Page 349 of 471 FirstFirst ... 249299339345346347348349350351352353359399449 ... LastLast
Results 3,481 to 3,490 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3481
    Tran Truong
    Khách

    Con Mén _ tiếp theo

    Xóm Bộng bây giờ cũng đổi thay bề mặt. Vựa gạo của chú Chành _người Tàu_ bị tịch thu để biến thành trụ sở "Ủy ban nhân dân".

    Người lạ ở đâu về đó làm chủ tịch, thơ-kư. Chú Năm hớt tóc đầu ngơ bỗng thành ông "tổ trưởng", c̣n bác Bảy thợ hồ được thiên hạ gọi bằng "tổ phó an ninh".
    Chỉ có dân trong xóm vẫn c̣n là dân trong xóm !

    Thiên hạ "nhong nhóng" đợi một thời gian coi t́nh h́nh ra sao, nhưng rồi ít lâu sau cũng chẳng thấy ai rục rịch dọn về quê về làng.
    Mong ước b́nh dị "yên rồi, về quê sanh sống" _ một mong ước được chắt chiu nuôi dưỡng từ bao nhiêu năm _ bây giờ giống như bọt nước bờ sông từ từ tan ră.

    Cái "Ngày mai trời lại sáng" bây giờ thật sự chỉ là một giấc mộng !
    Thiên hạ thường chép miệng : "Ở dưới quê họ cũng tịch thâu hết rồi. Về làm cái khỉ ǵ ? Ở đâu cũng vậy thôi !"

    Dân tản cư bỗng thấy ḿnh như bị mồ côi, vĩnh-viễn bị cắt đứt với gốc dừa cây cau chậu kiểng.
    Từ thân chùm gởi họ đă trở thành đám lục-b́nh. Xóm Bộng mặc-nhiên thành điểm tựa để đám lục b́nh bám vào đó làm một quê hương , đất đứng.

    Người trong xóm bây giờ thấy gần gũi nhau hơn. Làm như là không phải dân tứ xứ đến đây, mà như là tất cả đều sanh trưởng ở xóm Bộng.

    Bây giờ họ mới nhận thấy rằng họ giống nhau từ suy-tư đến nếp sống, từ cách ăn mặc đến lời lẽ nói năng.
    Họ không biết rằng biến thiên của thời cuộc đă cho họ có một đối tượng _ thế giới cộng sản và con người cộng sản _ để nhận-xét và so-sánh.

    Đối tượng đó bây giờ thật rơ nét, không c̣n được ngụy-trang bởi những mỹ-từ. Cho nên họ nh́n thấy không điểm nào giống họ hết, từ con người đến phong tục tập quán.

    Tự nhiên, họ cùng đứng về một phía và họ c̣n thấy cần tựa vào nhau để sinh tồn.
    Cũng giống như nhà của họ ở : phải xây cất bám vào nhau, kèo cột câu vào nhau, phên vách nối vào nhau để đứng vững.

    Xóm Bộng chưa bao giờ biết băo lụt, nhưng trong nội tâm người xóm Bộng bây giờ đang băo lụt tơi-bời…


    Ba con Mén đi học tập ba hôm rồi về nằm nhà gác tay lên trán. Má nó vẫn đi làm. Anh em nó vẫn đi học.

    Thời gian sau, ba nó cũng kiếm được việc làm ở bến tàu Khánh-Hội, sáng đi chiều về. Đêm đêm, ba má nó thay phiên nhau đi họp phường hoặc họp tổ.

    Lâu lâu, thằng anh lớn của nó đại-diện ba má ra pḥng họp ngồi cho có mặt.
    Những lúc đó, thấy nó mang theo hoặc quyển sách hoặc cuốn tập để thừa dịp có đèn sáng mà học bài cho ngày hôm sau…

    Bỗng một đêm, công an khu-vực cầm đèn bấm đưa bộ đội đến bắt ba con Mén dẫn đi. Cả xóm nhốn-nháo trong bóng tối.

    Má nó chạy theo kêu khóc, trợt bờ đê té lên té xuống. Đến đầu ngơ có đèn sáng, ba nó nói với má nó : "Chắc họ bắt lầm, chớ anh không có làm ǵ hết. Em yên tâm."

    Ở nhà, mấy anh em nó thắp đèn rồi ngồi nh́n nhau mếu-máo.
    Hàng xóm thay nhau đến ngồi với tụi nó cho đến khi má nó trở về, đầu cổ bơ phờ quần áo lấm lem bùn đất. Họ an ủi má nó, x́-xầm bàn-tán cho tới khuya mới ra về.

    Đóng cửa tắt đèn từ lâu mà con Mén nằm trên vơng c̣n nghe má nó khóc thút-thít. Nó cảm thấy thương má nó, thương ba nó. Rồi nó đâm tức giận mấy thằng công-an bộ-đội.
    Kềm không được, nó buột miệng chửi lớn :"Mồ tổ cha nó !".

    Tiếng của nó lanh-lảnh, sắc bén, rạch bóng đêm như một lưỡi dao lam. Má nó giật ḿnh, ngừng khóc, vói tay ṃ-mẫm rờ đầu nó.

    Nó nắm lấy bàn tay áp vào một bên má như muốn chia sớt niềm đau. Má nó bỗng nghe bàn tay ḿnh ươn-ướt.

  2. #3482
    Tran Truong
    Khách

    Con Mén _ tiếp theo

    Mấy hôm sau, vẫn không thấy ba nó về. Trái lại, công an khu vực đến thăm má nó thường hơn.
    Và lần nào cũng khuyên : "Chị cứ yên tâm. Nếu nhà nước xét thấy anh ấy không có nợ máu với nhân-dân, anh ấy sẽ được thả về thôi. Ta sáng suốt chớ không ác-ôn như ngụy đâu, chị ạ !"

    Ít lâu sau, có tin ba con Mén bị đưa đi học tập cải-tạo ở đâu ngoài Trung. Má nó khóc hết nước mắt.
    Tên công-an khu-vực lại đến nhà khuyên : "Đi học tập chớ đi tù đâu mà chị sợ. Cứ học tập tốt là được về ngay thôi. Yên chí !"
    Thoáng nghe như vậy, con Mén tức cành hông. Nó nh́n tên công-an chỉ có nửa con mắt !


    Má con Mén bị "họ" cho nghỉ việc. Gọn như liệng một món đồ vô dụng vào sọt rác !
    Tên thủ-trưởng gọi má nó vào văn pḥng, nói bằng một giọng trắng nhách như vôi : "Tập thể đă nhất trí cho chị nghỉ việc ngay từ bây giờ, bởi v́ chị không c̣n đủ điều-kiện để phục-vụ nhân-dân nữa. Chị lấy hết đồ đạc của chị rồi đi về đi "
    Đồ đạc là cái áo, cái khăn lông, cái nón lá và đôi dép cao su đúc.

    Một tên an-ninh đi theo đến cổng, dặn : "Chị đừng trở lại đây làm ǵ nữa. Không tốt đâu"
    Má nó lầm lủi đi, chẳng nói chẳng rằng. Cũng chẳng nhỏ một giọt nước mắt. Bởi v́ má nó đă chuẩn bị tinh thần từ ngày biết tin ba nó đi học tập cải tạo.

    Dưới chế-độ cộng-sản, đă là vợ con của "ngụy " là phải biết dọn ḿnh chịu đựng sự kỳ-thị của kẻ cầm quyền…

    Khi má con Mén về đến nhà th́ tụi nhỏ đă đi hết, đứa đi học, đứa đi lao-động trong trường.
    Má nó bèn dọn dẹp đồ đạc rồi nấu cơm một cách thản nhiên như chẳng có ǵ xảy ra hết. B́nh thường, má nó không về giờ này, nên hàng xóm để ư.

    Vài người chạy sang hỏi han như trong gia đ́nh : "Bộ có chuyện ǵ sao mà má con Mén về nhà giờ này vậy ?"
    Hỏi, nhưng trong ḷng họ đă đoán ra câu trả lời hết chín phần mười. Má nó cũng nghe an-ủi : "Dạ th́ họ đuổi chớ sao ! Ngụy mà ! Kể số ǵ ?" Rồi má nó cười thật mỉa mai.

    Một bà già phát tức, phun cốt trầu cái phẹt : "Hứ ! Cái giống ǵ mà thiệt vô nhân đạo. Người ta đă nghèo, một thân một ḿnh làm nuôi bầy con mà cũng đuổi cho đành !"

    Một bà khác thêm vào : "Thôi đi ! Nói ǵ cái thứ đó ! Mồ ông mả cha của tụi nó mà tụi nó c̣n coi không ra ǵ th́ nói chi tới bà con ḿnh".
    Nghe mấy tiếng "bà con ḿnh" bỗng nhiên má con Mén mủi ḷng, chảy nước mắt.

    Từ ngày bỏ xóm Cầu Ngang tạm cư ở xóm Bộng này, mặc dù có chồng con ở một bên, má nó vẫn nghe bơ-vơ lạ-lùng.

    Má nó thấy thiếu con kinh đào bờ đê thẳng tấp, thiếu chiếc cầu gỗ nhón cao chân dài, thiếu màu vàng ruộng lúa, thiếu mùi thơm bông cau, thiếu họ-hàng ruột thịt…
    Những thứ mà má nó đă thở từ những hơi thở đầu đời. Những thứ mà má nó đă nh́n từ khi nụ nh́n biết phân biệt.
    Tất cả, tất cả đă trở thành nhịp sống của chính bản thân của má con Mén. Mất đi những thứ đó, má nó cảm thấy như bị tách biệt ra khỏi cuộc đời này…

    Xóm Bộng tuy hiền, nhưng trước đây người cùng xóm đối xử với nhau c̣n nhiều dè-dặt, ít qua lại với nhau, gặp nhau chào hỏi xă-giao lấy lệ.
    Do đó, mặc dù sống trong xóm nhỏ đông người, má con Mén vẫn thấy như ḿnh sống lẻ loi giữa đồng giữa ruộng.

    Niềm đau đó má nó d́m sâu trong nội tâm từ bao lâu nay, bây giờ mấy tiếng "bà con ḿnh" thật chất-phác nhưng thật gần gũi, thật đậm đà t́nh lân lư, đă mở ngỏ khơi nguồn.
    Má nó khóc mà nghe ḷng thật ấm-cúng và cũng thật là thênh thang trải rộng. Giống như ruộng lúa xóm Cầu Ngang được ươm vàng dưới nắng, cuối mùa mưa…


    Biết thân phận ḿnh không làm sao t́m được việc làm ổn định, dù làm phu quét đường đổ phẩn, má con Mén cầm thế một mớ nữ trang quần áo rồi đi buôn đầu chợ bán cuối chợ.
    Tưởng giống như ngày xưa ở dưới quê, té ra thật là chật vật. Ở đây và bây giờ, có một trăm người bán nhưng không có một vạn người mua.

    Quá nhiều người bán bởi v́ những người này một số không chịu đi làm cho chế độ, một số bị chế độ sa thải đành buôn bán lắt nhắt để kiếm sống.
    Quá ít người mua bởi v́ thiên hạ không c̣n tiền…

  3. #3483
    Tran Truong
    Khách

    Con Mén _ tiếp theo

    Anh em con Mén cũng đă nghỉ học, ở nhà giúp má tụi nó bằng cách đi bươi đống rác lượm ve chai, giấy vụn, bao ni lông…

    Má con Mén cắt bao bố tời may lại thành túi nhỏ cỡ bằng ba giỏ đi chợ, có hai quai để tụi nó mang vào vai vào cổ.

    Mấy đứa lớn mang ba túi mỗi đứa, mấy đứa nhỏ tùy bữa mà đeo khi một khi hai. Đứa nào cũng cầm một que sắt đầu uốn cong như cái móc.
    Thằng lớn hay đùa : "Tụi ḿnh bây giờ thành Cái Bang hết. Tao là trưởng lăo ba túi, c̣n tụi bây là đệ tử.

    Mỗi ngày tủa ra đi hành hiệp trên mấy đống rác thành phố " Hồ Chí Minh quang vinh !" Rồi tụi nó cười vui như chẳng biết phiền lụy là ǵ .

    Má con Mén th́ khác. Ưu tư nằm ngay trong ánh mắt nụ cười. Những đêm trằn trọc đă đào sâu đôi má. Càng ngày, con người càng héo hon. Tuy nhiên, chẳng bao giờ nghe má nó mở miệng than một lời.

    Thấy tội nghiệp, hàng xóm thường qua thăm mẹ con con Mén để phụ tụi nhỏ lựa ra và xếp riêng thành đống miểng chai theo miểng chai, ni lông theo ni lông, giấy theo giấy v.v…

    Lâu lâu họ cũng mang cho vài khúc mía, trái dừa hoặc mấy nhúm tôm khô . Có ǵ cho nấy, không c̣n nề hà dở ngon hay nhiều ít .
    Má con Mén đều nhận hết, không bao giờ từ chối đẩy đưa. Bây giờ, làm như là người ta sống thật t́nh với nhau hơn hồi trước.

    Làm như là thiên hạ cần có nhau như hơi thở cần cho cuộc đời. Có lẽ bởi v́ họ đă mất tất cả những ǵ họ đă có, bây giờ họ chỉ c̣n lại có nhau thôi…
    Lần hồi rồi má con Mén cũng phải bán đi chút đỉnh đồ đạc trong nhà để đủ có miếng ăn cho lũ nhỏ. Lúc này tụi nó lớn thấy rơ, mặc dù ăn uống kham khổ.

    Mấy bà hàng xóm thường nói : "Trời sanh, trời nuôi". Mà thật, tới con Mén cũng cao lên, tuy vẫn c̣n gầy. Tay chân hơi ghẻ lở nhưng gương mặt vẫn kháu khỉnh nhờ mái tóc vẫn hớt bom-bê cao.

    Nó không chịu để tóc dài. Mỗi lần má nó đề nghị "Để tóc dài đi con cho nó thành con gái" nó lắc đầu nguầy nguậy, tóc bom-bê x̣e ra như rẻ quạt : "Nực thấy mồ…"
    Mấy hôm đầu đi bươi rác, nó c̣n mang dép Nhựt. Sau đó, nó lượm một mớ giày Bata rách mũi, chọn được hai chiếc vừa chân th́ một xanh một vàng.

    Nó mang vào, hí hửng : "Kệ nó ! Khác màu như vậy khỏi sợ chúng nó ăn cắp". Rồi nó đem đôi dép Nhựt rửa sạch, cất kỹ.
    Không ai hỏi, nhưng nó vẫn giải thích : "Để giành mai mốt có đi học lại, có mà mang" Nghe nó nói, thằng anh hai nó nh́n nó rất lâu, bồi hồi xúc động.
    Anh nó nhận thấy con Mén không c̣n là con nít nữa.

    Má con Mén có một người chị ruột tên Ánh _Nguyễn Thị Ánh_ hồi đó nấu bếp cho vợ chồng một ông Tây. Khi gia đ́nh ông này dọn về xứ, chị Ánh cũng đi theo họ rồi ở luôn bên đó.
    Ít lâu sau, có tin chỉ lấy chồng người Pháp rồi hai vợ chồng đưa nhau qua làm ăn ở Phi-Châu. Chỉ cũng đă vào quốc tịch Pháp và đổi tên là Anne – bà Anne Brioude.

    Khi má con Mén bắt đầu cạy gạch bông nền nhà lên bán để độ nhựt . Thằng anh con Mén nói : "hết ăn tủ tới ăn rương, bây giờ tụi ḿnh ăn tới gạch !" th́ chị Ánh ở bên tây về kiếm thăm.

    Ông chồng khuyên không nên về sợ gặp khó khăn, nhưng chỉ vẩn quyết định : "Tôi phải về kiếm tụi nó coi ra sao. Nghe nói bây giờ bên Việt Nam dân chúng đói khổ lắm".

    Rồi chị mua thật nhiều hàng vải quà cáp làm như gia đ́nh chị bên nhà c̣n rất đông.
    Thật ra, chị Ánh chỉ c̣n có má con Mén là ruột thịt, nhưng mười mấy năm xa cách đă làm cho t́nh thương trong ḷng chị thật mênh-mông, không bờ không bến, đến độ chị không đo lường được nữa không phân biệt được nữa đâu là t́nh thương em đâu là t́nh thương quê hương…

    Về Sàig̣n _ chị Ánh vẫn gọi là Sàig̣n v́ thói quen _ chị ở khách sạn Hữu-Nghị.
    Ngày ngày chị đi ḍ hỏi tin tức má con Mén, từ những người quen xa xa chỉ qua những người cùng gốc ở Cầu Ngang nhưng đă lên làm ăn ở thành thị từ trước…

    Cứ phăng lần phăng lần rồi chị Ánh cũng t́m ra xóm Bộng . Đến đây, chị gặp một trở ngại lớn : người trong xóm không biết ai tên là Nguyễn thị Hoa hết.

    Chị giải thích dài dài : "Nó nhỏ nhỏ con, người tṛn trịa trắng trẻo, năm nay chừng băm mấy chớ chưa già lắm"
    Chị tả h́nh dáng của người em gái cách đây đă mười mấy năm, cái thời mà hai chị em c̣n ở dưới quê, trưa trưa hay ra ngồi trên cây dừa bắc ngang đường nước, thọc chân trong nước mát, đong đưa kể chuyện tâm t́nh…

  4. #3484
    Tran Truong
    Khách

    Con Mén _ tiếp theo

    H́nh ảnh đó, chị đă mang đi và giữ vẹn cho đến bây giờ, quên mất là thời gian đă đi qua và nét đời đă bị bôi đi vẽ lại !

    Không ngă ḷng, chị t́m cách nói với mấy bà già trong xóm : "Cháu tên là Nguyễn thị Ánh, con em cháu tên Nguyễn thị Hoa. Tụi cháu dân ở Cầu Ngang, miệt dưới…"
    Địa danh Cầu Ngang đă giúp mấy bà nghĩ ra má con Mén. Một bà hỏi : "Có phải cô đó có bốn đứa con không ?"
    Chị Ánh mừng rỡ : "Đúng rồi ! Người ta nói nó có bốn đứa con, ba trai một gái !" Bà già gật đầu : "Vậy là má con Mén rồi !"
    Trước khi chỉ đường, bà trách nhẹ : "Kiếm má con Mén th́ nói kiếm má con Mén ! Cô cứ nói Nguyễn thị Hoa hoài, ai mà biết ai !"

    Vậy là hai chị em gặp nhau. Gặp nhau thật là ngỡ-ngàng. Quá nhiều thay đổi để nh́n ra nhau ngay và xa cách đă quá lâu nên t́nh cảm bị ch́m sâu trong t́êm thức.

    Phải một vài giây im lặng để t́m lại những nét cũ trên gương mặt bây giờ và để những t́nh cảm bị bỏ quên từ ngày xưa được trả về với hiện tại.
    Sau phút ngỡ ngàng hai chị em ôm chầm lấy nhau, khóc nức-nở.

    Chị Ánh đă quyết định : gia đ́nh con Mén phải qua Phi Châu ở với chỉ. Nh́n tay chân ghẻ lở của bầy cháu, nh́n gương mặt già trước tuổi của đứa em, chị nghe bất nhẫn vô cùng.

    Chị nói : "Không được ! Ở lại đây tụi bây cùi luôn, ngu luôn. Qua bển tao lo cho hết. C̣n ba tụi bây, từ từ rồi tính sau .

    Rồi chị sắp đặt : "Chị để lại một mớ tiền, em lo liệu cho mấy đứa nhỏ và đi thăm nuôi chồng em. Chừng chị về bên đó, chị sẽ gởi tiếp thêm để em chạy lo giấy tờ. Tốn bao nhiêu th́ tốn, nhưng phải đi khỏi xứ này gấp".

    Má con Mén như người không biết lội vừa ch́m xuống nước ngoi lên ôm được cái phao, nh́n trời cao lồng lộng bên trên mà cảm nhận cuộc sống này vẫn c̣n có lối thoát.

    Chị Ánh trở về Pháp. Tụi nhỏ vẫn tiếp tục bươi đống rác ngày ngày để đừng ai để ư. Má con Mén chạy chọt ḍ dẫm rồi cũng t́m ra trại học tập của chồng.

    Lần đi thăm nuôi đầu tiên, con Mén có đi theo. Thấy ba nó gầy nhom, nó rớt nước mắt. Má nó kể chuyện d́ Ánh cho ba nó nghe, ba nó vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ.

    Nhưng khi nghe hỏi ư kiến về vụ cho mấy đứa nhỏ sang Phi Châu, ba nó bỗng im lặng nh́n ra b́a rừng làm như câu trả lời nằm ở đâu ngoài đó.

    Một lúc sau, ba nó nói, thật trầm tĩnh : ”Ờ… tính như vậy cũng được. Cho mấy đứa nhỏ nó có tương lai…” Rồi ba nó cầm lấy hai bàn tay nhỏ của nó, vừa bóp nhẹ vừa nh́n nó thật lâu.

    Nó cũng nh́n ba nó : chưa đầy một năm mà ba nó già đi nhiều, mắt sâu xuống, g̣ má nhô lên, râu tóc rối bời…
    Ba nó đă làm tội t́nh ǵ mà “tụi nó”đày đọa ba nó ra như vậy ? Rồi nó nh́n ra mấy thằng bộ đội đứng lớ-ngớ ngoài kia, môi nó mím lại,mắt nó lồi ra : nó muốn lấy que sắt cào bươi "tụi nó” tả tơi như nó ... nó đă cào bươi mấy đống rác !
    Từ đó, con Mén biết thế nào là hận thù…

  5. #3485
    Tran Truong
    Khách
    D́ Ánh đă gởi về đầy đủ giấy tờ, má con Mén cũng đă nạp hồ sơ xin xuất cảnh qua Côte d’Ivoire (Phi Châu).

    Nhờ có tiền gởi về, má nó chạy chọt đút lót nên cũng không gặp nhiều khó khăn. Cho đến ba con Mén bây giờ cũng được các cán bộ dành nhiều dễ-dăi.

    Thời gian qua mau, mới đó mà đă hai năm mấy. Khi ba con Mén được thả về th́ mẹ con tụi nó chỉ c̣n chờ ngày lên máy bay. Ba nó về mà có cảm tưởng như được đặc-cách cho về để đưa vợ con đi vậy.

    Bởi v́, sau đó, ba nó vẫn sẽ phải sống chật-vật một ḿnh trong một vùng kinh-tế mới nào đó, và tuy không c̣n ở trong trại nhưng vẫn ở lại trong xứ th́ cũng giống như bị giam trong một trại tập trung khổng-lồ.

    Ngày ba nó trở về, căn nhà nhỏ bỗng trở nên quá nhỏ để tiếp những người hàng xóm. Ai cũng mừng cho gia đ́nh con Mén, mừng thật sự, bởi v́ đối với họ, ba con Mén là người của đại gia đ́nh xóm Bộng.

    Vậy mà cái đại gia đ́nh đó vẫn chưa ai hay rằng tụi con Mén sẽ bay đi t́m sống tự do ở một chân trời khác.

    Bởi v́ má con nó luôn luôn giữ kín chuyện này, cũng như mọi người đang lo xuất cảnh hay toan tính vượt biên, chẳng một ai dám hé răng.

    Bây giờ con Mén lớn rồi, nên nó để cái vơng cho ba nó nằm. Nó săn sóc ba nó từng chút : lấy khăn lông nhúng nước cho ba nó lau mặt, nấu trà cho ba nó uống, bới cơm cho ba nó ăn.

    Mẹ con nó ngồi dưới đất vây quanh vơng để nghe ba nó kể chuyện cải tạo đầy khổ nhục. Ba nó bây giờ hút thuốc rê như ống khói.

    Ba nó thấy bầy nhỏ nh́n ḿnh chăm-chú, nên mỉm cười phân trần như tự bào chữa : “Hồi đó ba đâu biết hút thuốc. Rồi trong trại, phần v́ lạnh, phần v́ buồn, bạn tù chia nhau điếu thuốc rê. Riết rồi ghiền luôn, bỏ không được”.

    Con Mén nghe thương ba nó vô cùng. Nó muốn nhào lại ôm ba nó để chia sớt ngần đó tháng năm chồng chất bằng đói lạnh buồn đau.

    Nó muốn nhào lại cầm tay ba nó đặt lên một bên má của nó, rồi an ủi ba nó bằng những lời lẽ thật là dịu thật là ngọt.

    Nó muốn… nó muốn… Nhưng, không hiểu sao nó vẫn ngồi yên nh́n ba nó mà nghẹn-ngào chảy nước mắt. Có lẽ nó tự nhận thấy bây giờ nó không c̣n là con nít nữa.

    Bữa đi phi-trường thật là tội nghiệp. Cả nhà len-lén đi, không dám chào ai hết. Gọi là đi chánh-thức nhưng giống như là đi trốn, đi chui.
    Má con Mén dặn ḍ mấy đứa nhỏ thật kỹ lưỡng, rồi kết luận : “Sợ bà con biết rồi ba con buồn, hiểu chưa ?”

    Nếu bà con biết th́ có lẽ bà con sẽ buồn thật. Không phải chỉ buồn v́ xa tụi con Mén, mà c̣n buồn v́ số phận hẩm hiu của ḿnh, bởi v́ không phải ai cũng được may mắn như gia đ́nh con Mén.

    Điều mà má nó không nói ra là trong thâm tâm má nó rất áy náy khi phải bỏ xóm Bộng ra đi.

    Má nó thấy ḿnh giống như lính đào ngũ trong khi bạn đồng đội đang gan ĺ chịu đựng. Ngồi trên xe đi phi trường mà má con Mén cứ lâu lâu lại thở dài…

  6. #3486
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Saigon Thuở Ấy

    Mời các bạn trở lại với Saigon thuở ấy , thuở Saigon đẹp lắm Saigon ơi -Saigon ơi


  7. #3487
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo và hết

    Phi-trường đông thật đông, Người đi không có bao nhiêu mà người tiễn đưa th́ thật là nhiều. Kẻ đi người tiễn nào mắt cũng mọng đỏ.

    Họ đă khóc đâu từ hồi c̣n ở nhà hay từ hồi c̣n trên xe, đến đây c̣n thấy có người khóc tiếp. Dĩ nhiên buổi tiễn đưa nào cũng buồn, nhưng tiễn đưa mà biết rằng vĩnh viễn không gặp lại nhau nữa th́ buổi tiễn đưa đó mới thật là đau đớn.

    Nó cũng giống như đi chôn người thân, cho nên có nhiều người ôm nhau khóc thật thảm thiết. Người đi cũng như kẻ ở đều chết điếng trong ḷng. Lời nói chỉ c̣n là nước mắt.

    Mấy anh em con Mén lần lượt ôm ba tụi nó, khóc như mưa bấc. Con Mén được ba nó ôm sau cùng, ôm thật lâu…

    Ba nó siết chặt nó vào ḷng mà nghe như có cái ǵ trạo trực từ lồng ngực đưa lên cổ. Ba nó nhắm nghiền mắt lại, nuốt xuống như nuốt liều thuốc đắng.

    Đến khi ba nó hôn nó lần cuối th́ nước mắt ở đâu bỗng trào ra như suối.
    Trong một khoảnh khắc, người đàn ông quê mùa cục mịch đó bỗng nghe thân xác của ḿnh tan ra thành nước, bỗng thấy tất cả đều nḥe nhoẹt tối đen mà ḿnh th́ đă chết đi, chết hẳn.
    Thời gian như ngừng lại rất lâu…

    Rồi cũng phải buông rời nhau ra để thực sự nh́n nhau lần cuối. Những người tiễn đứng thành hàng dài, c̣n ráng chồm qua hàng rào ngăn cách để núm níu người đi.

    Chỉ trong vài giây ngắn ngủi đó, tất cả đau thương cô đọng lại thành tiếng nấc, rồi người ta khóc to lên không c̣n cần giữ ư tứ ǵ nữa.

    Giống như lúc liệng nắm đất lên mặt quan tài nằm sâu dưới huyệt. Ở đây, đúng là “người đi” đi vào một thế giới khác.

    Ba con Mén nh́n theo vợ con bước vào bên trong, khoảng cách không có bao nhiêu nhưng sao thấy xa mút như đầu con kinh đào ở xóm Cầu Ngang.

    Con kinh đào mà thuở ấu thơ ba nó đă từng nô đùa tắm mát bây giờ cũng xa lắm nhưng c̣n có ngày ba nó nh́n thấy lại, chớ vợ con th́…

    Ba nó ngừng suy tư ở đó để vẫy tay lần cuối trước khi vợ con bước qua khuôn cửa kiếng. Cánh cửa đóng lại khô khan như gương mặt mấy thằng công an đứng gần quanh đó, dửng dưng như chẳng có chuyện ǵ xảy ra !

    Trong pḥng đợi, con Mén lẩm nhẩm đánh vần khẫu hiệu được vẽ to trên tường bằng sơn đỏ: “Không có ǵ quư hơn độc lập tự do”.

    Tôi quen con Mén ở Abidjan, thủ đô xứ Côte d’Ivoire. Má nó đưa anh em nó lại để học Pháp văn với tôi, cùng với những đứa con của mấy gia đ́nh tỵ nạn khác.

    Con Mén bây giờ không c̣n “mén” nữa. Nó tṛn-trịa ra, đôi má phinh-phính hồng. Tóc bây giờ đă để dài chấm vai, đuôi tóc quớt quớt.

    Khi đă quen thân, con Mén tỉ-tê kể cho tôi nghe từng mẫu chuyện nhỏ trong cuộc đời của nó, nhớ đâu kể đó, không thứ tự lớp lang. Nhưng phần lớn, chính má nó kể lại, tỉ mỉ hơn, nhứt là đoạn nó c̣n nhỏ.

    Những lúc con Mén kể chuyện, mặt nó tươi ra, rạng rỡ, mắt nó ngời lên tinh-anh. Và khi nó nói về ba nó, nó không thiếu một chi tiết.

    Lâu lâu nó ngừng lại để chêm vào : “Cũng tại tụi Việt Cộng hết !” Đến những đoạn bi-thảm của ba nó, có khi nó ngừng kể, mắt nó đầy căm thù, tiếng nó bị nghiến lại trong răng. Tôi đoán nó đang chửi thầm : “Mồ tổ cha nó !”

    Một hôm, nó nói với tôi :

    - Bác Hai nè ! Bác đừng nói với ai hết nghen. Con muốn nhờ bác dạy con chữ quốc-ngữ nữa. Hồi đó con mới học hết lớp một rồi nghỉ học luôn tới giờ nên con c̣n dốt lắm !

    Rồi nó chớp chớp mắt, giọng nói bỗng trở nên tŕu mến :

    - Con muốn học quốc ngữ để con viết thơ cho ba con…

    Câu nói đó đă làm tôi xúc động đến ứa nước mắt !

    Từ bao lâu nay, người tỵ nạn chỉ nhờ tôi dạy Anh văn hay Pháp văn. Đây là lần đầu tiên trong đời lưu vong, tôi được người nhờ dạy quốc-ngữ. Lại là một cô gái nhỏ. Và cô học chỉ để viết thơ về cho cha cô ở Việt Nam !

    Giản dị như vậy. Vậy mà sao tôi có cảm tưởng như tôi vừa được nhắc đến quê hương, nhắc bằng chữ i, chữ tờ…

    Và được thấy lại một nét quê hương qua h́nh ảnh người con muốn viết thơ về cho cha v́ vẫn không muốn cắt ĺa cuống rún !

    Tôi nh́n con Mén mà thấy thương thấy quí nó vô cùng. Nó không hiểu cái nh́n của tôi nên gật gật đầu, lập lại :

    - Con muốn viết thơ cho ba con.

    Tôi cầm hai bàn tay nó bóp nhẹ :

    - Ờ… Bác sẽ dạy con… Bác sẽ dạy con…

    Trên gương mặt phinh phính của con Mén, nở ra một nụ cười rạng rỡ. Chắc nó đang nghĩ đến ba nó, đến cái ngày mà nó có đủ chữ đủ câu để nắn nót viết cho ba nó những bức thơ dài…

    Ở Abidjan không có sách giáo khoa Việt Nam. Tôi phải nhờ một người bạn ở Paris mua gởi sang. Từ đó, ngày ngày tôi dạy riêng con Mén mà có cảm tưởng như chính tôi đang đi học lại.

    Bây giờ, tôi thấy quí vô cùng những chữ la-tinh mang móc câu, để trở thành chữ ư chữ ơ, đội nón úp nón ngửa để trở thành chữ â chữ ă, kéo theo mấy dấu lăn quăn nằm dưới nằm trên…

    Bởi v́ nhờ có chúng nó mà cha con con Mén vẫn thấy được gần nhau mặc dầu ở xa nhau cách nửa địa cầu.

    Bởi v́ nhờ có chúng nó mà tôi đă khám phá ra con Mén : một đứa gái nhỏ tuy tỵ nạn bao năm ở xứ người mà trong ḷng vẫn c̣n giữ nguyên h́nh ảnh của xóm Bộng, của Sàig̣n, của Việt Nam…

    TIỂU TỬ

  8. #3488
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một chuyện khác của Tiểu Tử


  9. #3489
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Một chuyện khác của Tiểu Tử

    Xem hết video , chỉ nhớ một câu " " Tôi thấy lạc lơng trong ḷng quê huơng " . Viết hay lắm , anh Tiểu Tử ơi .

    Chuyện ông giáo sư lái xe ôm , nghe mà muốn khóc

    Hay bỏ chút th́ giờ xem video này đi các bạn , không uổng phí đâu , nói that

  10. #3490
    Tran Truong
    Khách
    Vừa qua quí vị thưởng thức giọng văn miền Nam thật thà chân chất . Nay chuyển qua giọng văn miền Bắc , để xem sự khác biệt . Tuần qua cả nước nghe tiếng nổ của K 59 ,nay xin gởi đến quí vị một tiếng nổ khác... không kém phần mãnh liệt .

    Tiếng Nổ Sau Chiến Tranh

    Truyện Ngắn của Trần Ngọc Tuấn

    Sau chiến tranh tất nhiên vẫn có tiếng nổ ví dụ như: Mìn phá đá, bắn tội phạm mang án tử hình, công an bắn kẻ cướp, kẻ cướp bắn công an...nhưng cũng có những tiếng nổ không nằm trong sự liệt kê của các nhà xã hội học...

    Tốt nghiệp đại học, tôi về một thị xã nhỏ ở vùng than lớn nhất tổ quốc để có nơi thực thi kiến thức của mình phục vụ nhân dân đất nước ̣̣(điều này thấm vào từ sự giáo dục của nhà trường từ khi còn bé) tôi phải chạy qua biết bao cửa ải, lắt léo khôn lường (sự việc này hoàn toàn không có trong sách vở), trong nghệ thuật ngoại giao, trong đạo đức học, thẩm mỹ học ...

    Tôi không muốn kể chi tiết làm gì, bởi nó nhục nhã, cay đắng, bỉ ổi và đê tiện, những điều mà tôi hoàn toàn không muốn, và tôi chắc cũng chẳng công dân nào muốn ....

    Nhà anh Bảo nằm gần cơ quan. Cuối tuần tôi hay tới nhà anh nói chuyện lăng nhăng. Anh Bảo làm nghề nổ mìn phá đá, trước là lính đặc công, anh nói: Tôi được mệnh danh vua chất nổ từng phá sập bao nhiêu chiếc cầu, kho tàng thời chiến tranh.

    Vợ anh tên Thản, làm việc tại khách sạn chuyên gia, anh Bảo lấy vợ muộn, chưa có con, anh nói: Phải chiến thuật lắm tôi mới cưa đổ em nó lúc xuất ngũ chỉ có mấy bộ quần áo, mũ cối thì bán đứt chiêu đãi bạn bè bữa rượu còm, được cái nhiều huân chương, huy chương, bằng khen.

    Chị Thản rất quý tôi, chị nói: Chị thương em. Tôi hỏi: Tại sao? Chị tủm tỉm: Vì em đần mà đần và trong sáng từa tựa giống nhau.
    Anh Bảo gãi tai: Yêu mến ơi! Em toàn đánh tráo khái niệm. Chị Thản nói: Anh chẳng hiểu gì, em lấy anh làm chồng vì yêu sự ngây ngô của anh ...Chị tiếp: Đẹp nhất là mắt trẻ con khi đói được mẹ cho bú tí, dịu dàng, mãn nguyện.

    Anh Bảo nói: Sung sướng nữa, khi anh được thưởng huân chương chắc cũng có đôi mắt như thế. Chị Thản mắng yêu: Thôi, ông nỡm, mắt ông lúc ấy chắc hừng hực khí thế tấn công, đừng so sánh với mắt trẻ sơ sinh, mang tội.(không nói ra song tôi biết hai vợ chồng anh đều mong có con cho bớt phần cô quạnh).

    Gần nhà anh Bảo có ông Cúc, người Miền Nam tập kết, lấy vợ địa phương. Ông không về quê, khi tôi hỏi thì thở dài: Trong đó chẳng còn ai... Biết chuyện chị Thản bảo: Ông ấy có vợ trước khi ra Bắc, ngại không muốn về.

    Tôi hay đi săn nhím ban đêm với ông Cúc khi những cơn mưa đầu hạ trút nước. Vườn sắn mênh mông nằm kề núi, đây là nơi tung hoành của loài gậm nhấm hôi mùi chuột chù , nhưng thịt trắng thơm như gà mái tơ chưa chung đụng xác thịt với lũ gà trống phóng đãng.

    Đeo đèn thợ lò trên đầu, hai chúng tôi dò dẫm trên trảng cỏ đẫm nước. Ông Cúc thích dùng CKC, tôi ưa AK điểm xạ ba phát một.

    Ông Cúc bảo: Chắc cậu chinh chiến nhiều, bắn AK kiểu ấy phải là lính cựu. Tôi trả lời: Cháu học trường dân sự ra, chỉ bắn bia, giờ thì bắn nhím. (Tôi thấy buồn, mới 23 tuổi đầu, có người tưởng là lính cựu chắc mình già lắm).

    Ông Cúc lại nói: Chưa trận mạc mà bắn như vậy, chứng tỏ cậu có năng khiếu sát thủ. Tôi chữa: Xạ thủ mới đúng. Ông Cúc bảo: Cậu nên chuyển ngành đi học luật vì cậu biết cách cãi.

    ...Tôi và ông Cúc nép mình sau bụi cây, khi mưa nhẹ hạt lũ nhím bắt đầu chui ra khỏi hang chuẩn bị tấn công vào ruộng sắn.
    Mắt nhím khi bắt đèn đỏ hệt than bếp lò rèn, cứ nhằm vào điểm giữa kéo nhẹ cò súng, quá nửa đêm cũng hơn một tiểu đội nhím nằm gọn trong ba lô.

    Hồng – con gái ông Cúc vừa tốt nghiệp phổ thông, hình như ông Cúc đang xin việc cho Hồng ở mỏ than Đèo Vàng.

    Hồng không xinh, nhưng cũng chẳng xấu, ưa việc bếp núc, dịu dàng. Tôi khoái khẩu món thịt nhím om sả do Hồng chế biến.

    Nhìn tôi ăn, Hồng nói: Anh nhai rau ráu như yêu tinh ăn thịt trẻ con trong chuyện cổ tích, khiếp thật, ai mà dám yêu.
    Tôi hỏi: Tại sao? Hồng trả lời: Phàm tục !
    Ông Cúc quệt đũa ngang miệng: Đàn ông phải ăn như hổ.

    Hồng bảo: Con nhím hiền lành, bắn nó tội nghiệp gây mất cân bằng sinh thái. Ông Cúc ngẩn mặt hỏi lại: Thế nào là mất cân bằng sinh thái?
    Hồng trả lời: Ba nên đọc thêm sách. Ông Cúc cười: Tao chỉ đọc Duy Vật Biện Chứng, Duy Vật Lịch Sử và Luật Công Đoàn, từng ấy đủ rồi.

    Tôi bảo: Không có cái nhét vào miệng thì loài người không tồn tại, chúng ta ăn rau, thịt, ngũ cốc ... ăn thịt lẫn nhau mới đáng lên án.
    Hồng hỏi: Thế nào là ăn thịt lẫn nhau? Tôi trả lời: Giống như nhà nước chơi đểu các công ty tư nhân.

    Hồng thở dài: Nhục nhã và cay đắng quá khác hoàn toàn với sách vở và trên ti vi.
    Tôi bảo: Chỉ có đi xin việc mới nhục nhã và cay đắng thôi, còn mọi sự đều là quy luật và đậm đà bản sắc dân tộc. Ông Cúc hỏi: Dân tộc nào? Tôi trả lời: Dạ thưa bác, dân tộc Kinh.

    Tôi yêu Hồng lúc nào chẳng biết, không tỏ tình, không tặng hoa mà đè Hồng ra nghiến ngấu trong bếp khi Hồng đang nấu cám lợn.

    Lúc ấy, đã nửa đêm, Hồng ôm tôi thút thít: Em sợ có chửa. Tôi nói: Yên tâm, anh xuất tinh ra ngoài. Hồng hỏi: Anh có cưới em không?
    Tôi trả lời: Đợi lúc nào anh được tăng lương. Hồng ngập ngừng: Có lâu không anh?
    Tôi bảo: Điều này phụ thuộc vào sự thỏa hiệp của anh đối với cấp trên, phải biết im lặng, biết hèn và cộng thêm tố chất lưu manh, càng vô học càng tốt.
    Hồng nói: Em nổi hết gai ốc.

    Ông Cúc hình như biết chuyện, cũng chẳng ủng hộ hay phản đối, chỉ xa xôi: Chồng kỹ sư, vợ công nhân đó là sự liên minh giữa trí thức và người lao động.
    Giai cấp công nhân luôn làm đầu tầu trong gia đình hay ngoài xã hội cũng vậy.

    Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật gọi điện cho tôi: Tối nay chiêu đãi chuyên gia Hàn Quốc tại nhà hàng “Biển Đông” vào lúc mười chín giờ ba mươi. Tôi sẽ cho xe tới đón cậu.


    Nhà Hàng “Biển Đông” sang nhất thị xã, chiêu đãi viên cô nào cô nấy đẹp như tiên giáng trần, nói tiếng Anh trơn tru phát âm đúng giọng London, mấy anh bảo vệ giỏi võ Karate và KungFu.

    Xe vừa tới nơi, ông chủ quán xăng xái : Mời quý khách vào đây. Gian trong cùng kín đáo, ấm cúng, đèn mầu hồng, máy điều hòa nhiệt độ chạy rất êm, văng vẳng khúc tam tấu soạn cho Piano của Mozart, khăn bàn trắng tinh, thìa nĩa nạm bạc, ly cốc pha lê Pháp.

    Ông chuyên gia Hàn Quốc nom giống vị Chủ Tịch đã quá cố ở Bắc Triều Tiên. Ông tự giới thiệu: Tên tôi là Kim Young Sam, trước từng tham chiến tại Bình Định Miền Nam Việt Nam.

    Khai vị bằng rượu rắn, con Hổ Mang trong tay người hầu bàn ngoe nguẩy đuôi, đường dao cứa nhẹ ngang cổ máu phụt ra có vòi xói vào từng ly rượu nếp.

    Ông chuyên gia Hàn Quốc nói: Món này tuyệt vời, người cắt cổ rắn như một nghệ sĩ không giọt máu nào rơi ra ngoài .

    Phó Giám Đốc lên tiếng: Sẽ còn nhiều bất ngờ cho ngài. Giám Đốc tiếp lời: Đất nước tôi có rất nhiều điều kỳ diệu ̣( Tôi dịch nhanh các mẩu đối thoại và không quên uống cạn ly rượu pha máu rắn) ...

    Món chim sẻ nướng tẩm ngũ vị hương được bưng ra cùng lúc với đĩa thịt nai xào lăn, kèm theo mâm tôm hùm, hào sống và lỉnh kỉnh một đống gia vị.

    Tôi cắm đầu vào ăn, kệ cho mọi người uống rượu khui bia. Phó Giám Đốc vuốt má bẹo cằm cô phục vụ, giọng líu ríu: Thơm! Cho tụi anh bao tử lợn rừng tiềm thuốc bắc.

    Ông chuyên gia Hàn Quốc gọi thêm két bia, một chai nếp cẩm: Tôi chỉ thích rượu gạo, ông giải thích.

    Giám Đốc nói như quát: Mở băng nhạc nào “bốc bốc” vào . Thơm nḥẹ nhàng: Thưa anh, đây là những bản nhạc cổ điển nổi tiếng của các nhạc sĩ lừng danh như Chopin, Mozart, J.S. Bach...

    Giám Đốc nói: Cả ba ông này là người Nga tôi không thích nghe, chỉ có nhạc Mỹ mới hấp dẫn, em gọi thêm mấy cô vào đây uống với bọn anh cho vụi, anh sẽ bao trọn gói.

    Bầy tiên nữ mặc váy ngắn ùa vào bá vai bá cổ các vị khách, họ gắp thức ăn đút vào miệng nhau nom thật tình tứ.

    Ngồi trên đùi tôi là cô gái trạc mười tám, đôi mươi. Cô áp sát đôi vú mềm nhẽo õng ẹo: Em mớm cho anh ăn nhé. Tôi trả lời: Cám ơn, răng tôi còn chắc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •