Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 31 to 40 of 42

Thread: Lá cờ vàng chính nghĩa của người Việt quốc gia

  1. #31
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,758

    Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ "Chính Nghĩa Của Người Việt Quốc Gia!

    <a href="http://media.photobucket.co m/image/flag of vnch/KhangDiepSydney/dArZYyNkVP_vnch162ux tt5.gif?o=11" target="_blank"><img src="http://i685.photobucket.com/albums/vv219/KhangDiepSydney/dArZYyNkVP_vnch162ux tt5.gif" border="0"></a> <a href="http://media.photobucket.co m/image/flag of vnch/SydneyHuong/1163891198nv.gif?o=2 7" target="_blank"><img src="http://i479.photobucket.com/albums/rr154/SydneyHuong/1163891198nv.gif" border="0"></a>

    <a href="http://media.photobucket.co m/image/flag of vnch/KhangDiepSydney/covietnam.gif?o=6" target="_blank"><img src="http://i685.photobucket.com/albums/vv219/KhangDiepSydney/covietnam.gif" border="0"></a>


  2. #32
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,758

    Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Chính Nghĩa Của Người Việt Quốc Gia!

    <a href="http://media.photobucket.co m/image/flag of vnch/SydneyHuong/Vietflag.gif?o=29" target="_blank"><img src="http://i479.photobucket.com/albums/rr154/SydneyHuong/Vietflag.gif" border="0"></a>
    <a href="http://media.photobucket.co m/image/flag of vnch/SydneyHuong/1306605738.gif?o=23" target="_blank"><img src="http://i479.photobucket.com/albums/rr154/SydneyHuong/1306605738.gif" border="0"></a>
    <a href="http://media.photobucket.co m/image/flag of vnch/KhangDiepSydney/2643192940103119459S 600x600Q85.jpg?o=16" target="_blank"><img src="http://i685.photobucket.com/albums/vv219/KhangDiepSydney/2643192940103119459S 600x600Q85.jpg" border="0"></a>

  3. #33
    Member
    Join Date
    31-07-2010
    Posts
    546
    LÁ CỜ VÀNG - NỀN CỘNG H̉A - TỔ QUỐC VIỆT NAM - LÀ MỘT


    (Phan Nhật Nam)




    Cờ bay!
    Cờ bay!
    Giữa vũng lửa
    Trầm trầm dân, lính nước mắt ứa
    Một lần Cờ bay Vàng thành xưa
    Bao phần máu xương Người Việt đổ...

    Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chung của tất cả Chúng Ta - Dân Tộc nơi Phương Nam dựng phận nghiệp Khổ Đau nhưng Siêu Việt.

    Cờ Vàng Ba Sọc đỏ là mối biễu tượng thuần thành, chính thống nhất-Bởi Cờ đă dựng lên uy nghi suốt giải quê hương từ Ải Nam Quan, miền núi cực bắc Đồng Đăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến Mũi Cà Mâu, vùng đầm lầy Quản Long, An Xuyên, cuối nguồn Cửu Long, Sông Cái.

    Dẫu Cờ mất đi quyền hiện diện chính trị.

    Nhưng Cờ vẫn linh thiêng vĩnh hằng tồn tại nơi trái tim, và hơi thở chúng ta.

    Cờ bay không ngừng như máu chảy tự thân.

    Lá Cờ Vàng – Nền Cộng Ḥa - Tổ Quốc Việt Nam là Một.

    Ngày 26 Tháng Mười, Năm 1955, nền Cộng Ḥa khai sinh ở Thủ Đô Sài G̣n với danh hiệu chính thức: Việt Nam Cộng Ḥa thay thế danh hiệu Quốc Gia Việt Nam, thể chế chính trị thành h́nh từ 8 tháng Ba, 1949, ngày Hiệp Ước Elysée kư kết giữa Tổng Thống Cọng Ḥa Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại chấm dứt 65 năm thuộc Pháp (1884-1949). Chức vụ nguyên thủ quốc gia, "Tổng Thống thay thế danh xưng Quốc Trưởng". Ngày 8 tháng 3, 1956, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Ḥa chính thức công bố Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc Kỳ, Quốc Huy của nước là h́nh Cây Trúc biễu tượng Tinh Thần Chính Nhân, Đại Nghĩa của Dân Tộc Việt Nam.

    Chúng ta hôm nay cần nhắc lại những sự kiện, thời điểm lịch sử kể trên để cùng nhau xác chứng lại một điều hiễn nhiên: Lá Cờ Vàng, danh hiệu Việt Nam Cộng Ḥa là một Thực Thể Chính Trị- Biễu Tượng Quốc Gia- Lư Chính Nghĩa- Sức Chiến Đấu của vạn, triệu Người Việt dài theo cùng Thế Kỷ 20 và trước đây, lẫn mai hậu. Dẫu hôm nay có những âm mưu đê tiện, thâm độc đ̣i xoá bỏ đi biễu tượng cao quư nhiệm mầu trên v́ nại cớ chúng đă có liên hệ với những nhân sự, vụ, việc gây nhiều lầm lỡ của giai đoạn từ sau cuộc đại chiến thế giới lần hai (1945) đến ngày thiên thu uất hận 30 tháng 4, 1975. Chúng ta phải vô cùng sáng suốt cảnh giác trước mưu hiễm của kẻ nghịch cùng đồng lơa và kiên tŕ giữ vững niềm tin, sức chiến đấu: Bởi máu của anh em ta, của cả dân tộc khổ nạn đă tô thắm thêm ba đỏ vạch sắc son nầy. Và Cộng Ḥa không chỉ là danh xưng về thể chế chính trị, nhưng là mục đích tối thượng của toàn khối Người Việt luôn kiên tâm thực hiện Sống xứng đáng Giá Trị Con Người, giữ ǵn bền bỉ Phẩm Tính Dân Tộc.

    Nền Cộng Ḥa, Cờ Tam Tài "Xanh-Trắng-Đỏ" luôn là biễu tượng huy hoàng, vĩ đại của Dân Tộc Pháp, và cũng của toàn nhân loại về nỗ lực thực hiện ư niệm "Cộng Ḥa-Tự Do-Dân Chủ"û, dẫu Cách Mạng 1789 phải trả bằng giá máu kinh hoàng của bao người vô tội do tay những kẻ khủng bố tàn nhẫn.

    Mao Trạch Đông đă không tùy nghi vô cớ liên kết cách mạng vô sản với cuộc Chiến Tranh Nha Phiến 1884 giữa Triều Đ́nh nhà Thanh với những đại cường Tây Phương trong buổi lễ vĩ đại ngày 1 tháng 10, 1949 nơi Quảng Trường Thiên An Môn mừng lần thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân - Bởi đấy là Truyền Thống chiến đấu giữ nước của Dân Tộc Trung Hoa.

    Chúng ta không thể tạo dựng nên điều vô cớ, bởi lá Cờ Vàng quả thật đă thấm đẫm lượng máu vô hạn của lớp lớp Người Việt quyết tử để Dân Tộc tồn sinh. Gịng máu oanh liệt của nhị vị Trưng Nữ Vương ḥa xuống Hát Giang năm 43 lúc nước vừa mới tượng h́nh được tiếp nối với lượng sóng sông Bạch Đằng của kỳ giữ nước quang vinh, Thế Kỷ 13 quân Nhà Trần đánh tan ba lần đạo binh bách thắng Nguyên Mông. Từ bậc quân vương, đến người lính đầu bạc, cũng như ngựa đá phải chồn chân, hăn huyết xông lên trận tiền giữ nước. Đấy cũng là gịng máu kiên trung, hiến thân cho mệnh nước hằng tuôn chảy không ngừng khi Chiến Hạm Nhựt Tảo-Hải Quân 10 ch́m xuống, ḥa lẫn màu biển Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 1974, cùng thân xác Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, và những Người Lính Hải Quân Quân Lực Cộng Ḥa giữ ǵn trời, biển phương Nam.

    Thế nên, Cờ không chỉ giới hạn là biễu hiện của riêng những chế độ cầm quyền, với Quốc Gia Việt Nam hay hai nền Cộng Ḥa. Và Cộng Ḥa là ư niệm tối thượng của cuộc sống- chiến đấu bất tận trên vùng đất lửa phương Nam. Dẫu sống vô cùng nguy biến đau thương như hằng hằng những đoàn người chạy loạn cộng sản-Từ cuộc di cư vĩ đại năm 1954 rời bỏ Miền Bắc; lần chạy nạn Tổng Công Kích Mậu Thân 1968; cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa suốt ba vùng đất nước năm 1972, và lần oan khốc uất hận khi mất Cao Nguyên từ ngày 10 tháng 3, 1975 để đến hôm nay hiện thực với hai triệu người có mặt ở hải ngoại – Những NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN ĐỂ THỰC HIỆN Ư NIỆM CỘNG H̉A.

    Vậy, chúng ta phải khẳng định lại thêm một lần: Lá Cờ Vàng - Danh Hiệu Cộng Ḥa là sức mạnh chuyển gịng đấu tranh xuyên suốt lịch sử từ những lần vị quốc vong thân sáng ngời trung liệt của Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương khi thành mất; của Trương Công Định, liệt sĩ Vàm Láng, G̣ Công; của Nguyễn Trung Trực với chiến công vang động gịng Vàm Cỏ, Long An: "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần", cho đến lần Cờ lên trên Kỳ Đài Cố Đô Huế, sáng Mùa Xuân Mậu Thân, 24 tháng Hai, 1968..

    Quân dân ta nên một lần bật khóc
    Khi lá Cờ Vàng Ba Sọc
    Lừng lững lên cao
    Giữa mờ sương xứ Huế sáng Xuân nào!

    Danh hiệu Cộng Ḥa bao gồm trong lời hô uy dũng của mười ba Liệt Sĩ Quốc Dân Đảng "Việt Nam Độc Lập Muôn Năm" nơi Yên Bái, sáng sông núi gờn gợn đau thắt, 17 tháng 6, 1930, không khác ư niệm quyết tử "Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm" của trung đội lính Nhảy Dù do Thiếu úy Huỳnh Văn Thái chỉ huy, đă chọn giây phút báo đền ân nghĩa quê hương với chính xác thân ḿnh nỗ tung bởi trái lựu cuối cùng, buổi sáng 30 tháng Tư, 1975 nơi bùng binh Ngă Sáu, Chợ Lớn. Danh hiệu Cộng Ḥa linh thiêng kia đă bừng lên soi rạng khoảng trời đất u tối sáng 29 tháng 4, 1975 khi chiếc Hỏa Long C119 của Trung úy Nguyễn Văn Thành bốc cháy trên không gian Tân Sơn Nhất, Gia Định. Và giá trị Cộng Ḥa măi măi tồn tại trong thanh âm quyết liệt của Hồ Ngọc Cẩn, Trần Văn Bá khi đối diện với ṇng súng của trung đội hành h́nh.

    Chúng ta hôm nay cũng tương tự t́nh cảnh của những người Việt lưu vong đầu thế kỷ ở Sa Khôn, Thái Lan, với tất ḷng đau xót như đă một lần được Tú Tài Đặng Thúc Hứa, đồng chí của nhị vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh diễn dạt khi nhớ về quê nhà đang trong cơn điêu linh nhục thăm:

    Vùng Quê Hải, gió tanh mưa máu, án ba đào v́ t́nh thế xui nên.
    Cơi Viêm Bang, núi thịt cồn xương, nỗi bi thảm xưa nay chưa có.
    Ngoài ngàn dặm trông về cố quốc,
    Non sầu bể thảm, quặn ruột gan chín khúc tơ ṿ.
    Cuộc trăm năm tưởng tới đồng tâm,
    Cỏ úa hoa dàu, dẫu sắt đá cũng hai hàng lệ nhỏ.

    Nỗi Đau cào xé nầy luôn bừng bừng cùng mối Ước Nguyện sắc son - Lần dựng lên trong nắng Miền Nam mầu uy nghi rực rỡ Cờ Vàng, và câu hát đă một lần vang động núi sông lẫm liệt cảm động ánh sáng vĩnh cửu Cộng Ḥa..

    Cờ bay! Cờ bay!
    Trên thành phố thân yêu
    Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu!!

    CHÚNG TA PHẢI HÁT LẠI THÊM MỘT LẦN CÂU HÁT BI HÙNG NẦY TRÊN TOÀN CƠI QUÊ HƯƠNG

    Viết để nhắn nhở, vững tin
    Nghĩa Lớn - Việt Nam Cộng Ḥa

    26 Tháng Mười, 1955 -- 26 Tháng Mười, 2002.
    Phan Nhật Nam


    http://www.thienlybuutoa.org/Misc/LaCoVang.htm

  4. #34
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    TÂM SỰ CỦA NGƯỜI CHA LƯU VONG



    Phú Yên
    www.phuyen-mactranlan.blogspot. com

  5. #35
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    VNCH, WE'LL BE BACK



    Phú Yên

  6. #36
    nghiep
    Khách

    Cựu chiến binh Mỹ vinh danh cờ Vàng VNCH hàng năm.


    At Col. Joe Abodeely's Base Camp near Maricopa, Arizona, each year the flag of South Vietnam is raised along with the U.S. flag. 'We forget that we went to South Vietnam to help the Vietnamese people,' Abodeely says. Courtesy Base Camp Website.

  7. #37
    nghiep
    Khách

    VINH DANH CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ.



    Các anh chiến sĩ QLVNCH chiến đấu chống cộng sản xâm lược ǵn giử quê hương.
    Trước mũi súng các anh hàng ngàn lớp lớp quân cộng thù ngă gục...


    Bảo vệ đàn em thơ...


    Thế hệ trẻ Hải Ngoại tiếp tục ǵn giử ngọn cờ Vàng chính nghĩa Quốc Gia.



    Thế hệ trẻ sinh ra lớn lên tại Hải Ngoại sau cuộc chiến.
    Quyết không để cờ máu cộng sản nhuộm đỏ Hải Ngoại.

  8. #38
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Quốc Kỳ Việt Nam

    Nguyễn Tường Bá

    Quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ từ năm 1948 đến nay

    Khắp nơi trên thế giới nơi nào có người Việt cư ngụ, lá cờ vàng ba sọc đỏ được sử dụng. Nhưng tại Việt Nam nói đúng hơn tại nước “Cộng Ḥa Xă Hội Chủ nghĩa VN” và do đảng Cộng Sản Việt Nam cưởng ép, lá cờ đỏ sao vàng được sử dụng.

    Cờ vàng ba sọc đỏ, nguyên thuỷ từ cờ Quẻ Ly biến thể, là lá cờ được Ḥang Đế Bảo Đại kéo lên khi Việt Nam hủy hiệp ước thuộc địa kư với Pháp lấy lại nền độc lập có từ ba ngàn năm (khác với Hoa Kỳ cần tuyên bố độc lập năm 1776) vào ngày 11/3/1945 nhân ngày 9/3/1945 quân đội Nhật triệt hạ quân lực Pháp tại Đông Dương và Việt Nam được cởi trói. C̣n có thể nói lá cờ độc lập đầu tiên được quần chúng biết đến là lá cờ nửa Vàng nửa Đỏ được Việt Nam Quốc Đảng kéo lên tại Yên Bái ngày 10/2/1930 khi quân Việt Quốc nắm quyền kiểm soát thị xă nầy.

    Việt Chi Nguyễn Hữu Quang, chuyên gia về Kinh Dịch đă viết rất uyên bác: “Ngay từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đầu voi phất ngọn cờ vàng, đánh đuổi quân Bắc xâm lấn, nước ta đă có quốc kỳ. Màu vàng là màu quốc thể, đồng thời cũng là màu da của giống ṇi. Theo quang học, màu vàng chiếm vị trí trung ương trong quang phổ thấy được.

    Nhà Nguyễn, triều cuối cùng của nước ta thêm 2 vạch đỏ vào lá cờ: màu đỏ màu của chu tước là màu chính của phương Nam, hai vạch liền biểu trưng thái dương, một trong tứ tượng, chiếm vị trí căn để hai quẻ Kiền, Đoàn (tiên thiên) tức là chính nam, và đông nam, ám họp với vị trí nứơc ta trên bản đồ Đông Nam Á. Gia dĩ thái dương thuần dương luôn luôn biến sang ba tượng kia.

    Chính phủ đoản mệnh của thủ tướng Trần Trọng Kim (1945) thêm một vạch đứt vào giữa hai vạch liền của lá cờ, ba vạch nầy, một đứt hai liền hợp thành quẻ ly đơn (Ly vi hỏa), biểu tượng mắt trời, ánh sáng, năng lượng, nói ngắn chuyện E=mc2(1) và chiếm vị trí chính nam trong bát quái hậu thiên của Vua Văn, cùng lúc ba vạch nầy cũng tượng trưng cho ba kỳ Bắc-Trung-Nam. Cựu Ḥang Bảo Đại khi về nước thành lập quốc gia Việt Nam đă đổi vạch đứt thành vạch liền. Do đó quẻ Ly biến thành quẻ Kiền ở vị trí chính nam trong Tiên Thiên Bát Quái. Quẻ Kiền cũng tượng trưng Trời. Trời ở về phía phương Nam, nói tắt là Trời Nam (Nam Thiên), cũng là tên xưa của nước ta vậy. Từ đó, cũng như sau năm 1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục phất phới trên toàn thế giới ở những nơi tụ họp của tất cả người Việt Quốc Gia và người Việt c̣n yêu nước thương ṇi. Trong khi đó “lá cờ máu” sao vàng của CSVN dùng màu đỏ và ngôi sao của cộng sản quốc tế, vẫn maĩ maĩ ở cương vị một đảng kỳ (2).

    Lá cờ vàng ba sọc đỏ không gắn liền với một người, một đoàn thể, một chính đảng, một thể chế hay một giai đoạn lịch sử giới hạn. Trái lại cờ ấy đă được trưng lên từ thời kỳ Quốc Gia VN có xu hướng đế chế, qua thời kỳ Đệ Nhất Cộng Ḥa và có xu hướng Tổng Thống chế giành ưu thế cho Hành Pháp, đến thời kỳ Đệ Nhị Cộng Hoà. Cờ ấy đă tập hợp những người bảo thủ và những người tiến bộ, dân lương và dân giáo, giới ưa độc lập cực đoan với những xu hướng về nước nầy hay nước khác ở Tây Phương…lá cờ ấy khác với lá cờ biểu hiệu rỏ rang mầu sắc, h́nh tượng của một đảng nhất định.

    Quốc kỳ không phải là, không thể là một sáng tác cá nhân, một công tŕnh trừu tượng. Một lá cờ chỉ trở thành quốc kỳ sau khi đă trải qua một quá tŕnh lịch sử, đă tập họp và thể hiện được những ước vọng, những tin cậy và những lo âu chung của đông đảo nhân dân, đă có nhiều người thề thốt trên đó, tác động v́ đó, và hy sinh trong đó. Một lá cờ không được chọn làm quốc kỳ chỉ v́ màu sắc tươi, h́nh thức đẹp hay ư nghĩa sâu xa. Quốc Kỳ không phải chỉ là sáng tạo của tinh thần, công tŕnh của nghệ thuật: nó là sản phẩm của lịch sử.

    ……………

    Nhưng cờ vàng ba sọc đỏ ngày nay tung bay tràn lan khắp năm châu, mọi nơi có dấu chân người Việt và kỳ lạ thay đă được trân quí hơn trước kia. Sau năm 1975, ng̣ai biểu tượng tinh thần Quốc Gia Việt Nam, cờ vàng ba sọc đỏ c̣òn mang thêm ý nghĩa biểu tượng Tự Do Dân Chủ của mọi người Việt không những ở hải ngoại mà c̣òn ở trong quốc nội. Cờ vàng ba sọc đỏ thật linh thiêng.

    (1) Công thức năng lượng của Einstein

    (2) Việt Chi Nguyễn Hữu Quang-Kinh Dịch trong xă hội Việt Nam và Khoa Học Văn bút VN Ontario 1997 trang 224, 225, Làng Văn tổng phát hành

    namkyluctinh.org

  9. #39
    JNguyencali
    Khách

    Cờ Vàng Bay


    Cờ vàng bay trên thành phố ta hôm nay
    Cờ vàng bay mang nỗi nhớ quê nhà xa xăm
    Cờ bay Florida, cờ bay California
    Anh ơi ! em ơi ! hân hoan chúng ta chào đón
    Cờ bay vui trước mắt, cờ bay trong tiếng hát
    Bao năm đấu tranh để có hôm nay

    Đây cờ vàng ba sọc đỏ
    Như ba miền tổ quốc thân yêu
    Cờ theo anh vượt qua biển lớn
    Cờ theo cha lên miền đất mới
    Cờ tung bay trên những phố lưu vong xứ người

    Cờ bay mang khát vọng dân chủ tự do
    Cờ bay bao khốn khó gian nan lướt qua
    Cờ bay trong đêm linh thiêng
    Cờ bay những sáng tinh mơ
    Anh ơi ! em ơi ! vinh quang giống dân Lạc Hồng

    Cờ vàng tung bay, tự hào Việt Nam
    phất phới cao trong nắng mai mà ngỡ trên Quê Hương ḿnh.

  10. #40
    JNguyencali
    Khách

    Mẹ Tôi và Lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ

    Mẹ tôi chỉ là một thư kư thường cho một công sở ở Sài G̣n trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30 tháng 4, 1975, khi biết chắc miền Nam đă thất thủ và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài G̣n, mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá cờ quốc gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giổ trong gia đ́nh, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ những ǵ thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai họa cho gia đ́nh, huống chi là lá cờ quốc gia, nên mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ư nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi nói:
    “Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đă chết dưới lá cờ ni, chừ v́ thời thế mà ḿnh phải đốt đi, ḿnh cũng phải xin phép người ta một tiếng!”


    Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đ́nh khác, gia đ́nh tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết “chiến dịch đổi tiền”, “chính sách lương thực, hộ khẩu”, đến “chính sách học tập căi tạo đối với ngụy quân, ngụy quyền”, “chiến dịch đánh tư sản mại bản”, “chính sách kinh tế mới”,.. và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng ngu ngốc, chứ riêng tôi th́ thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hóa, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị th́ thật cao thâm! Chính sách nào của Việt cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, d́m sâu con người đến tận bùn đen.

    Đầu tiên là “chiến dịch đổi tiền”, họ phát cho mổi gia đ́nh một số tiền bằng nhau, như vậy mổi gia đ́nh đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai đươc. Họ tuyên bố vàng, bạc, quư kim, đá quư là thuộc tài sản của Nhà Nước, ai mua, bán, cất giữ th́ bị tịch thu.
    Kế đến là “chính sách hộ khẩu”, tức là mổi gia đ́nh phải kê khai số người trong gia đ́nh để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mổi người (mà họ gọi là “nhân khẩu”) được 13 kg lương thực mổi tháng.

    Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó c̣n ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm, …
    Như vậy là họ đă h́nh thành một cái chuồng gia súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoăn th́ được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó th́ chỉ có chết đói. Chính sách này c̣n cao thâm ở chổ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc “các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà” như Việt cộng đă đĩ miệng, phỉnh phờ người dân trước đây.

    Ba tôi rồi cũng đi tù “căi tạo” như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, mẹ tôi ở lại một ḿnh phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đă qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu ḿnh là mẹ ḿnh hồi đó, liệu ḿnh có thể bươn trăi một ḿnh để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn con dại như vậy không ? Trong ḷng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho mẹ tôi và những phụ nữ như mẹ tôi đă đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.

    Từ một công chức cạo giấy mẹ tôi trở thành “bà bán chợ trời” (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đă “tiến lên” thành một “bà bán vé số, thuốc lá lẻ” đầu đường. Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa th́ phải tạm nghỉ v́ hễ khi có “chiến dịch làm sạch ḷng, lề đường”, công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như mẹ tôi, th́ phải đợi qua “chiến dịch” rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ, nằm thở dài, hỏi ra mới biết mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.

    Thời bấy giờ, do chính sách “bần cùng hóa nhân dân” của Việt cộng đă tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ư, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau mẹ tôi mới biết là hắn đă tráo gói thuốc giả!

    Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, th́ có một anh bộ đội, c̣n trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột th́ có thể là công an hay chính trị viên,…
    Anh bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đă rách chỉ c̣n hơn một nửa. Mẹ tôi nói:
    “Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn.”
    Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng:
    “Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!”
    À, th́ ra những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền! Lúc này tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đă đi xa, mẹ tôi ṿ tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe:
    “Thôi kệ, một đồng bạc, căi lẫy làm chi cho mệt… Hắn mặc cái quần…, làm chi rứa, thắng trận rồi th́ thôi, sỉ nhục người ta làm chi nữa, con hí?”.
    Th́ ra mẹ tôi cũng đă nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá cờ quốc gia và điều mà mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách!

    Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đọa đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng “vẻ vang” và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.

    Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc ǵ đó. Một lúc sau mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể:
    “Mẹ đang ngồi ngoài đó th́ nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo cờ quốc gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dăi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là cờ quốc gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ ḍm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!”
    Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là mẹ tôi nh́n mọi việc bằng t́nh cảm trong ḷng ḿnh.

    Thời gian trôi măi không ngừng… Cuối cùng rồi ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải t́m việc vặt vănh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời ḿnh sẽ ra sao, liệu ḿnh có thể có một mái gia đ́nh, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đ́nh ḿnh không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung b́nh!? “Mọi người sinh ra đều b́nh đẳng .. và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc …” câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc ǵ cũng bị truy xét lư lịch đến ba đời, mới thấm thía ư nghĩa và hiểu được v́ sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.

    Một ngày khoăng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn “đến làm việc”. Gia đ́nh tôi lo sợ là ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, ba tôi th́ lẳng lặng mặc áo ra đi, h́nh như các ông “sĩ quan học tập” về đều trở thành triết gia, b́nh thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi th́ muốn băm vằm ǵ tùy ư.
    Rồi ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, công an thành phố kêu ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ v́ gia đ́nh tôi được Nhà Nước “nhân đạo” cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể xiết nổi vui mừng của gia đ́nh tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới! Những ngày sau đó lại cũng là mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ “Ra Trại” của ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho “Dịch Vụ”, … để làm thủ tục xuất cảnh.

    Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đ́nh tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nh́n xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài G̣n này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ c̣n trong kỷ niệm! Tôi quay lại nh́n thấy ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn ǵ cả, c̣n mẹ tôi th́ nhắm mắt như đang cầu nguyện và mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, mẹ tôi mới nói:
    “Bây giờ mới tin là ḿnh thoát rồi!”
    Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đ́nh chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.

    Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, mẹ tôi nói:
    “Ui chao, lâu lắm ḿnh mới thấy lại lá cờ ni, cái cờ quốc gia của ḿnh răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí?”.
    Rồi mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá cờ quốc gia bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.
    Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).
    Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là “Bạn hăy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc ǵ đó giữa nước Mỹ và nước của bạn” th́ mẹ tôi lại viết về lá cờ quốc gia. Ư mẹ tôi (mà chắc chỉ có ḿnh tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà mẹ tôi đă trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của mẹ tôi xem th́ thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ: “interesting! “, “Narrative”, “I can’t believe it!”,…. và cuối cùng bà cho một điểm “D” v́… lạc đề!

    Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá cờ quốc gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu t́nh trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền h́nh và nói với tôi:
    “Tinh thần của người ta c̣n cao lắm chớ, mai mốt đây mà về th́ phải biết!”
    Ư mẹ tôi nói là sau này khi không c̣n cộng sản ở Việt Nam nữa th́ chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng cờ quốc gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.

    Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đă xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn c̣n đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở mẹ tôi đi học ESL nữa nên mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một ḿnh, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, mẹ tôi nói:
    “Không, về làm chi, rồi ḿnh nhớ lại cảnh cũ, ḿnh thêm buồn; khi mô mà ḥa b́nh rồi th́ mẹ mới về!”
    Ư mẹ nói “ḥa b́nh” nghĩa là khi không c̣n cộng sản nữa.
    Rồi mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không c̣n cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không c̣n nh́n thấy lại quê hương ḿnh lần nào nữa.


    Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi t́m thấy chiếc ví nhỏ mà mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an sinh xă hội, thẻ căn cước,.. Trong một ngăn ví là lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ mẹ tôi đă cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, th́ ra mẹ tôi vẫn giữ măi lá cờ quốc gia bên ḿnh, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đă khuất.

    Nguyễn Kiến Việt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 20-04-2012, 08:15 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 06-03-2012, 01:12 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 25-12-2011, 12:11 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 10-11-2010, 07:03 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •