tên chỉ cần đọc lên là đủ để gợi nhớ…

    Hồi sáng này, ông Năm cũng đă đóng bộ để đi khu 13. Trời đă sang thu, nhưng nắng c̣n thật ấm. Cây marronnier nhà hàng xóm nằm ngay dưới cửa sổ nhà ông Năm đă trở màu vàng. “Chắc lá đă rụng đầy”, ông Năm nghĩ vậy khi đứng thắt cravate gần khung cửa sổ.

    Chỗ ông cư ngụ là một studio nhỏ ở lầu ba khu nhà cũ nằm sâu phía sau nhà thờ Sacré Coeur. Cây marronnier che hết phía dưới thành ra từ cửa sổ nhà ông Năm nh́n thẳng ra chỉ thấy bức tường cao của khu nhà đối diện chắn ngang, chừa phía trên bầu trời bị đóng khung h́nh chữ nhựt bởi hai dẫy nhà dài.

    Trên nền trời đó, tuốt phía xa, là nóc nhà thờ với cây thánh giá. Thành ra, thế giới bên ngoài nh́n từ pḥng ông Năm chỉ c̣n lại vỏn vẹn có cây thánh giá để cái nh́n c̣n có một điểm tựa !

    Ông Năm theo đạo Phật, nhưng từ ngày dọn về đây – năm sáu năm ǵ rồi – cứ nh́n cây thánh giá riết mà ông có cảm tưởng như ḿnh đă thành con chiên của Chúa ! Nhiều khi ông thấy cây thánh giá thật là sinh động. Ông không hay rằng niềm suy tư của ông đă gởi trên đó từ lâu…

    Có lần, trong thư gởi về Việt Nam cho bà Năm, ông viết : “Anh thừơng nh́n cây thánh giá đứng cao ṿi vọi một ḿnh trên kia mà tự hỏi không biết anh và cây thánh giá, ai cô đơn hơn ai ? Nhưng cây thánh giá hăy c̣n giang tay ngạo-nghễ chớ anh th́ từ lâu rồi anh đă buông tay đầu hàng số mệnh !

    Tuy nhiên, ở đây anh c̣n có cây thánh giá trứơc mắt để hứơng về đó mà cầu nguyện, chớ ở bên nhà giờ đây muốn cầu nguyện em phải hứơng về đâu hả em ? Anh bỗng ứa nứơc mắt thương em vô cùng …

    Ở ngay trong ḷng quê hương mà thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi điểm tựa cho niềm tin mà c̣n không có th́ em sống ra sao, em hả ?”

    Đối với ông Năm, cây thánh giá trên chót nhà thờ Sacré Coeur mặc nhiên đă trở thành một vật ǵ thật gần gũi, thật trần gian, thật ngừơi, và là động cơ khơi nguồn kỷ niệm…

    Hồi xưa, ông làm việc cho Air France ở Sàig̣n. Đời sống rất thoải mái, nhưng hai vợ chồng lại không có con. Chạy thầy chạy thuốc măi rồi mới biết tại v́ tử cung của bà Năm nằm lệch. Điều này làm bà Năm khóc hết nứơc mắt.

    Tuy nhiên, hồi đó c̣n trẻ nên cũng dễ nguôi, hai vợ chồng chẳng quan tâm cho lắm. Lần hồi, tuổi đời chồng chất, sự không có con đă trở thành một vấn đề cho hai vợ chồng. Mặc dù ông Năm không bao giờ nhắc đến chuyện đó, bà Năm vẫn khơi ra để nhận lỗi về ḿnh.

    Mặc cảm đó làm cho bà lúc nào cũng ân hận, áy náy. Rồi cái ǵ hư, cái ǵ trật, cái ǵ bậy ở trong nhà dù là do lỗi những ngừơi giúp việc, bà cũng nhận hết. Ông Năm phải mất một thời gian dài để giải thích, khuyên lơn, an ủi bà Năm mới lấy lại đựơc quân b́nh. ( Còn tiếp )

  7. #3647
    Sinh sau 75
    Khách
    Quote Originally Posted by Lethi View Post
    Mắm lóc bỏ da , bỏ xương xây nhuyễn , bỏ vào nồi mà trước đó đă phi vàng xă ớt bầm nhuyễn , trộn đều rồi đổ nước vào , nước sanh sánh , khi nước vừa sôi ,

    để vào thịt ba rọi xắt mỏng đồng thời với trái thơm cũng bầm mỏng , sau đó bỏ tiếp cá bông lau khứa và tôm thẻ to , khi mọi thứ vừa chín th́ để cà tím thái bằng hai ngón tay cái ,

    ba phút sau ,bắt khỏi lửa . Khi ăn , mỗi người có một cái tô trong đó đủ thứ rau , để mắm vào vắt chanh trộn đều , c̣n cá th́ để riêng , sợ nó nát , ăn với cơm hoặc bún .
    Mèn ơi, thằng nhỏ đang đói nghe cô Lê Thi mô tả kiểu này chắc chớt quá. Cách nấu này y chang hồi xưa bà ngoại cháu c̣n sống hay nấu. Nhớ hồi đó bữa nào bà làm món này là bữa đó chắc chắn sạch nồi cơm.

  8. #3648
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Sinh sau 75 View Post
    Mèn ơi, thằng nhỏ đang đói nghe cô Lê Thi mô tả kiểu này chắc chớt quá. Cách nấu này y chang hồi xưa bà ngoại cháu c̣n sống hay nấu. Nhớ hồi đó bữa nào bà làm món này là bữa đó chắc chắn sạch nồi cơm.
    Nghe tả th́ đâu có đă thèm , Mời SS75 tô bún mắm Bạc Liêu nè


  9. #3649
    Tran truong
    Khách

    Mùa Thu Cuộc Tình ( Tiếp theo )

    Có hôm, trong lúc hai vợ chồng đi dạo trên băi biển Vũng Tàu, nh́n thấy mấy gia đ́nh đông con đùa giỡn vui vẻ, bà Năm chợt thở dài than : “Nếu không phải tại em th́ bây giờ hai đứa ḿnh đâu có bơ vơ như vầy !”.
    Ông Năm choàng tay ôm vai vợ xoay ngừơi lại để nh́n sâu vào mắt : “Em à! Ḿnh không có con, nhưng ḿnh c̣n có nhau. Đó là Trời thương lắm rồi, em c̣n đ̣i hỏi ǵ nữa ? Thử tưởng tượng một ngày nào đó không c̣n có nhau nữa th́ sao ?”. Bà Năm gật gật đầu nhưng chẳng bao giờ tưởng tượng đến “cái ngày không c̣n có nhau” đó.

    Vậy mà cái ngày đó đă đến cho ông bà Năm. Hai năm sau ngày mất nước, trong chuyến vượt biên ở Cà Mau, ông Năm đi thoát, bà Năm bị bắt lại với một số người không may khác ! Ông Năm sang Pháp, làm việc lại cho hăng Air France. Bà Năm nằm tù hết mấy tháng.

    Được thả ra th́ nhà cửa đă bị tịch thu, đành về quê ở G̣ Công làm công nhân cho nhà máy xay lúa của gia đ́nh mà trong đợt đánh tư sản đầu tiên, Nhà Nước đă tịch thu để biến thành hợp tác xă. Từ đó, là những chuỗi dài thương nhớ, là những lo âu dằn vặt, là những lá thư nhiều ẩn nghĩa cho đúng “văn phạm Nhà Nước”.

    C̣n chuyện vượt biên lần nữa là chuyện mà bà Năm không bao giờ dám nghĩ đến ! Bên này, ông Năm chạy măi rồi cũng được nhập cảnh gởi về, nhưng phía bà Năm th́ gặp quá nhiều khó khăn trong hồ sơ xin xuất cảnh, cứ bị kéo dài, kéo dài bằng những chầu chực, bằng những lời hứa hẹn suông và bằng mấy lần bị lường gạt …

    Để cuối cùng, mấy năm sau, mới biết là hồ sơ đă bị bác từ lâu ! Tin đó đến với ông Năm bằng tờ giấy tập học tṛ vàng như giấy súc mà trên đó bà Năm chỉ c̣n đủ sức viết có mấy hàng … Vậy là vĩnh viễn không c̣n có nhau nữa !

    Ông Năm mất tinh thần hết một thời gian dài. Sau đó, dọn về khu phố này t́nh cờ cửa sổ mở về hướng nhà thờ Sacré Coeur, để mỗi sáng trước khi đi làm ông nh́n cây thánh giá một lúc, giống như một tín đồ ngoan đạo…

    Khi ông Năm mặc xong quần áo th́ trời cũng đă gần trưa. Đốt điếu thuốc để lên môi, ông đóng cửa bước chậm răi xuống cầu thang, giống như đo từng nấc thang một ! Thật ra, tại tánh ông Năm vốn đă trầm thêm tuổi đă gần sáu mươi bắt ông phải cẩn thận khi bước lên bước xuống. Ngoài ra, có ǵ phải vội phải gấp khi mà chẳng có ai đợi ai chờ ?

    Đi khu 13 vào trưa thứ bảy đă thành một thói quen, chẳng có ǵ phải náo nức. Bỗng nhiên, ông Năm nhận thấy cuộc đời ḿnh sao thật vô vị. Giống như tờ giấy trắng mênh mông trải dài, thẳng băng, chẳng có một ḍng mực, chẳng có một đốm màu, cũng chẳng có một vết hoen ố.

    H́nh ảnh đó làm cho ông Năm dừng lại ở giữa cầu thang, ngẩn ngơ một lúc như vừa khám phá ra một điều ǵ quá rơ-rệt nằm ngay trước mắt mà sao lâu nay ông không nhận thấy ! “Ḿnh đi làm đều đặn. Mỗi tuần xuống khu 13 cũng đều đặn vào trưa thứ bảy.

    Mỗi tối thứ hai đi ciné một lần v́ giá vé hạ. Đêm nào cũng coi télé vào 8 giờ tối để theo dơi tin tức, rồi đọc sách đọc báo đến 11 giờ rưỡi là tắt đèn ngủ. Đều đặn. Đều đặn. Đến như cái cầu thang này, ḿnh cũng đều đặn trèo xuống trèo lên đến nỗi biết nó có bốn mươi tám nấc ! Vậy rồi thôi ! Rồi cứ như vậy cho tới về hưu,tới chết !”.

    Ông Năm hít hơi thuốc thật sâu để thở khói ra thật dài. Ông làm mấy lần như vậy, giống như đang t́m một đáp số ! Rồi ông vỗ nhẹ bàn tay lên thành lan can gỗ, tự nhủ “Thôi ! Đừng nghĩ tới nữa” Ông tiếp tục bước xuống, nhưng bây giờ sao thấy bước chân nặng hơn hồi năy nhiều …

    Khi đi qua trước pḥng gác-dan, có tiếng gọi :

    – Ông Georges ! Ông Georges !

    Georges cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu. Bà gác-dang bước ra trao cho ông một điện tín, nói :

    – Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông th́ ông xuống đây.

    Ông Năm run tay mở bức điện tín. Gịng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa : “Đă có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai”. Điếu thuốc trên môi bỗng rơi xuống đất. Ông Năm có cảm giác như ḿnh đang lên cơn sốt.
    Ông đọc lại điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho ḿnh nghe : “Đúng rồi ! Bả được xuất cảnh rồi !”. Bà gác-dan nghiêng đầu lo lắng :

    – Có sao không ? Có chuyện ǵ không ? Ông Georges ?

    Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nh́n bà ta, mỉm cười, rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh :

    – Cám ơn bà ! Cám ơn bà nhiều ! Tôi thật không biết nói ǵ cho phải. Bà thật tốt bụng ! Quá tốt bụng ! Cám ơn ! Cám ơn !

    Giọng ông thật thành khẩn, làm như chính bà đă cho giấy xuất cảnh ! Bà ta không hiểu ǵ cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông Năm. Bà ấp úng “Nhưng mà… Nhưng mà…” trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang. Nữa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói vói xuống :

    – Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi ! Cám ơn ! Cám ơn nhiều !

    Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hiu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi !

  10. #3650
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran truong View Post

    – Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi ! Cám ơn ! Cám ơn nhiều !

    Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hiu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi !
    Không phải ai cũng happy khi nhận tin " bả sẽ qua đây ở với tôi " đâu .Ở chỗ tôi có nhiều hơn là đôi ba trường hợp : " Trời ơi , Đức Mẹ đă ban ơn lầm rồi , tôi muốn bà ấy cứ ở bển , để tôi gửi tiền về nuôi . Bây giờ làm sao giấu bà vợ mới với đứa bé đây ? "

    Hy vọng câu chuyện của anh Trần Trường có happy ending

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •