Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 42 of 42

Thread: Lá cờ vàng chính nghĩa của người Việt quốc gia

  1. #41
    JNguyencali
    Khách

    Thầy Giáo cũ và Lá Cờ Vàng

    Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe. Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.

    Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đă ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đ́nh, tôi đă hỏi thăm và t́m cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của ḿnh... Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc ̣a trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lăo gầy g̣ ốm yếu, tóc chỉ c̣n lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày v́ đă làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đă bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác v́ lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đă quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.

    Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ v́ tối hôm trước ngồi chuyện tṛ với thầy măi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đă thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở pḥng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lăo rồi nói:
    - Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đă học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt ḿnh bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đă để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật ḿnh hả?
    - Dạ không ạ. B́nh thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?
    - Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.
    - Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy tṛ ḿnh ra trễ khó t́m chỗ đậu xe lắm... Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp h́nh và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Ch́, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.
    - Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đ́nh con phát bịnh v́ phải lo tiếp đăi thầy.

    Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:
    - Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàig̣n” hả con?
    - Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. C̣n bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.
    - Người Việt ḿnh bên này hay thật!
    - Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt bên đó c̣n mạnh gấp mấy lần bên này thầy ạ.
    Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đă nghẹn ngào thốt lên:
    - Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm h́nh dưới cột cờ nhé.
    - Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…
    - Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đă nếm đủ rồi, chẳng có ǵ phải sợ hăi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.
    - Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
    - Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nh́n hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy ḷng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!

    Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy ḿnh đang xúc động lắm. H́nh như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…
    Sau khi chụp mấy tấm h́nh với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:
    - Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
    - Dạ.


    Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái ǵ linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Măi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm th́ bên tai tôi:
    - Thầy tṛ ḿnh đứng im cầu xin cho những người đă hy sinh bỏ ḿnh v́ quê hương con nhé.
    - Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?
    - Đúng. Đă có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ ḿnh dưới Lá Cờ này đó, con c̣n nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.
    - Dạ.

    Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua v́ tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy c̣n chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giăi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:
    - Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
    - Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.
    Thầy cầm tay tôi giặc giặc:
    - Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đă đọc.
    - Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.
    - Ồ. Quư hóa quá!
    Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:
    - Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
    - Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…
    Tôi đỡ lời:
    - Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.
    Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:
    - T́nh chiến hữu! T́nh chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.
    Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:
    - Con chụp cho thầy một tấm h́nh với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết h́nh cái sạp báo nhé.
    - Dạ.

    Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những ǵ mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số h́nh dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm h́nh!” Cũng may vợ và các con tôi đă dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

    Thầy kính yêu,

    Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đă hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đă nói - “không thầy đố mầy làm nên” - con đă quên mất ư nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Măi măi con vẫn là đứa học tṛ bé nhỏ của thầy. Thầy không những đă dạy con qua sách vở và bài giảng mà c̣n qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.



    Nguyễn Duy-An

  2. #42
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    509

    Không Thể Có Hai Ngọn Cờ Tại Hải Ngoại

    • Đào Văn B́nh

    Cuộc đấu tranh cho nền độc lập, tự chủ chống lại những cuộc xâm lăng và đồng hóa của Hán Tộc từ thuở Âu Lạc tới nước Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt rồi tới Nam Việt và Việt Nam bây giờ của dân tộc ta là một truyền thống anh dũng, đẹp tuyệt vời, lưu truyền như máu chảy về tim, không bao giờ đứt đoạn. Trong quá khứ, tổ tiên ta – do sức yếu, nhiều lần đă phải triều cống giặc Phương Bắc nhưng không bao giờ khuất phục, không chịu để mất một tấc đất vào tay kẻ thù. Ngược lại, đă có những thời kỳ huy hoàng như Ngô Quyền, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…đă “đánh cho chim muông tan tác” (1) và đ̣i lại Châu Ung, Châu Liêm, Lưỡng Quảng vốn là đất đai của dân tộc Việt từ thuở xa xưa. Chưa bao giờ tổ tiên ta xưng tụng, tán dương, bợ đỡ, t́m sự che chở của Hán Tộc để giữ yên bờ cơi. Mà tổ tiên ta lúc nào cũng đề cao cảnh giác với kẻ thù truyền kiếp này, ngay cả trong những lúc đất nước thái b́nh. Chúng ta hăy nghe Trần Quang Khải nhắn nhủ cho muôn ngàn đời sau:

    Đoạt sáo Chương Dương độ
    Cầm Hồ Hàm Tử Quan
    Thái b́nh nghi nỗ lực
    Vạn cổ thử giang san

    Và ngay cả việc Đức Vua Trần Nhân Tôn rời bỏ ngai vàng xuất gia cũng đă được Ngô Thời Nhiệm diễn giải là nhà vua truyền ngôi cho con, lên núi Yên Tử tu hành là nh́n động tĩnh từ Phương Bắc để giúp con giữ yên bờ cơi.(2) Thế nhưng truyền thống oai hùng và bất khuất này lại bị hoen ố bởi sự yếu hèn, ngu xuẩn của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN. Chưa bao giờ đất nước Việt Nam lại trải qua một thời kỳ dài tán dương, ngưỡng mộ, đầu phục giặc Phương Bắc như triều đại cộng sản kéo dài từ Hồ Chí Minh cho tới ngày nay. V́ quá tôn sùng Trung Cộng và điên cuồng theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, họ trở nên mù quáng mà quên mất cả hiểm họa nô lệ và mất nước:

    -Những thành công về khoa học, kỹ thuật từ đó chế tạo được những vũ khí tối tân của Trung Cộng được Đảng CSVN ca ngợi như những thắng lợi của giai cấp vô sản toàn thế giới.

    -Những bành trướng về mặt quân sự của Trung Cộng được coi là ḥn đá tảng để bảo vệ ḥa b́nh cho nhân loại.

    -Những thành công về mặt kinh tế của Trung Cộng được ca ngợi như sự lănh đạo tài t́nh của các đồng chí trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc và quên đi mất rằng nền kinh tế khổng lồ đó đang đè bẹp nền kinh tế chậm tiến của ḿnh.

    Hồ Chí Minh và tập đoàn lănh đạo Đảng CSVN luôn luôn nghĩ rằng khi họ đă “nằm trong ṿng tay tŕu mến” của bà mẹ Trung Quốc th́ họ sẽ dần dần trở nên một đại cường “thế giới phải đỏ ḿnh” (Tố Hữu). Giống như Lê Duẩn sau khi chiếm trọn Miền Nam dương dương tự đắc, ví ḿnh với A Lịch Sơn Đại Đế năm xưa và chuẩn bị cho bộ đối tiến đánh Thái Lan và sẽ bơi qua Biển Đông để đánh Mỹ. Ảo tưởng điên cuồng và ngu dại của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN giống như Cô Bé Quàng Khăn Đỏ ngây thơ hỏi con chó sói Trung Quốc:

    -Sao tai bà dài thế?
    -Tai bà dài để nghe xem Đế Quốc Mỹ bọn nó nói ǵ.
    -Sao mắt bà sáng thế?
    -Mắt bà sáng để xem âm mưu của Đế Quốc Mỹ ra làm sao.
    -Sao răng bà dài thế?
    -Rằng bà dài là để …ăn thịt cháu cho gọn!!!

    Cho nên cái thảm họa mất nước bây giờ là do Hồ Chí Minh và Đảng CSVN gây ra.

    Trong suốt thời kỳ dài lỡ “nằm trong ṿng tay tŕu mến” của bà mẹ Trung Quốc, Đảng CSVN chỉ phản ứng chiếu lệ hoặc không phản ứng ǵ trước âm mưu thôn tính lănh thổ của tập đoàn lănh đạo Trung Nam Hải. C̣n trí thức và người dân trong nước v́ bị bưng bít cho nên đă không hay biết ǵ về hành vi bán nước, yếu hèn của Đảng CSVN. Và cũng chẳng có thanh niên, sinh viên trong nước nào dám dứng ra biểu t́nh hoặc hô hào biểu t́nh để phản đối Trung Cộng cả. Trong khi đó th́ tại Hải Ngoại, ngay từ năm 1988 khi Hải Quân Trung Cộng xua quân chiếm Quần Đảo Trường Sa và nhất là các hiệp định về lănh thổ kư kết với Trung Cộng năm 1999 & 2000 đă gây công phẫn cho khối người Việt lưu vong. Công cuộc ngoại vận chống chính sách Đại Hán của Tàu Cộng kiên tŕ kéo dài ít nhất đă 20 năm qua cho tới ngày 2-12-07. Thế nhưng sự kiện Trung Cộng tuyên bố thành lập Thành Phố Tam Sa trên các Quần Đảo Hoàng Sa và Trừơng Sa của Việt Nam vào ngày nói trên giống như một liều thuốc kích thích khi trong nước nổ ra những cuộc biểu t́nh của thanh niên, sinh viên…những cuộc biểu t́nh lần đầu tiên sau hơn 20 năm dài im lặng. Phải nói đây là một tích lũy từ nhiều biến cố như: Sự xụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô & Đông Âu, sự thức tỉnh của hàng ngũ trí thức cộng sản, cuộc cách mạng về truyền thông, công lao của các nhà đấu tranh dân chủ, tự do, các văn nghệ sĩ ái quốc ở trong nước và nhất là cuộc đấu tranh chống cộng sản bền bỉ của khối ba triệu người Việt hải ngoại ṛng ră 32 năm. Trong khi cuộc dấu tranh của các nhà dân chủ tự, của dân oan bị đàn áp khốc liệt, các cuộc biểu t́nh của thanh niên, sinh viên trong nước đă đă được coi như một nguồn cổ vũ mới cho số đông người Việt ở hải ngoại cho nên các cuộc biểu t́nh đó đă được quảng bá và hoan hô nhiệt liệt. Thế nhưng có điều trớ trêu là khi thanh niên, sinh viên trong nước xuống đường để phản đối quân cướp nước họ dương cao ngọn cờ của quân bán nước, của thủ phạm bán nước đó là ngọn cờ đỏ sao vàng! Tôi hoàn toàn đồng ư với nhận định của nhà báo Vi Anh khi ông viết “ Người Việt hải ngoại đủ khoan dung, đủ ư thức tự do, dân chủ để có thể hiểu sinh viên trong nước v́ hoàn cảnh bất khả kháng phải biểu t́nh dưới bóng cờ CSVN”. Thế nhưng sự khoan dung, hiểu biết, cảm thông của chúng ta ngày hôm nay đă tạo nên một vết dầu loang có nguy cơ tai hại không biết đâu mà lường. Những tin tức mới nhất cho biết thanh niên, sinh viên trong nước trong khi biểu t́nh chống Trung Cộng ở Hà Nội và Sài G̣n họ đă hát những bản nhạc “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng! ” ...ngày bức tử của hơn 30 triệu dân Miền Nam, ngày hơn 1 triệu người bỏ xác trên Biển Đông, ngày 65,000 quân-cán-chính VNCH bỏ ḿnh trong lao tù cộng sản… và bản Tiến Quân Ca “Thề phanh thây, uống máu quân thù “ ..tức phanh thây và uống máu người Miền Nam, nay là người Việt tỵ nạn chúng ta. Vết dầu loang này đang có nguy cơ biến thành một bệnh dịch lan tràn mau chóng với chủ trương đ̣i dương cao ngọn cờ máu trong các cuộc biểu t́nh chống Trung Cộng tại hải ngoại.

    Tôi không có đủ dữ kiện để kết luận rằng đây là âm mưu thâm độc của cộng sản lợi dụng sinh viên để “nhờ gíó bẻ măng” hoặc giả đây chỉ là chuyện đi quá đà và quá bồng bột của một số sinh viên du học. Nhưng nếu ngọn cờ máu được dương cao ở hải ngoại hoặc đứng song song với ngọn cờ vàng ba sọc đỏ th́ bạo quyền bất chiến tự nhiên thành. Đảng CSVN trong suốt 32 năm qua, bỏ ra biết bao tiền của mà không thể nhuộm đỏ hải ngoại- tức ngọn cờ máu của chúng không thể xuất hiện ở hải ngoại. Nay do biến cố Tam Sa, nương theo những cuộc biểu t́nh của du sinh mà ngọn cờ máu đó đứng sừng sững ở hải ngoại và từ đó trở nên ngọn cờ tiểu biểu cho dân tộc Việt Nam, đầy đủ chính nghĩa để bày tỏ ḷng yêu nước chống ngoại xâm! Cái trớ trêu, nghiệt ngă của vấn đề là ở chỗ đó. Tôi không phải là người cực đoan, tự che mắt ḿnh để chống đối các cuộc biểu t́nh của thanh niên, sinh viên trong nước cũng như ngoài nước. Thế nhưng tôi muốn đặt một câu hỏi với các bạn thanh niên, sinh viên trong và ngoài nước như sau:

    -Các bạn có biết rằng ngọn cờ mà các bạn đang in trên áo, đang cầm trên tay là ngọn cờ đẫm máu dân tộc không? Các bạn có biết rằng chính ngọn cờ này đă là nguyên do của sự bán nước, mất nước khiến ngày hôm nay các bạn phải xuống đường biểu t́nh không? Các bạn có biết rằng ngọn cờ này là nguyên do của mọi oan khiên, nghiệt ngă, chia ly, thống khổ, đọa đày của dân tộc suốt nửa thể kỷ qua không?

    -Chúng ta không thể dương cao ngọn cờ phi chính nghĩa để đ̣i hỏi chính nghĩa.

    -Chúng ta không thể dương cao ngọn cờ bán nước để bày tỏ ḷng yêu nước.

    -Chúng ta không thể dương cao ngọn cờ của tội ác để làm những chuyện tốt lành.

    -Chúng ta không thể dương cao ngọn cờ đă đàn áp dân chủ để đ̣i hỏi dân chủ.

    Theo dơi những cuộc đàn áp, ngặn chặn và đe dọa của bạo quyền đối với các cuộc biểu t́nh của các bạn trẻ trong nước thời gian qua, tôi thấy: Dù các bạn có giương cao ngọn cờ máu để làm cái “mộc che” th́ bạo quyền vẫn đàn áp các cuộc biểu t́nh của các bạn như thường. Vậy th́ dương cao ngọn cờ máu làm ǵ trong khi chính nó không là “cái bùa hộ mệnh” hữu hiệu nữa? Để công cuộc đấu tranh, nhất là để cho ḷng ái quốc của các bạn không bị hoen ố, tôi đề nghị từ rày về sau, trong các cuộc biểu t́nh chống Trung Cộng, các bạn không nhất thiết phải vác theo ngọn cờ máu. Chỉ cần lời hô, biểu ngữ, lời gào thét yêu nước của các bạn là quá đủ. Nếu chỉ v́ các bạn không vác theo ngọn cờ máu mà bạo quyền đàn áp các bạn th́ đây lại thêm một bằng chứng rơ ràng bạo quyền là kẻ bán nước không thể chối căi.

    C̣n đối với khối ba triệu người Việt hải ngoại, chúng ta nghĩ ǵ khi ngọn cờ máu được treo ngang với cờ vàng ba sọc đỏ hoặc đứng riêng trong các cuộc biểu t́nh chống Trung Cộng?

    1) Chúng ta phải hiểu như thế này. Khi ngọn cờ máu có thể được giương lên trong các cuộc biểu t́nh ở hải ngoại th́ nó có thể được treo trong các cuộc hội thảo hoặc các diễn dàn phản đối Trung Cộng. Khi nó đă được giương lên trong các cuộc biểu t́nh và trong các buổi hội thảo th́ nó có thể cắm trên xe chạy phoong phoong trên đuờng phố. Khi nó đă có thể chạy nhong nhong trên đường phố th́ tại các khu thương mại Việt Nam, chỉ cần một khẩu hiệu “Đả Đảo Trung Cộng Lấn Chiếm Hoàng Sa & Trường Sa” là ngọn cờ máu có thể ung dung, trang trọng treo lên đó! Chúng ta nhất định không để chuyện này xảy ra.

    2) Các Nghị Quyết vinh danh cờ vàng của các tiểu bang và các thành phố, các đại hội vinh danh cờ vàng của cộng đồng, cuộc đấu tranh của hằng chục ngàn đồng bào Nam Cali trong vụ Trần Trường có ư nghĩa ǵ khi ngọn cờ máu xuất hiện công khai trong cộng đồng chúng ta? Phải chăng các nghị quyết đó là một khẳng định của các cấp chính quyền Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada “Ngọn cờ vàng là ngọn cờ trước đây của Miền Nam – chứ không phải là ngọn cờ máu cộng sản - là ngọn cờ tiêu biểu duy nhất cho cộng đồng tỵ nạn. Đó cũng là ngọn cờ tiêu biểu cho Tự Do, cho lư tưởng mà 58,000 chiến binh Hoa Kỳ đă chết”. Nay cờ máu cộng sản xuất hiện công khai mà chúng ta chẳng phản ứng ǵ th́ người Mỹ sẽ nói “Ồ, cờ nào th́ cũng thế. Chúng tôi cần ǵ phải vinh danh, phải công nhận ngọn cờ của các ông”. Chúng ta cần bảo vệ các nghị quyết này. Nó là uy tín và danh dự của cộng đồng chúng ta đối với chính quyền bản địa.

    3) Khi có ngọn cờ máu treo trong các đại học, chúng ta vận dụng sinh viên, đồng bào, con em ḿnh tới biểu t́nh. Nhiều khi cuộc biểu t́nh căng thẳng, kéo dài cả tháng trời. Quan điểm của chúng ta khiến cho các đại học thông cảm là v́ ngọn cờ đó gợi trong chúng ta bao khổ đau, bao bất hạnh, bao ác mộng. Chúng ta đă nói cho người Mỹ biết rằng sở dĩ chúng tôi phải trốn chạy qua đây cũng chỉ v́ ngọn cờ này đây. Người Việt chúng tôi khi nh́n thấy ngọn cờ này chẳng khác nào người Do Thái nh́n thấy ngọn cờ chữ Vạn của Hitler. Nay cũng ngọn cờ đó treo trong các đại học, chúng ta có đến phản đối th́ người Mỹ sẽ hỏi tại sao ngọn cờ đó treo ở đây th́ gợi trong quư vị bao ác mộng? C̣n khi biểu t́nh th́ quư vị lại thấy OK, chẳng thấy ác mộng ǵ cả? Tới mức này th́ quả chúng ta dở khóc, dở cười! Ăn nói làm sao đây? Chúng ta phải giữ vững lập trường trong mọi t́nh huống.

    Trong bất kỳ cuộc đấu tranh một mất một c̣n nào, không thể có hai ngọn cờ cùng giương lên một lúc trên một đất nước. Khi cộng sản chiếm Miền Nam th́ ngọn cờ vàng ba sọc đỏ phải bị kéo xuống. Khi Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra Đài Loan th́ ngọn cờ “Thanh Thiên Bạch Nhật Măn Địa Hồng” của Trung Hoa Dân Quốc phải bị ném xuống đường và cờ của Mao Trạch Đông được trương lên. Khi Bắc Quân chiến thắng Nam Quân trong cuộc Nội Chiến (Civil War) tại Hoa Kỳ th́ ngọn cờ của Miền Nam phải bị hạ xuống và ngọn cờ 50 ngôi sao trắng & sọc đỏ hiện diện hiên ngang cho tới bây giờ. Khi chế độ cộng sản tại Nga sụp đổ th́ ngọn cờ búa liềm phải bị vứt đi và thay thế vào đó bằng ngọn cờ cũ của nước Nga. Do đó ngọn cờ là tiêu biểu cho sức mạnh và chính nghĩa của cuộc đấu tranh. Khi ngọn cờ của chúng ta bị kéo xuống hoặc bị xâm lấn bởi ngọn cờ của kẻ thù là lúc cuộc đấu tranh của chúng ta đang đi vào bại vong. Chúng ta không thể lăng mạn trong cuộc chiến đấu này. Chúng ta không thể đánh đổi cả cuộc chiến đấu hào hùng, gian khổ của thế hệ cha anh, của chúng ta cho lư tưởng Tự Do, Dân Chủ cho 80 triệu đồng bào để chiều ḷng một số du sinh. Nếu các anh em du sinh hiểu rằng họ cần phải dứt khoát giă từ chủ nghĩa cộng sản - cùng những hệ lụy của nó - để đứng chung với chúng ta - bằng cách không giương cao ngọn cờ máu trong các chiến dịch phản đối Trung Cộng là điều tốt lành nhất. Nếu họ cứ khăng khăng làm thế và vu vạ cho chúng ta cản trở ḷng yêu nước của họ th́ chúng ta phải quyết tâm và không khoan nhượng. Chúng ta đang có khối đồng minh đang càng ngày càng lớn mạnh trong nước, đó là các nhà đấu tranh dân chủ, các dân oan, các văn nghệ sĩ, trí thức phản tỉnh và sự hỗ trợ của lương tâm loài người. Một số du sinh ở hải ngoại, hoặc v́ yêu nước bồng bột, hoặc do cộng sản đạo diễn, không thể bẻ gẫy cuộc đấu tranh gian khổ và hào hùng của chúng ta. Ngọn Cờ Vàng đang là linh hồn của cuộc chiến đấu này. Nó không thể đứng chung với ngọn Cờ Máu. Nên nhớ rằng chúng ta không phải chỉ chiến đấu cho chính chúng ta mà c̣n cho tiền đồ của muôn đời con cháu mai sau.

    Đào Văn B́nh

    (1) B́nh Ngô Đại Cáo
    (2) Ngô Gia Văn Phái
    Nguồn:DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA
    (Nationalist Vietnamese Forum)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 20-04-2012, 08:15 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 06-03-2012, 01:12 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 25-12-2011, 12:11 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 10-11-2010, 07:03 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •