Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 15 of 15

Thread: Thư Quốc Gia

  1. #11
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Posts
    691

    Thư Quốc gia số 58: Tài sản và bất động sản cá nhân đều bất khả xâm phạm.

    (Đôi lời lạm bàn của mountain:

    Hỡi những bác ở Việt Nam đang giận dữ trước chính sách giải toả đất đai bất công của Việt Cộng; đang lo lắng trước nguy cơ kết hối, kết kim của Việt Cộng; đang giận dữ trước những lời quy kết phi lư "vàng, USD là thủ phạm gây lạm phát" của những thằng "Thuốc Sâu" Trần Hoàng Ngân, Lê Xuân Nghĩa, Bùi Kiến Thành; tôi bảo đảm các bác sẽ không bao giờ rơi vào t́nh huống đấy tại Đại Việt Dân Quốc với tôn chỉ "tài sản và bất động sản cá nhân đều bất khả xâm phạm".)




    Kính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quư,

    Tại Việt Nam Dân Quốc, quyền sở hữu có thể tuyệt đối hoặc tương đối. "Quyền sở hữu tuyệt đối" bao gồm các điều thiêng liêng, không nh́n thấy được như quyền sở hữu tính mạng, đức tin tôn giáo, t́nh yêu Tổ quốc, t́nh yêu tha nhân, ông bà, cha mẹ, họ hàng, và con cháu. Không ai, kể cả Chính phủ, có thể vi phạm hoặc hạn chế các Quyền sở hữu tuyệt đối của bất cứ công dân nào. Không một Ṭa án nào có thể ra lệnh cho một công dân phải băi bỏ hoặc giảm nhẹ đức tin, t́nh yêu của người đó cho bất cứ Thượng đế nào người đó tin vào, hoặc người nào mà người đó tin yêu, tin tưởng - miễn người đó không có bất cứ hành động nào trái pháp luật.

    "Quyền sở hữu tương đối" bao gồm quyền sở hữu tài sản trực tiếp và gián tiếp. Các tài sản trực tiếp là các tài sản có thể nh́n thấy được ngay trong hiện tại, ví dụ căn nhà, cơ xưởng. Các tài sản gián tiếp là các tài sản chưa được hiện thực hóa, ví dụ thu nhập trong tương lai, mùa lúa chưa gặt. Trong một vài trường hợp, các Quyền sở hữu tương đối này có thể bị thu hồi bởi một quyết định của Ṭa án, ví dụ như một người làm ăn thua lỗ có thể bị tịch biên công xưởng để trả lại cho chủ nợ.

    Thư Quốc gia số 58 này chỉ bàn đến Quyền sở hữu tương đối.

    Tại Việt Nam Dân Quốc, Quyền sở hữu tương đối là một trong các chủ đề căn bản nhất về Luật pháp trong các quan hệ xă hội. Quyền này định ranh giới giữa Luật pháp với Ḷng nhân đạo, Ḷng biết ơn, Ḷng yêu nước, và các đức hạnh khác nơi chủ đề có liên quan đến việc chia sẻ tài sản với người khác.

    Có thể nói Quyền sở hữu tương đối là một quyền tựu trung vào cá nhân hoặc tập thể có quyền sở hữu tài sản, bất động sản, thay v́ tựu trung vào tha nhân như ḷng nhân đạo, biết ơn, yêu nước, v.v.. Nếu không có sự tựu trung này, một sự hổn loạn về định nghĩa ranh giới quyền sở hữu sẽ xảy ra.

    Chủ nghĩa Cộng sản chủ trương không công dân nào có bất cứ Quyền sở hữu tuyệt đối và tương đối nào cả, v́ tất cả mọi tài sản là của chung, và mọi người tuy phải cống hiến hết ḿnh cho xă hội nhưng chỉ được thụ hưởng các thành quả làm việc theo nhu cầu của người đó. Do đó chủ nghĩa này tự bản chất tạo ra vô số bất công xă hội, v́ sự cống hiến hoàn toàn không có liên quan đến việc thụ hưởng các thành quả của chính sự cống hiến này.

    Chủ nghĩa Xă hội ít cực đoan hơn Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng cũng cho rằng tài sản công dân là của xă hội. Tuy Chủ nghĩa này công nhận một sự liên quan yếu ớt giữa sự cống hiến và việc thụ hưởng thành quả, nhưng các thành quả sẽ do Chính phủ định đoạt và Chính phủ có thể tùy ư tịch thu và hạn chế các thành quả này, ví dụ Chính phủ CHXHCNVN từng tùy ư tịch thu tài sản, bất động sản, của rất nhiều công dân tại Miền Bắc trong cuộc Cải cách Ruộng đất và tại Miền Nam trong cuộc "đánh tư sản" sau khi họ dùng vũ lực xâm lăng Miền Nam.

    Các việc trên đây không được phép xảy ra tại Việt Nam Dân Quốc, nơi tất cả tài sản tuyệt đối và tương đối đều bất khả xâm phạm, ngoại trừ khi có Ṭa án thuộc Tư pháp tuyên bố một số tài sản tương đối nào đó phải được tịch biên để đền bù cho chủ nợ, cho người bị hại, hoặc để phục vụ cho lợi ích quốc gia và trong trường hợp sau cùng này người chủ tài sản tương đối phải được Chính phủ đền bù một cách thỏa đáng.

    Tại Việt Nam Dân Quốc, Luật pháp trải rộng ra trong mọi t́nh huống và quan hệ xă hội. Luật pháp bao gồm nhiều khế ước xă hội mà mọi công dân phải tuân theo, v́ lẽ mọi công dân đều có quyền tham gia vào việc thay đổi Luật pháp, và Luật pháp vào bất cứ thời điểm nào đều do đa số nhân dân Việt Nam lập ra trước đó. Ai vi phạm Luật pháp tức là vi phạm các khế ước xă hội do đa số nhân dân Việt Nam lập ra, tức là vi phạm đến quyền lợi của toàn dân và toàn quốc.

    Luật pháp đ̣i hỏi tất cả mọi người đều có Quyền sở hữu tương đối các tài sản thuộc về họ, do đó một người có ḷng công chính sẽ trả lại cho xă hội, cho quốc gia, các điều và tài sản thuộc về xă hội và quốc gia, ví dụ như tiền thuế, v́ đó là tài sản quốc gia chứ không phải của cá nhân người đó. Ngược lại, nhiệm vụ của các nhân vật thuộc Chính phủ là phải bảo đảm cho toàn dân các Quyền sở hữu tương đối này, v́ mục đích tốt đẹp cho toàn xă hội.

    Nếu đa số nhân dân và nhân viên Chính phủ đều làm như trên đây th́ Việt Nam Dân Quốc sẽ là một quốc gia hài ḥa, mọi người tôn trọng tài sản của nhau, bảo đảm cho nhau các tài sản riêng tư bất khả xâm phạm, toàn xă hội sẽ tốt đẹp, giàu có, thịnh vượng.

    Chính phủ Việt Nam Dân Quốc có thể đặt ra các sắc thuế và đặt ra một vài nghĩa vụ, có khi nặng nề, lên nhân dân, miễn là các điều này phục vụ cho sự cần thiết và lợi ích công cộng, chứ không hơn như vậy. Điều "không hơn như vậy" bao gồm việc phục vụ cho bất cứ cá nhân hoặc đảng phái nào.

    Trong việc phục vụ cho lợi ích công cộng, Chính phủ Việt Nam Dân Quốc sẽ có quyền bắt buộc các công dân phải tham gia vào việc quốc pḥng, đóng góp một phần bất động sản nào đó khi cần phải cất đường xá công cộng, miễn là các sự đóng góp và tham gia này phải được đền bù thỏa đáng.

    Ngơ hầu để tôn trọng và thi hành Luật pháp, Quyền sở hữu tương đối phải được tôn trọng và nêu cao. Luật pháp, do đó, c̣n phải phụ thuộc vào Quyền sở hữu tương đối, và bao gồm, như Aristotle từng viết, Quyền b́nh đẳng trong đó yêu sách của ít nhất một người khác phải được thỏa ứng một cách công bằng và dứt khoát. Ví dụ tôi mượn một chiếc xe đạp của một người láng giềng, tôi sẽ phải trả lại chiếc xe đạp đó, hoặc nếu v́ lư do nào đó tôi gây hư hại hoặc làm mất th́ sẽ phải đền bù thỏa đáng, với cùng giá trị như nếu người đó mượn chiếc xe đạp đó của tôi.

    Nói khác đi, nếu mọi người không có Quyền b́nh đẳng trước Luật pháp, xă hội không công nhận Quyền sở hữu tương đối, th́ cũng không có Luật pháp - và ngược lại. Các điều này bổ túc cho nhau, và cùng tồn tại.

    Do đó, Luật pháp đầy đủ và thỏa đáng đ̣i hỏi phải có một sự phân biệt rơ ràng giữa người chủ nợ và người mang nợ. Luật pháp không thể chỉ phục vụ cho một nhóm nào đó chứ không cho toàn bộ xă hội, và Quyền sở hữu tương đối cũng vậy. Luật và Quyền này phải được phân bố đồng đều trong mọi thành phần dân chúng.

    Mọi của cải vật chất, thú vật, đều có thể thuộc Quyền sở hữu tương đối của công dân Việt Nam Dân quốc. Quyền thu thập tài sản là một trong các Quyền cơ bản nằm trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt Nam, và do đó không thể bị rút đi bởi bất cứ Chính phủ nào được bầu lên dưới Hiến pháp 7.

    Lập pháp chỉ có thể lập các điều luật nhằm điều hành và định nghĩa các Quyền sở hữu tương đối, ví dụ bản quyền một quyển sách, một bài hát, chỉ có hiệu lực trong 20 năm sau khi xuất bản lần thứ nhất, nhưng không thể băi bỏ bất cứ Quyền sở hữu tương đối nào miễn là tài sản này được tạo ra hoặc thu thập một cách hợp pháp. Chính phủ phải bảo vệ và duy tŕ Quyền sở hữu tương đối, chứ không thể rút bỏ đi.

    Không chỉ các cá nhân mà các hội đoàn, xă đoàn, công ty, cũng có Quyền sở hữu tuyệt đối và tương đối. Cá nhân các công dân không thể một ḿnh làm mọi việc cần thiết cho nhu cầu an toàn, an ninh, và phẩm giá cho sự tồn tại của chính họ. Các cá nhân trong xă hội cần phải thành lập, gia nhập các nhóm hội đoàn họ cảm thấy thích ứng. Các hội đoàn, xă đoàn, công ty này một khi thành lập sẽ tự có thêm các Quyền sở hữu của nhóm họ, trong đó sẽ có tài sản, bất động sản thu thập một cách chính đáng.

    Chính phủ có thể lập và thông qua một số điều luật nhằm điều hành và ngay cả hạn chế một số Quyền này, ví dụ các cơ sở tôn giáo có thể không được có bất động sản quá gần các trường học công cộng v́ như vậy sẽ không công bằng cho các tôn giáo khác, nhưng Chính phủ sẽ không thể rút bỏ bất cứ Quyền nào như vậy, ví dụ như không thể rút bỏ Quyền sở hữu bất động sản của bất cứ tôn giáo nào nếu họ tuân theo các luật cho mọi tôn giáo, như có bất động sản cách xa trường công cộng ít nhất 1 km.

    Tài sản và bất động sản là các cộng sự vật quan trọng cho đời sống và giá trị công dân. Tôn trọng tài sản và bất động sản công dân và hội đoàn là tôn trọng đời sống và giá trị các công dân và hội đoàn trong một quốc gia. Do đó các công dân và hội đoàn tại Việt Nam Dân Quốc sẽ có quyền Hiến định rằng tài sản và bất động sản của họ sẽ được bất khả xâm phạm bởi bất cứ cá nhân và Chính phủ nào được bầu lên dưới Hiến pháp 7.

    Luật pháp tại Việt Nam Dân Quốc là nhằm để bảo vệ trật tự, ḥa b́nh, và tiến bộ. Cộng thêm Quyền B́nh đẳng dưới Pháp luật (xin xem Thư Quốc gia số 52), Luật pháp tại Việt Nam Dân Quốc sẽ cung cấp cho Chính phủ nhiều quyền hành để đem lại công bằng, b́nh đẳng cho mọi người, trong khi ngăn cản một cách hữu hiệu các con đường ṃn xưa cũ từng dẫn đến độc quyền, tha hóa, và bạo lực.


    - Nhân dân Việt Nam -

  2. #12
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Posts
    691

    Thư Quốc gia số 15: Dân chủ là Đạo đức; một Hiến pháp Dân chủ là một Hiến pháp Đạo đức.

    Kính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quư,

    Tổ quốc Việt Nam chúng ta phải tiến hóa lên một tầm cao mới, phải có Dân chủ, v́ Dân chủ LÀ Đạo đức, là hợp ḷng người, là tiến hóa xă hội và phản ảnh văn minh nhân loại hiện đại.

    Việt Nam không thể măi sống trong thời Phong kiến nơi vơ lực quyết định quyền hành chính trị, quản trị quốc gia. Phong kiến Đảng chủ hiện nay tại Việt Nam đi ngược lại lịch sử, văn minh nhân loại, ngược lại Triết học (Philosophy), Luận lư (Logic), Đạo đức (Ethics), và Nhận thức (Epistemology).

    Đôi gịng lịch sử, nước Pháp cùng với Anh, Đức có ảnh hưởng lớn nhất trong việc thành lập trật tự thế giới hiện nay, và Bộ Ba này có thể được gọi là Đệ Tam Đế Chế đă có ảnh hưởng lớn trong việc thành lập Hoa kỳ, để cùng với Hoa kỳ lập thành khối Thế giới Tự do ngày nay, và trong 20 năm qua đă có sự gia nhập của 15 quốc gia trước kia thuộc ư thức hệ Cộng sản vào khối này.

    Nói về thời kỳ tách rời khỏi Phong kiến, th́ phải nhắc đến Thời đại Khai sáng (Age of Enlightenment) với các bậc trí giả lập nên nền Dân Chủ Cộng Ḥa toàn thế giới, tuy lúc đầu họ không dự định như vậy, trong đó khởi đầu là do công lao của René Descartes khi ông xuất bản quyển Discours de la Méthode năm 1637, và kết thúc bằng sự qua đời của Voltaire năm 1778.

    Lịch sử thế giới chẳng qua xoay quanh hai chữ “QUYỀN, LỰC”. Sau đây là vài phân tích ngắn về Ba thời kỳ mà quyền lực được chia sẻ trong lịch sử nhân loại. Thư Quốc gia này sau đó sẽ nêu ra v́ sao Dân chủ và Đạo đức luôn đi đôi với nhau, và v́ sao Hiến pháp 7 được đặt trên cả hai nền tảng vững chắc này.

    -----------------------------------

    1. Thời Phong kiến, Quyền Lực nằm trong tay vua, lănh địa, hoàng đế, sứ quân, v.v… hoàn toàn chỉ do vơ lực làm nên chứ không hề do Lư Lẽ, Lư Luận. Nh́n một cách trừu tượng hơn th́ bất cứ chế độ nào mà Quyền Lực chỉ do Vơ Lực tạo nên đều phải gọi là Chế độ Phong kiến.

    Do đó, trên thế giới hiện nay c̣n vài Chế độ Phong kiến, trong đó có Trung quốc, Bắc hàn, Việt Nam, Cuba.

    2. Kế đến là Thời đại Khai sáng mà Triết gia Immanuel Kant gọi tắt chỉ trong một câu, đó là thời người ta bắt đầu "được tự do sử dụng trí thông minh của riêng họ” (freedom to use one’s own intelligence).

    Thời kỳ này, Quyền Lực được chuyển sang các thành phần tư sản, quư tộc, nói chung là các thành phần khoa bảng, có học thức, hoặc các v́ vua có học dưới sự cố vấn và giám sát của các nhà triết học như René Descartes.

    Thời kỳ này kéo dài khoảng 150 năm tại châu Âu, bắt đầu khoảng năm 1637 và kết thúc năm 1778. Khắp thế giới nổi lên phong trào chống chế độ Phong kiến. Tại Hoa kỳ có cách mạng chống vua Anh quốc, bắt đầu từ Boston Tea Party và thành công với Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.

    Khởi đầu, tại Hoa kỳ, quyền lực chuyển qua từ vua Anh quốc sang các nhà tư sản, quư tộc Hoa kỳ, chứ chưa đến tay nhân dân, phụ nữ, người da màu. Măi đến gần 200 sau, thời Martin Luther King Jr., th́ Hoa kỳ mới có Dân chủ hiện đại như ngày nay.

    Tại Pháp cũng có cuộc Cách mạng thành lập Đệ Nhất Cộng ḥa năm 1792, tuy nhiên Nền Cộng ḥa này sa vào nhiều vấn đề nghiêm trọng về triết học trị quốc, về chia sẻ quyền hành giữa các phe nhóm tư sản, quư tộc nên thoái hóa mau chóng và tạo điều kiện cho Napoléon lật đổ năm 1804, kết thúc 12 năm nền Đệ Nhất Cộng ḥa.

    Nhân dân Pháp khi đó đă chán ghét nền Cộng ḥa nên ủng hộ Napoléon rất mạnh. Sau đó c̣n giằng co qua thêm 150 năm tiền Dân chủ, măi cho đến 1958, tức hơn 300 năm sau Descartes, nước Pháp mới có nền Dân chủ thật sự:

    Đệ Nhất Cộng Ḥa: 1792-1804

    Đệ Nhị Cộng Ḥa: 1848-1852

    Đệ Tam Cộng Ḥa: 1870-1940

    Đệ Tứ Cộng Ḥa: 1946-1958

    Đệ Ngũ Cộng Ḥa: 1958- hiện nay


    3. Hiện nay, khắp thế giới đa số các quốc gia đều có Dân chủ, nơi Lư Trí, Lư Lẽ, Lư Luận, từ NHÂN DÂN mà ra làm nền tảng, nguồn gốc, và tính chính đáng của mọi Quyền Lực kể cả quyền lănh đạo quốc gia.

    Điều này khác với Thời đại Khai sáng tuy cũng đề cao Lư Trí, Lư Lẽ, Lư Luận, nhưng chỉ từ các bậc khoa bảng, giàu có, giai cấp tư sản, quư tộc mà ra, v́ khi đó Nhân dân c̣n quá thất học, đến mức chính Voltaire c̣n chống lại việc quyền lực vào tay Nhân dân v́ theo ông như vậy sẽ “spreading the idiocy of the masses” (trải rộng ra sự đần độn của dân chúng).

    Nói tóm, (a) thời Phong kiến, quyền lực trong tay ai có vơ lực cao nhất, mạnh nắm đấm nhất; (b) Thời đại Khai sáng, quyền lực trong tay ai có lư, có học nhất, có ngôn từ cao siêu nhất; (c) thời Dân chủ, quyền lực nằm trong tay Nhân dân bất kể họ có học hay không.

    -----------------------------------

    Các quốc gia Đông Nam Á tuy chậm trễ sau Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ vài mươi năm nhưng cũng có được Dân chủ, tuy nhiều khi c̣n bị Phong kiến cản trở như tại Thái lan nơi nhà Vua c̣n can dự rất sâu vào, và đôi khi quyết định, việc lật đổ các chế độ Dân chủ cho dân bầu ra.

    Tại Việt Nam th́ c̣n dậm chân tại chỗ ở thời Phong kiến, do đó thua các quốc gia Dân chủ khoảng 370 năm về phát triển tư duy lănh đạo, các mối liên hệ chính quyền - nhân dân.

    Quyền Lực tại Việt Nam là do bạo lực, vơ lực mà ra, chứ không do Lư Lẽ, Lư Luận như Thời đại Khai sáng 1637-1778 tại Pháp, và lại càng không từ Nhân dân mà ra như hiện nay tại đa số các quốc gia có Dân chủ.

    Tại Việt Nam hiện nay, trong chính trị, người ta chưa được như Immanuel Kant miêu tả, c̣n chưa "được tự do sử dụng trí thông minh của riêng họ”. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam hiện nay ghi rơ: "Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội".

    Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992 tất cả đều chưa từng có được MỘT phiếu bầu tự do từ Nhân dân.

    Thua xa nhân dân Anh, Đức, Pháp từ 372 năm trước, cho đến ngày nay mọi người Việt Nam đều không được phép "sử dụng trí thông minh của riêng họ" để nói lên rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam KHÔNG thể là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội Việt Nam", v́ nếu làm như vậy họ chắc chắc bị ở tù, mọi thân nhân, người trong gia đ́nh đều sẽ bị toàn bộ hệ thống chính trị, truyền thông đại chúng triệt hại, chế giễu, cho đến chết mới thôi.

    Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992, do đó, là các thực thể de facto, hiện thực, chứ không chính thực, không bona fide - nghĩa là Hiện hữu chứ không Chính đáng.

    "Luật pháp" không do Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra là "Luật pháp" vô giá trị, hoặc chỉ có giá trị đối với người viết ra mà thôi.

    Chính quyền Việt Nam hiện nay có mức độ Chính đáng cùng lắm chỉ như các chính quyền thời Phong kiến tại Việt Nam trong 4500 năm trước và kết thúc thời vua Bảo đại, nếu đem so sánh với Pháp th́ chỉ như chính quyền Napoléon tuy có khác rất xa là cả ba đời vua Napoléon Đệ Nhất, Nhị, Tam đều mở mang bờ cơi nước Pháp, trong khi chính quyền Việt Nam thu nhỏ bờ cơi Việt Nam, nhượng SEAL (sea, earth, air, land) cho Trung quốc là một chính quyền Phong kiến khác hiện bảo hộ cho Chính quyền Việt Nam.

    -----------------------------------

    Tuy nhiên, cho dù Dân chủ là văn minh, là khuynh hướng phát triển tất yếu của mọi chính phủ, quốc gia giàu mạnh khắp năm châu, nhưng Dân chủ có phải là một ước vọng có tính Đạo đức xă hội hay không? Dưới đây, xin được chứng minh điều này.

    Dân chủ tự bản thể bao gồm nhiều ngành học và cần đến kết quả từ chính trị học, xă hội học, kinh tế học, để đưa ra được các sự chỉ dẫn thực thể này.

    Dân chủ liên quan đại thể đến một phương pháp trong đó một nhóm người nào đó cùng quyết định, với đặc điểm là có sự b́nh đẳng trong các người tham gia vào giai đoạn ban đầu trong quyết định tập thể cuối cùng.

    Phương pháp "Dân chủ Lập pháp" tốt hơn các phương pháp bất Dân chủ trong ba cách: chiến lược, trí thức, và qua tăng tiến phẩm giá của các công dân Dân chủ.

    Về CHIẾN LƯỢC, Dân chủ có lợi thế v́ thúc đẩy các người lập quyết định phải tính đến lợi ích, quyền lực, và ư kiến của đa số quần chúng trong xă hội. V́ Dân chủ cung cấp quyền lực chính trị cho mọi người, nhiều người được kể đến và có ảnh hưởng hơn là dưới các chế độ quư tộc, quân chủ, và Đảng chủ.

    Về TRÍ TUỆ, Dân chủ là phương pháp lập quyết định tối ưu nhất, trên căn bản rằng đó là một điều nói chung rất đáng tin cậy nếu các thành viên được giúp tận t́nh để họ khám phá ra các quyết định đúng.

    Bởi v́ Dân chủ đem tuyệt đại đa số quần chúng vào tiến tŕnh lập quyết định, Dân chủ có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin và thẩm định có tính chỉ trích về luật pháp và chính sách.

    Việc lập quyết định một cách Dân chủ thường được đặt trên nhiều tin tức có được về lợi ích và sự thiệt hại cho quần chúng, do đó nhiều thể chế và cơ cấu chính trị, xă hội sẽ được phát triển để tăng tiến các lợi ích đó và giảm thiểu thiệt hại, ví dụ như xây cất một nhà máy phải đi cùng lúc với việc xây băi chứa chất thải và lập quy tŕnh phân hủy các chất thải đó. Cùng lúc phải phát triển cơ quan quản lư chất thải, do nhân dân giám sát.

    Hơn nữa, việc thảo luận rộng khắp, tiêu biểu cho Dân chủ, sẽ nâng cao các thẩm định có tính chỉ trích có nguồn gốc từ nhiều tư tưởng Đạo đức khác nhau gộp lại để hướng dẫn các người lập quyết định phải dung ḥa và quan tâm đến các ư kiến khác biệt.

    Về NHÂN CÁCH, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng đứng lên đấu tranh cho chính họ hơn là các phương cách quản trị khác bởi v́ Dân chủ làm cho các quyết định tập thể tùy thuộc vào quần chúng hơn là các chính phủ thuộc giới quư tộc, quân sự, hay Đảng chủ.

    V́ vậy, trong các xă hội Dân chủ, các cá nhân được khuyến khích nên tự chủ nhiều hơn. Thêm vào đó, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng suy nghĩ cẩn thận và có lư trí hơn v́ nếu họ làm như vậy th́ có thể đem lại các sự thay đổi trong các sự việc họ quan tâm đến.

    -----------------------------------

    Do đó, Dân chủ có khuynh hướng tăng trưởng phẩm giá Đạo đức của công dân. Khi các công dân tham gia vào tiến tŕnh lập quyết định, họ phải lắng nghe người khác, họ phải giải thích các ư tưởng của họ cho người khác và họ bị buộc phải suy nghĩ phần nào trong địa vị và với quyền lợi của người khác.

    Khi các công dân ở vào hoàn cảnh đó, họ thật t́nh suy nghĩ cho lợi ích và công lư cho mọi người. Từ đó, các tiến tŕnh Dân chủ có khuynh hướng tăng cường tự chủ, lư trí, và Đạo đức của các tham dự viên.

    Bởi v́ các hiệu quả tốt đẹp này được cho là đáng tôn trọng và ao ước, Dân chủ cũng được cho là đáng tôn trọng và ao ước hơn là các phương cách quản trị khác.

    Từ các điều trên, rơ ràng là Dân chủ đem lại Đạo đức cho nhân dân, và cùng lúc nhân dân nào có Đạo đức mới có thể tham gia vào tiến tŕnh Dân chủ một cách tốt đẹp, dứt khoát.

    Một chế độ chính trị vô Dân chủ là một chế độ vô Đạo đức. Cùng lư luận này, một chế độ chính trị vô Đạo đức chỉ có thể tạo nên một chế độ vô Dân chủ.

    Dân chủ và Đạo đức luôn đi cùng lúc, luôn tăng tiến cho nhau, tạo ra một ṿng xoáy cộng hưởng để cả hai cùng phát triển vô cùng tận.

    -----------------------------------

    Hiến pháp 7 được đặt trên nền tảng cộng hưởng của cả Dân chủ lẫn Đạo đức, với 12 Điều trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt nam. Đa số các quyền này hiện nay người dân Việt Nam không hề được hưởng, hoặc thậm chí nghe thấy.

    Hiến pháp 7 không thể bảo đảm mọi điều Đạo đức, Dân chủ đều sẽ được phát triển theo sự mong đợi của mọi người. Sẽ có ngườI thất vọng v́ Đạo đức và Dân chủ không đủ cao, cũng sẽ có người thất vọng v́ quyền lợi vô Đạo đức, vô Dân chủ của họ bị hạn chế hoặc tiêu trừ bởi Hiến pháp 7.

    Điều Hiến pháp 7 có thể bảo đảm là, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội tăng tiến nhân phẩm của họ, có thêm nhân quyền, Dân chủ, và Đạo đức theo cách, mức độ mà đại đa số nhân dân Việt Nam sẽ bầu chọn.

    V́ lẽ, Hiến pháp 7 là một Hiến pháp có, được đặt nền tảng trên, và bao gồm, Đạo đức và Dân chủ.

    Quá tŕnh xây dựng, quảng bá, ǵn giữ Hiến pháp 7 là quá tŕnh Đạo đức Lập Hiến, Dân chủ Lập Hiến. Hy vọng toàn thể quốc dân, đồng bào sẽ tham gia vào tiến tŕnh này.

    - Nhân dân Việt Nam -

  3. #13
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Posts
    691

    Thư Quốc gia số 20: Ba tôn chỉ của Việt Nam Dân Quốc: Tự do, B́nh đẳng, Sự thật.

    Kính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quư,


    Mỗi quốc gia, thể chế, định chế đều bao gồm một số giá trị căn bản nào đó tượng trưng cho thực thế đó. Ba Tôn chỉ đại diện cho các giá trị căn bản của Việt Nam Dân Quốc sẽ là Tự do, B́nh đẳng, và Sự thật. Thư Quốc gia số 20 sẽ bàn về mỗi sự lựa chọn này, cùng các điều lợi ích, thiệt hại, các sự lựa chọn này sẽ đem lại cho Quốc dân, Đồng bào trong tân thiên niên kỷ.

    VỀ TỰ DO
    Có nhiều cách định nghĩa Tự do, trong khuôn khổ bài viết này, Tự do xác định một t́nh trạng trong đó một cá nhân có quyền hành động theo ư muốn riêng của người đó, đồng nghĩa với quyền không hành động theo ư muốn người khác khi người đó không cùng chia sẻ ư tưởng. Tự do cũng liên quan đến một t́nh trạng được cung cấp cho tất cả các sự chọn lựa có thể có, về mặt tinh thần và vật chất, và không bị cung cấp các điều về tinh thần và vật chất có thể có hại.

    Do đó, Tự do có nhiều cấp bậc khác nhau, người hiểu biết cao, người có tài sản lớn, sẽ có Tự do cao hơn người có tầm hiểu biết thấp và người có tài sản hạn chế. Ví dụ, người đọc được nhiều ngoại ngữ sẽ có sự Tự do chọn lựa đọc sách bằng nhiều ngoại ngữ, trong khi người chỉ biết Việt ngữ chỉ có thể có Tự do chọn lựa các sách vở, tài liệu bằng Việt ngữ. Tương tự như vậy về tài sản trong việc chọn lựa các phương tiện vật chất và tinh thần. Đó là các mặt Tự do Thực định (positive liberty), có nghĩa người thụ hưởng được quyền chọn lựa theo ư riêng ḿnh.

    Theo định nghĩa này, tất cả chúng ta đều có nhiều việc Tự do Thực định đang bị hạn chế, hạn hẹp, nhưng không nhận thức ra được v́ chúng ta đă quen nhận định rằng các việc "ngoài tầm tay với" không thuộc quyền Tự do lựa chọn của chúng ta. Hiến pháp 7 sẽ cố gắng cung cấp một số điều Tự do Thực định cho mọi người dân Việt Nam mà chính nhiều người dân Việt Nam hiện nay không biết đến để đ̣i hỏi quyền lợi công dân chính đáng của họ, như sẽ bàn tiếp trong phần sau đây.

    Về mặt Tự do Phản định (negative liberty), có nghĩa người thụ hưởng không bị cung cấp cho các điều xấu xa và do đó khỏi cần phải quan tâm và bị ảnh hướng xấu v́ các việc này, Hiến pháp 7 bảo đảm rằng nhân dân Việt Nam sẽ không bị cung cấp các điều về tinh thần và vật chất có hại, ví dụ như những tà giáo gây nguy hại, những loại thuốc độc hại, những điều trái thuần phong mỹ tục, những điều sai lịch sử hiện đang lưu hành trong sách giáo khoa, nạn ép buộc phải hối lộ cho quan chức, các tư tưởng chính trị và kinh tế sai lầm hiện đang bị lên án khắp nơi trên thế giới, nạn ô nhiễm môi trường quá đáng, cùng nhiều điều khác không thể kể ra hết nơi đây.

    Hiến pháp 7 sẽ cung cấp cho Quốc dân Đồng bào rất nhiều điều thuộc Tự do Thực định và Tự do Phản định.

    Về Tự do Thực định, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt Nam thuộc Chương I trong Hiến pháp 7 có ghi ra 11 điều Tự do mà Quốc dân, Đồng bào sẽ được hưởng, cùng một điều mô tả một số hạn định của các Nhân quyền này. Các điều Tự do Thực định được mô tả trong Bản Tuyên ngôn này bao gồm Tự do ngôn luận, Tự do bầu cử và ứng cử, Tự do tin ngưỡng, lương tâm, và tôn giáo, Tự do học hỏi, Tự do hội họp, Tự do di chuyển và chọn nơi cư trú, Tự do thành lập hội đoàn, Tự do kháng nghị các điều luật và viên chức chính phủ.

    Trong học đường, học sinh sinh viên sẽ được cung cấp nhiều Tự do Phản định, họ sẽ Tự do khỏi sự sợ hăi thầy cô, khỏi các bài học triết ngoại lai có tính chất ép buộc tư tưởng, khỏi việc sợ không có tiền đóng học phí, khỏi việc sợ bị nhồi nhét quá nhiều bài học lỗi thời, vô ích, không thực tế.

    Trong xă hội, nhân dân Việt Nam sẽ được cung cấp nhiều điều luật nhằm nâng cao mức độ Tự do Phản định, đó là Tự do khỏi bị quan chức nhũng nhiễu, áp bức, khỏi bị môi trường gây hại, khỏi bị ép buộc phải theo một tư tưởng chính trị nào đó, khỏi bị các tà giáo, các điều trái thuần phong mỹ tục làm bại hoại xă hội. Các chi tiết c̣n rất nhiều, khó thể kể ra hết tại đây.


    VỀ B̀NH ĐẲNG

    B́nh đẳng trong phạm trù xă hội, chính trị bao gồm - nhưng không chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ - b́nh đẳng trước pháp luật; b́nh đẳng về cơ hội trong giáo dục, việc làm, y tế; b́nh đẳng về giới tính, b́nh đẳng về sắc tộc, b́nh đẳng về tôn giáo.

    B́nh đẳng trước luật pháp là một nguyên tắc trong đó mọi cá nhân đều được hưởng mọi điều luật như nhau, và không cá nhân hoặc phe nhóm nào có quyền lợi luật pháp đặc biệt. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn c̣n một điều luật tuy luôn luôn áp dụng nhưng không ghi ra rơ ràng - cũng như tất cả mọi điều luật thành văn hoặc bất thành văn khác đều không do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu chọn - ghi rằng các Đảng viên Đảng Cộng sản đều không thể bị Công an điều tra các hành vi tội phạm trừ khi được Đảng Ủy cho phép.

    Quyền b́nh đẳng trước pháp luật mà Hiến pháp 7 đề nghị sẽ không cho phép bất cứ một đoàn thể, đảng phái, phe nhóm, nào có quyền đặc miễn như vậy kể cả các nhân vật cao cấp nhất thuộc chính phủ quốc gia, và nói chung không cho phép bất cứ quyền đặc miễn nào khác, trừ các quyền được ghi trong Hiến pháp trong đó các truy tố Dân sự (civil proceedings) sẽ được dời lại - chứ không băi bỏ - cho đến khi một vị dân cử không c̣n giữ nhiệm vụ. Lư do chỉ là để tránh các đối thủ chính trị gây rối bằng các vụ kiện tụng Dân sự nhỏ nhặt, làm ảnh hưởng đến các việc công phục vụ cho số đông nhân dân.

    Như vậy, các Thượng Thẩm phán sẽ được hoăn các truy tố Dân sự tối đa 12 năm, c̣n Tổng thống và các nhân vật trong Quốc hội sẽ được hoăn truy tố Dân sự tối đa 8 năm. Các truy tố H́nh sự như tham nhũng, phản quốc, v.v... vẫn được tiến hành bởi Tư pháp mà không có sự can thiệp của Hành pháp, Lập pháp.

    Các vị dân cử ngoài ra c̣n có thể bị điều tra khắc khe hơn dân thường do nhiều ủy ban, phân ban, trong Quốc hội hoặc T́nh báo Quân đội, Cảnh sát Đặc nhiệm chuyên việc điều tra, theo dơi các vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia. Trong mọi trường hợp, sẽ không có án tử h́nh, không có tra tấn, và bị can có toàn quyền tự bào chữa hoặc mời luật sư bào chữa. Ngoại trừ trường hợp có liên quan đến bí mật an ninh quốc pḥng, các phiên ṭa này sẽ được xử công khai và tŕnh chiếu trên các hệ thống truyền thông đại chúng.

    B́nh đẳng trước pháp luật không có nghĩa rằng sẽ có b́nh đẳng tài sản, mà thật ra phải là điều ngược lại, b́nh đẳng trước pháp luật chắc chắn sẽ gây ra bất b́nh đẳng về tài sản của mọi công dân.

    Lư do là v́ trí thông minh, tính chăm chỉ, tài sản thừa kế, sự may mắn, và nói chung nhiều điều kiện để thành công trong xă hội tự bản chất sẽ không được phân bố đồng đều cho tất cả mọi công dân, do đó nếu muốn mọi công dân cùng hưởng một thành quả đồng đều th́ chỉ có cách chia sẻ không công bằng các thành quả do các cá nhân đem lại, sẽ có t́nh trạng người làm việc nhiều, thông minh, đóng góp cao, lại hưởng bằng các người biếng nhác, kém thông minh.

    Một xă hội không có người giàu, người nghèo, như Chủ nghĩa Xă hội, Chủ nghĩa Cộng sản cổ xúy do đó là các xă hội tự bản chất không công bằng, không khuyến khích người dân đóng góp cho xă hội và cho riêng họ, do đó các chủ nghĩa này đă bị diệt vong tại hầu hết mọi quốc gia trên địa cầu, nay chỉ c̣n tồn tại ở vài quốc gia nhưng đang trên đà diệt vong và tuyệt chủng mau chóng.

    B̀nh đẳng trong cơ hội có nghĩa mọi người đều có cơ hội đồng đều trong mọi hoạt động của xă hội, như trong giáo dục, việc làm, y tế công cộng ngoại trừ một số trường hợp rất đặc biệt như một số việc làm cần người phải có sức khỏe đặc biệt, ví dụ như phi công phải có nhăn quan tốt, cảnh sát phải có sức khoẻ trên trung b́nh, v.v... Trong các trường hợp này, các tiêu chuẩn loại bỏ các ứng viên phải đồng đều cho mọi người, chứ không chỉ riêng một nhóm người nào thuộc sắc tộc, tôn giáo, hoặc các điều có tính cá nhân nào.

    Ngoài ra, mọi công dân Việt Nam Dân Quốc c̣n được bảo đảm quyền b́nh đẳng sắc tộc, giới tính, và tôn giáo. Các cơ quan công quyền và tư nhân sẽ bị tuyệt đối nghiêm cấm việc tra hỏi và nhất là kỳ thị nhân viên v́ lư do sắc tộc, giới tính, và tôn giáo; chỉ trong một vài trường hợp rất đặc biệt, ví dụ như trong các trại hè dành cho trẻ vị thành niên, có thể cần một số nhân viên đồng giới tính với trẻ em tham dự trại hè.

    Quốc hội sẽ bàn thảo và thông qua các điều luật cho phép một số điều đặc miễn về các quyền b́nh đẳng trên đây.


    VỀ SỰ THẬT

    Từ "Sự thật" có nhiều nghĩa, bao gồm thành thật, ḷng tin tưởng, chân thật, tính minh bạch, ghi chú các việc đă xảy ra theo đúng như vậy, và thực tế hiện tại. Trong thực tế, nhiều khi không có một Sự thật tuyệt đối, nhưng trong công quyền mọi Sự thật càng gần tuyệt đối càng tốt sẽ phải được công bố cho nhân dân biết. Các sai lầm không cố ư, ví dụ như tính sai hiệu quả một chính sách kinh tế, là hoàn toàn có thể tha thứ nếu việc sai lầm là do các yếu tố không thể đoán trước, chứ không phải do kết quả của một âm mưu nhằm lừa gạt nhân dân.

    Theo định nghĩa và tiêu chuẩn trên đây, ít có nơi nào trên thế giới lại có ít Sự thật như tại Việt Nam hiện nay. Trong chính trị, chính phủ Việt Nam hiện tại luôn công bố con số gần 100% nhân dân ủng hộ chính phủ, nhưng lại không bao giờ có bất cứ cuộc bỏ phiếu tự do nào, cũng không có cuộc thống kê có tính khoa học nào về việc này, như vậy con số trên từ đâu ra, nếu không là một âm mưu cố t́nh lừa gạt nhân dân? Các thống kê kinh tế lại luôn luôn mâu thuẫn với rất nhiều điều quan sát được, và do không có các tổ chức độc lập tái kiểm kê, có nhiều bằng chứng riêng lẻ cho thấy các Sự thật kinh tế, thống kê, chính trị tại Việt Nam là điều rất hiếm.

    Tại Việt Nam hiện nay, chính phủ muốn cho nhân dân biết hết sức tối thiểu các điều chính phủ làm, và quá tŕnh đạt đến các quyết định, ban bố các bộ luật, kư hiệp định biên giới với ngoại bang cùng chi tiết các bản hiệp định này, v.v... Nhiều điều nhân dân thắc mắc mà nếu tại một quốc gia nào khác đều là tin tức công cộng, nhưng tại Việt Nam đó lại là các tin tức bí mật một cách không chính đáng, ví dụ như lư lịch lănh tụ, số tiền chi phí cho quân sự, công an, số quân lính và công an, số thâm hụt ngân sách, số nợ quốc gia, cùng rất nhiều việc khác.

    Tại Việt Nam Dân Quốc, các vấn đề có liên quan đến Sự thật sẽ được bày tỏ công khai, và mọi công dân được khuyến khích t́m hiểu, kiểm tra, bất đồng ư với bất cứ sự việc, Sự thật nào đó được chính phủ công bố. Các vấn đề nay bị cho là bí mật như nêu trên sẽ được công bố, và nhân dân tự do t́m hiểu, chất vấn chính phủ nếu có điều ǵ thắc mắc hoặc muốn được giải thích rơ ràng.

    “Sự thật” tại Việt Nam Dân Quốc không chỉ bao gồm các điều được công bố, mà c̣n bao gồm việc đào sâu t́m kiếm các Sự thật tiềm ẩn để công bố ra cho nhân dân toàn quốc. Sẽ không có điều ǵ quá lớn hoặc quá nhỏ để Sự thật của điều đó không nên, không được công bố, ngoài các việc có liên quan đến an ninh quốc pḥng. Cho dù như vậy, mọi Sự thật về an ninh quốc pḥng vẫn phải được thông báo cho Tổng thống, Tối thượng Thẩm phán, Chủ tịch các Ủy ban tại Thượng viện và Hội đồng Quốc gia nếu được yêu cầu.

    Tất cả quá tŕnh mọi dự luật từ khi được đề nghị cho đến khi Quốc hội bỏ phiếu đều sẽ được công bố công khai, và nhân dân được quyền tham gia tích cực vào quá tŕnh này qua việc vận động các đại diện của họ tại Quốc hội, tranh luận trên các hệ thống truyền thông đại chúng, viết báo ủng hộ hoặc không ủng hộ một dự luật nào đó.

    Nếu cần, nhân dân có thể vận động Trưng cầu Dân ư bất thường kỳ, hoặc thường kỳ, để bác bỏ một dự luật nào đó đă được Quốc hội thông qua, hoặc ủng hộ một dự luật nào đó đă bị Quốc hội băi bỏ. Cho dù Tổng thống đă kư thành luật, hoặc không kư một dự luật nào đó th́ nhân dân vẫn có quyền quyết định sau cùng nếu có được trên 2/3 số phiếu bầu ủng hộ hoặc không ủng hộ. Chi tiết về việc tổ chức các cuộc Trưng cầu Dân ư sẽ do Quốc hội thông qua, sau khi Hiến pháp 7 trở thành bộ Luật tối thượng của Quốc gia.

    Tại Việt Nam Dân Quốc, các vị dân cử phải tuyệt đối tôn trọng Sự thật trong mọi vấn đề cá nhân và công quyền. Nếu một vị nào bị phát hiện cố t́nh gian dối để đạt mục đích riêng, đó sẽ là nguyên cớ quan trọng để nhân dân Thành phố bầu họ lên, hoặc Viện họ đang phục vụ, bầu quyết định việc sa thải họ ra khỏi chức vụ. Trong trường hợp nặng, Tư pháp có thể truy tố tội h́nh sự bất cứ nhân vật dân cử nào bị phát hiện cố t́nh gian dối trong công vụ, cho dù việc này chưa gây hậu quả xấu cho quốc gia.

    - Nhân dân Việt Nam -

  4. #14
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Posts
    691

    Thư Quốc gia số 41: Sự tương quan của Tam quyền đối với phương cách hành xử của người dân Việt Nam

    Kính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quư,

    Bài này sẽ khảo sát tổng quát về ba nền văn minh, chính trị hiện đại này và đưa ra đề nghị về việc tổ chức chính trị, xă hội, cùng đem lại văn hóa, văn minh theo lối nào thích hợp và tối ưu hóa nhất cho dân tộc ta trong tân thiên niên kỷ.

    Việt Nam là một nước nhỏ, hiện nay diện tích chỉ bằng 1/30 Trung quốc, với số dân chỉ bằng 1/15. Trong khoảng 3847 năm đầu tiên từ khi vua Hùng vương thứ Nhất lập Triều đại Hồng bàng, từ năm 2879 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên, dân tộc ta bị lệ thuộc hoàn toàn vào văn hóa, văn minh Trung quốc, do phần lớn thời gian này nước ta bị người Trung hoa đô hộ, thời kỳ gần nhất kéo dài 1117 năm, từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên.

    Măi cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938, dân ta mới được độc lập về chính trị khỏi Trung quốc, tuy về văn hóa, văn minh vẫn c̣n lệ thuộc nhiều.

    Do đó, cách hành xử, tổ chức chính quyền, xă hội ta kể từ khi dựng nước đến nay gần như luôn luôn theo khuôn mẫu Trung quốc.

    Măi cho đến ngày nay, khi gần ba triệu dân Việt Nam ra nước ngoài định cư, học tập chuyên sâu, và làm việc trong các ngành tổ chức chính phủ tại nhiều quốc gia hiện đại nhất thế giới, một số người trong nhóm này mới có dịp khảo sát, nh́n lại quá tŕnh dựng và giữ nước của dân tộc ta, đồng thời có tính độc lập suy xét, suy nghĩ và so sánh các phương cách tổ chức chính quyền, xă hội, cùng văn hóa và văn minh giữa ba nền văn minh hiện đại: Trung quốc, Âu châu, và Bắc Mỹ.

    Bài này sẽ khảo sát tổng quát về ba nền văn minh, chính trị hiện đại này và đưa ra đề nghị về việc tổ chức chính trị, xă hội, cùng đem lại văn hóa, văn minh theo lối nào thích hợp và tối ưu hóa nhất cho dân tộc ta trong tân thiên niên kỷ.

    VỀ VĂN HÓA, VĂN MINH, VÀ CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC


    Nói về văn hóa, văn minh, và chính trị Trung quốc th́ không thể không nói đến Bảy Triết gia Trung quốc, các người đă dựng nền tảng lư luận cho phong kiến Trung quốc trong suốt hơn 2500 năm qua. Đó là Khổng tử, Lăo tử, Mạnh tử, Mạc tử, Tuân tử, Hàn phi tử, và Trang tử. Trong đó, nổi bật nhất là Khổng tử.

    Khổng tử, cũng như Đức Phật Thích ca Mâu ni, cảm nhận nổi đau khổ của nhân dân và xă hội xung quanh, nhưng thay v́ sáng tạo ra bất cứ h́nh thức giải thoát siêu việt nào về triết học, ông chỉ thúc giục mọi người tham gia vào một h́nh thái xă hội phong kiến do ông giúp kiến tạo.

    Triết lư do Khổng tử đưa ra phần lớn tập trung vào một lối hành xử đạo đức và được chấp nhận bởi xă hội khép kín, và đó, theo ông, mới đem lại một cộng đồng, quốc gia hài ḥa, ḥa thuận, ḥa b́nh. Khổng từ thường dùng chữ "hài ḥa" trong âm nhạc để so sánh với một loại h́nh hạnh phúc cho cá nhân và xă hội. Một vị vua anh minh sẽ điều khiển xă hội. Nhưng sự ḥa hợp trong xă hội tùy thuộc vào đạo đức các cá nhân. Triết học Khổng tử, theo đó, phần lớn chỉ là đề cao các loại định nghĩa đạo đức.

    Nhưng các loại "định nghĩa đạo đức" do Khổng tử khởi xướng và quảng bá chỉ dùng để vĩnh viễn hóa một trật tự xă hội nhiều giai cấp, và các thành phần trong từng giai cấp bị buộc phải vĩnh viễn hóa trật tự đó cùng các điều luật lệ dùng vào việc này. Ai làm khác đi sẽ bị chính các người trong cùng giai cấp đó khinh chê ruồng bỏ, do đó một xă hội theo Khổng tử là một xă hội bất biến, bất di bất dịch. Điều này giải thích v́ sao các xă hội, chế độ, triều đại trong đó Khổng tử có ảnh hưởng lớn thường rất bền vững và kéo dài rất lâu, qua nhiều trăm năm hoặc ngàn năm không thay đổi.

    Theo Khổng tử, khả năng lănh đạo là đức hạnh quan trọng nhất trong mọi xă hội. Khả năng lănh đạo đ̣i hỏi một sự phát triển cá nhân của người đứng đầu, từ đó sẽ đem lại khuôn mẫu tuân theo cho các người kế thừa sau này.

    Khổng tử không ĐỀ NGHỊ các lề lối hành xử, mà chỉ ĐỀ LUẬT, các cá nhân và ngay cả phong trào, hội đoàn, đều không thể ra ngoài các quy luật cứng nhắc này. Không có chỗ cho bất cứ một sự thảo luận nào, và lại càng không ai có thể phản luận, phản kháng.

    Về vấn đề hành xử của các "lănh đạo" do Khổng tử đặt ra, th́ đó không phải là một h́nh thức nâng cao giá trị cá nhân qua việc học hỏi, rèn luyện, để đi đến chỗ hoàn thiện cá nhân. Mà đó là, các "lănh đạo" phải tuân theo nề nếp xă hội, phục vụ cho xă hội, và luôn bị nhấn mạnh, thúc ép, vào việc tạo ra các quan hệ xă hội theo khuôn mẫu định sẵn trong gia đ́nh, liên hệ với chính quyền, và giữa các cấp chính quyền.

    Xă hội và Quốc gia, theo Khổng tử, chẳng qua chỉ là một gia đ́nh rộng lớn trong đó mọi thành phần đều có chỗ đứng, địa vị được xếp đặt, ai ra ngoài địa vị này đều vi phạm rất nhiều khế ước xă hội, quốc gia và do đó phải bị trừng phạt nặng.

    Các "lănh đạo", theo Khổng tử, có rất nhiều. Họ là lănh đạo gia đ́nh thuộc lối gia trưởng, là lănh đạo khu xóm, thôn, làng, quận, huyện, hội đoàn, chùa chiền, nhóm các chùa chiền, trường học và nhóm các trường học, quan huyện, tri phủ, v.v... Hầu như mọi người ai ai cũng là "lănh đạo" theo một lối nào đó, ai thấp bé nhất vẫn là lănh đạo gia đ́nh họ - với điều kiện tất cả lănh đạo đều là Nam giới.

    V́ vậy, "đạo đức" và "hoàn thiện cá nhân" theo lối Khổng tử phải luôn luôn được hiểu trên phương diện giá trị của một xă hội hài ḥa, chứ không trên căn bản giá trị thành tựu cá nhân. Nói khác đi, theo Khổng tử, trong một xă hội hài ḥa, một quốc gia yên vui tốt đẹp, các cá nhân không được quyền có cá tánh, có thành tựu cá nhân, mà tất cả mọi thành viên, mọi công dân, đều phải làm việc cho một tập thể nào đó mà người đó được sắp đặt vào ngay từ khi sinh ra. Các thành viên được thưởng hay bị phạt đa số v́ hành động của tập thể mà người đó làm "lănh đạo" hoặc phụ thuộc vào, chứ không v́ hành động cá nhân của chính họ.

    Để so sánh, theo Do thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo, trong khi rất quan tâm đến việc thi hành lề luật Thượng đế, thường hay nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân và sự thành đạt của từng linh hồn cá nhân (mọi người chỉ chịu trách nhiệm cho hành động cá nhân ḿnh trước Thượng đế).

    Nói tóm lại, theo Khổng tử, các công dân trong một quốc gia đều không có tâm hồn, nguyện vọng cá nhân như bên Tây phương, bởi v́ các cá nhân đều không thể được tách rời ra khỏi vai tṛ và quan hệ xă hội của họ.



    VỀ VĂN HÓA, VĂN MINH, VÀ CHÍNH TRỊ ÂU CHÂU VÀ HOA KỲ



    Văn hóa, văn minh, và chính trị tại châu Âu và Bắc Mỹ đa dạng hơn tại Đông Á (bài này không xét về văn minh Trung Đông) rất nhiều, và do nhiều ngàn triết gia, xă hội gia, chính trị gia, kinh tế gia, khoa học gia, v.v... qua nhiều thời đại đóng góp chứ không đơn điệu như tại Đông Á chỉ do một số nhỏ người đứng đầu, sau đó tất cả nhóm c̣n lại chỉ làm việc phục vụ cho các tư tưởng đứng đầu, đa số do Bảy Triết gia Trung quốc lập nên từ hơn 2000 năm trước.

    Về chính trị, phát xuất từ Plato đă có tinh thần Cộng ḥa, một h́nh thức Dân chủ sơ khai được viết ra vào khoảng năm 380 trước Công nguyên. Trong quyển " Nền Cộng ḥa" (the Republic), tựa đề ban đầu là "Politeia" tức "sự quản trị của Thành phố và Tiểu bang" ("city-state governance"), Plato viết về các lời đối thoại tranh luận về ư nghĩa của Công lư và đào sâu suy nghĩ về việc một người chính trực có hạnh phúc hơn một người bất chính hay không, trong một xă hội được quản trị bởi một nhà vua và cũng là nhà triết học.

    Trải qua một ngàn năm, và nhiều nền chính trị tại Hy lạp và La mă, kết thúc bằng việc Đế chế La mă bị diệt vong năm 476, hệ thống chính trị do một số đại diện nhân dân quyết định chính sách dần dần được h́nh thành. Từ "Senate" (Thượng viện) là do chữ "senex" mà ra, có nghĩa "old man" (người đàn ông lớn tuổi). Trong thể chế này, một số người đàn ông có uy tín trong xă hội được cho vào tham gia việc hoạch định chính sách, tuy quyết định cuối cùng vẫn do vị vua quyết định.

    Tuy nhiên, sau khi Đế chế La mă bị diệt vong, Âu châu không c̣n h́nh thức Thượng viện, măi cho đến năm 1748, Montesquieu mới xuất bản quyển Tinh thần Luật pháp (L'esprit des lois) trong đó ông đưa ra h́nh thức Tam quyền Phân lập, thể chế Thượng viện mới lại được làm cho sống lại.

    Bước tiến vĩ đại mà Charles de Secondat, Baron de Montesquieu đem lại cho chính trị Tây phương - từ đó đem lại văn hóa, văn minh Tây phương - trong hơn 250 năm qua đó là việc loại bỏ thành phần cai trị độc quyền, độc tôn, và thay vào đó là một lối quản trị đầy Tinh thần Luật pháp.

    Để viết quyển sách này, Montesquieu bỏ ra gần 20 năm nghiên cứu chính trị học, luật pháp học, xă hội học, nhân chủng học, với trên 3000 đoạn trích dẫn. Montesquieu đề cao một xă hội trong tương lai nơi Hiến pháp làm điều luật cao nhất, có Tam quyền Phân lập, băi bỏ chế độ nô lệ, phát triển và ǵn giữ tự do dân sự và luật pháp, cùng ư tưởng rằng các định chế chính trị và luật pháp đều phải phản ảnh đặc tính xă hội và địa lư của từng vùng nơi dân chúng tại đó bị ảnh hưởng bởi các điều trên đây.

    Tam quyền Phân lập chỉ là một phần của công tŕnh Tinh thần Luật pháp. Theo thể chế này, chính phủ phải được chia ra làm ba ngành Hành pháp, Lập pháp, và Tư pháp. Cả ba ngành phải riêng biệt và phụ thuộc vào nhau như một cổ máy có ba bộ phận riêng biệt nhưng cả ba phải cùng hoạt động th́ bộ máy mới hoạt động được. Không một bộ phận nào quan trọng hơn bộ phận nào, hoặc có thể mạnh hơn một hoặc cả hai bộ phận kia cộng lại, ngược lại bất cứ hai bộ phận nào cộng lại cũng không thể mạnh hơn và từ đó triệt tiêu bộ phận thứ ba.

    Đây là một tư tưởng rất mới vào thời đó, có tính trừu tượng rất cao. Tuy được rất nhiều người và quốc gia đón nhận với ḷng nhiệt thành, nhưng cũng phải mất đến 41 năm sau, năm 1789, lần đầu tiên trên thế giới một chính phủ Tam quyền Phân lập mới ra đời tại Hiệp chủng Quốc Hoa kỳ, với việc phê chuẩn Hiến pháp đầu tiên và duy nhất của quốc gia này vào năm 1788, và cuộc bầu Tổng thống đầu tiên kéo dài từ ngày 15 tháng 12 năm 1788 đến ngày 10 tháng 1 năm 1789.

    Tinh thần Luật pháp đă vượt Đại Tây dương, qua Lục địa mới, Tổng thống George Washington là người cầm ngọn cờ Hành pháp đầu tiên trong lịch sử nhân loại trong tinh thần Tam quyền Phân lập.

    Theo Tinh thần Luật pháp, trong một nền Cộng ḥa Dân chủ, nhân dân nắm quyền cao nhất. Nhân dân quản trị quốc gia bằng việc bầu ra các Bộ trưởng và Thượng nghị sĩ. Nguyên tắc cốt yếu của nền Cộng ḥa Dân chủ là đạo đức chính trị, điều này có nghĩa mọi người phải "yêu luật pháp và yêu quốc gia họ", bao gồm Hiến pháp do chính họ lập ra. H́nh thái chính phủ trong nền Cộng ḥa Dân chủ, do đó, phải bao gồm việc ứng cử và bầu cử tự do, và phải lấy đó làm căn bản để tạo lập và ǵn giữ Dân chủ. Dân chủ và Bầu cử đi song song, hổ trợ cho nhau.

    Điều cần phải làm để bảo vệ nguyên tắc cốt yếu trên đây vượt quá nhiều hạn định thông thường, và đ̣i hỏi các điều rất cao xa, cao cả. Theo quan điểm của Montesquieu, đạo đức chính trị bị đ̣i hỏi bởi một nền Cộng ḥa Dân chủ đích thực không đến một cách tự nhiên, mà cần phải có một sự ưu tiên cho lợi ích quần chúng trên lợi ích cá nhân. Đạo đức này hạn chế sự tham vọng thành đạt cá nhân, hạnh phúc cá nhân, để phục vụ cách tốt nhất cho quốc gia và quần chúng nhân dân.

    Để thực hiện điều hạn chế - chứ không hoàn toàn chối bỏ - các tham vọng cá nhân, việc giáo dục nhân văn cho toàn dân là điều cần thiết. Nền Cộng ḥa Dân chủ phải giáo dục công dân rằng họ phải đặt lợi ích họ cùng chung với lợi ích quốc gia, chỉ khi đó người dân mới hoạt động trước hết v́ lợi ích quốc gia, qua đó cùng đem lại lợi ích cho riêng cá nhân họ.

    Nền Giáo dục này cũng cần dạy dỗ cho công dân phải nên ngăn chận việc tăng cường lợi ích cá nhân họ khi các lợi ích này làm thiệt hại lợi ích công cộng.

    Một tinh thần thượng tôn luật pháp bao trùm các quốc gia có nền Cộng ḥa Dân chủ được thiết lập theo h́nh thái Tam quyền Phân lập. Một khi điều ǵ đă thành LUẬT, nhân dân phải triệt để tuân theo, v́ lẽ nhân dân đă góp phần tích cực, trực tiếp và gián tiếp, vào quá tŕnh làm luật qua việc bầu ra Lập pháp.

    Hành pháp chẳng qua chỉ thực thi pháp luật, cho dù theo h́nh thức của Montesquieu nơi nhân dân bầu chọn các vị Bộ trưởng, hay theo h́nh thức bên Nhật bản nơi nhân dân bầu Thủ tướng và Thủ tướng chọn Bộ trưởng, hoặc theo cách bên Hoa kỳ nơi nhân dân chọn Tổng thống và Tổng thống chọn Bộ trưởng.

    Tư pháp, đứng đầu bởi Tối cao Pháp viện, độc lập nhưng cùng hợp tác và giám sát Lập pháp và Hành pháp, để cả Tam Quyền cùng hoạt động nhịp nhàng trong bộ máy chính phủ.


    TAM QUYỀN PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM DÂN QUỐC


    Do hoàn cảnh lịch sử và địa lư nằm kế cạnh Trung quốc, nhân dân ta trong suốt 4888 năm qua chưa có dịp ngồi lại để suy nghĩ về một h́nh thức chính phủ quốc gia ngoài tầm nh́n hạn chế chỉ trong nội địa Trung quốc. Lá cờ quốc gia Việt Nam hiện nay là một phần nhỏ cờ Trung quốc. Ba Tôn chỉ "độc lập, tự do, hạnh phúc" là hoàn toàn từ câu "Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc" thuộc chính sách Tam Dân của Bác sĩ Tôn Dật Tiên bên Trung quốc. Chế độ Cộng sản tại Việt Nam hiện nay rập khuôn theo chế độ Cộng sản Trung quốc.

    Dân tộc Lạc Hồng chúng ta c̣n bám đuôi người Trung hoa cho đến bao giờ?

    Thực tế đă cho thấy, quốc gia nào theo tư tưởng Khổng tử và sáu Đại Triết gia khác của Trung quốc đều là các quốc gia kém văn minh, kém nhân quyền, thu nhập b́nh quân đầu người thuộc hàng chót nhất thế giới. Lư do chính là v́ như trên đă liệt kê, tư tưởng Khổng tử hạn chế tự do cá nhân một cách triệt để, không cho phép nhân dân quyền vượt quá giai cấp họ sinh ra, từ đó hạn chế sáng kiến cá nhân, hạn chế các đột phá kinh tế, văn hóa, xă hội, khoa học.

    Nếu không có văn minh Tây phương, ngày nay người dân Trung quốc và Việt Nam c̣n đi xe ngựa, thắp đèn dầu, mang giày rơm, uống nước giếng. Tuổi thọ trung b́nh chỉ 40 tuổi như hồi đầu thế kỷ 20, khi chưa có vắc xin chống dịch bệnh, và mọi loại bệnh đều được chữa bằng thuốc Nam, thuốc Bắc hoàn toàn không có căn cứ và chứng minh khoa học.

    Trong khi đó, nền văn minh châu Âu và Bắc Mỹ, đặt nền tảng triệt để trên tự do cá nhân trong khung cảnh thượng tôn luật pháp, nơi nhân dân tham gia vào việc làm luật, hành xử luật, và kiểm tra các việc hành xử này, người ta sống trước hết là hạnh phúc hơn, có nhân quyền cao hơn, và thu nhập cao hơn hẳn các quốc gia c̣n nặng tư tưởng Khổng tử.

    Hiến pháp 7, sau khi đă xem xét và nghiên cứu kỷ lưỡng nhiều nền văn hóa, văn minh, chính trị thế giới, nay đề nghị nhân dân Việt Nam suy nghĩ và bầu chọn một đường lối chính trị và quản trị quốc gia mới cho Tổ quốc ta trong tân thiên niên kỷ.

    Trong khi chúng ta chưa thể tự lập một h́nh thái chính trị cho riêng ḿnh, nay bước đầu chúng ta phải học hỏi từ nước ngoài, với sự suy xét và thảo luận chứ không mù quáng và rập khuôn, rồi từ từ trong vài chục, vài trăm năm sắp tới sẽ "Việt Nam hóa" hệ thống chính trị cho phù hợp hơn với tâm linh và hoàn cảnh kinh tế, xă hội nước ta.

    Hiến pháp 7 học hỏi và áp dụng các tư tưởng triết học chính trị, triết học xă hội siêu việt nhất trong gần 2500 năm nay kể từ khi Socrates bên Hy lạp bắt đầu suy nghĩ về đạo đức (ethics), đức tính (virtue), hạnh phúc, và nói chung là về ư nghĩa cuộc sống con người trong xă hội. Sau đó học về Nền Cộng ḥa theo Plato, tư tưởng "lợi ích quần chúng là điều luật cao nhất của quốc gia" (Salus populi suprema lex esto) của Cicero, các tư tưởng thuộc Thời đại Khai sáng của Descartes, Mostesquieu, Franklin, Goethe, Haydn, Hobbes, Hooke, Hume, Jefferson, Kant, Madison, Rousseau, Smith (Adam), Voltaire, và sau này là John Stuart Mill.

    Thư Quốc gia số 41 này đặc biệt nhấn mạnh các khái niệm về Tam Quyền Phân lập của Montesquieu, trong đó nhiều vấn đề cần bàn thảo liên quan đến thiết lập một chính phủ theo thể chế này sẽ là đề tài cho các Thư Quốc gia số 33-48.

    Chúng ta sẽ "đốt giai đoạn" rất nhiều, một bước từ Phong kiến Đảng chủ lên Cộng ḥa Dân chủ, trong khi các quốc gia tiên phong đă phải tốn rất nhiều thời gian, ngay tại Hoa kỳ chỉ một câu "mỗi người một lá phiếu" là đă bao gồm biết bao công khó, tranh đấu, hơn 175 năm kể từ cuộc bầu cử đầu tiên năm 1788 đến Martin Luther King Jr. hậu bán thế kỷ 20 mới xong.

    Trong bước đường học hỏi, HP7 cũng có một vài sáng kiến nho nhỏ, sẽ được giải thích sau, trong các bài Thư Quốc gia kế tiếp.

    Một trong các sáng kiến đó là các vị Thượng Thẩm phán trong Tối cao Pháp viện cũng do dân bầu ra tại Việt Nam Dân quốc. Điều này Dân chủ hơn tại Hoa kỳ và nhiều quốc gia khác nơi các Thượng Thẩm phán do một hội đồng nào đó chỉ định, hoặc Tổng thống đề cử và Quốc hội bỏ phiếu.

    Do đó, Việt Nam Dân quốc dưới Hiến pháp 7 sẽ hoàn toàn có Tam Quyền Phân lập, nơi Ba Ngành trong chính phủ hoàn toàn độc lập lẫn nhau, trong khi cùng giữ chung các nguyên tắc khác trong việc hợp tác và giám sát lẫn nhau để cùng hoạt động nhịp nhàng trong bộ máy chính phủ quốc gia và địa phương sau này.

    - Nhân dân Việt Nam -

  5. #15
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Posts
    691

    Thư Quốc gia số 24: Quyền lực chinh trị phải do đa số nhân dân nắm giữ

    Kính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quư,


    Do hoàn cảnh lịch sử, từ khoảng 100 năm nay tại Việt Nam, chúng ta thường nghe cụm từ "quyền lực chính trị", "độc quyền chính trị", nhưng ít khi nghe "trách nhiệm chính trị".

    Hàng chục đảng chính trị đă ra đời tại Việt Nam trong một thế kỷ qua, nhưng có đảng nào là do dân bầu chọn, đảng nào dám cho nhân dân tự do chỉ trích các chính sách do đảng đó ép buộc nhân dân phải tuân theo, bằng không phải chịu tù đày, trừng phạt cả gia đ́nh, gịng tộc?

    Có đảng tự cho họ quyền cai trị Việt Nam vĩnh viễn, do đó họ đặt ra các điều luật, ghi cả trong Hiến pháp họ tự ban hành và không có đến MỘT phiếu bầu, rằng họ sẽ vĩnh viễn cai trị Việt Nam, bất cứ ai chống lại điều này là "vi phạm luật pháp Việt Nam" do đó phảI bị trừng phạt nặng nếu "được xử công bằng", hơn nữa bất cứ ai cho dù phân tích các sai lầm của đảng này cũng đều bị hại như vậy.

    Không nói đến vô số các sai trái về việc họ dùng vũ khí giành "quyền lực chính trị", "độc quyền chính trị", tại đây chúng tôi chỉ đặt câu hỏi, "Đảng này có dám nhận TRÁCH NHIỆM chính trị cho các việc làm của họ hay không?"

    V́ lẽ, độc quyền chính trị không hẳn là điều tự bản chất là xấu, nếu người hoặc đảng độc quyền đó sáng suốt vạch ra các chính sách tốt đẹp, biết hy sinh quyền lợi cá nhân, cục bộ, v́ lợi ích cho đại đa số quần chúng.

    Một số vua nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn từng độc quyền cai trị chống quân Mông, quân Minh, mở rộng bờ cơi, do đó không ai chê trách họ từng độc quyền cai trị, giành hết quyền, lực, để hoàn thành các sự mệnh, TRÁCH NHIỆM lịch sử cao cả như vậy một cách xuất sắc.

    -------------------


    HIện nay, nếu đảng cầm quyền Việt Nam dám chịu TRÁCH NHIỆM chính trị trước nhân dân, chịu mọi sự đả phá và mất quyền cai trị khi sai lầm, khen tặng và được tiếp tục cai trị khi thành công, th́ chúng tôi thiết nghĩ cho dù họ có độc quyền chính trị, giành hết các quyền lực chính trị trong một khoảng thời gian nào đó, cũng không hề ǵ.

    Chỉ là, họ đă, đang, và theo chiều hướng hiện nay có lẽ sẽ trốn tránh TRÁCH NHIỆM, tiếp tục che giấu các điều sai trái, thất bại, quan chức tham nhũng, vơ vét của công, cuộc sống nhân dân ngày càng khổ sở, nợ quốc gia ngày càng cao, hạ tầng cơ sở ngày càng suy đồi, tài nguyên quốc gia ngày càng cạn kiệt.

    Việc chính phủ hiện nay đang trốn tránh TRÁCH NHỆM mới là vấn đề nghiêm trọng nhất, do đó chúng tôi kêu gọi quốc dân đồng bào suy nghĩ về việc ai, đảng nào, hoặc chỉ có nhân dân, mới có đủ điều kiện để nắm giữ quyền lực và chịu mọi TRÁCH NHIỆM chính trị tại Việt Nam trong tân thiên niên kỷ.

    Chúng tôi thiết nghĩ, trong thế giới phức tạp ngày nay, chỉ có nhân dân mới đủ điều kiện nắm giữ QUYỀN LỰC và TRÁCH NHIỆM chính trị. "Quyền lực" th́ ai có súng đạn mạnh nhất đều có thể nắm giữ, nhưng "Trách nhiệm" đ̣i hỏi một sự cộng tác tích cực trong toàn thể nhân dân để các chỉ tiêu, các chính sách, có thể được hoạch định và theo đuổi theo chiều hướng tốt đẹp, thuận lợi nhất cho số đông nhân dân nhất.

    Các chính sách như vậy chỉ có thể có được trong một xă hội Dân chủ, nhân dân tự do chọn lănh đạo nói lên nguyện vọng của đa số người dân, từ đó đa số này mới nhiệt t́nh ủng hộ, chính sách mới thành công, và TRÁCH NHIỆM chính trị mới được hoàn thành.

    Trong một xă hội có ĐỘC QUYỀN chính trị như tại Việt Nam hiện nay, chính phủ có thể có "Quyền lực" do dùng vũ lực đoạt về và giữ chặt, nhưng không thể và không dám chịu TRÁCH NHIỆM cho các hành động của họ.

    Lư do là v́ các chinh sách do đảng, chính phủ này đưa ra không thể đại diện cho ước vọng của đa số nhân dân, mà chỉ theo ước vọng của đa số giới cầm quyền. Do hai nguồn ước vọng này khác nhau, hầu như luôn luôn các chính sách đưa ra không được đa số nhân dân ủng hộ, thậm chí luôn bị chê bai dè bỉu, do đó thường bị thất bại.

    Do trốn tránh TRÁCH NHIỆM chính trị, đảng cầm quyền hiện nay luôn luôn phải dùng nhiều lời tuyên bố dối trá che đậy các thất bại, dùng truyền thông đại chúng trải rộng các lời tuyên bố này, và hơn hết dùng hệ thống an ninh, truyền thông, luật pháp, đè bẹp các người chẳng qua chỉ muốn đảng cầm quyền chịu TRÁCH NHIỆM cho quyền lực và độc quyền cai trị của đảng này mà thôi.

    -------------------


    Chỉ khi nào một h́nh thức Dân chủ nào đó được triển khai tại Việt Nam th́ nhân dân Việt Nam mới có cơ hội làm chủ lấy ḿnh, từ đó mới hăng say hoạt động phục vụ và phát triển h́nh thức Dân chủ đó, h́nh thái chính trị đó, và cùng chịu TRÁCH NHIỆM cho kết quả do nền Dân chủ đó đem lại.

    Muốn nâng cao TRÁCH NHIỆM chính trị, các kết quả do nền chính trị đó đem lại, th́ không c̣n cách nào khác ngoài việc tổ chức một h́nh thức Dân chủ phù hợp cho hoàn cảnh quốc gia, dân tộc Việt Nam.

    Trong 100 lá Thư Quốc gia này, chúng tôi đề ra cách thức tổ chức một h́nh thức Dân chủ qua việc lập một Nền Dân chủ Cộng ḥa trong đó các chính phủ được nhân dân tự do bầu chọn qua Phổ thông Đầu phiếu, tóm tắt mọi việc bằng Bản Hiến Pháp thứ 7 cho Việt Nam.

    Tất cả các cá nhân, chính phủ được bầu lên dưới Hiến pháp 7 đều phải chịu TRÁCH NHIỆM cho việc làm của họ. Do có tự do ngôn luận, nhân dân tự do suy xét, cố vấn, phân tích, hoặc bài bác tất cả các chính sách quốc gia và địa phương.

    Chính trị gia, đảng phái nào đem lại kết quả tốt sẽ được nhân dân khen thưởng, ai hoặc đảng nào làm sai sẽ bị chê bai, trong trường hợp tham nhũng sẽ bị trừng phạt nặng, không thể tránh khỏi do hệ thống Tư pháp hoạt động mạnh mẽ, không thuộc sự kiểm soát của các chính trị gia.

    -------------------


    "Phổ thông Đầu phiếu", ngay qua rất hay, nhưng điều này cũng hàm nghĩa các cá nhân cử tri, do có quyền tự quyết định chính trị cho toàn quốc và địa phương nơi họ sinh sống, cũng có quyền tham gia vào tiến tŕnh Dân chủ một cách sai lầm.

    Sai lầm tại đây có thể chỉ do vô t́nh, do thiếu học thức, do tin lời chính trị gia bất chính, hoặc do chính các cá nhân đó cố t́nh làm sai để đạt mục đích cá nhân, bỏ mặc lợi ích tốt nhất cho tổng thể.

    Dân chủ, do đó, tại mọi nơi đều bao gồm vô số các sai lầm cá nhân cộng lại, vấn đề là, làm thế nào để lập quyết định tốt nhất cho tổng thể, mặc cho vô số các sai lầm cá nhân trong tổng thể đó?

    Đại đa số các chính phủ Dân chủ trên thế giới không thể giải quyết bài toán kể trên. Làm sao cho đáp số đúng trong khi hầu như mọi ẩn số đều sai (mỗi cá nhân có thể hiểu trừu tượng như là một ẩn số cho toàn bài toán xă hội), do tự bản thể mọi cá nhân đều sai hoặc có thể sai?

    Chúng tôi xin trả lời: không bao giờ có đáp số đúng, mà chỉ có đáp số gần đúng, càng gần đúng càng tốt. Không nơi nào mà chủ nghĩa tối hảo (perfectionism) không nên được trông đợi như trong các chinh phủ Dân chủ, tại các quyết định họ đưa ra.

    Mọi người trong các thể chế Dân chủ phải chấp nhận điều này, đó là các quyết định chính trị SẼ có thể sai lầm, v́ quyết định đó do nhiều cá nhân sai lầm trong nền Dân chủ đó bầu chọn ra. Nhưng các sai lầm này có thể được sửa chữa mau chóng trong các quyết định sau đó, nếu các cá nhân sai lầm trong nền Dân chủ nhận ra cái sai và sửa đổi.

    Hiến pháp 7 đă suy nghĩ đến điều này, sẽ hạn chế tối đa các "yếu huyệt" của một nền Dân chủ non trẻ qua các phương cách (1) tự do ngôn luận, (2) chính phủ không được thiên vị hoặc làm chủ bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào, (3) các cuộc bầu cử xảy ra thường xuyên và thường kỳ.

    Do đó, Hiến pháp 7 sẵn sàng chịu TRÁCH NHIỆM trước quốc dân, đồng bào nếu trong một khoảng thời gian ngắn nào đó các chính sách được đề ra và / hoặc thực thi không được tối ưu, không phục vụ cho ước vọng của đa số nhân dân. Hiến pháp 7 có cơ chế tự sửa đổi, qua việc cho quyền nhân dân sửa đổi bằng Trưng cầu Dân ư để Tu chính Hiến pháp.

    Tất cả các chính trị gia, chính phủ, được bầu chọn dưới Hiến pháp 7 đều có và phải chịu TRÁCH NHIỆM trước quốc dân, đồng bào theo cùng các phương cách như vậy. Nhân dân Việt Nam có toàn quyền bầu chọn hoặc bác bỏ Hiến pháp 7 cùng tất cả các chính trị gia, các chính phủ về sau, do đó nhân dân Việt Nam nắm toàn quyền quyết định QUYỀN, LỰC, TRÁCH NHIỆM chính trị một khi nhân dân Việt Nam bầu chọn Hiến pháp 7.

    -------------------


    Tóm lại, HIến pháp 7 tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân đóng góp một cách tích cực và trực tiếp vào quá tŕnh suy nghĩ và chọn lựa các chính sách tối ưu nhất cho quốc gia và nhân dân, nếu sai có thể sửa lại trong thời gian ngắn nhất.

    Chỉ khi nào nhân dân có QUYỀN, LỰC, chính trị và nhân dân chịu TRÁCH NHIỆM cho sự chọn lựa của ḿnh - chứ không phải một đảng nào dùng vũ khí giành quyền lực nhưng trốn tránh trách nhiệm - th́ khi đó nhân dân mới nhiệt t́nh đóng góp vào việc xây dựng một quốc gia Việt Nam trở thành một cường quốc, ngơ hầu đóng góp vào văn hóa, khoa học kỹ thuật trong vùng và trên thế giới trong vài mươi năm sau.

    - Nhân dân Việt Nam -

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •