Page 392 of 471 FirstFirst ... 292342382388389390391392393394395396402442 ... LastLast
Results 3,911 to 3,920 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3911
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    – Cô được làm người rồi ?

    – Phải, làm người từ sự biết chịu đựng h́nh phạt của kẻ chưa được làm người.

    – Ai dạy cô tư tưởng ấy ?

    – Nỗi khổ.

    – Chúng tôi chỉ cần cô biết sợ hăi. Và cô sẽ phải biết sợ hăi, chừng đó, chúng tôi thả cô về.

    – Các ông muốn dùng tôi làm vật thí nghiệm ?

    – Gần như thế.

    – Tôi hiểu.

    – Bọn ngụy nhân, ngụy quyền và phản động vớ vẩn, chúng tôi không thèm quan tâm. Chúng tôi sợ các cô, các cậu. Chúng tôi sợ tuổi trẻ Sài G̣n. Một thắc mắc thuộc phạm vi tâm lư đấy. Người ta chống cộng sản hoặc để nắm quyền bính hoặc để phục hồi quyền bính cũ, tài sản cũ, sự nghiệp cũ. Tuổi trẻ Sài G̣n chống cộng sản để được cái ǵ nhỉ ? Ngày xưa, tuổi trẻ Sài G̣n chống ngụy quyền, chống Mỹ; bây giờ, họ chống cộng sản, tại sao ?

    – Bất kể một chế độ nào bất nhân, tàn ác, bóc lột và không làm cho dân tộc tôi hạnh phúc thật sự, tuổi trẻ đều chống. Chế độ của các ông cũng bất nhân, tàn ác, bóc lột và không thể làm cho dân tộc tôi hạnh phúc, tuổi trẻ tiếp tục chống đối. Tuổi trẻ hoàn toàn vô tư trong sự chống đối. Chúng tôi không chống cộng sản. Bất hạnh thay cái chế độ bất nhân, tàn ác, bóc lột của các ông lại là chế độ cộng sản nên các ông và thiên hạ cứ ngộ nhận chúng tôi chống cộng sản. Nếu chế độ của các ông có tự do, dân chủ thực sự và dân chúng hạnh phúc, ấm no, sẽ chẳng c̣n ai chống đối, dù chế độ ấy là cộng sản.

    – Chúng tôi không có tự do, dân chủ à ?

    – Hăy nh́n tôi, hăy h́nh tưởng 1390 ngày đêm cùm xích trong các phòng biệt giam, ông sẽ có câu trả lời.

    – Cô cần phải biết sợ hăi. Tuổi trẻ cần phải biết sợ hăi.

    – Tuỳ ư các ông.

    – Đói khát và sợ hăi sẽ làm cô đầu hàng. Rồi cô sẽ trở thành một công dân ngoan ngoăn.

    – Tôi biếu ông chi tiết này để ghi Đảng sử : Trong cực kỳ đau khổ và gần kề cái chết, có những người tuổi trẻ sợ sống hơn sợ chết. Lại có những người thèm ước mơ v́ ước mơ là sự sống bền bỉ, vĩnh cửu. Và họ bảo vệ sự sống bằng ước mơ.

    – Ước mơ sẽ chết luôn.

    – Ông đừng kiêu ngạo, con người chết, ước mơ vẫn c̣n. Bởi v́ ước mơ là ư nghĩa cao cả, vô tận của đời sống. Lưỡi lê có thể đâm thủng trái tim con người, lưỡi lê bất lực với ước mơ. Và h́nh phạt của chủ nghĩa của ông cũng bất lực luôn.

    – Để xem.

    Sau lần «mạn đàm» với sử gia của Đảng, người ta chở tôi tới bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ trưởng khoa thần kinh là ông bác sĩ của chế độ cũ. Sau một năm học tập cải tạo, người ta xử dụng khá đông bác sĩ Sài G̣n . Đến lượt tôi khám bệnh theo chỉ thị. Đích thân bác sĩ trưởng khoa khám bệnh cho tôi. Tôi biết trước c̣n một nhà tù ghê gớm hơn biệt giam FG Chí Ḥa mà tôi sắp được ở. Hai người công an dẫn giải mặc quần áo dân ngồi ngoài. Pḥng của trưởng khoa có ḿnh tôi và bác sĩ. Ông ta hỏi tôi:

    – Cô bị thần kinh lâu chưa?

    – Thần kinh là bị ǵ ? Tôi giả vờ.

    – Là điên điên khùng khùng do mất ngủ lâu ngày, do suy nghĩ mỏi mệt, do lo lắng đủ thứ, do sự khủng hoảng nào đó. Ông giải thích.

    – Thế tôi bị từ 30-4-1975. Tôi bị sau 1390 ngày đêm trong các biệt giam , nhà tù. Như thế có phải là điên khùng không ?

    – Thời kỳ bắt đầu đấy.

    – Xin lỗi ông, tôi chỉ bắt đầu điên khi gặp ông. Tên ông là ǵ nhỉ ?

    – Bác sĩ Vũ Duy Tiếp.


    Còn tiếp ...

  2. #3912
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    – Ngụy hả?

    – Cải tạo rồi.

    – Vẫn ngụy giờ thêm phỉ. Tên ông tôi sẽ nhớ để sau này đặt tên cho cái cầu tiêu công cộng. Mỗi thằng bác sĩ ngụy ở cái khoa thần kinh này là một thùng rác. Bây giờ, khỏi khám, khỏi hỏi, chứng nhận đi, tôi Ngô Kim Lan, phản động, điên nặng.

    – Cô mạ lỵ cán bộ nhà nước.

    – Ghi thêm, tôi chửi rủa ông. Người điên có chứng chỉ chửi cả Hồ Chủ Tịch !

    – Cô điên thật rồi.

    – Tôi không chối cải. Nhưng nếu ông quả quyết những người xin xuất ngoại bị điên th́ ông bớt khốn nạn một tí.

    – Tôi phải chứng nhận cô điên, thần kinh tâm liệt …

    – Ông không muốn cũng không dám. Đồ hèn, chứng nhận lẹ đi. Nếu ông đủ can đảm vào tù mới bảo tôi hoàn toàn b́nh thường. Bác sĩ ngụy khốn kiếp, tôi điên nặng, có ngày tôi sẽ gặp ông.

    – Cô thông cảm. Chỉ thị của công an thành phố.

    – Đàn em tôi sẽ viếng nhà ông. Một trái lựu đạn chắc vừa đủ.

    Tôi dọa ông bác sĩ. Ông ta tái mặt, phân trần. Tôi cười:

    – Tôi không biết giết người đâu, bác sĩ ạ ! Để lương tâm ông giết ông và những lời thề của ông trước linh hồn Hippocrate dày ṿ ông. Tôi xin ông một điều: Sau khi chứng nhận tôi điên, ông nên giải nghệ thầy thuốc.

    Ông bác sĩ buồn bă:

    – Tôi đông con cái quá.

    Cuối cùng, tôi được mời ra khỏi pḥng bác sĩ trưởng khoa. Tôi thừa đoán những việc sắp xảy tới. Công an dẫn tôi về đề lao Gia Định và tôi lại nằm trong biệt giam. Chẳng ai gọi tôi đi làm việc. Chẳng ai cho tôi biết kết quả sau lần khám bệnh thần kinh và giải thích tại sao tôi phải đến Chợ Rẫy. Người ta bắt tôi sợ hăi dần dần. Người ta muốn tôi suy luận và thầm sợ hăi từ từ.

    Cộng sản thật khó hiểu. Chỉ cần thủ tiêu tôi là xong, họ không thủ tiêu. Họ mất công đầy đọa và bắt tôi sợ hăi. Họ thích thí nghiệm sự chịu đựng của tuổi trẻ. Tṛ chơi thí nghiệm của họ rất hăi hùng. Cứ đem con người ra thí nghiệm. Con người vô tích sự. Con vật sản xuất tốt hơn. Hai mươi ngày sau, tôi gặp lại sử gia của Đảng, người bôn-xê-vích đeo kính trắng, tóc hoa râm, đôi môi tím tái.

    – Chúng tôi luôn luôn nghĩ đến cô. Sợ cô ở biệt giam lâu đâm ra mất b́nh thường, chúng tôi đưa cô đi khám bệnh thần kinh.

    – Cảm ơn các ông.

    – Kết quả đáng ngại.

    – Tôi biết rồi. Các ông chỉ thị cho ông bác sĩ ngụy chứng nhận tôi điên nặng. Các ông mất công quá. Muốn đẩy tôi vào nhà thương điên, các ông cứ việc đẩy. Bày đặt thủ tục rườm rà.

    – Chúng tôi làm sáng tỏ chính nghĩa cộng sản.

    – Các ông mượn tay ngụy hại tôi.

    – Giúp cô đấy. Tôi đă nói ǵ về nhà thương điên đâu. Làm ǵ có chuyện nhà thương điên. Nếu có, chỉ có vấn đề chữa bệnh thần kinh căng thẳng của cô. Tôi đă nghiên cứu lư lịch gia đ́nh cô. Một lư lịch hoàn toàn trong sạch. Thế mà riêng cô, cô thù nghịch chúng tôi.

    – Tôi không thù các ông.

    – Cô chống chúng tôi. Tại sao ?

    – V́ các ông tàn ác, các ông không đem lại hạnh phúc cho dân tộc.

    – Ai sẽ đem lại hạnh phúc cho dân tộc ? Bọn ngụy lưu vong hay các cô ?

    – Chúng tôi.

    – Dễ quá, tại sao cô không cộng tác với chúng tôi ?

    – Thế hệ cha, anh tôi đă cộng tác với các ông rồi, đă bị thủ tiêu hết rồi. Mèo không thể sống chung với chuột.

    – Lịch sử đă khác xưa.

    – Nhưng lịch sử cộng sản không thay đổi.

    – Cô định chống chúng tôi tới ngày nào ?

    – Ngày các ông tạo được hạnh phúc cho đồng bào chúng ta. Chừng nào dân Việt Nam không bị ăn rặt đầu tôm, vỏ tôm, tôi hết chống đối. Ḿnh mẩy con tôm các ông đem đi đâu ? Tại sao lănh đạo ở nhà lớn, đi xe hơi, ăn uống đầy đủ chất bổ béo mà người bộ đội chỉ đi bộ, đeo rau muống quanh lưng, lương tháng vừa trả một đĩa cơm vỉa hè.

    Cá nhân ông có nhà riêng chưa ? Có Honda chưa ? Có radio chưa ? Có vân vân chưa ? Tại sao quư vị Uỷ viên Bộ chính trị chiếm ngự các biệt thự sang trọng, c̣n đào cả hầm, xây bê tông cốt sắt tránh bom và ông, ông phải nhảy xuống tăng sê tập thể ? Tôi chống đối v́ cả ông nữa, ông ráng hiểu. C̣n hành hạ tôi, ông cứ hành hạ. Nhưng hăy nhớ rằng tôi không bao giờ muốn giết ông.

    – Cô nói chuyện lảm nhảm rồi.


    Còn tiếp ...

  3. #3913
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Sử gia bảo cai ngục dẫn tôi về phòng biệt giam. Sáng hôm sau, trên xe du lịch 404, tôi ngồi giữa ghế sau, hai bên là hai công an nữ; ghế trước, tài xế và sử gia. Người ta đưa tôi đến nhà thương điên Chợ Quán. Tôi tưởng người ta sẽ gửi tôi ở đây như một bệnh nhân mất trí nhưng người ta đă chưa làm thế vội mà chỉ dắt tôi đi thăm cái thế giới người điên. Hoặc là tôi may mắn, hoặc là tôi không may mắn, những người điên ở khu vực dành riêng cho họ, thản nhiên nh́n chúng tôi. Họ chả điên tí nào. Ngay cả những người bị nhốt trong pḥng cũng hiền ḥa, dễ thương.

    Đến pḥng cuối dăy, sử gia bảo tôi nh́n kỹ xem có gặp ai quen không. Tôi đứng sát cánh cửa chấn song sắt to, tṛn nh́n vào. Bỗng tôi hoa mắt muốn khụyu ngă trên hành lang. Tôi phải bám hai tay vào song sắt. Chị Nga, cô giáo văn chương Hoàng Thị Nga, tác giả «Bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Mỹ» dang dở đang ở trong pḥng này. Chị giống hệt một «con điên» chính cống. Bộ quần áo nhà thương màu cháo ḷng làm tăng thêm vẻ khờ dại trên khuôn mặt chị. Tóc chị rối bù và đă lốm đốm bạc. Đôi mắt chị trũng sâu, tay chị gầy g̣, nhăn nheo.

    – Chị Nga ! Tôi gọi.

    Chị nh́n tôi. Chị cười. Rồi chị chỉ tay:

    – Cút đi !

    Tôi ngỡ ngàng. Nước mắt tôi ứa ra.

    – Chị không nhận ra em à ?

    – Mày là ai ? Jane Fonda hay Bertrand Russell, Elizabeth Hopkins hay Henry Ford?

    – Lan nè, chị Nga !

    – Lan huệ sầu ai lan huệ khóc.

    Những người trong pḥng vỗ tay. Chị Nga gật gù, khoái chí.

    – Em hăy can đảm sống, cố sống, bằng cách nào cũng phải sống, bằng giá nào cũng phải sống em nhé !

    Chị ngừng lại, chạy vụt ra cửa, nắm lấy tay tôi, cắn một miếng. Tôi giật tay và lùi lại vài bước. Chị xỉa nói :

    – Cút đi, cút đi …

    Rồi chị vung tay, đọc diễn văn :

    – Thưa quư vị …

    Người ta bảo tôi rời pḥng của chị Nga. Rồi tôi được trở về đề lao Gia Định, biệt giam C1. Lạ chưa, tù nhân đi tham quan người điên. Tôi không c̣n bị c̣ng chân nữa. Người ta bỏ mặc tôi lây lất trong biệt giam. Tôi bằng ḷng thế. Để suy nghĩ về chị Nga. Tôi nhớ 52 ngày c̣ng chung với chị, chị đă kể cho tôi nghe những mẩu chuyện liên quan tới Jane Fonda, Elizabeth Hopkins.

    Tôi c̣n nhớ, như mới nghe hôm qua, giọng chị vừa phẩn nộ, vừa bùi ngùi: «Sau ngày 30-4-1975, đài BBC mở mục Diễn đàn cho những người đă từng ở Việt Nam, biết về Việt Nam phát biểu quan điểm của họ. Tôi có nghe, mỗi tuần một lần. Trừ giáo sư Honey và một kư giả nào đó, rất tiếc, tôi quên tên, viết về thiếu tá Bừng đáp máy bay L-19 chở vợ con xuống sân hàng không mẫu hạm đă làm tôi xúc động. C̣n th́ rặt một lũ tiểu nhân chơi tṛ đánh người ngă ngựa.



    Ḿnh thua trận, đau đớn chết đi được, chúng nó c̣n chửi rủa thêm, ca ngợi kẻ thù của ḿnh. Con nhăi Elizabeth Hopkins, hai mươi bốn tuổi, hiểu cái ǵ! Vậy mà nó dám dở giọng hỗn láo, nó bảo Sài G̣n cho Hà Nội chút ít vật chất nhưng Hà Nội cho Sài G̣n phẩm cách con người. Đấy, Hà Nội cho Sài G̣n phẩm cách làm người bằng cách c̣ng dính chùm Sài G̣n đi ỉa, đi đái, ăn uống dính chùm luôn.

    Cần bắt con nhăi Hopkins xấc xược, ngu dốt đó, c̣ng nó lại, nhốt nó cạnh xô cứt để nó nh́n rơ phẩm cách Hà Nội cho Sài G̣n. Ngày nào, trong ước mơ của tôi, tôi sẽ gặp con nhăi Elizabeth Hopkins nói chuyện về phẩm cách của cộng sản. Chị Nga nhắc lại những lời đă dặn tôi trước giờ chúng tôi chia tay. Bài diễn văn. Cái c̣ng. Sự can đảm. Cuộc sống. Tôi không tin chị Nga đă điên. Không, chị Nga chưa điên. Chị Nga c̣n tỉnh táo. Chị Nga giả vờ điên.

    Người ta đẩy chị Nga vào Chợ Quán hồi nào ? Chắc chắn, thời gian chị bị nhốt ở trại điên cũng lâu bằng thời gian tôi ở biệt giam FG Chí Ḥa. Người ta muốn tôi nh́n chị Nga để tôi sợ hăi. Phản ứng đă ngược lại. Tôi muốn gần gũi chị Nga để san sẽ nỗi đau khổ chị đang phải chịu đựng một ḿnh. Trại điên, tầng thứ mấy của địa ngục nhỉ ? Địa ngục hết tầng rồi. Vậy th́ trại điên là cái đáy thứ hai dưới tầng thứ chín.

    Trại tập trung có ǵ ghê gớm đâu, so với nhà thương điên nó chỉ là mụn ghẻ. Phải, trại tập trung chỉ là mụn ghẻ dù ở Sibérie, ở Sơn La, Lào Kay, Cao Bằng hay Hàm Tân, Xuyên Mộc … Một năm ở trại tập trung bằng một tuần ở khu FG, bằng một giờ ở biệt giam FG Chí Ḥa, bằng một phút ở nhà thương điên. Xem chừng người ta hơi ồn ào về những trại tập trung.

    Còn tiếp ...

  4. #3914
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Cửa sắt khép lại. Sử gia của Đảng Cộng sản bảo tôi:

    – Chừng nào cô cảm thấy sợ hăi, hăy báo cáo ngay với người của chúng tôi.

    Tôi hỏi, giọng b́nh thản:

    – Người của các ông?

    – Phải, người của chúng tôi.

    – Công an có mặt cả ở nhà thương điên ?

    – Ở khắp nơi.

    – Tôi hiểu rồi.

    – Cô cần hiểu thêm điều này: Tự ái của cô sẽ biến cô thành người điên thật sự như cô Hoàng Thị Nga. Một ngày trong pḥng điên bằng một năm trong biệt giam . Cô nên nhớ kỹ.

    – Bằng mấy phút sống với các ông ?

    – Hăy sống đi, cô sẽ biết so sánh.

    Sử gia lùi lại vài bước và khoanh tay đứng nh́n tôi. Tôi vừa xoay lưng về phía ông ta là bị ngay hai người điên nhào tới, túm tóc, kéo tôi vào góc pḥng. Họ quật ngă tôi trước sự rửng rưng của những người điên khác. Tôi, hầu như kiệt lực, không đủ sức kháng cự, đành nhắm mắt chờ đợi một tṛ chơi mới, khiếp đảm và nhục nhă. Nằm yên, tôi chịu đựng những trái đấm, những cái tát không thương sót.

    Tôi không thể nhớ rơ thời gian rớt khỏi cầu vồng dưới âm phủ và chó ngao đă cắn xé tôi bao nhiêu miếng, nhưng tôi biết đ̣n điên đă làm tê liệt thể xác tôi. Đúng lúc đó, lúc mà tóc tôi bị xoắn chặt, giật mạnh không c̣n cảm giác đau đớn, những người điên trong pḥng dẫm chân, vỗ tay, bu kín quanh cuộc chơi. Họ la hét và xông vào đấm đá hai người điên bắt nạt tôi. Tôi được giải cứu.

    Vẫn nằm co quắp ở góc pḥng, tôi cố gắng mở mắt. Cửa sắt bị rung ầm ầm. Giám thị mở khóa, tay cầm chiếc roi mây. Sử gia của Đảng c̣n đứng ngoài hành lang. Giám thị mở tung cửa, chạy vô, vụt roi tới tấp vào đám người điên. Ṿng đai dăn rộng lập tức. Hai người điên hành hung tôi được lôi ra khỏi pḥng. Cửa sắt đống rầm, khóa chặt. Sử gia theo sau Giám thị, mất hút. Bây giờ tôi mới thấm đ̣n. Tôi giẫy giụa, quằn quại và thiếp đi trong cơn say của h́nh phạt.

    Khi tôi vụt tỉnh, tôi thấy cả khuôn mặt tôi lạnh toát. Mở mắt, tôi thấy tăm tối. Và tôi hoảng sợ, hét lớn. Một bàn tay vỗ nhẹ lên vai tôi và một giọng nói tôi đă từng nghe ở đâu đó :

    – B́nh tĩnh, em nhỏ !

    Vẫn bàn tay ấy, lột cái khăn thấm nước khỏi mặt tôi. Vẫn giọng nói ấy rót vào tai tôi :

    – Em nhỏ, sợ hăi là đầu hàng đấy.

    Tự nhiên, tôi quên hết đau đớn, đôi môi rướm máu của tôi mấp máy, tôi khẽ gọi:

    – Chị Nga !

    Chị Nga mỉm cười. Tôi vươn tay níu lấy cổ chị. Một người điên khác giúp tôi ngồi dậy, dựa lưng vào tường. Chúng tôi nh́n nhau. Tôi không hiểu chị Nga đă nghĩ ǵ khi ngắm nghía khuôn mặt đầy móng vuốt cào cấu c̣n rướm máu, khuôn mặt của người con gái hơn 1390 ngày thiếu ánh sáng mặt trời. Mặt trời chiếu cho mọi người, mặt trời đă bị cấm chiếu cho chúng tôi. Mặt trời bất lực dưới quyền uy của chủ nghĩa.

    Mặt trời mù ḷa, hèn mọn, khiếp nhược. Mặt trời phản bội thiên chức soi sáng những vùng tội ác và hâm nóng lương tri đă đóng băng của loài người. Nhưng, mặt trời vẫn mọc, vẫn lặn và con người vẫn sống quằn quại, sống hăi hùng. Mặt trời cũng vẫn chiếu xuống trái đất và chẳng phản ảnh nổi một chút xao xuyến nào từ trái tim bọc gọn lớp mỡ dầy của những kẻ gọi là lănh tụ, những kẻ luôn luôn khoe ḿnh ban phát hạnh phúc cho con người.

    Cuối cùng, mặt trời đồng lơa với bọn lái buôn nỗi khổ, bọn thu thuế bác ái, bọn đấu thầu nhân quyền và bọn đầu cơ t́nh nghĩa. Hẳn chị Nga đă nghĩ nhiều lắm. Đôi mắt thâm quầng và trũng sâu của chị mới là mặt trời của tôi, một mặt trời tâm cảm làm rực rỡ những ước mơ trong quan tài của biệt giam.


    Còn tiếp ...

  5. #3915
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    – Em xanh xao và già đi nhiều quá, Lan ạ ! Chị Nga nói.

    – Ở tù mấy ai trẻ măi, chị Nga nhỉ ? Tôi nói. Em hy vong ước mơ của chúng ta không già. Khi nào hết ước mơ, đó là lúc chúng ta nên chết.

    – Học điều đó ở đâu vậy, em nhỏ ?

    – Ở một người tử tù.

    Tôi kể cho chị nghe 240 ngày đêm nằm biệt giam FG khám Chí Ḥa. Chị Nga ôm chặt lấy tôi, vỗ về :

    – Em mong muốn một phần thưởng ǵ không ?

    – Không.

    – Nhưng sẽ có một phần thưởng cho em, phần thưởng dành tặng con người chế ngự h́nh phạt của thù hận. Rốt cuộc, chủ nghĩa nào cũng thay phiên nhau vào quan tài và chết ngạt. Con người th́ cứ hiên ngang sống, thách thức tất cả. Em là biểu tượng của sự sống tuyệt vời ấy.

    – C̣n chị ?

    – Chị à … Chị chẳng có ǵ đáng nói.


    Chị Nga lảng qua chuyện khác.

    – Chẳng có ǵ phải sợ hăi người điên cả, nếu ta ở lâu với họ. Người điên biết sợ Giám thị và cũng biết thương yêu. Họ hiền ḥa vô cùng khi họ hết cơn điên.

    Tôi đưa tay rờ những vết cào cấu trên mặt.

    – Họ đă …

    Chị Nga cười:

    – Họ đă cứu em đấy. Hai đứa hành hung dằn mặt em là công an được đẩy vô pḥng trước lúc em tới nửa giờ.

    – Em hiểu rồi, hiểu rồi …

    – Em phải biết giả vờ điên, giả vờ đấm đá, cấu xé và thoát y để bị c̣ng. Chúng ta khó trở thành người điên lắm. Ước mơ c̣n giúp ta luôn luôn tỉnh, dù ta bị kéo dài thời gian nhốt chung với người điên. Hăy nhớ điên không phải là bệnh truyền nhiễm, em nhỏ thân mến.

    – Chị đă bị tra tấn nhiều lần ?

    – Những ngày đầu. Bây giờ, họ tưởng chị điên thật. Sống với người điên suốt đời vẫn dễ chịu hơn sống với cộng sản. Họ có thể làm đau đớn thể xác ta khoảnh khắc, làm phiền ta nhưng họ không bắt ta làm tự khai.


    Có chị Nga bên cạnh, tôi khởi sự những ngày sống ở nhà thương điên, thứ nhà tù khốn kiếp nhất. Người ta muốn biến đổi tâm hồn con người mà không cần dùng hệ thống tẩy năo của Pavlov. Với ai đó, người ta sẽ thành công. Với chúng tôi, họ chỉ thất bại. Bởi v́, nếu bị điên, chúng tôi đă điên ở những nơi biệt giam câm lặng đằng đẵng tháng năm.

    Phấn đấu trong bóng tối với sự quạnh hiu xoi ṃn xương thịt khổ hơn phấn đấu để khỏi bị điên trong thế giới người điên. Chị Nga biết cách sống với người điên, biết cách giả vờ điên. Kinh nghiệm nào đă dậy chị ? Ôi, thứ kinh nghiệm gớm ghiếc chị rút tỉa được dưới đáy địa ngục. Bằng kinh nghiệm ấy, chị Nga qua mặt các sử gia của Đảng Cộng sản, cái đám lănh «sứ mạng» điều nghiên tâm lư của tuổi trẻ chống đối họ không thấm mệt. Họ tưởng chị Nga điên rồi. Nhưng chị Nga chưa điên, không bao giờ điên.


    Còn tiếp ...

  6. #3916
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Chị Nga chỉ già nua, tàn tạ nhan sắc và, chắc chắn, xuân đời của riêng chị đă phôi pha. Jane Fonda hay Elizabeth Hopkins đă là những kẻ thong manh tội nghiệp. Họ thiếu may mắn để chữa bệnh tật của họ. Làm sao họ biết những người con gái bị c̣ng dính chùm trong biệt giam tối tăm, hôi hám. Nếu họ mở nổi mắt nh́n rơ h́nh hài chị Nga lúc này và cái chết thê thảm của chị Nhi năm ngoái th́ ngay cả Bertrand Russell cũng sẽ đ̣i hỏi chính ṭa án của ông ta kết tội ông ta như ông ta đă kết tội chiến tranh Việt Nam.

    Chiến tranh Việt Nam bỉ ổi hay h́nh phạt của ḥa b́nh Việt Nam bỉ ổi ? Và, những kẻ phản chiến hôm qua, những kẻ thân hữu với cộng sản hôm nay phải cúi mặt xấu hổ. Nói chi bọn vong bản che dù. Tất cả hăy chịu khó h́nh tưởng những người con gái Việt Nam yêu tổ quốc, yêu tự do, yêu dân chủ – chỉ có mỗi tội ấy thôi – mà phải úa héo, tàn tạ một kiếp người trong những chiếc quan tài xi măng cốt sắt, câm lặng và đói khát, xiềng xích triền miên.

    Bóng tối và tủi khổ chỉ làm mờ mắt và gầy ṃn nhưng vẫn làm ước mơ rực sáng. Dẫu họ gục xuống trong cô đơn, trong sự ngoảnh mặt không mảy may trắc ẩn của những kẻ thích ồn ào phán xét, thích lên tiếng vô trách nhiệm, thích làm dáng nhân quyền th́ ước mơ của họ vẫn tồn tại. Đó là chất ngọt của trái đắng, là ư nghĩa của đời sống của những ai dám đánh đu với h́nh phạt của thù hận để định nghĩa làm người, để dâng hiến cuộc đời.

    – Chị Nga, chị c̣n giữ vững cái cung cách đối xử với cộng sản khi sông núi chuyển vận không ?

    – C̣n chứ. Ta phải dạy họ làm người, cần dạy họ làm người.

    – Dù họ dạy ta điên ? Dù họ nhỏ át xít từng giọt lên đời ta ?

    – Dù ǵ chăng nữa, vẫn nên dạy họ làm người. Hễ được làm người, họ sẽ hết là cộng sản, sẽ hết đày đọa con người. Đó là Di chúc của cô giáo Trần Thu Nhi và chúng ta có bổn phận phải thực hiện.

    Chị Nga luôn luôn tuyệt diệu. Tâm hồn chị đă đáp trên chuyến xe hồi tưởng trở về vùng đất trăm năm xưa cũ của người Việt Nam cao thượng, người Việt Nam chưa hề bị biến chất bởi những chủ nghĩa phi nhân Tây phương, bởi những tinh thần hẹp ḥi của các thứ giáo hội. Sống bên chị, nhà thương điên bỗng trở thành miếng sân đời, và, chị Nga, tôi có cảm tưởng chị là cây thông sừng sững, cao vút, cô liêu.

    Phải mất một tuần lễ, những vết cào cấu trên gương mặt tôi mới tróc vẩy. Những vết cào cấu không thể thành sẹo. Tôi thèm có một vết sẹo. Để, thỉnh thoảng, rờ rẫm mà nhớ một h́nh phạt hèn mọn của thù hận. Sinh hoạt nhà thương điên, dần dần, thích hợp với tôi. Chị Nga đă trang bị đầy đủ «vũ khí chống điên» cho tôi. Những người điên không c̣n là nỗi ám ảnh của tôi nữa. Ta sẽ mường tượng hàng ngàn điều quái đản ở một nơi chốn ghê gớm khi ta chưa bước tới.

    Đă bước tới, huyền thoại của nó sẽ tan biến. Nếu ta một lần đau khổ dám can đảm chấp nhận, ta sẽ ngh́n lần đau khổ khinh thường và không thể dễ dàng bị khuất phục, bị gục ngă. Người ta nói thẳng với chúng tôi rằng người ta chỉ muốn chúng tôi sợ hăi. Nhiệt t́nh và ḷng tự phụ của chúng tôi không cho phép chúng tôi sợ hăi. Sợ hăi là đầu hàng.

    Cuộc chiến đấu của chúng tôi đă làm cho kẻ thù choáng váng. Và chúng tôi rất tự hào. Để có niềm tự hào, chúng tôi phải đánh đổi bằng nghẹn ngào, cay đắng, chết chóc và ngay cả xuân mộng đời ḿnh. Tự nhiên, tôi mơ ước làm nhà văn để viết về chị Nhi, chị Nga, về những người bằng tuổi tôi đang âm thầm chiến đấu, đang bắt đầu cuộc chiến đấu với thứ chủ nghĩa đă làm ṃn mỏi, lây lất dân tộc tôi.

    Tôi mơ ước được vinh tôn họ, những người không biết ồn ào, không một tham vọng quyền bính, không ngớ ngẩn và lố bịch quần áo đen, khăn rằn học đ̣i đóng vai lănh tụ và sẵn sàng t́nh nguyện vắng mặt ở cuộc vui lớn thành công. Nghĩ thật tội nghiệp lịch sử nước tôi, trải qua một kinh quá đau đớn nhục nhằn, vẫn c̣n sót lại nhiều bọt bèo, rác rến.

    Sang tuần lễ thứ hai, tôi quen thân gần hết bạn điên trong pḥng. Chị Nga bảo những người bị nhốt trong pḥng là những người điên nặng, những người điên thích phá phách, cắn xé và la hét. Một điều khiến tôi lạ lùng là người điên nặng vẫn c̣n biết sợ hăi. Họ nem nép khi Giám thị xuất hiện và biết t́m chỗ lẫn trốn khi Giám thị cầm roi mây vào pḥng.

    Mỗi ngày, nhiều tṛ điên diễn ra theo đúng thời khoá biểu của người điên. Nếu không được tôi luyện ở các nơi biệt giam, tôi cũng sẽ điên v́ những tṛ chơi này. Nhờ thèm khát tiếng nói, giọng cười của mọi người từ lâu, tôi cảm giác thú vị và ấm áp sống với cộng đồng nhỏ, dẫu chỉ là cộng đồng điên khùng, rồ dại. Sau mỗi lưu lạc thần trí đáng sợ, những đôi mắt ngầu đỏ trở lại hiền dịu và giọng nói đằm thắm vô cùng, người điên trầm tư và ngôn ngữ của họ chả điên tí nào.

    Họ khôn hơn các người tỉnh khi họ tâm sự với tôi. Nhưng khi họ nổi cơn, cấu xé lẫn nhau, đập đầu vào tường, bám chấn song cửa gào thét, cởi quần áo tênh hênh, cười, khóc, chửi bới đủ điều, đủ hạng người th́ họ giống hệt quỷ sứ dưới địa ngục. Lúc ấy, để bảo vệ ḿnh, chị Nga dạy tôi, phải sững sờ, dữ dằn để chứng tỏ ḿnh ghê gớm hơn họ.

    V́ người điên biết sợ hăi. Chinh phục người điên, ḿnh sẽ không sợ người điên và sợ bị điên. Chị Nga bắt tôi làm một giác đấu sĩ trong đấu trường điên. Tôi đă lăn xả vào người điên thật, túm tóc họ, lột xé quần áo họ, ngoạm cắn họ. Và, quả nhiên, tôi biến thành người điên bất khả xâm phạm, đầy quyền uy. Tôi có thể ra lệnh cho họ cả lúc họ điên lẫn lúc họ tỉnh. Rồi tôi nghẹn ngào, cay đắng.

    Cuộc đời đẩy tôi vào nhà thương điên. H́nh phạt hay ân huệ ? Đêm đêm, chợt thức giấc, tôi thấy những người điên hoặc dựa lưng vô tường đan lát tưởng tượng, đọc sách tưởng tượng, ôm con nũng nịu tưởng tượng … hoặc tay chắp sau đít đi đi lại lại trong pḥng hẹp, nói năng lảm nhảm, nguyền rủa vu vơ. Họ ngủ rất ít, ăn rất ít. Ngày nào đó, họ sẽ chết. Người ta đâu thích cứu họ. Nhà thương, nơi họ đến, họ không được thương xót, chữa bệnh mà chỉ có hất hủi, đọa đầy và đánh đập.

    Nhà thương điên, đúng theo nghĩa thời đại, là trại tập trung cải tạo người điên. Từ mấy năm nay, tỷ lệ người điên ở Sài G̣n gia tăng một cách ngoạn mục. Người ta điên v́ mất tất cả. Người ta cũng điên v́ muốn đi t́m lại tất cả. Điên giả vờ nhiều hơn điên thật. Điên giả vờ để được cấp chứng chỉ điên để nộp hồ sơ xuất ngoại chữa bệnh – cách vượt biên ít mạo hiểm – và để tha hồ công kích chế độ mà không bị nằm tù.

    Người ta bảo, sống với cộng sản, thần kinh luôn luôn căng thẳng, riết rồi mất trí hết. Cơi đời thênh thang đă là trại điên vĩ đại th́ Chợ Quán chỉ c̣n là túp lều trong cái trại ấy.


    Còn tiếp ...

  7. #3917
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Tôi thường bám chấn song cửa sắt nh́n ra sân nhà thương, khu vực người điên không bị quản chế, những người điên tỉnh. Họ không thích ồn ào nên không gây ồn ào. Chị Nga nói với tôi rằng, có người nổi điên từ một buổi tối công an ập đến nhà, siết c̣ng chặt tay chồng ḿnh, đọc Quyết định bắt và dẫn đi. Có người nổi điên từ chiến dịch đánh tư sản đợt hai năm 1978. Của cải bị tịch thu, bị đuổi đi vùng kinh tế mới đèo heo hút gió với hai bàn tay trắng. Thế là điên.

    Nhưng thê thảm nhất là trường hợp điên của một người đàn ông. Anh ta cùng với vợ và đứa con nhỏ trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền. Thuyền của anh ta gặp cướp biển Thái Lan. Bọn cướp sau khi vơ vét vàng bạc th́ hăm hiếp đàn bà con gái. Vợ anh ta bị cướp hiếp bảy lần. Anh ta điên từ lúc nghe thấy tiếng vợ ḿnh kêu cứu, rên xiết. Người chồng bất lực. Thế giới bất lực. Quyền uy của loài người bất lực.

    Đạo lư và tinh thần sùng bái Phật giáo của cả hai nước Thái Lan nằm trong sự man rợ của bầy thú cướp biển. Người chồng ôm đứa con nhỏ nhảy xuống biển. Khốn nạn cho anh ta là anh ta được cứu vớt lên cái thuyền bị bầy thú gỡ nốt cả máy. Đứa con đă chết sặc và ch́m nghỉm. Thuyền lênh đênh, trôi giạt về bờ bải quê hương. Anh ta bị bắt bỏ tù. Nhờ điên, anh được đưa vào Chợ Quán.

    Bây giờ, suốt ngày, anh ôm cái gối, dựa gốc cây, ngồi trên ghế chuyện tṛ với cái gối, ru cái gối ngủ, vỗ về cái gối, tưởng chừng cái gối là con ḿnh. Thuyền nhân bất hạnh này vẫn c̣n hạnh phúc là được điên ở quê nhà. Nếu anh tới bến tự do, anh sẽ điên trên đảo v́ số phận của anh, chắc chắn, không khơi dậy mảy may trắc ẩn của những kẻ nắm cái quyền ban phát ân huệ định cư cho anh.

    Họ sẽ lạnh lùng hỏi anh: «Có thân nhân ở nước thứ ba nào không? Trước đây có làm cu ly cho Mỹ không, có ôm súng bắn cộng sản hay không?» Vân vân … Nếu không, anh phải nằm đảo, đợi người ta coi anh như rác và hốt anh đi định cư. Thời gian anh hóa thành rác, ít nhất, là 1095 ngày ! Những người điên v́ yêu chuộng tự do, chưa kịp xuống thuyền đă bị đồng bào của ḿnh lừa gạt hết vàng bạc, đầy rẫy ở nhà thương điên. Khi họ nổi cơn, cả loài người bị nguyền rủa thậm tệ.

    Chỉ cần nghĩ tới thân phận của họ, đă đủ điên rồi. Nhưng bọn phản bội, bọn réo rắc bệnh điên th́ vẫn tỉnh táo. Chị Nga khuyên tôi đừng nên suy tư về người điên. Tôi chợt hiểu tại sao tóc chị Nga mau bạc !

    Một đêm, cùng thức giấc, chị Nga buồn bă tâm sự với tôi :

    – Có lẽ chị em ḿnh sắp xa nhau.

    – Chị linh cảm à ?

    – Ừ, chị linh cảm. Chị đă thấm mệt, thấm mệt thật sự. Chị lo ngại sức khỏe của chị không chịu đựng nổi h́nh phạt. Ư chị không cần ăn, ước mơ không cần ăn nhưng thể xác rất cần. Nó cho ḿnh ăn uống tồi tệ quá.

    – Em phải nói với chị điều ǵ ?

    – Khỏi. Trong hai đứa ḿnh, một đứa phải sống. Ta nợ nần nhiều, phải có đứa sống để trả nợ.

    – Và để dạy cộng sản làm người.

    – Dĩ nhiên.

    – Để viết tiếp vài diễn văn dang dở.

    – Chứ sao.

    – Chị Nga ạ, thế th́ đứa phải sống là chị. Vì chỉ có chị mới đủ tư cách viết và đọc diễn văn.

    – Tại sao không là em ?

    – Em chưa thể trang trải và độ lượng như chị. Nhưng, chị ạ, đừng nói chuyện bỏ cuộc, đừng nói chuyện chết chóc. Có lần, chị nhớ chứ, chính chị đă nói: « Ở đây không cho phép ai nói đến cái chết » khi ba chúng ta bị c̣ng dính chùm trong biệt giam đề lao Gia Định.

    – Mấy năm rồi, Lan ?

    Mấy năm rồi ? Tôi muốn làm một tù nhân lạc tháng, rồi ngày để khỏi phải nhớ từng phút phấn đấu với sự sợ hăi và cái chết. Hăy tính hai đời tổng thống Mỹ. Tôi vào tù từ Gerald Ford, nằm biệt giam sang Jimmy Carter. Ngọn cờ Human rights của Jimmy Carter phất vào tháng trước th́ tháng sau chúng tôi ăn cơm độn khoai, ngô, sắn và ăn bột ḿ đầy mọt nhân đạo của Tây phương luộc chưa chín. Sau đó, chúng tôi ăn bobo, thứ thực phẩm của ngựa.

    Tám mươi phần trăm tù nhân Việt Nam bị hư răng và đau dạ dầy v́ sắn và bobo. Ngọn cờ Human rights thiếu gió, nó rũ rượi, ủ ê. Và quyền làm người vẫn chỉ là thứ đồ trang sức của những kẻ thích đi trên con đường của vĩ nhân. Giờ này, Jimmy Carter đang lo vận động tái ứng cử. Giờ này, chị Nga vừa hỏi tôi ở tù được mấy năm rồi.

    – Sắp hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ rồi, chị Nga ạ !

    Chị Nga mỉm cười. Nụ cười trong pḥng điên, dưới ánh đèn néon, thấy nó mỉa mai làm sao !


    Còn tiếp ...

  8. #3918
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Chị Nga nhắm mắt. Tôi không quen ngủ dưới ánh sáng đèn néon. Ở biệt giam thêm chút ánh sáng, ở pḥng điên tôi lại thấy nó thừa. Người điên đâu biết khoét tường trốn trại mà phải thắp đèn thâu đêm. Có lẽ, người ta muốn những người chưa điên, luôn luôn nh́n rơ người đă điên để chống điên. Và người ta bảo chủ nghĩa của người ta ưu việt, chế độ của người ta quư trọng con người !

    Tôi ngắm khuôn mặt chị Nga và tôi cảm giác một sợi khói nào cay nhất vướng trong mắt tôi. Đă một lần, chị Nhi nói đến cái chết. Rồi chị chết. Chết tay vẫn đeo c̣ng . Bây giờ, chị Nga cũng nói đến cái chết. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi đă nhủ, sẽ có một hôm, đi t́m nấm mồ của chị Nhi, dựng bia mộ cho chị và máng lên đó cái c̣ng . Nếu chị Nga chết, tôi sẽ làm ǵ trước nấm mồ của chị ? Bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Mỹ hay sẽ chỉ một chiếc c̣ng , chiếc c̣ng rực sáng nhờ đă c̣ng tay nhiều người yêu tự do, dân chủ …

    Tôi không dám nghĩ ǵ thêm. Ngủ ngoan, chị Nga, em không cho phép chị nói đến cái chết . Sử gia của Đảng hỏi tôi :

    – Cô cảm thấy sợ hăi chưa ?

    Tôi nh́n thẳng vào đôi mắt của sử gia. Dẫu mang kính cận, sử gia vẫn không dấu nổi những tia bàng hoàng. Bạn đă bao giờ thấy mắt diều hâu chưa ? Dữ tợn lắm nhưng chưa bằng đôi mắt gà mái bảo vệ đàn con chống lại diều hâu .

    – Cô … Cô điên rồi à ?

    Sử gia ngồi thủ thế. Tôi cười nửa miệng :

    – Ông hỏi hai câu đều ngớ ngẩn.

    – Ngớ ngẩn ?

    – Phải, ngớ ngẩn tuyệt đối. Có thể, ông giả vờ ngớ ngẩn như người giả vờ điên. Ông dặn tôi, khi nào cảm thấy sợ hăi mới báo cáo, tôi chưa cảm thấy, ông đă gọi tôi đi làm việc. Rồi ông lại hỏi tôi điên rồi à ! Người điên không biết ḿnh điên , như kẻ độc ác không biết nó độc ác.

    – Cô ám chỉ ai ?

    – Tôi nói thẳng v́ tôi thẳng thắn.

    – Cô liều mạng vô ích, cô Lan ạ !

    – Ông lầm. Tôi biết lúc nào cần phải chết. Thế thôi.

    – Vậy cô muốn ǵ ?

    – Tôi đă đọc «Ngục trung nhật kư» của ông Hồ Chí Minh và những bài thơ tù của ông Tố Hữu. Tôi rút ra hai điều nhận xét. Một, thực dân và phát xít nhốt các ông ấy lỏng lẻo quá. Ở tù kiểu đó, ai cũng ở được và ở suốt đời. Hai, cả hai ông đều thích rên siết trong tù. Nhà tù của các ông gớm ghiếc gấp ngàn lần nhà tù thực dân, phát xít. Tôi không rên siết, chúng tôi không thèm rên siết. Chúng tôi sống phơi phới và có quyền nói chúng tôi can đảm hơn ông Hồ Chí Minh.

    – Tôi hỏi cô muốn ǵ ?

    – Muốn dạy cộng sản làm người ! Thực ḷng, chúng tôi muốn dạy cộng sản làm người, dù cộng sản dạy chúng tôi điên, nhỏ từng giọt át xít lên đời chúng tôi.

    – Tôi không hiểu cô.

    – Tôi hiểu ông, hiểu các ông. Các ông độc ác và vô liêm sỉ. Đó là bản chất cộng sản. Muốn hành hạ thể xác tôi, nói toạc móng heo, muốn tra tấn tôi, các ông cứ việc tra tấn một cách thẳng thắn, mặt đối mặt cho nó quân tử. Hà tất phải bầy kịch công an sắm vai người điên tra tấn tôi. Người điên các ông cũng chưa tha, c̣n chà đạp lên phẩm cách của họ. Các ông, quả thật, chưa làm người nổi, cần được dạy dỗ nhiều.

    – Cô điên rồi. Cô nói y hệt người điên.

    – Các ông hèn mọn. Các ông là bọn ném đá dấu tay, bọn chuyên môn gây tội ác rồi vấy tội lên đầu kẻ khác.

    Sử gia lắc đầu. Ông ta đốt điếu thuốc, hít một hơi đẫy đà, nhả khói rồi gật gù :

    – Nếu cô tỉnh táo, cô sẽ khôn ngoan hơn.

    Tôi phá ra cười :

    – Tôi chưa điên đâu, sử gia ạ ! Người điên dễ chịu hơn cộng sản và nhà thương điên thoải mái hơn chế độ xă hội chủ nghĩa. Tội nghiệp ông quá, ông v́ cái sự nghiệp ǵ mà hành hạ chúng tôi ? Ông sẽ được cái ǵ ? Đừng ḥng xác ông được bỏ vào ḥm kính hay chôn trong Lăng Bác của ông. Đừng ḥng, đừng ḥng … Người cộng sản đáng tội nghiệp lắm, họ chẳng có chút ước mơ nào. Ông đang ước mơ ǵ ? Ông mong tôi chết sớm hả ? Ông mong tôi nếm đủ h́nh phạt của chủ nghĩa của ông hả ? Rồi ông có leo lên xác tôi để sánh vai với Trường Chinh, Lê Duẩn không ?


    Còn tiếp ...

  9. #3919
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    – Cô Lan, tôi sắp nói với cô những lời tâm cảm. Nói cho đúng, tôi sắp nói với cô những lời tâm cảm của Đảng. Tôi muốn cô nghe bằng thái độ thành khẩn.

    – Tôi rất thích thành khẩn.

    – Hẳn cô phải hiểu Đảng rất ưu ái tuổi trẻ.

    – Để làm vật thí nghiệm.

    – Hơn cả thế, để trao lịch sử vào tay các cô, các cậu. Những người bạn trong tổ chức của cô đă được thả về hết. Rồi cô sẽ gặp họ bằng xương bằng thịt. Sẽ gặp. Cô cũng sẽ gặp thân nhân của cô. Dù có thù ghét cộng sản, tôi vẫn nói với cô điều này: Cộng sản thèm muốn những người ngoan cường như cô. Tại sao cô không là cộng sản nhỉ ? Chúng tôi sẵn sàng kết nạp cô. Lịch sử Đảng không thiếu những đảng viên lănh đạo đă từng chống Đảng dữ dằn như cô. Nghĩ lại đi, cô Lan, giữa cô và Đảng, giữa gia đ́nh cô và Đảng chưa hề có chút nợ nần ǵ. Tại sao cô chống Đảng măi ?

    – H́nh như tôi đă trả lời ông. H́nh như người điên không nên nghe người cộng sản. Ông đứng nói nữa. Tất cả đều muộn bởi v́ không bao giờ nó sớm.

    – Cô điên rồi. Tự ái của cô đă làm cô điên. Chúng tôi sẽ chữa bệnh cho cô, sẽ đưa cô từ cái tĩnh ra cái động.

    – Từ cái chết ṃn ra cái chết lẹ ! Ông đạo đức và nhân ái quá, ông sử gia ạ ! Sẽ có ngày tôi dạy ông làm người.

    Giám thị dẫn tôi về pḥng. Chị Nga đă bị c̣ng ở giữa cửa sắt. Chị đứng bên trong, tḥ tay qua chấn song. Hai cổ tay chị tọng teng chiếc c̣ng số 8. Giám thị mở khóa, kéo mạnh cửa ra phía ngoài. Chị Nga bị kéo theo, chị nghiến răng chịu đựng. Tôi bước vào. Cánh cửa đóng mạnh. Chị Nga lại văng vào tư thế cũ. Tôi thừa hiểu tại sao người ta phạt chị Nga. Chị không thể qua mặt được sử gia của Đảng như chị và tôi đă tưởng.

    Cộng sản họ thâm độc ở chỗ đó. Họ biết tất cả hành động của ḿnh nhưng họ cứ lờ đi. Chỉ cái ǵ dấu trong đầu óc là họ mới không dám phá nổi. Chẳng hạn, họ chẳng thể nào hiểu được tâm hồn cao cả của chị Nga.

    Người đàn bà đă tàn tạ thời con gái trong các nhà tù, người đàn bà đang bị c̣ng tay vào chấn song sắt của nhà thương điên, người đàn bà bao nhiêu ngày đêm phấn đấu với h́nh phạt của thù hận mà vẫn không thèm nghĩ đến chuyện hận thù, vẫn mơ ước dạy cộng sản làm người, vẫn âm thầm soạn những bài yêu thương giáo khoa thư cho thú vật để chúng sớm hóa kiếp thành người. Người đàn bà tuyệt diệu ấy, chị Nga kính mến của tôi, tôi đứng cạnh chị, trừng trừng nhin Giám thị đang loay hoay ổ khóa.

    – Ông Giám thị ! Tôi gọi.

    – Ǵ ? Giám thị đứng thẳng người, hất hàm.

    – Tôi muốn làm việc lại.

    – Với ai ?

    – Với người vừa làm việc.

    Chị Nga lắc đầu:

    – Vô ích, em nhỏ. Đừng dại dột xin cộng sản thương hại. Cũng đừng ngu si phản kháng. Tốt nhất là ngẩng mặt trong cô đơn.

    Tôi chưa kịp nói thêm. Giám thị đă mất hút. Lát sau, sử gia tới. Ông ta hỏi tôi:

    – Cô Lan muốn làm việc ?

    Tôi đưa tay lên vai chị Nga. Rồi tôi luồn cánh tay tôi qua cánh tay dính c̣ng của chị.

    – Không phải làm việc. Tôi muốn nhắc lại câu nói của tôi để ông khỏi nuôi ảo tưởng : Tất cả đều muộn bởi v́ không bao giờ nó sớm. Không bao giờ.

    – Nó vẫn sớm, lúc nào nó cũng sớm. Ngay bây giờ, chẳng hạn, cô muốn ǵ ?

    – Tôi muốn được c̣ng chung với bạn tôi.

    – Yêu cầu của cô, không được thỏa măn đâu. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mở c̣ng cho bạn cô.

    – Tôi không xin điều đó.

    – Cô Lan, tôi đáng tuổi cha anh của cô. Với cộng sản, các cô vẫn c̣n khờ dại lắm. Ngoan cường thừa nhưng thiếu gian ngoan.


    Còn tiếp ...

  10. #3920
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Sử gia bỏ đi. Buổi chiều, người ta mở c̣ng cho chị Nga th́ buổi tối người ta gọi tôi lên văn pḥng giám thị làm việc. Sử gia ngồi hút thuốc lá, tỏ vẻ đắc ư. Ông ta mở đầu câu chuyện có nước trà ướp sen thơm ngát và bánh ngọt :

    – Cô đă làm say mê công cuộc nghiên cứu của tôi. V́ tôi say mê nên tôi muốn tâm sự với cô, nhân danh người lớn tuổi hơn cô. Cô dùng nước đi.

    – Cám ơn ông, tôi đă quen uống nước tù.

    – Vậy cô dùng bánh.

    – Tôi cũng quen nuốt sắn rồi. Phải cám ơn các ông v́ các ông đă dạy chúng tôi biết coi thường vật chất.

    – Tôi tin cô nói thật.

    – Tôi thiếu gian ngoan nên thích nói thật. Và tôi bằng ḷng sự thiếu thốn ấy.

    – Bởi vậy, chúng tôi mới mất công v́ các cô, các cậu Sài G̣n.

    – Các ông sẽ tốn công đấy.

    – Cộng sản kiên tŕ tối đa. Các cô là đá, chúng tôi là nước chảy.

    – Thí dụ chúng tôi là hư vô.

    Sử gia cười. Ông ta không trả lời tôi mà nói :

    – Quả thật, chúng tôi dễ dàng hy sinh thế hệ của các cô. Chúng tôi không cần các cô, các cậu đâu. Vài năm nữa, chúng tôi có thế hệ không biết chống đối, không dám chống đối chúng tôi, đă đành, mà c̣n trừ khử kẻ nào chống đối chúng tôi. Nhưng chúng tôi ngổn ngang vấn đề phải đối phó, chúng tôi không muốn phí th́ giờ với các cô, các cậu. Tóm tắt, một là cô cộng tác với chúng tôi. Hai là cô ở tù suốt đời. Cô sẽ không được chết theo ư muốn của cô đâu.

    Tôi nhớ lại chị Nga nói buổi trưa: «Đừng dại dột xin cộng sản thương hại. Cũng đừng ngu si phản kháng » Và tôi chớp mắt ra chiều cảm động.

    – Tôi sẽ suy nghĩ.

    – Phải, cô nên suy nghĩ.

    – C̣n các bạn trong tổ chức của tôi ? Tôi muốn gặp họ.

    – Họ được tha hết rồi. Tất cả đều từ chối gặp cô. Họ có quyền công dân nên có đủ quyền tự do. Họ nói không thích dính dáng đến phản động và người c̣n đang bị tù. Rất tiếc.

    Sử gia giải thích trôi chẩy quá. Mỗi sáng « sẽ gặp họ bằng xương bằng thịt » đă tới « họ không thích dính dáng đến phản động ».

    – Ông c̣n ǵ để nói với tôi nữa không ?

    – Cô sẽ từ cái tĩnh ra cái động rồi từ cái động về cái ấm êm. À, cô muốn gặp mẹ cô không ?

    – Không.

    – Tại sao ?

    – Tôi muốn mẹ tôi để dành cho tôi những giọt nước mắt, mai này.

    – Thế nghĩa là …

    – Là mẹ tôi sẽ khóc trên nấm mồ của tôi, một mai, đất nước ta có cái hội đi t́m những nấm mồ không có mộ bia.

    Tôi tự ư đứng dậy :

    – Ông sử gia, xin ông cho tôi biết tên thật của ông ?

    Sử gia gỡ mắt kính, dụi mắt :

    – Để làm ǵ, cô Lan ?

    – Dù chết cách nào th́ tôi cũng sẽ chết sau ông. Và dù sống cách nào th́ cũng sẽ đem một ṿng hoa đặt trên nấm mồ buồn tẻ của ông.

    – Cô lạ quá.

    – Có chi lạ, tôi được vinh dự làm người, tôi phải cư xử như con người , dầu cộng sản đă ngược đăi tôi ngang hàng con vật.

    – Chắc chắn, tôi sẽ đặt ṿng hoa lên mộ của cô.

    – Ông chắc chắn ?

    – Phải.

    – Vậy ông sẽ là người và tôi hănh diện đă dạy ông làm người.

    Sử gia bực bội. Ông ta xoắn tay, nét mặt đanh lại :

    – Tôi không thể kiên nhẫn hơn.

    Tôi lại ngồi xuống ghế :

    – Vậy là ông là đá, hết là nước chẩy rồi. Tôi rất phục ông. Những nhà nghiên cứu cộng sản nói rằng, chỉ cần có một chút lương tâm thôi, người cộng sản hết là cộng sản. Ông c̣n một chút lương tâm nào không ?

    Ông cảm giác ǵ thấy con cháu ông bị đ̣n thù của các ông giáng nện ? Ông nghĩ ǵ khi thấy xuân đời chúng tôi tàn tạ trong biệt giam , trong nhà điên ? Ông có lợm giọng bởi những h́nh phạt tồi tệ dành cho chúng tôi, cho những kẻ mà ông đă soi kính hiển vi không t́m ra dấu vết thù hận về ư thức ? Sau hết ông cảm tưởng ǵ khi đă vuốt ve tôi bằng những lời nói dối ?


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •