Results 1 to 3 of 3

Thread: CHUYỆN NHỮNG BỨC ẢNH: AI BUỒN HƠN AI?

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    CHUYỆN NHỮNG BỨC ẢNH: AI BUỒN HƠN AI?

    LĂO MÓC - Mỗi năm, cứ đến ngày 30 tháng 4, ngày xe tăng Liên Sô ủi sập cổng sắt Dinh Độc Lập của chế độ VNCH để áp đặt chế độ xă hội chủ nghĩa trên cả nước VN, th́ báo chí Mỹ lại đem chuyện bức ảnh đă được chụp cách đây 43 năm ra nói, đó là bức ảnh kư giả Eddie Adams chụp ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Đại úy đặc công VC Nguyễn Văn Lớp.

    Năm nay cũng thế, trên Dallas Morning News có bản tin như sau:

    “Năm 1968, kư giả Eddie Adams của hăng tin AP đă đoạt giải Pulitzer do chụp được tấm ảnh nổi tiếng trong chiến tranh VN có tên “Saigon Execution” trong đó Tướng Cảnh Sát Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn vào đầu một tù binh VC.

    Ông Adams đă qua đời vào năm 2004 và từng lên tiếng rằng ông không bao giờ thích tấm ảnh này. Theo Donald R. Winslow, tác giả về nhiếp ảnh “Lens” trên New York Times, lư do là v́ ông Adams nghĩ là ông phải đoạt giải Pulitzer năm 1963 với 1 bức ảnh khác.

    Đó là bức ảnh chụp bà Jackeline Kennedy nhận lá cờ Hoa Kỳ gấp lại được trao cho bà trong lễ tang Tổng Thống Kennedy vào ngày 25-11-1963. Tấm ảnh cho thấy nét đau buồn lớn lao trong ánh mắt bà Kennedy.

    Nhưng trong năm 1963, giải Pulitzer được trao cho Bob Jackson khi phóng viên này “chộp” được tấm ảnh vô giá là hung thủ đă sát hại ông Kennedy, Lee Harvey Oswald, bị kẻ khác bắn chết khi được đưa từ nhà tù Dallas ra.

    Ông Adams đă đầu tư công sức rất nhiều cho tấm ảnh chụp bà Kennedy v́ thế ông ‘ôm nỗi buồn không nguôi’ khi giải báo chí cao quư nhất về tay một kư giả khác quá may mắn.

    Sau đó ông Adams nói thẳng rằng ông rất ân hận là tấm ảnh ông chụp đă làm “tan nát binh nghiệp Tướng Loan”. Lúc đó ông Loan bắn ông Nguyễn Văn Lem là 1 tù binh bị bắt trong vụ Tết Mậu Thân.

    Ông Adams nói: “Tướng Loan chỉ làm công việc của ông ta là bắn 1 tù binh”, tôi cũng có thể làm như ông ta nếu ở vào địa vị lúc đó. Tôi chụp bức ảnh một cách máy móc khi thấy ông Loan giơ khẩu súng 35 ly vào mặt ông Lem và không chắc khi rửa ra là tấm h́nh ǵ” (bản dịch của Trường Giang).

    Theo nhà văn Nguyễn Việt Nữ th́, “chính Eddie Adams kể lại cho Al Santoli trong “To Bear Any Burden” (trang 182) th́ Eddie đang làm phóng sự chiến tranh cho thông tấn Mỹ AP, khi nghe có trận đánh ở vùng chùa Ấn Quang (Sàig̣n), bèn lái xe tới. Lúc ấy VC đang chiếm chùa Ấn Quang ở bên trong và đang nả súng vào lính VNCH đang bao vây ở ngoài. Thấy Tướng Loan đưa cây súng nhắm bắn vào một người bị dẫn đi. Phản ứng tự nhiên là ông ta bấm máy ảnh. Rồi không nghĩ tới và cứ gửi trọn cuốn phim đi về Mỹ. Vài ngày sau bức ảnh đó nằm ch́nh ́nh trên trang nhất của tất cả các tờ báo trên thế giới. Chính Eddie thú nhận rằng như vậy là bất công không công bằng cho Tướng Loan, v́ chính tên VC này đă giết chết bạn thân của Tướng Loan rồi đâm chết vợ cùng 6 đứa con và những thân nhân khác. Trong chiến tranh việc giết qua giết lại là điều phải xảy ra. Eddie bảo rằng nếu đăng h́nh ấy làm chết cuộc đời chính trị của Tướng Loan th́ ông phải gửi đăng h́nh tên VC giết 7 người kia mới công bằng, nhưng Eddie chẳng có mặt vào lúc ấy.

    Nếu so sánh hai hành vi sát nhân, th́ tội của tên VC nặng hơn tội của Tướng Loan nhiều. Bởi hắn giết trên trên 7 mạng người, trong ấy gồm có đàn bà và trẻ con và nhất là hắn t́m đến nhà nạn nhân với quyết tâm hạ sát cả nhà. C̣n Tướng Loan th́ giết tên VC trong chiến tranh, lúc hắn bị bắt bắt tại trận đang đánh chiếm Sàig̣n, đang nả súng vào dân chúng và quân đội VNCH.


    Tội phá rối trị an và xâm phạm an ninh quốc gia đó, theo h́nh luật cũng đáng tội tử h́nh. Nhưng không ai được quyền tự xử, nội vụ phải giao qua ṭa án, với đầy đủ thủ tục, điều tra, xét xử và biện hộ.

    Do đó mà bức h́nh này được thế giới tự do, nhất là dân phản chiến Mỹ coi như bằng chứng hùng hồn về cái tội lỗi, cái sai lầm của Hoa Kỳ, khi đi giúp một chế độ “sát nhân” như vậy.

    Và dĩ nhiên Hà Nội dùng việc này như một lợi khí tuyên truyền tối đa cho “chính nghĩa” của họ.

    Mười ba năm sau chiến thắng, tức vào năm 1983, Eddie Adam trở lại VN, được mời vào xem Viện Bảo Tàng Chiến Tranh nơi mà CSHN dụ ông rằng bức ảnh ông ta chụp được trưng bày ở một nơi trang trọng nhất. Eddie trở về Mỹ viết báo kể lại việc này và bảo rằng: “Nhiếp ảnh gia Joe Rosethal có bức ảnh nổi danh ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn về việc chiến thắng của Hoa Kỳ ở Iwo Jima, tôi cũng có cái danh dự ấy ở Hà Nội”. Nhưng ông lại cho độcgiả biết rằng dù CSVN nài nỉ, ông cũng chẳng bao giờ thèm đặt chân đến cái Viện Bảo Tàng chó chết ấy! (Nguyên văn: “I never went to the fuckin’ place”).

    Được biết, khi Tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời, Eddie Adams có đến dự tang lễ và đă phát biểu như sau:

    “Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn ông ra đi như thế này, người ta không hiểu ǵ về ông ấy” (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way – Without people knowing anything about him!)

    Theo tôi, những lời nói muộn màng này cũng giống như người ta bôi thuốc lên một vết thương đă thành sẹo. Nhưng dù sao có cũng c̣n hơn không! C̣n hơn phải nghe một ông cựu Đại Tá QLVNCH (Ông này tên ǵ sao Lăo Móc không ghi rơ họ tên - NBC ???) đă từng tuyên bố tại Mạc Tư Khoa vào năm 1992: “Nếu có súng tôi đă bắn nó! (tức Tướng Nguyễn Ngọc Loan)” khi nhà văn Nguyễn Việt Nữ đọc bài tham luận “Thư gửi quả phụ Bảy Lớp” để biện minh cho việc làm của Tướng Nguyễn Ngọc Loan tại Đại hội Nhân Quyền do bà Irena tổ chức vào năm 1992.

    *

    Một bức ảnh khác cũng được VC lợi dụng để tuyên truyền trong nhiều năm trời là bức ảnh chụp cô bé trần truồng bị phỏng cháy bởi bom Napal trong một trận đánh ở Trảng Bàng (Tây Ninh) vào năm 1972 do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp. Cô gái tên Phan Thị Kim Phúc. Bọn phản chiến Mỹ đă khai thác tối đa bức ảnh này để tuyên truyền.

    Nhưng,vở kịch hối hận và tha thứ do một mục sư (thủ vai viên phi công ném bom) và Phạn Thị Kim Phúc bị tạp chí Vietnam do một số cựu chiến binh Hoa Kỳ biên tập, lật tẩy khiến vở kịch không c̣n ăn khách.

    *

    Trong tuần qua, cái chết của bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của ông Ngô Đ́nh Nhu được hầu hết các cơ quan truyền thông loan tin.

    Trong báo Người Việt, có một bài phỏng vấn ông Trương Phú Thứ, có đoạn như sau:

    “… Nói chuyện qua điện thoại từ Seattle, ông Thứ, một trong những người hiếm hoi gặp gỡ và tṛ chuyện với bà Nhu từ sau chính biến 1963 cho đến ngày bà mất, chia sẻ cảm nghĩ, “Đứng trên phương diện t́nh cảm con người bất kỳ sự ra đi nào của một con người cũng đều là tin buồn, sự mất mát. Nhưng riêng trường hợp của bà Nhu, tôi lại cảm thấy mừng cho bà, bà là người đàn bà trung trinh, tiết hạnh, thờ chồng, nuôi con”.

    Cái mừng của ông Thứ là cái mừng của giáo dân tin vào nước Chúa. Ông Thứ nói trong sự xúc động:

    “Bà đă sống thui thủi gần suốt cả nửa thế kỷ trong 1 căn apartment, để làm ǵ? Để một ngày nào đó gặp lại người chồng của ḿnh, người mà lúc ông chết, bà đă không được nh́n mặt, không được lo chôn cất, không được deo khăn tang. Giờ th́ bà đă được gặp chồng bà. Chính v́ vậy mà tôi mừng cho bà”.

    *

    Trong bài viết của Donald R. Winslow, ông này cho biết là Eddie Adams rất hy vọng sẽ đoạt giải Pulitzer vào năm 1963 với bức ảnh chụp bà Jacqueline Kennedy nhận lá cờ Hoa Kỳ gấp lại được trao cho bà trong lễ tang TT Kennedy vào ngày 25-11-1963. Tấm ảnh cho thấy nét đau buồn lớn lao trong ánh mắt bà Kennedy”.

    Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đă chết. Eddie Adams đă chết. Đại úy đặc công VC Nguyễn Văn Lớp cũng đă chết.

    Tổng Thống Kennedy và đệ nhất phu nhân Jackeline cũng đă về với cát bụi.

    TT Ngô Đ́nh Diệm, ông “Cố vấn” Ngô Đ́nh Nhu và “đệ nhất phu nhân” Trần Lệ Xuân cũng đă về nước Chúa!

    Không biết có nhiếp ảnh gia nào chụp được bức ảnh của bà Trần Lệ Xuân, đệ nhất phu nhân chế độ đệ nhất VNCH, một góa phụ “lúc chồng chết không được nh́n mặt, không được lo chôn cất, không được đeo khăn tang” so với bà Jakeline Kennedy, đệ nhất phu nhân Mỹ quốc, lúc nhận lá cờ Hoa Kỳ gấp lại được trao cho bà trong Quốc tang giành cho chồng ḿnh, một Tổng Thống của xứ Hoa Kỳ, để coi… ai buồn hơn ai?

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    LƯNG LÍNH “CHÙA” SAO, CỨ LỤI HOÀI?

    LĂO MÓC - Ông nhà văn Giao Chỉ tức cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc là người rất thích “nịnh sằng” và “nổ sảng”. Chúng tôi đă có nhiều bài viết phê b́nh về ông nhà văn này từ những năm đầu thập niên 90 khi ông ta viết loạt bài “Giao Chỉ luận anh hùng”.

    Những chuyện nhố nhăng lẻ tẻ như chuyện ông ta viết bài ca tụng cố nhà báo Chử Bá Anh là hậu duệ của Chử Đồng Tử, ca tụng nước Việt Nam xă nghĩa từ thời cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải “đă có đầy đủ nhân quyền và dân quyền” qua bài viết ca tụng việc hồi hương của cụ Tổng Trần ở San José như là chuyện những con cá hồi trở về sinh quán để chết sau khi đi ra biển – theo cái cách lập luận “Nếu Đi Hết Biển” của tên VC Trần Văn Thủy. Chuyện ông ta ca tụng Mặt Trận (tức đảng Việt Tân hiện nay) đến chuyện ông ta là một nhà văn “dốt nhưng lại hay khoe chữ” như chuyện ông ta viết bài ca tụng ông luật sư Nguyễn Hữu Thống là “tam quốc trạng nguyên”; trong khi đúng ra phải viết ông luật sư này là “tam quốc trạng sư” v́ ông Thống tốt nghiệp 3 bằng luật sư của các nước Việt Nam Cộng Hoà, Pháp và Hoa Kỳ.

    Nói chung là mấy chuyện dốt mà hay khoe chữ của ông nhà văn này nhiều lắm như chuyện ông ta diễn tả Nghĩa Trang Quân Đội ở bên “tả ngạn” con đường đi Vũng Tàu…

    Chuyện độc đáo nhất của ông nhà văn này là ưa nổ sảng và chơi trội như vào năm 1992, khi đi dự Đại Hội Nhân Quyền do bà Irina tổ chức tại Mạc Tư Khoa ông ta khoe là ông ta là người “viết văn đă 40 năm viết từ năm 18 tuổi và đại diện cho những người viết văn ở hải ngoại [sic!].” Mọi chuyện chắc cũng sẽ chẳng có ǵ v́ những lời tuyên bố đao to búa lớn của ông th́ cũng chẳng có chết thằng cha, con mẹ Nga La Tư nào. Kẹt một cái là ông ta “nổ” với bà nhà văn Nguyễn Việt Nữ khi bà này đọc bài tham luận “Thư gửi bà quả phụ Bảy Lóp” là kẻ mà v́ bức ảnh cựu Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công này được công bố mà ông này đă bị thân bại danh liệt! Câu “danh ngôn” mà cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc tuyên bố ở Mạc Tư Khoa đă được bà nhà văn Nguyễn Việt Nữ công bố sau đó là: “Nếu có súng tôi (VVL) đă bắn nó (cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan – chú thích của LM).

    Nói chung là ông nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc rất là… nổi nang.

    Chuyện ông ta dựa hơi vào cái chết của giáo sư Hà Mai Phương là người mà ông ta ca tụng là “người tử tế” để mắng khéo nhưng ngựi khác là “không tử tế” chắc hẳn mọi người ở San José chưa quên.

    Năm ngoái, ông cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc với bút hiệu Giao Chỉ lại chơi trội viết bài “mắng khéo” các nhân vật cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hoà và các cựu Tướng lănh của QLVNCH trong bài viết “Ngồi Lại Bên Nhau” có kèm theo cái tựa rất “nổ” khác là “Chửi Nữa Đi Em”.

    *

    Mục đích của bài viết là MẮNG KHÉO CÁC NHÂN VẬT CAO CẤP CỦA CHẾ ĐỘ VNCH VÀ CỰU TƯỚNG LĂNH QLVNCH và đổ tội cho những người khác là đă chửi bới các vị này và, sau đó, dựa hơi vào các vị này để chạy tội cho ḿnh!

    Xin mời độc giả đọc một số trích đoạn trong bài viết “Chửi Nữa Đi Em”:

    -Tại Hoa Kỳ, cựu chiến sĩ Cộng ḥa đă cất tiếng gọi đàn, mở rộng ṿng tay. Đại tá thiết giáp Hà Mai Việt mời anh em về họp mặt tại Texas để chính thức ra mắt một tổng hội cựu chiến sĩ đầu tiên… Ngôi sao sáng là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ… Chứa chan t́nh cảm nhưng rồi không có đoạn kết. Tướng Linh nay đă qua đời (*). Tướng Nguyễn Cao Kỳ, ngôi sao của đại hội toàn quân lần đầu tiên từ thập niên 80 ngày nay ra sao. Thiết tưởng chẳng cần nói thêm. Đời lính già sống lâu, chỉ thấy thêm chuyện đau ḷng”

    -“Tổng Thống Thiệu ra quân.

    Mười năm sau, vào đầu thập niên 90, một đại hội toàn quân quy mô được h́nh thành tại California… Các nhà lănh đạo một thời của miền Nam đang nuôi ảo tưởng có thể đ̣i hỏi quốc tế và Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại với sự cam kết theo Hiệp Định Paris 1973…”

    - Qua đến năm 2000, đại tướng Nguyễn Khánh nguyên là Quốc trưởng đầu tiên của miền Nam Việt Nam đă có cơ hội ra mắt tại Cali với tổ chức Nguyễn Hữu Chánh… Sự ngây thơ không phải là độc quyền của tuổi thiếu niên hay anh em cấp dưới. Lúc đó đại tướng Nguyễn Khánh là ngôi sao rực rỡ của phong trào Nguyễn Hữu Chánh. Niên trưởng của tôi dường như cũng biết hết sự t́nh, nhưng tiếng vỗ tay và ánh đèn sân khấu vẫn có khả năng hấp dẫn tuổi cao niên…”

    -Năm 2010, thủ tướng xuất hiện:

    “… Sau cùng, một câu hỏi đặt ra là, ư nghĩa thực sự của việc đại tướng Khiêm xuất hiện là chuyện ǵ. Phải chăng Mỹ đă tính chuyện với Việt Nam và bây giờ t́m đến Việt nam Cộng Hoà.(?). Thắc mắc này từ ngày xưa, cũng đă được thiên hạ đưa ra cứ mười năm một lần. Thời kỳ 80 phải chăng CIA tính dùng ông Kỳ qua đại hội Texas (?) Thời kỳ 90 ông Thiệu xuất hiện do Mỹ dự trù trở lại hiệp định Paris (?). Qua 2000 chính phủ của chú Chánh tuyên bố úp mở là có Mỹ đứng sát sau lưng thủ tướng lưu vong để ủng hộ đại tướng quốc trưởng (?). Nếu những chuyện không tưởng như thế đă không xảy ra mấy chục năm trước th́ ngày nay người Mỹ dùng các cựu chiến binh cao niên Việt Nam Cộng Hoà với niên trưởng 85 tuổi của anh em ta để làm việc ǵ. Sao anh em lại có thể tiếp tục ngây thơ vô tội như thế.”

    Và nhà văn Giao Chỉ viết như đinh đóng cột: “Sự thực là chẳng hề có yếu tố Hoa Kỳ trong thế giới Việt Nam Cộng Hoà di tản trong suốt 35 năm qua và vĩnh viễn về sau. Sức mạnh của cộng đồng Việt Nam nếu có phải trong khuôn khổ người công dân Mỹ gốcViệt…”

    Không biết niên trưởng Nguyễn Khắc B́nh nghĩ như thế nào về lời “phán” của ông cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc khi chính niên trưởng đă công khai tuyên bố là niên trưởng và Tập Thể thường xuyên liên lạc với niên trưởng Trần Thiện Khiêm v́ “cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm thường xuyên liên lạc với giới lănh đạo của Hoa Kỳ”?

    Sau khi MẮNG CÁC NIÊN TRƯỞNG LÀ “NGÂY THƠ, ẢO TƯỞNG, TIN TƯỞNG Ở C.I.A., SAY MÊ ÁNH ĐÉN SÂN KHẤU VÀ TIẾNG VỖ TAY”, ông Giao Chỉ lại quay ra “vuốt” cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh trong vai tṛ đă đi đêm để mời cựu Thủ Tướng, cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại xuất hiện trong “Đại Hội Bất Thường” của Tập thể Chiến Sĩ VNCHHN và “ca tụng” cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chấp nhận ra làm việc là để “ngồi với anh em để anh em tiếp tục ngồi lại với nhau. Mục tiêu đơn giản và chân thành…”.

    *

    Phê phán không phải là đánh phá! Phê b́nh không phải là chửi bới!

    Ông nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc ưa làm chuyện không giống ai bị người khác phê b́nh, phê phán th́ ông cứ la toáng lên là ông ta bị đánh phá, bị chửi bới!

    Qua phần phân tích trên, chúng tôi nghĩ rằng quư độc giả cũng như các vị niên trưởng đă được ông Vũ Văn Lộc nhắc đến không thể không thấy cái tṛ “mắng khéo” quư vị là “ngây thơ, ảo tưởng, tin vào C.I.A., say mê ánh đèn sân khấu và tiếng vỗ tay” của ông Vũ Văn Lộc.

    Chuyện khôi hài là sau đó ông Vũ Văn Lộc lại đ̣i chen vào NGỒI CHỖ HÀNG ĐẦU của những người mà ông đă MẮNG KHÉO và đỗ tội cho những người khác là ĐĂ CHỬI CÁC VỊ LĂNH ĐẠO CỦA VNCH VÀ QLVNCH!

    Dư luận đồng bào tỵ nạn cộng sản cũng như của các cựu quân nhân QLVNCH đối với việc làm của các vị từng là Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, cũng như các cựu Tướng lănh của QLVNCH lại đi tuyên bố cũng như làm những chuyện có lợi cho bọn VC như Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, (trong việc thành lập tổ chức Vận Động Tái Thiết Việt Nam để hoà giải hoà hợp với VC), Quốc Trưởng Nguyễn Khánh… đến những lời tuyên bố “bất thường” của cựu Thủ Tướng, cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm trong “Đại Hội Bất Thường của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH/HN là chuyện “bất b́nh tắc minh” là chuyện “thiên kinh, địa nghĩa”; bởi v́, chính họ và gia đ́nh họ là những nạn nhân trong cuộc chiến tranh bi thảm mà các vị này đă lănh đạo. Họ đă v́ nhiệm vụ ở lại để chiến đấu với quân thù để các vị này an toàn lên phi cơ để được đưa qua Mỹ, và các nước Tây phương khác. C̣n họ, những sĩ quan cấp nhỏ, những người lính đă ở lại để chiến đấu để sau đó, bị tù đày, gia đ́nh họ đă bị tan nát, chết chóc, đau thương… Nay, các vị này lại giở tṛ lợi dụng xương máu của họ một lần nữa; do đó, họ phải lên tiếng. Sao lại bảo là họ chửi bới… thượng cấp?!

    Ông Vũ Văn Lộc đă lập luận sai khi viết: “Quân đội nào cũng thế, có kẻ tốt người xấu. Nhưng đă cùng trong hàng ngũ, nếu không phải là chính phạm làm mất nước th́ ta cũng là ṭng phạm”. Sao lại có chuyện lập luận đổ đồng tội lỗi một cách vô lư như thế?

    Chuyện đáng nói là dư luận không ai lên tiếng về chuyện “chánh phạm, ṭng phạm” đă làm mất nước, dư luận lên tiếng v́ việc làm “bất thường” của ông Trần Thiện Khiêm khi ông này khi xuất hiện trong “Đại Hội Bất Thường” của Tập Thể Chiến Sĩ VNCHHN, và những lời tuyên bố “bất lương” của ông này khi trả lời phỏng vấn của xướng ngôn viên Việt Dzũng.

    -Xin ông nhà văn Giao Chỉ cho biết ư kiến về những câu tuyên bố “ô nhục để đời” của ông cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ;

    -Xin ông nhà văn Giao Chỉ cho biết ư kiến của ông về hai câu trả lời “lưu xú vạn niên” của ông Trần Thiện Khiêm khi được xướng ngôn viên Việt Dzũng phỏng vấn.

    Theo tôi, những phản ứng của dư luận đối với các vị này là c̣n nhẹ; bởi v́ họ biết là các vị này chỉ nói nhăng, nói cuội để vừa ḷng bọn VC, để được ai đó ban phát cho chút danh lợi cuối đời nhưng sau đó th́ cũng sẽ bị bọn VC và những thế lực trong bóng tối vứt bỏ như những chiếc vỏ chanh đă hết nước – như t́nh trạng của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ hiện nay.

    Riêng đối với ông Vũ Văn Lộc th́ lại khác; v́ những việc làm của ông Vũ Văn Lộc không có dính dáng ǵ tới chuyện chính trị – như những vị cựu lănh đạo Chính phủ VNCH và QLVNCH đă bị dư luận lên tiếng v́ chuyện đón gió trở cờ của họ!

    Ông Vũ Văn Lộc suốt 33 năm “ngồi gốc cây si” IRCC- theo lời khoe của ông chỉ là v́ để lănh “fund” để mưu sinh. Ông v́ “luận anh hùng” sao đó, bị bà Đoan Trang nghe theo lời nói lại của một con em HO đă phát động cuộc biểu t́nh, tuyệt thực để phản đối, ông đă đưa một người Mỹ tên Richard Derus đến mắng những người tổ chức biểu t́nh là “bọn ăn thịt đồng loại!” Ông bị người khác phê phán v́ chuyện nịnh sằng, nổ sảng và chuyện viết lách không đúng của ông. Ông bị phê phán v́ đă “xây Kỳ Đài… trên cát” v.v…

    Chuyện của ông Vũ Văn Lộc bị phê phán hoàn toàn khác hẳn với chuyện của các ông Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm v.v… là chuyện có dính líu đến chính trị; trong khi chuyện của ông Vũ Văn Lộc chỉ là chuyện business của cá nhân ông ta!

    Sau khi “mắng khéo” các vị này xong, Ông chơi tṛ đổ tội cho những người khác là mắng chửi các vị này. Rồi ông “lăng ba vi bộ” chạy tội:

    “Nhưng cần ghi nhận rằng tội của thế hệ đàn anh làm mất nước là quan trọng nhất. C̣n tội chạy trước, chạy sau, dốt nát, ăn chơi, ngậm miệng ăn tiền, ba cái lẻ tẻ đó chỉ là thứ yếu. Tập thể ngày nay chẳng qua cũng chỉ là di sản về già của cuộc binh đao.”

    Và ông ta lên tiếng thách thức:

    “Xin các bạn ngồi lui vào, dành cho tôi một chỗ hàng đầu. Chẳng phải v́ tôi nhiều tội hơn anh em, chẳng qua ḿnh đă phơi nắng nghe chửi hơn 30 năm, trở thành điếc không sợ súng. Chửi nữa đi em… May ra giúp các niên trưởng siêu thoát ngay trong cơi trần gian này. Chửi nữa đi em…”

    Đúng là chuyện khôi hài… cười không nổi!

    *

    Chắc ông nhà văn Giao Chỉ đă biết phản ứng của dư luận về bài viết của ông như thế nào.

    Một vị có tên “Hung Nguyen” đă góp ư sau khi đọc bài viết của ông nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc trên điện báo Calitoday.com như sau:

    “Bác Giao Chỉ Vũ Văn Lộc gieo tiếng ác cho anh em rồi Bác ơi!

    Không phải bạ ai trong hàng ngũ lănh đạo VNCH “ù té chạy” nay ló mặt ra đều bị chửi đâu Bác à! Nhiều vị Tướng Tá (nhiều lắm kể không hết) từng chỉ huy trưởng các quân trường, các Quân Binh Chủng, dù chạy trước hay kẹt lại, nay ra sinh hoạt vẫn được anh em kính trọng v́ biết giúp anh em bảo vệ danh dự cho QLVNCH.

    Người ta chửi Nguyễn Cao Kỳ và Trần Thiện Khiêm v́ tư lợi bất chính, v́ tư cách hèn kém của người làm tướng khi “nâng bi” VC.

    “Chửi nữa đi em” phải chăng là lời thách thức của kẻ “chiếu trên” mắng kẻ “chiếu dưới”?

    Nếu muốn “ngồi lại bên nhau” việc đầu tiên nên bỏ “chiếu trên, chiếu dưới đi” Quân Đội tan rồi chỉ c̣n đồng đội thôi! Bằng không, những thằng Thiếu uư, Trung úy chúng tôi đành “kính nhi viễn chi”. Chúng tôi gặp nhau chỉ để nhậu, chỉ để ôn lại những tháng năm gian khổ chiến trường hay đau đớn tủi nhục trong tù cho mau qua cái kiếp “Ché đỏ”, để may ra giữ được chút t́nh “Huynh đệ chi binh”. Chúng tôi mất Tổ Quốc, chỉ c̣n Danh Dự và Trách Nhiệm. Danh Dự bảo vệ màu cờ sắc áo và Trách Nhiệm với người biết thương đời lính. Thế thôi!”


    Xin mượn góp ư của cựu Thiếu uư, Trung Úy (?) “Hung Nguyen” để kết thúc bài viết này. Và xin nhắn với cựu Thiếu uư, Trung uư (?) “Hung Nguyen” hăy an tâm: Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc không có cái vụ “chiếu trên, chiếu dưới” ǵ trong cái vụ này đâu! Chính ông ta rất là “b́nh dân” khi nói với các “niên trưởng” Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Chơn, Nguyễn Khắc B́nh, Hồ Văn Kỳ Thoại là:

    “Xin các bạn ngồi lui vào, dành cho tôi một chỗ hàng đầu…”.

    Chỉ mong là niên trưởng Vũ Văn Lộc “cùng ngồi hàng đầu” với các niên trưởng khác để lắng nghe những lời phê b́nh, góp ư của dư luận để cùng bọn đàn em chúng tôi bảo vệ Danh Dự và Trách Nhiệm của một cựu chiến binh của QLVNCH, và nếu được xin cùng góp sức tiếp tay với 87 triệu người dân trong nước lật đổ chế độ cộng sản để đem lại tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền cho toàn dân.

    Chúng em xin tự nguyện dâng “những chỗ hàng đầu” cho quư vị; chỉ xin quư vị không nên hát lại câu hát “giữa đoàn hùng binh có anh đi… ĐẦU HÀNG!” th́ tội nghiệp cho chúng em lắm!

    Chúng em xin cắn cỏ xá hai xá…lạy các anh!

    Xin mượn bài thơ cải biên vài ba chữ của nhà thơ Lưu Đ́nh Vong gửi đến các “niên trưởng” như sau:

    “Con lạy bố rồi, mấy bố ơi
    Ba mươi, tháng Bốn chạy cong đuôi
    Khổ thân Binh Méo – tù lưu lạc
    Tội nghiệp Cai Tṛn – rách tả tơi!
    Yêu nước – lính quèn hô tử thủ
    Thương tiền – Tướng, Tá dọt khơi khơi!
    Giờ nghe Cộng dụ, ông quay giáo
    LƯNG LÍNH CHÙA SAO, CỨ LỤI HOÀI?!”

    LĂO MÓC

    (*) Chi tiết này sai, theo tác giả Giao Chỉ đính chánh th́ cựu Thiếu Tướng Đặng Đ́nh Linh vẫn c̣n sống.

  3. #3
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Mấy tháng trước trong loạt bài về vụ tác giả sách The Boat Poeple - Ca rina Oanh Hoang - có nguồn tin ...hơi thất thiệt là ông Giao Chỉ là "sui gia với cựu TT Đỗ Mười" - lời ông GC -.

    "Hơi thất thiệt" là vì do ông Giao Chỉ chơi chữ - hay đúng ra la chơi ...dấu chấm câu - để lập lờ dư luận cộng đồng, vì sự thật ông không hề làm sui với tên thiến lợn Đỗ ...Bù, mà ông chỉ "mần sui" với một tên cán bộ gộc cỡ Đỗ Tám hay cũng tới Chín rưỡi, chưa tới ...MƯỜI như Đỗ Mười! - Tin đáng tin cậy từ bạn hàng xóm cũ cuả ông ở cư xá Nguyễn Thiện Thuật - bên hông Chợ Cá Sàigòn xưa.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NHỮNG CHUYỆN THẬT- LINH ỨNG CHÚ ĐẠI BI
    By phuongg in forum Tôn Giáo - Tâm Linh
    Replies: 1
    Last Post: 30-07-2012, 02:26 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 01-10-2011, 11:50 PM
  3. NGÔN NGỮ XỨ NGHỆ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
    By việtdươngnhân in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 21-10-2010, 04:03 AM
  4. NHỮNG CHUYỆN CẦN PHẢI NÓI
    By Kiêm Ái in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 11-10-2010, 12:53 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •