Thứ ba vừa qua, trong lúc cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung diễn ra ở Washington, tờ The Atlantic cho đăng một bài phỏng vấn Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong đó nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đả kích thành tích nhân quyền “đáng kinh tởm” của Trung Quốc và cho rằng giới lănh đạo ở Bắc Kinh cảm thấy lo sợ trước làn sóng dân chủ đang lan tràn trong khối Ả rập. Bà Clinton cũng nói rằng hành động đàn áp của Trung Quốc hiện nay là “hành động vô bổ của một kẻ ngu xuẩn”. Những phát biểu của nữ ngoại trưởng Mỹ đă được các nhân vật tranh đấu dân chủ Trung Quốc tỏ ư hoan nghênh, nhưng họ cũng nói rằng tiến tŕnh dân chủ Trung Quốc sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nỗ lực tranh đấu của chính người dân nước họ. Mời quí vị xem Duy Ái tŕnh bày thêm chi tiết trong tiết mục Nh́n Về Á Châu sau đây.


Hồi đầu tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đă đưa ra những phát biểu mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc trong lúc cuộc đối thoại chiến lược hàng năm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra tại Washington. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng cho rằng lịch sử đă chứng minh là những xă hội tôn trọng nhân quyền sẽ thịnh vượng, ổn định và thành công hơn.

Bà nói: "Chúng tôi đă tŕnh bày rất rơ ràng, ở chốn công khai và nơi riêng tư, về mối quan tâm của chúng tôi về nhân quyền. Chúng tôi lo ngại về tác động của vấn đề này đối với sinh hoạt chính trị trong nước và đối với sinh hoạt chính trị và sự ổn định của Trung Quốc và của khu vực. Chúng tôi đă xem những báo cáo về những người bị giam cầm hoặc bị bắt đi biệt tích, trong đó có những luật sư tranh đấu cho quyền lợi của công chúng, những văn nghệ sĩ, và những người khác. Và chúng tôi biết rằng, trong ṿng cung dài của lịch sử, những xă hội ra sức làm việc cho sự tôn trọng nhân quyền sẽ thịnh vượng, ổn định và thành công hơn. Điều đó đă được chứng minh rất nhiều lần, nhưng đặc biệt nhất là trong những tháng vừa qua."

Phát biểu vừa kể của bà Clinton đă được những nhân vật tranh đấu cho dân chủ Trung Quốc đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt là v́ cách đây không lâu họ từng cảm thấy thất vọng trước điều mà họ cho là thái độ nhu nhược của chính phủ của Tổng thống Barack Obama đối với Trung Quốc trong lănh vực nhân quyền. Ông Cao Văn Khiêm, cố vấn chính sách của tổ chức Nhân quyền Trung Quốc ở New York, nhận xét như sau về diễn tiến này:

"Việc phía Mỹ chỉ trích thành tích nhân quyền Trung Quốc một cách công khai và mạnh mẽ như vậy là một việc trước đây chưa từng có. Diễn tiến này chứng tỏ cộng đồng quốc tế quan tâm rất nhiều tới sự kiện là t́nh h́nh nhân quyền Trung Quốc đă xuống cấp một cách nghiêm trọng kể từ khi nhà văn Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Ḥa b́nh hồi năm ngoái."

Các chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung c̣n cảm thấy ngạc nhiên hơn nữa khi tờ The Atlantic cho đăng một bài phỏng vấn của Ngoại trưởng Clinton, trong đó bà cho rằng giới lănh đạo ở Bắc Kinh cảm thấy lo sợ trước làn sóng dân chủ đang lan tràn trong khối Ả rập. Trong bài báo đăng ngày thứ ba (mồng 10 tháng 5) vừa qua, bà Clinton nói rằng “Trung Quốc đang t́m cách ngăn chận lịch sử, một hành động vô ích của một kẻ ngu xuẩn.” Bà nói thêm rằng “Họ không thể làm như vậy. Nhưng họ sẽ ra sức để gh́m lại lâu chừng nào tốt chừng đó.”

Ông Mạc Chi Hứa, một nhà văn bất đồng chính kiến Trung Quốc, hoan nghênh phát biểu vừa kể của bà Clinton.Ông nói rằng điều này củng cố cho niềm tin của giới tranh đấu dân chủ Trung Quốc là chế độ chính trị độc đảng của nước họ sớm muộn ǵ cũng bị kết liễu. Ông Mạc nói thêm như sau:

"Nói một cách tổng quát th́ việc chính phủ Mỹ có thể bày tỏ một thái độ như vậy làm cho tôi cảm thấy ấm ḷng, cảm thấy phấn chấn. Nhận thức của họ giống hệt nhận thức của chúng tôi. Tuy nhiên, vấn đề của Trung Quốc vẫn phải do chính người Trung Quốc giải quyết. Và xét cho cùng th́ việc giải quyết phải dựa vào sự phát triển của xă hội dân sự ở trong nước và sự đấu tranh của xă hội dân sự."

Vấn đề nhân quyền Trung Quốc hồi gần đây đă được dư luận quốc tế chú ư theo dơi v́ đợt đàn áp dữ dội nhắm vào những luật sư tranh đấu cho quyền lợi của công chúng, những giáo hội Cơ đốc giáo tại gia và các văn nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ Ngăi Vị Vị nổi tiếng thế giới.

Bà Thái Thục Phấn, một người tranh đấu dân chủ ở Hồng Kông, cho đài VOA biết như sau về t́nh h́nh nhân quyền hiện nay ở Trung Quốc:

"22 năm nay, từ khi xảy ra biến cố ngày 4 tháng 6 năm 1989, nhân quyền ở Trung Quốc mỗi ngày một lùi. Giờ đây đă lùi tới chỗ có thể nói là hoàn toàn không có nhân quyền, không thể nói tới vấn đề nhân quyền. Tôi nghĩ rằng cảm giác sợ hăi giờ đây rất phổ biến trong dân chúng. Các luật sư bảo vệ quyền lợi công chúng không dám lên tiếng. Các nghệ sĩ cũng không có nhiều tự do."

Khi được hỏi về phát biểu cứng rắn bất thường của Ngoại trưởng Clinton, bà Thái Thục Phấn cho biết bà cảm thấy vui mừng nhưng bà không nghĩ rằng điều này sẽ mang lại những tiến bộ rơ ràng cho t́nh h́nh nhân quyền ở Trung Quốc.

Bà Phấn cho biết: "Đương nhiên là tôi rất vui mừng nếu có các nhà ngoại giao lên tiếng cho Trung Quốc. Nhưng quí vị cứ nh́n vào vụ án của ông Ngăi Vị Vị th́ quí vị sẽ thấy là đă có rất nhiều người lên tiếng cho ông ấy, mà ông ấy vẫn tiếp tục bị giam hơn một tháng rưỡi nay, không ai biết được là bị giam ở đâu."

Tại cuộc họp báo hôm thứ 5 ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Khương Du của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă t́m cách hạ giảm tầm quan trọng của những tuyên bố của bà Clinton trong cuộc phỏng vấn của tờ The Atlantic.

Bà nói: "Tôi nghĩ rằng điều mà ông nói là không chính xác v́ được trích dẫn mà không xét tới toàn bộ ngữ cảnh của bài viết. Tôi nghĩ rằng ông nên t́m hiểu một cách toàn diện sự đánh giá của phía Mỹ đối với cuộc đối thoại lần này. Theo những báo cáo mà tôi nhận được th́ sự đánh giá tổng thể là rất tích cực."

Bà Khương Du cho biết Trung Quốc đă nhiều lần bày tỏ quan điểm của ḿnh về vấn đề nhân quyền với phía Hoa Kỳ và hai nước có chung những quyền lợi tổng quát trong lănh vực này. Người phát ngôn Trung Quốc nói thêm rằng chỉ qua đối thoại Trung Quốc với Hoa Kỳ mới có thể tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và giải quyết một cách thỏa đáng những mối bất đồng.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/us-china-rights-05-15-11--121868149.html