Ngày hôm qua (11/03/2011), sau cuộc họp thượng đỉnh tại Bruxelles, các nhà lănh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu đă gia tăng áp lực lên Kadhafi với việc chấp nhận đối thoại với phe đối lập.

Ngoài ra, cho dù chưa đồng ư với nhau một giải pháp quân sự để bảo vệ thường dân ở Libya, nhưng Châu Âu cũng đă đề cập một cách dè dặt đến phương án này.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Benazet tường tŕnh:



Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Manuel Barrosso (T) và Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Herman Van Rompuy (P) sau Hội nghị Thượng đỉnh bất thường về Libya và Bắc Phi ngày 11/03/2011.
REUTERS/Thierry Roge
«Điểm duy nhất mà 27 nước thành viên nhất trí thông qua là đề nghị ông Kadhafi cũng như chính quyền của ông phải từ chức ngay lập tức vào tháng 3 này. Pháp đă không thành công trong việc lôi kéo các đối tác Châu Âu như mong muốn với việc công nhận Hội Đồng Quốc gia Lâm Thời. Tuy nhiên, các nhà lănh đạo nhất trí cho rằng phe đối lập Libya là một trong những tác nhân đối thoại chính trị. Và đây là một bước khởi đầu. Chính bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, đă nhấn mạnh rằng họ không phải là người đối thoại duy nhất.

Thế nhưng, về ư muốn dùng máy bay oanh kích các mục tiêu cụ thể tại Libya, Pháp và Anh c̣n phải thuyết phục các nước thành viên khác về sự cần thiết của hành động khẩn cấp này. Dù sao th́ 27 nước thành viên đồng ḷng rằng họ sẽ nghiên cứu kỹ tất cả các phương án.

Do việc nước nào cũng c̣n bị ám ảnh của việc can thiệp quân sự vào Irak, phần lớn các thành viên Liên Hiệp Châu Âu e ngại sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến ở Bắc Phi. Họ cũng không muốn bảo kê cho nguyên tắc thiết lập vùng cấm bay, và đề ra 3 điều kiện hành động với NATO như: tính thiết thực, một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự ủng hộ của các nước trong khu vực.

Theo chiều hướng đó, Liên hiệp Châu Âu sẽ mở cuộc họp 3 bên với Liên đoàn Ả Rập và Liên hiệp Châu Phi».

Về phần Liên đoàn Ả Rập, trong một phiên họp bất thường hôm nay tại Cairo, cũng đă thảo luận về việc thiết lập một vùng cấm bay ở Libya, nhằm ngăn không cho Kadhafi sử dụng không quân để oanh tạc phe nổi dậy.

Tổng thư kư Liên đoàn Ả Rập Amr Moussa, khi trả lời phỏng vấn báo chí Đức, hôm nay đă tuyên bố ủng hộ biện pháp nói trên và tỏ ư muốn cho Liên đoàn giữ một vai tṛ trong việc thiết lập vùng cấm bay này.

Tuy chống lại sự can thiệp quân sự vào Libya, Liên đoàn Ả Rập từ mấy ngày trước đă nói là họ có thể ủng hộ việc thiết lập một vùng cấm bay. Đại tá Kadhafi đă cử 2 đặc sứ đến dự cuộc họp ở Cairo sau khi đại diện của Libya ở Liên đoàn Ả Rập loan báo là ông theo phe cách mạng. Tuy nhiên, hai đại diện do Kadhafi cử đến đă không được phép dự họp, chiếu theo quyết định của Liên đoàn Ả Rập là khai trừ Libya.

Hội đồng Quốc gia Lâm thời, cơ chế chính trị của phe đối lập Libya, hôm nay vừa chính thức yêu cầu thiết lập một vùng cấm bay trên lănh thổ nước này, đồng thời yêu cầu Liên đoàn Ả Rập công nhận họ là đại diện chính thức của Libya.

Về t́nh h́nh chiến sự, hôm nay, lực lượng trung thành với Kadhafi tiếp tục duy tŕ áp lực lên quân nổi dậy ở miền Đông. Một sĩ quan của quân nổi dậy cho hăng tin AFP là do các cuộc oanh tạc dữ dội trong đêm qua, họ đă phải rút về một vị trí cách thành phố Ras Lanouf 20 km.

Lực lượng chống Kadhafi đă phải rút khỏi Ras Lanouf sau các trận oanh tạc hôm thứ năm.

Minh Anh / Thanh Phương http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110...-doi-lap-libya