Thread: Dự trữ ngoại hối Việt Nam đang cạn kiệt

  1. #13071
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    151
    Đợt tới chơi cái nuật, trừ con cái dưới 18, cha mẹ trên 60 c̣n lại phải ở nhà chính chủ th́ BĐS có cơ rùi.

  2. #13072
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Để không làm loăng chủ đề bên TGNV của Dr Trần tôi copy hai bài này về đây để tiện cho việc đối thoại.

    Quote Originally Posted by Ca Map View Post
    Post này lạc đề, nhưng với mong muốn lĩnh hội bác Trần về đức tin, nên mong xí xóa.

    Suốt 3 năm theo dơi, đọc bài của bác hầu như mỗi ngày, quả thật bác đă khai sáng được cho em nhiều điều. Nhớ lại những ngày đầu đọc bài của bác, em đă nghĩ bác là (excuse me) thằng hâm, nổ banh trời. Dần dà th́ nhận ra ḿnh có mắt mà không thấy Thái Sơn. Bác có những kỹ năng rất sắc sảo, đặc biệt là ngôn ngữ và critical thinking, và một tư duy rất uyên thâm, mới mẻ.

    Có 1 điều em muốn lĩnh hội từ bác, và mặc dù thấy bác nói rất thật, nhưng em không hiểu được về đức tin. Em cũng giống như bất cứ ai, nhiều lúc cảm thấy bất an, nhiều lần cảm thấy ḷng trống rỗng, đơn độc vô cùng, không biết bấu víu vảo đâu. Chỉ biết tự nhũ, ráng giữ cho tâm tịnh th́ mọi cảm giác sẽ qua. Chung quy, cảm xúc chỉ do xuất phát từ bên trong ta, nên nếu tĩnh tâm không cho ḍng cảm xúc phát triền th́ sẽ đè nén được những cảm giác kia.

    Tâm có tịnh, nhưng ư chưa thông. Tuy cách giải quyết này works, nhưng hoàn toàn không giống cách những người có đức tin như bác giải tỏa bản thân. Một bên th́ ví như một đứa bé đang muốn khóc, phải tự dằn lại từ bên trong để khỏi bật khóc. Một bên th́ giống như được khóc ̣a thoải mái với đức tin vào Chúa. Đây mới là sự giải tỏa thật sự.

    Ở nhà, ông bà đều là Phật tử cả, c̣n em, chưa đọc được cuốn kinh Phật nào, nhưng có đọc qua triết học Phật giáo, xem nhiều phim ảnh về Phật và nhận thấy những giá trị có chiều sâu, mang tính triết lư, nhân văn hơn là tôn giáo. Bản thân cảm thấy rất gần với suy nghĩ, t́nh cảm và đạo đức sống, nên luôn tự nhận là người có tư tưởng thiên về đạo Phật. Tuy vậy Phật không cho em được đức tin, đơn giản là v́ em không mở ḷng ra được với Phật.

    Là người ham khoa học tự nhiên từ nhỏ, em khó t́m được chỗ đồng cảm với những giáo điều mà em cho là không thể trong Thiên Chúa Giáo. Ví dụ, Chúa tạo ra vũ trụ trong 6 ngày, tạo là loài người vào ngày thứ 6, rồi tạo ra Eva từ cái sươn xường của Adam, nào là rửa tội là xong bao nhiêu tội lỗi và nhiếu thứ khác... không có ư phỉ báng, nhưng... làm sao thế được? Lư luận của nhà Phật th́ không mâu thuẫn với nền tảng tư duy vật chất của em, nên có thể dễ dàng tiếp thu được. C̣n "kỳ lạ" (với em), giáo điều như trong đạo Thiên Chúa th́ làm sao em tin được. Chỗ em thắc mắc là bác là một người có tư duy sâu sắc hơn em, có nền tảng khoa học, bác tự giải thích những điều trên thế nào để có thể toàn tâm toàn ư đề được tin vào Chúa như thế? Phải chăng em đă miss cái ǵ đó?

    Mong bác chỉ giáo.
    Quote Originally Posted by Trần Từ Nhân View Post
    Thượng Đế không ở đâu xa cả! Ngài chính là con tim, hay tâm hồn, hoặc lương tâm, của bạn đó! Là người chưa nhận được ơn gọi từ Thiên Chúa, bạn phải giỏi triết Tây mới t́m được Người. Ông Phật cũng chỉ là đứa con của Thiên Chúa mà thôi, v́ Phật không thể ban phép lạ cho thế gian như Thiên Chúa! Phải nắm vững triết Đông mới hiểu được thân thế của Đức Phật. Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới, kể cả các nước CS vô thần, đều công nhận December 25 là ngày Chúa giáng sinh xuống trần thế. Điều này chưa đủ để bạn nh́n thấy Thiên Chúa?

    Bạn có thể không tin nơi Thiên Chúa, nhưng bạn phải tin vào Đấng Tạo Hóa (the Creator) hay Ông Trời, Đấng đă khai sinh ra vũ trụ và con người. Dù duy vật đến thế nào, người ta phải công nhận rằng Đấng Tạo Hóa chính là Thiên Chúa! Triết Tây có môn vật lư siêu h́nh (metaphysics) giúp bạn khám phá tất cả các hiện tượng vô h́nh, như Thượng Đế, ma, quỉ, và những hiện tượng nội tâm (inner feelings), nhưng bạn phải cực kỳ giỏi về triết Tây mới đạt được mục tiêu. Đặc biệt, nếu bạn thật giỏi về môn này, th́ bạn có thể khảo sát được tất cả các hoạt động của lương tâm con người để nh́n thấy Thiên Chúa hay Thượng Đế hoặc thánh ư của Người. Thật ra, Thiên Chúa chỉ là một trạng thái tinh thần thiêng liêng, chứ không phải Đấng đang ngự trên 9 tầng trời đâu!

    Tôi từng gặp Thiên Chúa nhiều lần, một điều đa số tuyệt đối những người Công Giáo cực lực phản đối, kể cả trong lúc tôi đang lái xe, nên tôi tin nơi Ngài. Nếu bạn tha thiết muốn gặp Thiên Chúa, bạn chỉ cần yêu thương tha nhân như chính bản thân ḿnh, th́ một ngày nào đó bạn sẽ gặp Người. Thật vậy, Thiên Chúa là t́nh yêu, là sự sống của muôn ḷai. Mọi người chung quanh bạn đều mang h́nh hài của Thiên Chúa; v́ thế, yêu tha nhân và đồng loại là yêu mến Chúa; đến lúc này, dù bạn không cầu xin, Thiên Chúa cũng sẽ đến với bạn. Với tôi, không có cái hạnh phúc nào lớn lao bằng thứ hạnh phúc mà tôi có với Thiên Chúa. Chính thứ hạnh phúc này cho tôi sự b́nh an trong tâm hồn thật tuyệt diệu ở mọi nơi và mọi lúc, một trạng thái tâm hồn không có tiền bạc nào mua được!

    Ít ḍng chia xẻ...

    TTN

  3. #13073
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Mời các bạn đọc đoạn đối thoại sau đây giữa Đức Phật và ông thí chủ Cấp Cô Độc được tôi đánh máy trực tiếp từ sách Thích Ca Mâu Ni Phật của ngài Tinh Vân Đại Sư http://www.vinabook.com/thich-ca-mau...m11i13647.html

    ... Trước đây chúng ta đều sùng bái tín ngưỡng các vị Thiên Thần, nói rằng tất thảy mọi thứ trên thế gian này đều do các vị Thiên Thần đặt ra. Phúc trời cho dù ngắn ngủi, không phải là cứu cánh, thế th́ ông Trời làm sao lại có thể khống chế được thế gian nhỉ? Muôn ngàn vái lạy Phật Đà từ bi! Ngài mở mang thêm cho trí tuệ của con được sáng tỏ.

    Hỡi Cấp Cô Độc! Nói rằng tất thảy mọi thứ trên thế gian đều do các Thiên Thần có thật làm ra! Đó là một tà thuyết ngu si! Nếu như quả có Thiên Thần thật, có thể làm ra được mọi thứ cho thế gian này, thế th́ thế gian tại sao khắp nơi, mọi chốn đều tràn đầy tội ác? Khắp nơi đều biểu diễn mọi điều tai hại? Nếu quả thật có Thiên Thần sáng tạo ra thế gian th́ lại càng không nên có sáu con đường sinh tử luân chuyển? (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Người, Trời, Atula) Đă sinh ra th́ không nên có sự diệt, đă h́nh thành th́ không nên có hủy hoại.

    Giả dụ nói các Thiên Thần đă làm ra được tất cả th́ mọi người đều có thể cứ ở trong nhà, làm ǵ phải đi làm việc, cứ chờ các vị Thiên Thần làm ra cho thức ăn đồ uống. Khi con người chịu khổ sở th́ không nên oán trách Trời, bởi v́ Trời có thể ảnh hưởng đến tất thảy kia mà! Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Khi con người bị khổ năo bức bách họ vẫn kêu Trời. Ông Trời làm ra được tất thảy, ảnh hưởng đến tất cả, tại sao lại để cho con người oán hận ông? Tại sao con người không tự dùng sức mạnh của ḿnh làm việc th́ không thể duy tŕ được nhu cầu cơm áo? Hơn nữa, trên thế gian con người ta tín ngưỡng rất nhiều Thần. Với những người không tín ngưỡng Trời th́ thần lực vạn năng của ông Trời đi đâu? Đến nơi nào?

    Lại nói giả dụ ông Trời quả là có thật th́ cũng không nên làm ra như thế, bởi v́ đă làm ra nghiệp tất phải vất vả, mệt nhọc, có vất vả mệt nhọc sao lại nói là do Trời được? Nếu nói ông Trời vô t́nh làm ra, thế th́ so với đứa trẻ mới sinh có ǵ phân biệt? Nếu nói ông Trời cố ư làm ra, có ḷng trong công việc th́ sao gọi là tự tại được?

    Này hỡi Cấp Cô Độc! Sướng hay khổ đều là cảm xúc của trái tim rung động của riêng mỗi chúng sinh, đều do quan hệ nhân quả mà có. Mọi PHÁP đều sinh ra bởi nhân duyên (nguyên nhân, điều kiện) quyết không phải là do bởi một ông Trời nào sinh ra.
    Last edited by Dân Ngu; 22-11-2012 at 06:36 PM.

  4. #13074
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927

    Dưới đây là đoạn trích kinh Lăng Nghiêm do Đức Phật đă thuyết khi Ngài c̣n tại thế.

    CHỈ TƯỚNG NGUYÊN-NHÂN CỦA THẾ-GIỚI SỰ-VẬT, HƯ-KHÔNG VÀ CHÚNG-SINH

    "Trong tính không đồng, không khác, nổi dậy thành ra có khác; khác với cái khác kia, th́ nhân cái khác đó, mà lập-thành cái đồng. Phát-minh cái đồng, cái khác rồi, th́ nhân đó, mà lập ra cái không đồng, không khác. Rối-loạn như vậy, đối-dăi với nhau sinh ra lao-lự; lao-lự măi phát ra trần-tướng, tự vẩn-đục lẫn nhau; do đó, đưa đến những trần-lao phiền-năo. Nổi lên th́ thành thế-giới, lặng xuống th́ thành hư-không; hư-không là đồng, thế-giới là khác; cái không đồng, không khác kia, thật là pháp hữu-vi.

    CHỈ BA TƯỚNG KẾT-QUẢ TIẾP-TỤC

    "Cái giác là sáng-suốt, cái hư-không th́ không hay-biết, hai cái đối-đăi với nhau, thành có lay-động, cho nên có phong-luân nắm-giữ thế-giới. Nhân cái hư-không, mà sinh ra có lay-động, phát-minh tính cứng, th́ thành có ngăn-ngại; các loại kim-bảo đều do minh-giác lập ra tính cứng, cho nên có kim-luân nắm-giữ cơi nước. Biết cái cứng, th́ thành có kim-bảo, rơ cái lay-động, th́ phong-đại phát ra; phong-đại và kim-bảo cọ-xát nhau, cho nên có hỏa-đại làm tính biến-hóa. Ngọn lửa xông lên, kim-bảo sinh ra tính ướt, cho nên có thủy-luân trùm khắp các cơi mười phương. Lửa bốc lên, nước sa xuống, giao nhau phát-hiện, mà lập-thành tính cứng; chỗ ướt là bể lớn, chỗ khô là g̣ nổi; do cái nghĩa ấy, trong bể lớn kia, hơi nóng thường bốc lên; trong g̣ nổi kia, sông ng̣i thường chảy xuống. Thế nước kém thế lửa, th́ kết thành núi cao, vậy nên đá núi, đập th́ có tia lửa, nấu th́ chảy ra nước. Thế đất kém thế nước, rút ra thành cỏ cây, vậy nên rừng-rú bị đốt th́ thành đất, vắt ra th́ có nước.

    Vọng-tưởng giao-xen phát-sinh, xoay-vần làm chủng-tử cho nhau; do nhân-duyên ấy mà thế-giới tiếp-tục.

    Lại nữa, Phú-lâu-na, vọng-tưởng chẳng phải ǵ khác, do tính giác-minh hóa ra lầm-lỗi; cái sở-minh hư-vọng đă lập, th́ phạm-vi của cái năng-minh không vượt khỏi được. Do nhân-duyên ấy, nghe không ra ngoài tiếng, thấy không vượt khỏi sắc, sáu cái vọng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đă thành lập, th́ do đó, chia ra có thấy, nghe, hay, biết.

    Đồng-nghiệp ràng-buộc lẫn nhau mà hợp, mà ly, mà thành, mà hóa. Cái thấy phát-minh, th́ các sắc phát ra; nhận rơ nơi sự thấy, th́ thành có tư-tưởng; rồi ư-kiến khác nhau, th́ thành ra ghét, tưởng-niệm đồng nhau, th́ thành ra yêu. Lan cái yêu ra, thành hạt giống, thu-nạp tưởng-niệm, thành ra cái thai, giao-xen phát-sinh, hấp-dẫn bọn đồng-nghiệp, nên có nhân-duyên sinh ra yết-la-lam, át-bồ-đàm... Thai-sinh, noăn-sinh, thấp-sinh hay hóa-sinh là tùy phần sở-ưng: Noăn chỉ do tưởng-niệm mà sinh, thai th́ nhân ái-t́nh mà có, thấp-sinh th́ cơ-cảm mà hợp lại, c̣n hóa-sinh th́ phân-ly mà ứng-hiện. Khi t́nh, khi tưởng, khi hợp, khi ly, thay-đổi lẫn nhau, nên các loài chịu nghiệp-báo cũng theo đó mà lên xuống; do nhân-duyên ấy, chúng-sinh tiếp-tục.

    Phú-lâu-na, tư-tưởng thương-yêu ràng buộc lẫn nhau, yêu măi không rời, th́ những cha mẹ con cháu trong thế-gian sinh nhau không ngớt, bọn nầy th́ lấy dục-tham làm gốc. Ḷng tham, ḷng yêu giúp nhau tăng-trưởng, tham măi không thôi, th́ các loài thai-sinh, noăn-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh trong thế-gian, tùy sức mạnh-yếu, ăn-nuốt lẫn nhau; bọn nầy th́ lấy sát-tham làm gốc. Lấy thân người ăn con dê, dê chết làm người, người chết làm dê, như vậy cho đến mười loài chúng-sinh chết sống, sống chết, ăn-nuốt lẫn nhau, nghiệp dữ cùng sinh ra tột đời vị-lai, bọn nầy th́ lấy đạo-tham làm gốc.

    Người nầy mắc nợ thân-mệnh người kia, người kia trả nợ cũ cho người nầy; do nhân-duyên ấy, trải qua trăm ngh́n kiếp, thường ở trong đường sống chết. Người nầy yêu cái tâm người kia, người kia ưa cái sắc người nầy, do nhân-duyên ấy, trải qua trăm ngh́n kiếp, thường ở trong ṿng ràng-buộc. Duy ba món sát, đạo, dâm làm gốc và v́ nhân-duyên đó, nghiệp-quả tiếp-tục.

    Phú-lâu-na, ba thứ tiếp-tục điên-đảo ấy, đều do tính sáng-suốt rơ-biết của giác-minh, nhân rơ-biết phát ra có tướng, theo vọng-tưởng mà kiến-chấp sinh ra, các tướng hữu-vi núi sông, đất liền thứ lớp dời-đổi, đều nhân cái hư-vọng đó, mà xoay-vần sau trước".

  5. #13075
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Quote Originally Posted by Ca Map View Post
    Em cũng giống như bất cứ ai, nhiều lúc cảm thấy bất an, nhiều lần cảm thấy ḷng trống rỗng, đơn độc vô cùng, không biết bấu víu vảo đâu. Chỉ biết tự nhũ, ráng giữ cho tâm tịnh th́ mọi cảm giác sẽ qua. Chung quy, cảm xúc chỉ do xuất phát từ bên trong ta, nên nếu tĩnh tâm không cho ḍng cảm xúc phát triền th́ sẽ đè nén được những cảm giác kia.

    Tâm có tịnh, nhưng ư chưa thông. Tuy cách giải quyết này works, nhưng hoàn toàn không giống cách những người có đức tin như bác giải tỏa bản thân. Một bên th́ ví như một đứa bé đang muốn khóc, phải tự dằn lại từ bên trong để khỏi bật khóc. Một bên th́ giống như được khóc ̣a thoải mái với đức tin vào Chúa. Đây mới là sự giải tỏa thật sự.
    Bạn có nghe câu "Tâm b́nh thế giới b́nh, tâm an vạn vật an" không? Chính thi hào Nguyễn Du đă hiểu và viết lên thế này: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" là ư như vậy.
    Khi ngoại cảnh và trái tim gặp gỡ nhau sinh ra cảm xúc bên trong bạn, đó là bạn bị mắc vào lưới Ma rồi mà không biết, tôi lấy ví dụ: Có một đám ma, mọi người đang đau khổ khóc lóc ầm ỹ, bạn thấy thế nào? Đây là cảnh vui hay buồn? Nếu là cảnh buồn tại sao ta vẫn thấy nhiều người im lặng, thản nhiên hoặc cười nói ở hai bên đường? Nếu cảnh làm ra Tâm trạng th́ đáng ra mọi người phải có cảm giác giống nhau, tức là đều Buồn cả mới đúng, nhưng thực tế lại không phải thế.
    Nếu cảnh đó là vui th́ tại sao lại có nhiều người khóc, im lặng, thản nhiên? Cảnh tuy có một nhưng t́nh cảm phát sinh sao lại đa dạng thế? Nói tới đây bạn đă biết: Cảnh không làm nên tâm trạng của con người tâm trạng là chính do cảm xúc của từng người tạo ra.

    Ḷng ham muốn chính là nguyên nhân của đau khổ, muốn được th́ ḷng tham lại tăng trưởng, cái thân lại dời đổi trôi lăn, cái tâm lại suy nghĩ tính toán... muốn không được th́ nỗi khổ dâng tràn, bản chất của nó là vậy, bạn nhận được mặt nó th́ bạn sẽ không khổ nữa.

    Ở nhà, ông bà đều là Phật tử cả, c̣n em, chưa đọc được cuốn kinh Phật nào, nhưng có đọc qua triết học Phật giáo, xem nhiều phim ảnh về Phật và nhận thấy những giá trị có chiều sâu, mang tính triết lư, nhân văn hơn là tôn giáo. Bản thân cảm thấy rất gần với suy nghĩ, t́nh cảm và đạo đức sống, nên luôn tự nhận là người có tư tưởng thiên về đạo Phật. Tuy vậy Phật không cho em được đức tin, đơn giản là v́ em không mở ḷng ra được với Phật.
    Bạn đọc hết cái này th́ trái tim bạn sẽ b́nh yên, những giáo lư mờ mịt, những tư tưởng phi chân lư sẽ được loại bỏ. http://quangduc.com/khoahoc/93phatgiaokhoahoc.html
    Bạn muốn theo tôn giáo nào bạn nên t́m hiểu về đức giáo chủ của tôn giáo đó, nếu trong tâm bạn nẩy sinh sự khâm phục, cung kính, ngưỡng mộ, tin tưởng th́ bạn nên theo, bạn đang mắc kẹt vào khoa học, lấy nó là điểm tựa cho cuộc sống th́ bạn đă lầm rồi v́ khoa học th́ nghiên cứu thế giới bằng các giác quan, mà các giác quan được đức Phật chứng minh đều là vọng tưởng giả dối, những ǵ phi giác quan th́ bạn không thể nào hiểu được, chính lư do đó nên bạn chưa thấy Chúa và Phật là điều hiển nhiên.

  6. #13076
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927

    Trích đoạn Nh́n Phật giáo qua khoa học

    BẤT B̀NH ĐẲNG NHÂN LUẬN

    Bất b́nh đẳng nhân luận là cái thuyết cho rằng một Nhân có thể sinh ra vạn vật, và cái Nhân đó không do một Nhân khác sinh ra, mà cũng không giống với vạn vật, cho nên gọi là bất b́nh đẳng.

    Bất b́nh đẳng nhân luận, chủ trương một Nhân sinh mà cũng chủ trương bao nhiêu Nhân không tương thông mà sinh. Như hiện nay tôn giáo cho rằng có một đấng vạn năng tạo nên mặt trời, mặt trăng, các v́ tinh tú, núi rừng, sông ng̣i và người vật, đấng Vạn năng đó là một trong những cái Nhân bất b́nh đẳng. Nếu hết thảy sự vật đều do một cái Nhân đó sinh ra mà không cần sự trợ lực của các Nhân khác, th́ hết thảy sự vật trên thế gian này, lẽ ra phải đồng thời phát sinh, chứ không có thứ tự, trước sau, nhưng cứ theo sự nhận xét của chúng ta th́ sự vật phát sinh có thứ lớp: Sau trước, những vật mà khoa học mới phát minh, càng ngày càng tối tân, đều là những vật xưa kia chưa có.

    Nếu nói rằng đấng Vạn năng ấy tùy theo ư muốn của ḿnh mỗi lúc tạo ra mỗi vật nên có trước sau, th́ xin hỏi: Khi sinh ra cai ư muốn là phải theo điều kiện hay không theo điều kiện? Nếu có điều kiện th́ đấng Vạn năng ấy đă mất tự chủ, không phải là Vạn năng nữa; mà nếu không có điều kiện th́ sự vật phải đồng thời phát sinh. Lại nữa, nếu đấng Vạn năng ấy đă tự tạo nên ngài được th́ vạn vật cũng có thể tự tạo lấy, hà tất phải nhờ ngài? Lại nữa, đấng Vạn năng tạo ra vạn vật mục đích để làm ǵ? Nếu nói rằng để thỏa măn dục lạc của ḿnh, th́ sao lại c̣n tạo ra ma quỷ, địa ngục và muôn vàn thứ xấu xa khả ố nữa? Nếu nói rằng đấng Vạn năng muốn thế th́ đấng Vạn năng ấy là một kẻ tội ác. Lại nữa, nếu đấng Vạn năng quả có sức Vạn năng th́ sao không tạo ra những con người tốt đẹp, ngay thẳng, phúc đức và trí tuệ, lại đi tạo ra cái thế giới đầy tội ác này, để rồi phải xuống cứu họ và chết thay để chuộc tội cho họ? Nếu không tạo được như thế th́ không phải là Vạn năng, nếu có thể tạo được mà lại cố ư tạo ác, th́ cái tội đó không thể tha thứ. Cho nên trên căn bản lư trí, thuyết Nhất nhân luận không thể nào đứng vững.

    Khi khoa học mới bắt đầu xương minh, người ta từng ngộ nhận rằng nguyên tử là một đơn vị nhỏ nhất không c̣n thể phân chia được nữa, nguyên chất của nó chia thành 92 loại, làm nhân cho hết thảy vật chất. Đó là thuyết Đa nhân luận trong học thuyết Bất b́nh đẳng nhân luận vậy. Nhưng không bao lâu th́ học thuyết đó bị đánh đổ khi người ta đă t́m ra điện tử. Rồi họ cho rằng điện tử là đơn vị nhỏ nhất và nhận nó là cái thể chân thường bất biến, do đó mới lại từ Đa nhân luận trở lại Nhất nhân luận. Từ sau khi nguyên tử năng được phát minh, người ta mới biết rằng thuyết đó là lầm, nguyên lai trước kia cái mà người ta nhận là vật chất thường c̣n bất diệt, có thể biến thành phi vật chất, và trước kia người ta cho rằng năng lực và vật chất là hai cái khác nhau, nhưng đến nay mới biết nguyên lai nó chỉ là một. Từ đó các nhà khoa học đă tự thủ tiêu thuyết Bất b́nh đẳng nhân luận mà quay về thuyết B́nh đẳng nhân quả luật của Phật giáo.

  7. #13077
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927

    Hiểu nguyên nhân của chiếc lá để dẫn giải nguyên nhân của vũ trụ

    Bối cảnh câu chuyện: Khi đức Phật thành đạo được 10 ngày, Ngài mới 36 tuổi, ngài quyết định sẽ tới và hàng phục một đạo sĩ nổi tiếng đă 100 tuổi, ông là người rất có uy tín với nhân dân và quốc vương xứ Ma Kiệt Đà. Đức Phật dùng cách ǵ, phép lạ nào để hóa giải? Chúng ta cùng theo dơi.

    Người cộng sản sẽ học ǵ được ở bài học này? Chấp nhận sự thật để tiến lên hay xấu hổ im lặng?

    Độ mười ngày sau, đức Phật đến Uruvela (vùng Bodhgaya). Nơi đây có ba anh em tu khổ hạnh, thờ thần Lửa. Người anh cả là Uruvela Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-Diếp) có 500 đệ-tử, người anh kế là Nadi Kassapa (Na-đề Ca-Diếp) có 300 đệ-tử, và người em út là Gaya Kassapa (Già-da Ca-Diếp) có 200 đệ-tử. Các tiếng Uruvela, Nadi, Gaya chỉ nơi cư trú của mỗi người. Ba vị này tu theo đạo Bà-la-môn, thờ Thần Lửa. Họ sống trong những túp lều dựng bằng cành cây và lá cây. Áo của họ mặc làm bằng vỏ cây. Tóc để dài thắt thành bính hoặc bới trên đỉnh đầu. Họ không đi khất thực nhưng tiếp nhận các thức cúng dường của dân chúng từ các làng mạc trong vùng. Họ tự nấu nướng lấy. Họ cũng chăn nuôi súc vật để ăn và để cúng tế. Đạo-sĩ Uruvela Kassapa đă trên 100 tuổi nhưng c̣n rất khỏe mạnh. Ông là người tinh thông ba bộ kinh Vệ-đà, sống một cuộc đời đức hạnh gương mẫu, và tự tin rằng ḿnh đă chứng quả A-la-hán. Ông rất được hai người em tôn kính. Những buổi giảng đạo của ông được dân chúng địa phương đến tham dự rất đông.

    Đức Phật đến viếng vị này trước nhất. Tôn giả Uruvela Kassapa thấy vị sa-môn c̣n trẻ mà đạo phong uy-nghiêm cũng đem ḷng quư mến. Sau một lúc đàm đạo, ông hoảng hốt nhận thấy rằng có những tư-tưởng trong kinh Vệ-đà mà ông chưa nắm vững được. Vị sa-môn này đă chỉ cho ông những chỗ uyên-áo (rất khó hiểu) của các bộ Atharvaveda và Rigveda. Lạ hơn nữa là khi nói đến các môn ngữ-học, văn pháp, sử truyện và mười tám pháp tế-tự của đạo Bà-la-môn, không có điều ǵ mà vị sa-môn này không thông.

    Trưa hôm ấy, đức Phật nhận lời thọ ngọ trai với Uruvela Kassapa. Xếp áo cà-sa lại làm bốn để trải thành tọa cụ trên bờ cỏ, đức Phật ngồi đoan trang thọ trai trong im lặng. Uruvela Kassapa cũng giữ sự yên lặng đoan trang để thọ trai bên cạnh vị khách sa-môn.

    Chiều hôm ấy, trong khi đàm đạo với Uruvela Kassapa, đức Phật hỏi:

    - Này hiền giả, hiền giả hăy nói cho tôi biết v́ sao Thần Lửa lại có thể đem lại cho chúng ta sự giải thoát?

    - Sa-môn Gotama, sau một lúc im lặng suy nghĩ tôn giả Kassapa đáp, lửa là bản chất uyên nguyên của vũ-trụ. Lửa có nguồn gốc từ Phạm-thiên (Brahma). V́ vậy trong các điện thờ, h́nh tượng Phạm-thiên luôn luôn được đặt vào vị trí trung-ương. Kinh Atharvaveda có nói về phép thờ Lửa. Lửa là sự sống. Nếu không có lửa th́ không có sự sống. Lửa là ánh sáng, là hơi ấm, là nguồn năng lượng làm phát sinh ra cây cối, muông thú và con người. Lửa phá tan bóng tối, phá tan sự lạnh lẽo, đem tới nguồn vui và sự sinh trưởng của vạn vật. Thức ăn nhờ lửa mà trở nên tinh-khiết. Con người nhờ lửa mà trở về hợp nhất được với Brahma. V́ lửa là sự sống nên lửa chính là Brahma vậy. Thần lửa Agni cũng chỉ là một trong muôn ngàn biểu hiện của Brahma. Trong hỏa viện, thần lửa Agni thường được biểu hiện như có hai cái đầu: một đầu biểu trưng cho lửa thường dùng hằng ngày và một đầu biểu trưng cho lửa của sự tế lễ và trở về nguyên thể. Có tới bốn mươi bốn phép tế lửa. Người đạo-sĩ thờ lửa phải giữ giới, phải khổ hạnh và phải chuyên cần tu tập mới có đủ tư cách duy tŕ Thần Lửa và làm sáng tỏ con đường giải-thoát.

    - Tôn giả Kassapa, đức Phật hỏi tiếp, ngài nghĩ thế nào về những người cho rằng nước là bản chất đầu tiên của sự sống, nước bắt nguồn từ Brahma, và nước có công năng làm cho con người trở nên thanh-tịnh để trở về hợp nhất với Brahma (Phạm-thiên)?

    Uruvela Kassapa im lặng. Ông nghĩ đến hằng triệu người, ngay trong giờ phút này, đang tắm trong nước sông Hằng (Ganga) và trong những ḍng sông, hồ nước linh thiêng khác, mong rửa sạch được mọi tội-lỗi và nghiệp chướng để sau này có thể trở về với Brahma. Một lát sau, ông nói:

    - Sa-môn Gotama, nước không thật sự giúp ta siêu thoát được. Nước đi xuống, trong khi lửa bốc lên. Khi ta chết, thân xác ta nhờ lửa mà bay lên thành khói ...

    - Tôn giả Kassapa, ngài nói như vậy e không đúng. Đám mây trắng đang bay trên trời kia cũng là nước đấy. Nước cũng có thể bay lên. Khói cũng là hơi nước. Cả hai thứ mây và khói đều sẽ phải trở lại mặt đất. Vạn vật, như ngài đă biết, luôn luôn luân chuyển tuần hoàn.

    - Nhưng vạn vật đều có một nguồn gốc, và có thể trở về nguồn gốc ấy.

    - Tôn giả Kassapa, vạn vật nương nhau mà có mặt. Tôn giả hăy nh́n chiếc lá trong tay tôi đây. Hạt giống là nhân, đất, nước, hơi nóng, đám mây, mặt trời, thời gian, không gian ... đều là duyên giúp cho chiếc lá này có mặt. Thiếu một trong các duyên ấy th́ chiếc lá này sẽ khác đi hoặc không thành. Tất cả các loài đất đá, thảo mộc và cầm thú đều theo luật nhân duyên sinh ấy. Nguồn gốc của một vật là vạn vật. Tôn giả hăy quán sát kỹ xem. Có bao giờ chỉ có một nhân đơn độc mà đưa tới được một quả đâu. Phải có đủ nhân duyên ḥa hợp mới sanh ra quả. Ư niệm về một nguyên nhân duy nhất đầu tiên là một vọng tưởng do vọng chấp thiếu nhận xét mà ra. Này tôn giả, chiếc lá trong tay tôi đây là do tất cả các pháp trong vũ-trụ họp lại để tạo thành, trong đó có nhận thức của tôn giả.

    Vị đạo-sĩ Bà-la-môn im lặng.

    Trời đă tối. Đạo-sĩ Uruvela Kassapa mời Phật ngủ lại trong túp lều của ông. Nhưng đức Phật ngỏ ư muốn được nghỉ đêm một ḿnh trong hỏa viện. Vị đạo-sĩ Bà-la-môn nói:

    - Mấy hôm nay có một con rắn lớn vào ẩn trong hỏa viện, đuổi thế nào nó cũng không đi. Sa-môn Gotama không nên nghỉ đêm trong đó, có thể bị nguy hiểm. Chính v́ con rắn kia mà lâu nay chúng tôi đă phải lập tế đàn ngoài trời để hành lễ. Xin ngài nghỉ đêm tại đây cho an-toàn.

    - Tôn giả an tâm. Tôi xin được nghỉ đêm trong hỏa viện. Chắc cũng không sao đâu.

    - Sa-môn đă muốn nghỉ đêm tại hỏa viện th́ xin cứ tự tiện. Ngài muốn ở đó bao lâu cũng được.

    Đêm ấy đức Phật nghỉ trong hỏa viện. Trên bàn thờ trung ương, lửa được nuôi bằng nhiều ngọn đèn, mỗi ngọn đèn có nhiều bấc. Góc bên trái có một đống gỗ lớn, có lẽ đây là gỗ chiên-đàn dùng để đốt lên mỗi khi hành lễ. Đức Phật nghĩ nếu có một con rắn ở trong hỏa viện th́ chắc nó ẩn ḿnh trong đống gỗ. Ngài chọn góc đối diện, xếp áo cà-sa làm bốn, trải xuống làm tọa cụ và bắt đầu ngồi thiền định. Đến khuya, đức Phật thấy một con rắn thật lớn nằm khoanh tṛn giữa hỏa viện, ngài lên tiếng nhỏ nhẹ nói:

    - Rắn ơi, hăy đi ra ngoài rừng ở cho an ổn, đừng ở đây sẽ nguy hiểm đến tánh mạng.

    Giọng nói của Phật chứa đầy tinh thương và sự hiểu biết. Con rắn từ từ trườn đi về phía cửa. Đức Phật cũng ngả lưng xuống tọa cụ. Khi Phật thức giấc th́ ánh trăng khuya chênh chếch chiếu qua khung cửa sổ vào nơi người nằm. Ngài ngồi dậy, cầm áo lên rũ bụi, rồi khoác áo lên người, đi ra khỏi hỏa viện, vào ven rừng để thiền hành. Lúc trời tang tảng sáng th́ hỏa viện bốc cháy, không biết v́ lư do ǵ. Các đệ tử của đạo-sư Kassapa thấy lửa, hoảng hốt la lớn, rồi chạy đi t́m b́nh xuống sông Nairanjana múc nước lên tưới. Nhưng tất cả mọi cố gắng đều vô hiệu. Hỏa viện của họ bốc cháy dữ dội, không c̣n cách ǵ cứu chữa.

    Đạo-sĩ Uruvela Kassapa đang bùi-ngùi thương tiếc vị sa-môn đức hạnh và tài ba mà ông vừa mới được quen biết từ sáng hôm qua. Giữa lúc ấy th́ đức Phật xuất hiện. Đang đi thiền hành trên đồi cao, thấy lửa bốc cháy, ngài quay trở về. Thấy Phật, đạo-sĩ Kassapa mừng rỡ chạy lại nắm lấy tay người.

    - May quá, may quá, sa-môn Gotama vẫn an toàn, không sao cả. Tôi mừng quá.

    - Cám ơn tôn giả, tôi vẫn được an toàn.

    Đức Phật biết hôm nay là ngày đạo-sĩ Uruvela Kassapa thuyết pháp. Nghe nói trong số những người nghe pháp, ngoài năm trăm đệ-tử tu-sĩ, c̣n có gần một ngàn người từ các thôn xóm kéo tới. Giờ thuyết pháp được định vào buổi trưa, sau giờ thọ trai. Biết rằng sự có mặt của ḿnh trong buổi thuyết pháp sẽ làm cho vị lănh đạo không được thoải mái, đức Phật cầm bát đi vào thôn xóm để khất thực. Đến giờ ngọ, ngài ngồi thọ trai bên bờ hồ sen. Đi thiền hành quanh hồ, rồi đến tĩnh tọa dưới bóng cây cổ thụ. Đến xế chiều, đạo-sĩ Kassapa t́m tới.

    - Sa-môn Gotama, hôm nay vào giờ ngọ trai chúng tôi chờ măi mà không thấy ngài. Sao ngài không tới?

    - Cám ơn tôn giả, tôi muốn đi ngắm cảnh quanh đây, và để ngài được tự nhiên trong lúc thuyết pháp.

    - Hôm qua sa-môn Gotama nói về sự có mặt của chiếc lá như là sự tập hợp của nhiều yếu-tố nhân duyên. Ngài nói rằng con người cũng do sự tập hợp của nhân duyên mà thành. Vậy th́ khi các nhân duyên tan ră, con người đi về đâu?

    - Đă từ lâu chúng ta bị kẹt vào ư niệm về ngă (atma) như một cái ta thường tại bất biến. Chúng ta đă quen nghĩ rằng khi thân xác tan ră, cái ngă ấy vẫn c̣n tồn tại và có thể trở về nguồn gốc của nó là Brahma (Phạm-thiên) để cộng trú với ngài. Này tôn giả Kassapa, đó là một sai lầm căn bản đă từng làm lạc lối biết bao nhiêu thế-hệ.

    Tôn giả Kassapa nên biết: Vạn pháp từ nhân duyên sanh và cũng do nhân duyên mà diệt. Cái này sanh v́ cái kia sanh, cái này diệt v́ cái kia diệt. Đó là nguyên lư duyên sinh mà tôi đă khám phá được nhờ thiền quán. Trong thực tại, không có một cái ǵ đồng nhất và bất biến. Không có ngă, dù là đại ngă hay tiểu ngă. Này tôn giả Kassapa, ngài đă từng quán chiếu về thân-thể, cảm thọ, tâm tưởng, tâm hành và tâm thức chưa? Con người có mặt là do sự tập hợp và vận hành của năm uẩn ấy. Đó là những ḍng biến chuyển liên tục, trong đó không có một yếu-tố nào thường tại.

    Đạo-sĩ Uruvela Kassapa im lặng suy nghĩ hồi lâu, rồi hỏi:

    - Như vậy có phải là sa-môn Gotama chủ trương thuyết hư-vô không?

    - Không phải. Quan-niệm vạn vật đều là hư-vô cũng là một tà kiến như quan niệm về một bản ngă trường tồn bất biến. Tôn giả Kassapa, ngài hăy nh́n mặt hồ này đây. Tôi không hề nói rằng nước, lá sen, hoa sen trong hồ là hư-vô. Tôi chỉ nói rằng nước, lá sen, hoa sen đều là những hiện-tượng do nhân duyên phối hợp mà có mặt, và trong tự thể của chúng không hề có một thực thể bất biến và thường tại.

    - Vậy, nếu không có ngă, không có "atma", th́ cần ǵ phải tu hành để đạt tới giải thoát? Giải thoát cho ai? Ai là người được giải thoát?

    Đức Phật nh́n vào mắt vị đạo-sĩ Bà-la-môn. Cái nh́n sáng chói như tia nắng mặt trời nhưng cũng êm dịu như ánh trăng. Ngài mỉm cười nói:

    - Tôn giả Kassapa hăy thử tự t́m lấy câu trả lời. Hôm khác, chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện.

    Hai người trở về trú sở. Uruvela Kassapa nhường tịnh thất ḿnh cho Phật nghỉ đêm. Ông sang nghỉ đêm tại túp lều của một người đệ-tử lớn. Tôn giả Uruvela Kassapa rất được các đệ-tử quư mến và cung kính vâng lời.

    Trong những ngày kế tiếp, đức Phật không đi khất thực bên ngoài v́ sáng nào đạo-sĩ Kassapa cũng cho đem thức ăn cúng dường tại chỗ. Tuy vậy, trưa nào sau khi thọ trai, ngài cũng đi kinh hành ở ven rừng hoặc bên bờ hồ, rồi đến nơi có bóng mát ngồi tĩnh tọa. Cứ xế chiều, Kassapa lại đi t́m Phật để đàm đạo. Càng ngày ông càng nhận thức được tầm vóc vĩ đại của tuệ giác và đức hạnh của đức Thế-tôn.

    Một hôm nọ trời mưa giông tầm-tă suốt đêm. Sáng hôm sau nước sông Nairanjana (Ni-liên-thiền) tràn bờ, làm ngập lụt xóm làng nhà cửa trong vùng. Khu rừng nơi đạo-sĩ Kassapa và năm trăm đệ-tử đang hành đạo cũng bị ngập lụt. Tuy vậy mọi người đều chạy kịp lên chỗ cao, không ai bị nước cuốn. Riêng vị sa-môn Gotama th́ không ai thấy mặt. Đạo-sĩ Kassapa đốc thúc nhiều chiếc ghe đi t́m. Cuối cùng người ta thấy đức Phật đang đứng trên một đỉnh đồi.

    Nước dâng lên rất mau và rút xuống cũng mau. Các vị tu-sĩ trong giáo đoàn của ông Kassapa đă khởi sự dựng lại hỏa viện bị cháy và các túp lều bị nước cuốn đi hoặc làm cho xiêu vẹo.

    Một buổi chiều, đức Phật cùng đạo-sĩ Kassapa đứng bên bờ sông Nairanjana đàm đạo. Đạo-sĩ Kassapa hỏi Phật:

    - Hôm trước sa-môn Gotama có nói về sự quán chiếu năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Tôi đă thử thực tập quán sát và thấy rằng cả năm ḍng hiện tượng là thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và tâm thức đều biến chuyển luôn, không có cái nào thường tại bất biến. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu được rằng nếu không có tự ngă th́ ta cần ǵ phải nhọc công tu tập? Giải thoát cho ai? Ai là người được giải thoát?

    - Này tôn giả Kassapa, ngài có công nhận rằng khổ đau là một sự thật không?

    - Tôi công nhận khổ đau là một sự thật.

    - Ngài có công nhận rằng khổ đau nào cũng có nguyên nhân, cũng như muôn vật trong vũ-trụ, vật nào cũng do nhân duyên kết hợp mà thành?

    - Tôi công nhận khổ đau nào cũng có nguyên nhân.

    - Khi những nguyên nhân của khổ đau có mặt th́ khổ đau có mặt; vậy khi những nguyên nhân của khổ đau vắng mặt th́ khổ đau có vắng mặt không?

    - Dĩ nhiên khi những nguyên nhân của khổ đau không c̣n th́ khổ đau cũng không c̣n.

    - Này tôn giả Kassapa, khổ đau không c̣n tức là giải thoát, cần ǵ phải có tự ngă mới có giải thoát. Này tôn giả, nguyên nhân sâu xa của khổ đau là vô minh, nguyên nhân gần của khổ đau là tham ái. Vạn vật đều vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh. Vạn vật đều không có tự ngă mà ta tưởng là có tự ngă, đó là vô minh. Từ vô minh phát sinh ra tham ái, mong cầu được cái nọ cái kia, rồi sinh ra thương, ghét, tham lam, giận hờn, sợ hăi ...và biết bao phiền năo, đau khổ khác. Con đường giải thoát là con đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngă, và duyên sinh của vạn pháp, của muôn vật. Con đường giải thoát là con đường diệt trừ vô minh. Vô minh diệt th́ tham ái diệt; tham ái diệt th́ phiền năo diệt và khổ đau diệt. Đó là giải thoát.

    Uruvela Kassapa im lặng. Một lát sau, ông hỏi:

    - Sa-môn Gotama, tôi biết những điều ngài nói ra là những điều ngài thực chứng chứ không phải lư luận suông. Theo ngài th́ đạo quả giải thoát chỉ có thể do công phu quán chiếu đem lại. Vậy tất cả những lễ nghi thờ phụng và lời khấn nguyện đều là hoàn toàn vô ích hay sao?

    Đức Phật chỉ tay sang bờ sông bên kia nói:

    - Này tôn giả Kassapa, nếu có người đang đứng bên này sông muốn sang bờ bên kia th́ người ấy phải làm ǵ?

    - Người ấy phải lội qua sông hoặc phải dùng thuyền chèo qua bên kia.

    - Đúng vậy. Nhưng nếu có người muốn qua sông mà không chịu lội, cũng không dùng thuyền, chỉ lập đàn cúng tế và khấn nguyện th́ tôn giả nghĩ sao?

    - Tôi cho rằng người đó không thực tế, và không biết chừng nào người đó mới qua sông được.

    - Cũng vậy, Đức Phật nói, nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh, tham ái và phiền năo th́ ta không đạt tới bờ giải thoát được, dù ta có tế lễ, khẩn cầu suốt cả cuộc đời.

    Đạo-sĩ Uruvela Kassapa bỗng sụp lạy dưới chân Phật. Ông khóc nức nở và nói:

    - Kính lạy thầy, con đă lầm lỡ gần hết cuộc đời, giờ đây xin thầy chấp nhận con làm đệ tử của thầy để con có cơ duyên học hỏi và tu tập con đường giải thoát.

    - Lành thay! Nhưng c̣n các đệ tử của ông th́ sao?

    - Xin thầy cho con có dịp tiếp xúc với họ. Chiều mai con sẽ xin tŕnh thầy quyết định của con.

    Hai ngày sau, Uruvela Kassapa và tất cả 500 đệ tử đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa. Họ liệng xuống sông Nairanjana tất cả những búi tóc, h́nh tượng và dụng cụ tế lễ, rồi tập họp trước mặt Phật, quỳ xuống, đồng nói lớn:

    " Con xin quy y Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời này.

    " Con xin quy y Pháp, con đường của t́nh thương và sự giác-ngộ.

    " Con xin quy y Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.

    Sau lễ xuất gia, đức Phật giảng cho 500 vị khất sĩ (tỳ-kheo) mới về Tứ Diệu Đế, Vô Ngă, phép quán hơi thở, thân thể và tâm ư, phép khất thực và tĩnh cư.

  8. #13078
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Người cộng sản sắp đặt bàn thờ trang nghiêm gồm cờ đỏ h́nh búa liềm, tượng cha già dân tộc Hồ Chí Minh, có hoa tươi cùng khẩu hiệu chữ vàng: Đảng cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm.

    Đối tượng để thờ là Chủ nghĩa Mác Lê, điều bốn hiến pháp, kinh tế thị trường định hướng XHCN lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng của đạo đức cách mạng và tinh thần phục vụ.

    Suốt ngày tế lễ họp hành cho ra đời nghị định nghị quyết... để đạt tới mục tiêu: "Dân giầu nước mạnh xă hội công bằng dân chủ văn minh"

    Giờ đây kết quả là ǵ? Đất nước tan hoang, ḷng tin sụp đổ, con người trống rỗng bơ vơ không nơi nương tựa, nguyên nhân v́ đâu?

    Cái cần thờ th́ không thờ đó là Nhân dân, cái cần diệt th́ không diệt đó là tham nhũng, cái cần bỏ th́ không bỏ đó là Mác Lê và điều bốn hiến pháp.

    Từ ngày 3 tháng 2 năm 1930 tới nay là tháng 11 năm 2012 tức đă hơn 82 năm rồi đảng vẫn tiếp tục lập bàn thờ tế lễ Mác Lê cùng CNXH, đảng không có đủ bản lĩnh cùng dũng khí để có thể quỳ xuống trước Nhân Dân như vị đạo sĩ già trên đây cũng chỉ v́ nguyên nhân từ trí tuệ chậm phát triển cùng ḷng tham quyền lực cố hữu dẫn lối đưa đường đảng tới họa diệt vong, quốc gia tới bờ vực mất nước.

    Chúng ta hăy thắp cho đảng cùng dân đen một vài nén hương để chuẩn bị từ biệt những kẻ xấu số.

  9. #13079
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927

    Đă bị trói chặt vào Mác Lê rồi th́ khó chịu với dân chủ tự do là điều hiển nhiên, trí tuệ bị cầm tù, lạc hậu là tất yếu.

    Bối cảnh câu chuyện: Xá Lợi Phất (Sariputta) và Mục Kiền Liên (Moggallana) là hai đại đệ tử của Phật, Xá Lợi Phất - Trí tuệ đệ nhất. Mục Kiền Liên - Thần thông đệ nhất, cả hai vị sau khi xuất gia theo Phật và sau đó không lâu đă giác ngộ và chứng quả thánh Alahan, thấy cậu ruột ḿnh vẫn c̣n bị mê mờ bởi những lư thuyết sai lầm, cả hai vị đă khuyên ông nên gặp đức Thế Tôn. V́ cố chấp và cũng hoàn toàn tự tin ḿnh có trí tuệ siêu việt nên ông coi thường Phật, đức Phật đă khéo léo hàng phục vị đạo sĩ nổi tiếng này, chúng ta cùng theo dơi.

    Một hôm, trong mùa an cư tại Venuvana, đại đức Sariputta và Moggallana đưa du sĩ Dighanakha (Trường-Trảo Phạm-Chí) đến gặp Phật. Du sĩ Dighanakha là cậu ruột của đại đức Sariputta. Ông không phải là đệ tử của đạo sư Sanjaya nhưng cũng là một đạo sĩ rất nổi tiếng. Nghe Sariputta và Moggallana xuất gia theo Phật, ông t́m đến hỏi thăm về giáo pháp của đức Thế-Tôn. Hai vị đại đức liền đưa ông đến trực tiếp gặp Phật.

    Dighanakha hỏi:

    - Thưa sa-môn Gotama, ngài dạy giáo pháp ǵ? Chủ thuyết của ngài ra sao? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay lư thuyết nào hết, v́ tôi không tin một chủ trương hay lư thuyết nào hết.

    - Vậy, Phật đáp, ông có thích cái chủ trương "không thích" của ông không? Ông có tin cái chủ trương "không tin" của ông không?

    - Thưa sa-môn Gotama, việc tôi thích hay không thích, tin hay không tin, không quan hệ ǵ. Tôi chỉ xin ngài nói cho tôi biết chủ thuyết của ngài.

    - Một khi đă bị kẹt vào một chủ thuyết rồi th́ người ta mất hết tự do tư tưởng. Người đó trở nên độc đoán, cho rằng chỉ có chủ thuyết của ḿnh mới là chân lư, c̣n tất cả những chủ thuyết khác đều là tà đạo. Những tranh chấp và căi cọ phát sinh từ thái độ cố chấp này có thể kéo dài bất tận, làm mất rất nhiều th́ giờ và có thể gây ra xung đột, chiến tranh. Do đó "kiến thủ" là trở ngại lớn lao nhất trên đường tu học.

    - Kiến thủ là ǵ?

    - Kiến là nhận thức, là quan điểm. Thủ là sự cố chấp. Kiến thủ là cố chấp vào một nhận thức, một quan điểm. Cố chấp như vậy là bị kẹt. V́ bị kẹt cho nên cánh cửa chân lư không c̣n cơ hội mở ra cho ḿnh nữa.

    Này ông bạn, để tôi kể cho ông bạn nghe câu chuyện này. Có một người lái buôn góa vợ kia đang sống với một đứa con trai tám tuổi. Anh ta rất cưng chiều con, xem đứa nhỏ là lẽ sống của đời ḿnh. Một bữa nọ, trong khi anh ta đi bổ hàng vắng nhà, kẻ cướp đến đốt xóm, cướp bóc và bắt đứa con của anh đi theo. Khi về tới nơi, anh ta thấy thi hài một em bé cháy đen nằm bên căn nhà đă cháy rụi của ḿnh. Anh ta tin ngay rằng con ḿnh đă chết. Anh ta khóc lóc, làm lễ hỏa thiêu thân xác đứa bé, rồi để tro vào một cái túi gấm, đi đâu cũng mang theo bên ḿnh. Mấy tháng sau, đứa con của anh ta thoát được tay kẻ cướp và t́m về nhà cũ lúc nửa đêm. Nó gơ cửa đ̣i vào. Lúc ấy anh ta đang ôm cái túi gấm đựng tro, than khóc một ḿnh. Anh ta không chịu ra mở cửa, cứ đinh ninh là con ḿnh đă chết thật rồi, và đứa trẻ đang gơ cửa là một đứa trẻ hàng xóm mất dạy nào đó đến trêu chọc anh. Đứa bé kêu măi không được, tưởng là cha ḿnh đă dời nhà đi nơi khác, nên thất thểu ra đi ... Và người cha khốn khổ kia vĩnh viễn mất đứa con yêu duy nhất.

    Này ông bạn, nếu ta cố chấp vào một chủ nghĩa hay một chủ thuyết và cho đó là chân lư tuyệt đối, ta sẽ lâm vào t́nh trạng của người cha trẻ kia. Lúc ấy, nếu chân lư có tới gơ cửa t́m ta, ta cũng sẽ từ chối không mở cửa.

    Dighanakha hỏi:

    - Vậy giáo pháp của ngài dạy có phải là một chủ nghĩa hay một chủ thuyết không? Cố chấp vào nó có phải là kiến thủ không?

    - Giáo pháp của tôi chỉ dạy không phải là một chủ nghĩa hay một chủ thuyết. Nó không do công phu suy luận của trí năng như những chủ thuyết về bản chất của vũ trụ, cho rằng bản chất ấy là lửa, là nước, là đất, là gió hay là thần linh; hoặc cho rằng vũ trụ là hữu hạn, là vô hạn, là hữu biên, là vô biên, v.v... Không, giáo pháp tôi dạy không phải là một chủ thuyết xây dựng trên sự suy-luận của trí năng. Giáo pháp tôi dạy là do kinh nghiệm thực chứng. Những ǵ tôi nói ra đều do tôi đă thực chứng. Và ông bạn cũng có thể kiểm chứng lại bằng kinh nghiệm thực chứng của chính ông bạn. Tôi nói vạn vật là vô thường, không có tự ngă. Điều này tôi đă chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói vạn vật nương vào nhau mà sinh khởi, tồn tại và hoại diệt, chứ không phải xuất phát từ một nguyên nhân đầu tiên nào hết. Điều này tôi cũng đă chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói quán chiếu để nhận thức rơ ràng về vô thường, vô ngă và duyên sinh có thể đưa chúng ta đến giải thoát và an lạc. Điều này tôi cũng đă chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Những điều tôi nói không có mục đích thuyết minh về vũ trụ mà chỉ có mục đích hướng dẫn sự thực tập để chứng nghiệm thực tại. Lời nói không diễn tả được thực tại. Chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới giúp ta nhận thức đúng thực tại.

    - Hay lắm, hay lắm, sa-môn Gotama! Nhưng nếu có người cho rằng giáo pháp của ngài là một chủ thuyết th́ sao?

    - Này Dighanakha, câu hỏi của ông hay lắm. Giáo pháp của tôi không phải là một chủ thuyết do trí năng tạo ra, nhưng sau này, và ngay cả bây giờ, đă có những người xem giáo pháp ấy như một chủ thuyết. Tôi cần xác định rơ: Giáo pháp của tôi là một phương tiện đi vào thực tại, chứ không phải để mô tả thực tại. Cũng như ngón tay chỉ mặt trăng. Phải nương ngón tay để thấy mặt trăng, chứ ngón tay không phải là mặt trăng. Giáo pháp của tôi là để thực tập, thực hành để đi đến thực chứng, chứ không phải để tôn thờ, hoặc để bàn luận và ca ngợi. Giáo pháp của tôi là chiếc bè đưa người qua sông mê bể khổ, đến bờ giác ngộ giải thoát. Khi đến bờ rồi th́ chiếc bè đó trở thành vô dụng.

    - Xin đức Thế-Tôn chỉ bày cho tôi con đường vượt qua những cảm thọ sầu khổ.

    - Này Dighanakha, ông hăy nghe kỹ. Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu (lạc thọ), cảm thọ khó chịu (khổ thọ) và cảm thọ trung tính (xả thọ). Cả ba loại cảm thọ đều có gốc rễ hoặc trong thân thể, hoặc trong tâm ư và nhận thức. Các cảm thọ đều có sinh có diệt như bất cứ hiện tượng tâm lư hay vật lư nào. Phương pháp tôi chỉ bày là phương pháp quán chiếu. Quán chiếu để thấy rơ bản chất và nguồn gốc của các cảm thọ, dù là lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ. Một khi đă nhận thức rơ ràng bản chất và nguồn gốc của các cảm thọ là vô thường, vô ngă, duyên sinh, không thật, th́ các cảm thọ lần hồi sẽ mất tác dụng của chúng. Cảm thọ đau khổ của con người đều bắt nguồn từ nhận thức sai lầm về thực tại. Một khi vô minh đă diệt, giác ngộ hiện tiền, th́ mọi đau khổ đều tan biến. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành thiền quán chứ không thể nhờ cầu nguyện và cúng tế.

    Trong khi Phật giảng cho du sĩ Dighanakha th́ các vị Sariputta, Moggallana, Nagasamala, Kaludayin và Channa đều có mặt. Nhưng đại đức Sariputta là người thấu hiểu sâu sắc nhất. Ngài thấy tâm trí sáng lên, liền đắc quả A-la-hán. Không ngăn được xúc cảm, ngài chấp tay sụp xuống lạy Phật. Đại đức Moggallana và du sĩ Dighanakha cũng sụp xuống đảnh lễ Phật. Dighanakha xin được xuất gia theo Phật. Kaludayin và Channa được chứng kiến cảnh này cũng rất xúc động, ḷng thành kính và tin tưởng đối với Phật càng gia tăng.

  10. #13080
    Kỷ Niệm
    Khách

    lạc loăng đề tài

    mấy ng post loăng đề tài rồi .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-12-2011, 04:03 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 08-12-2011, 07:40 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2011, 06:54 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 14-07-2011, 08:19 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •